Luận án Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh

 Tính mới Theo Từ điển tiếng Việt “mới" là “vừa được làm ra hay là chưa dùng hoặc dùng chưa lâu" hoặc "vừa có, vừa xuất hiện" [66]. Theo nghĩa tuyệt đối, “mới” nghĩa là lần đầu xuất hiện, không trùng lặp với những cái đã và đang tồn tại. Bản chất của nghiên cứu khoa học là thâm nhập vào thế giới những sự vật, hiện tượng mà con người chưa biết. Tuy nhiên, cần hiểu tính mới theo nghĩa rộng nghĩa là những vấn đề “cũ” nhưng được nghiên cứu theo cách tiếp cận “mới”, bằng phương pháp mới nhờ vậy mà phát hiện ra những tính chất, thông tin mới do đó cũng được coi là “mới”. Về bản chất, sự sáng tạo ra cái mới là sự vén mở, lựa chọn, sắp xếp lại, phối hợp, tổng hợp những sự việc, năng lực kỹ năng sẵn có [71, tr.12]. Luận án tiếp cận “đổi mới” theo hướng là những vấn đề “cũ” nhưng được nghiên cứu theo cách tiếp cận “mới”, bằng phương pháp mới nhờ vậy mà phát hiện ra những tính chất, thông tin mới do đó cũng được coi là “mới”.  Hoạt động TDTT ngoại khóa Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện có tổ chức được tiến hành ngoài giờ học chính khóa “Phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ của HSSV” [38], [54, tr.179]. Theo Luật Thể dục, Thể thao điều 20 ghi rõ “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [46]. Như vậy, có thể hiểu hoạt động TDTT NK, còn gọi là TDTT NK là hoạt động tập luyện TDTT tự nguyện của người học được nhà trường, cơ quan tổ chức theo phương thức ngoại khoá (ngoài giờ học) phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.  Nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa Nội dung hoạt động TTNK bao gồm các môn thể thao theo sở thích của từng cá nhân như: các bài thể dục, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao, điền kinh, thể dục, các môn bóng, cầu lông, đá cầu, cờ, võ, vật, bơi lội, , các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại hội thể thao SV và các chương trình hoạt động GDTC của ngành giáo dục. Ngoài ra, cần tổ chức cho HSSV tập luyện các môn thể thao dân tộc, TCVĐ theo điều kiện của từng địa phương [9, tr.2].  Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa Hình thức hoạt động TTNK rất đa dạng nói chung có những hình thức cơ bản như thể dục sáng, thể dục giữa giờ, TDTT theo lớp, theo khóa. Ngày TDTT, thi đấu thể thao, TDTT ngoài trường, TDTT gia đình, đội đại biểu thể thao, lớp nghiệp dư thể thao, CLB thể thao, trung tâm đào VĐV, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT v.v. Các trường học cần xây dựng quy hoạch hoạt động TTNK, các khóa và các lớp cũng cần có kế hoạch cụ thể của đơn vị mình làm cho hoạt động TTNK trở thành một mạng lưới sâu rộng, có tổ chức chặt chẽ [38, tr.195], [54, tr.181].

doc161 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Thể thao ngoại khóa là hoạt động thể dục thể thao (TDTT) tự nguyện là chính, diễn ra theo hình thức tổ chức có người hướng dẫn hoặc tự tập, thường được tiến hành ngoài giờ học nội khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe của học sinh. Thể thao ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi, đầy tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho trường, tỉnh và quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay, thể thao ngoại khóa càng có ý nghĩa tích cực về mặt cộng đồng, hướng thế hệ trẻ vào các sinh hoạt thể thao lành mạnh, tránh xa tệ nạn xã hội. Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo“ đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua; Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng là một trong những nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên mà Nghị quyết 8-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020" đã đưa ra nhằm: “Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyện thể dục thể thao ở cơ sở...." [2]. Cùng với giờ học giáo dục thể chất (GDTC) nội khóa, thể thao ngoại khóa có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho học sinh. Thể thao ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi, đầy tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia. Trong bối cảnh toàn ngành đang tiến hành đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/TW [2] và nghị quyết 8-NQ/TW [3] về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 như hiện nay. Xây dựng các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trường học; khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2 – 3 giờ/tuần để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục, thể thao giải trí thích hợp với các nhà trường [57]. Quyết định Số: 06/2013/NQ-HĐND Về quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là cơ sở xây dựng và phát triển nền thể dục thể thao tỉnh nhà, nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Tây Ninh phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao vị thế, thành tích thể thao của tỉnh ở khu vực, trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [30]. Để hoạt động thể thao ngoại khóa được tổ chức có hiệu quả, ngoài nhiều việc phải làm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của tập luyện, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất TDTT, tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, các bộ môn GDTCthì vấn đề quan trọng đặc biệt cần quan tâm là phải có nội dung và hình thức phù hợp nhằm lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia. Vấn đề này được ít người nghiên cứu, đặc biệt tại tỉnh Tây Ninh, chưa có công trình nghiên cứu nào. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, ngành Giáo dục - Đào tạo thiết kế chương trình học tập theo hướng tăng cường tính chủ động của người học. Chủ trương giảm tải (bằng cách cắt bớt hoặc chuyển sang đọc thêm một số bài học) được áp dụng 3 năm gần đây, dù không thể nói là đã hiệu quả nhưng cũng không thể phủ nhận là trong chừng mực nào đó nó không gây áp lực lên thầy và trò. Song song đó, ngành giáo dục cũng lưu ý gắn hoạt động dạy học với các hoạt động ngoại khoá để góp phần hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh.  Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh còn phải kể đến vai trò của các tổ bộ môn, đặc biệt là trong việc hình thành các câu lạc bộ, đội, nhóm. Nhiều trường học có đội, nhóm văn nghệ nhưng ít có đội, nhóm, câu lạc bộ chuyên về hoạt động khám phá, chia sẻ tri thức, hoạt động thể dục thể thao. Nếu các câu lạc bộ này được hình thành học sinh sẽ có cơ hội để gặp gỡ, sinh hoạt, trao đổi kiến thức thay vì chạy theo những trò vui vô bổ, hay sa đà vào những thứ tệ nạn đang đe doạ chốn học đường. Do đó với chương trình hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh THCS tỉnh Tây Ninh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường là một đòi hỏi cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Với tầm quan trọng trên, bản thân là giáo viên thể dục nồng cốt ở tỉnh Tây Ninh, với mong muốn góp một phần công sức của mình nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT trong các trường THCS cho tỉnh nhà tôi chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh”. Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng qua đó đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Qua kết quả nghiên cứu nhằm dể làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, nhà chuyên môn; góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường tại tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. - Xác định các tiêu chí đánh giá nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. - Thực trạng nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. - Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh (cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình ...). - Thực trạng thể chất học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu 2: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Cơ sở pháp lý đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Cơ sở thực tiễn đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Nguyên tắt đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS Tỉnh Tây Ninh. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Phỏng vấn các chuyên gia, nhà chuyên môn, giáo viên, học sinh. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa đổi mới cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh. Giả thuyết nghiên cứu: Nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh được đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và xã hội hóa kết hợp sử dụng cơ sở vật chất, sân bãi tại các CLB, Trung tâm TDTT sẽ có tác dụng tốt giúp HS có nhiều lựa chọn khi tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa; qua đó phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe góp phần giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho học sinh. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC Thể dục thể thao trong nhà trường bao gồm hoạt động GDTC bắt buộc và hoạt động TDTT tự nguyện của HS, SV trong trường học các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận cơ bản và quan trọng của nền TDTT nước ta. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 tại Điều 41 đã quy định: "Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao; quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [47]; Trong Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 tại Điều 37 đã quy định: "Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc" [48]. Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn trong công tác TDTT của thời kỳ đổi mới. Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường 8 tráng, tinh thần phấn khởi. Vận động TDTT là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà. Đó chính là những quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT ở Việt Nam. [6], [7], [8]. Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính Phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi nhân dân phải có đủ sức khỏe, thể chất cường tráng. Nghị Quyết 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, phần quan điểm đã nêu rõ “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục, thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển. Gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.” [3]; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ) đã khẳng định: “Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao; Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể thao” [61]. Hoạt động TDTT lần đầu tiên được luật hóa thông qua pháp lệnh TDTT số 28/2000/PL – UBTVQH 10, ngày 9/10/2000, điều 14 đã xác định: “TDTT trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khoá cho người học, GDTC là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng và phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích thể thao ngoại khoá trong nhà trường” [49]. Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 2006 Luật TDTT được Quốc hội thông qua, ghi dấu ấn mới cho sự phát triển TDTT của nước nhà. Luật TDTT đã dành riêng một mục gồm 6 điều để quy định về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, đây là cơ sở pháp lý để tăng cường trách nhiệm đối với công tác TDTT nói chung, công tác TDTT trong trường học nói riêng [45]. Theo Luật Thể dục, Thể thao được ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2018 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Giáo dục thể chât và thể thao trong nhà trường bao gồm 2 nội dung chính: “GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”, đây còn được gọi là Thể dục nội khóa; “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”, còn được gọi là thể dục, thể thao ngoại khóa [46]. Thủ Tướng chính phủ Ban hành các văn bảng chỉ đạo công tác GDTC và thể thao trường học như: Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường”: “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, HS, SV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [55]. Tháng 12/2010, Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học. Đề cập đến những yếu kém, tồn tại của công tác GDTC, Chiến lược đã nêu: “Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS, SV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HS tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa” [57, tr.5]. Ngày 28/4/2011 Thủ Tướng chính phủ ban hành quyết định số 641/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030. Mục tiêu tổng quát "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam"; Cụ thể "Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 167 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 168,5 cm. Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 157,5 cm" ngoài ra các tố chất thể lực đều phát triển theo định mức qui định cho các test lực bóp tay và chạy 5 phút tùy sức [60, tr.162]. Ngày 17 tháng 6 năm 2016 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 1076/QĐ- TTg phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển giáo dục Thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025”. Quyết định có quan điểm: "(1) Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận quan trọng, nền tảng của nền thể dục, thể thao nước nhà; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ em, học sinh, sinh viên. (2) Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà trường và cộng đồng. (3) Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học bảo đảm tính khoa học và thực tiễn, có lộ trình triển khai phù hợp với từng vùng, miền, địa phương trong cả nước. (4) Nhà nước quan tâm đầu tư, đồng thời khuyến khích, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; phát huy mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học" [58]. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Thể chất trường học đã khẳng định vị trí và vai trò của GDTC trong đào tạo thế hệ trẻ - lực lượng lao động mới quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển TDTT trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học có một vị trí vô cùng to lớn trong giáo dục và đào tạo. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA 1.2.1. Một số khái niệm Tính mới Theo Từ điển tiếng Việt “mới" là “vừa được làm ra hay là chưa dùng hoặc dùng chưa lâu" hoặc "vừa có, vừa xuất hiện" [66]. Theo nghĩa tuyệt đối, “mới” nghĩa là lần đầu xuất hiện, không trùng lặp với những cái đã và đang tồn tại. Bản chất của nghiên cứu khoa học là thâm nhập vào thế giới những sự vật, hiện tượng mà con người chưa biết. Tuy nhiên, cần hiểu tính mới theo nghĩa rộng nghĩa là những vấn đề “cũ” nhưng được nghiên cứu theo cách tiếp cận “mới”, bằng phương pháp mới nhờ vậy mà phát hiện ra những tính chất, thông tin mới do đó cũng được coi là “mới”. Về bản chất, sự sáng tạo ra cái mới là sự vén mở, lựa chọn, sắp xếp lại, phối hợp, tổng hợp những sự việc, năng lực kỹ năng sẵn có [71, tr.12]. Luận án tiếp cận “đổi mới” theo hướng là những vấn đề “cũ” nhưng được nghiên cứu theo cách tiếp cận “mới”, bằng phương pháp mới nhờ vậy mà phát hiện ra những tính chất, thông tin mới do đó cũng được coi là “mới”. Hoạt động TDTT ngoại khóa Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện có tổ chức được tiến hành ngoài giờ học chính khóa “Phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ của HSSV” [38], [54, tr.179]. Theo Luật Thể dục, Thể thao điều 20 ghi rõ “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [46]. Như vậy, có thể hiểu hoạt động TDTT NK, còn gọi là TDTT NK là hoạt động tập luyện TDTT tự nguyện của người học được nhà trường, cơ quan tổ chức theo phương thức ngoại khoá (ngoài giờ học) phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. Nội dung hoạt động thể thao ngoại khóa Nội dung hoạt động TTNK bao gồm các môn thể thao theo sở thích của từng cá nhân như: các bài thể dục, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao, điền kinh, thể dục, các môn bóng, cầu lông, đá cầu, cờ, võ, vật, bơi lội, , các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại hội thể thao SV và các chương trình hoạt động GDTC của ngành giáo dục. Ngoài ra, cần tổ chức cho HSSV tập luyện các môn thể thao dân tộc, TCVĐ theo điều kiện của từng địa phương [9, tr.2]. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa Hình thức hoạt động TTNK rất đa dạng nói chung có những hình thức cơ bản như thể dục sáng, thể dục giữa giờ, TDTT theo lớp, theo khóa. Ngày TDTT, thi đấu thể thao, TDTT ngoài trường, TDTT gia đình, đội đại biểu thể thao, lớp nghiệp dư thể thao, CLB thể thao, trung tâm đào VĐV, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT v.v... Các trường học cần xây dựng quy hoạch hoạt động TTNK, các khóa và các lớp cũng cần có kế hoạch cụ thể của đơn vị mình làm cho hoạt động TTNK trở thành một mạng lưới sâu rộng, có tổ chức chặt chẽ [38, tr.195], [54, tr.181]. 1.2.2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao ngoại khóa Hoạt động Thể thao ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện có tổ chức được tiến hành ngoài giờ chính khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe của học sinh, sinh viên. Hoạt động Thể thao ngoại khóa rất đa dạng bao gồm hoạt động TDTT được quy định trong giờ giải lao, huấn luyện đội tuyển của trường phổ thông, tập luyện trong các CLB TDTT, các hoạt động thi đấu thể thao [38], [54]. Vị trí của hoạt động Thể thao ngoại khóa Hoạt động Thể thao ngoại khóa có vị trí đáng kể trong giáo dục và TDTT trường học. Các hoạt động ngoại khóa cùng với các hoạt động dạy học cấu thành một cấu trúc giáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Vì thế hoạt động Thể thao ngoại khóa là mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_doi_moi_noi_dung_va_hinh_thuc_hoat_dong_the_thao_ngo.doc
  • pdf952 QD thanh lap Hoi dong danh gia luan an tien si cap truong - Nguyen Thanh Tuan.pdf
  • docBÌA TÓM TẮT LUẬN ÁN CẤP TRƯỜNG 14.12.23.doc
  • pdfBÌA TÓM TẮT LUẬN ÁN CẤP TRƯỜNG 14.12.23.pdf
  • docCÁC TRANG BÌA, MỤC LỤC VÀ PHỤ LỤC 14.12.23.doc
  • pdfCÁC TRANG BÌA, MỤC LỤC VÀ PHỤ LỤC 14.12.23.pdf
  • pdfLA. NGUYỄN THANH TUẤN 14.12.23.pdf
  • docTÓM TẮT LUẬN ÁN CẤP TRƯỜNG 14.12.23.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN CẤP TRƯỜNG 14.12.23.pdf
  • docTRANG THÔNG TIN 14.12.23.doc
  • pdfTRANG THÔNG TIN 14.12.23.pdf
Luận văn liên quan