Luận án Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay

Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần (ĐSVHTT) cho mọi tầng lớp nhân dân là một trong những chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, năm 1981. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng cũng đã nêu rõ nhiệm vụ phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, phấn đấu từng bước cải thiện và nâng cao ĐSVHTT cho con người. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện tại, chủ trương này càng cần thiết, có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng nền một văn hoá mới, lối sống mới, con người mới phù hợp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước giai đoạn mới. Lứa tuổi Trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi đang trưởng thành, có đặc thù riêng, trong đó ĐSVHTT của học sinh THPT có vai trò quan trọng, góp phần hình thành trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách, ý thức văn hóa của các thế hệ công dân sau này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐSVHTT của thanh niên, sinh viên nói chung, nhưng chưa có các nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về ĐSVHTT của đối tượng nà

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRỊNH THANH TRÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Hµ Néi - 2017 C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC 2. TS. LÊ TRUNG KIÊN Ph¶n biÖn 1: ................................................... Ph¶n biÖn 2: ................................................. Ph¶n biÖn 3: ................................................. LuËn ¸n sÏ ®−îc b¶o vÖ tr−íc Héi ®ång cÊp Nhµ n−íc Häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh vµo håi .....giê ......, ngµy ....... th¸ng ........ n¨m 2017 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i - Th− viÖn Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh - Th− viÖn Quèc Gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần (ĐSVHTT) cho mọi tầng lớp nhân dân là một trong những chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, năm 1981. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng cũng đã nêu rõ nhiệm vụ phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, phấn đấu từng bước cải thiện và nâng cao ĐSVHTT cho con người. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện tại, chủ trương này càng cần thiết, có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng nền một văn hoá mới, lối sống mới, con người mới phù hợp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước giai đoạn mới. Lứa tuổi Trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi đang trưởng thành, có đặc thù riêng, trong đó ĐSVHTT của học sinh THPT có vai trò quan trọng, góp phần hình thành trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách, ý thức văn hóa của các thế hệ công dân sau này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐSVHTT của thanh niên, sinh viên nói chung, nhưng chưa có các nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về ĐSVHTT của đối tượng này. Như mọi công dân Thủ đô khác, học sinh THPT Hà Nội là những người tiếp nhận, chịu tác động của các trào lưu, xu hướng văn hóa mới của khu vực và thế giới sớm hơn so với các tỉnh/thành phố khác. Những chuyển biến, thay đổi theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực trong ĐSVHTT của học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Hà Nội nói riêng những năm gần đây đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội hiện nay, đánh giá đúng thực trạng và khuyến nghị các giải pháp nhằm cải thiện, đáp ứng, từng bước nâng cao ĐSVHTT cho các em là cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Vì các lý do trên, tôi chọn nghiên cứu “Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay” làm đề tài của luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu, tìm hiểu các khía cạnh, biểu hiện cụ thể trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội hiện nay trong tương quan với ĐSVHTT xã hội nói chung, ĐSVHTT của học sinh, sinh viên nói riêng; trên cơ sở đó, trao đổi, bàn luận, khuyến nghị các giải pháp cải thiện, đáp ứng, nâng cao ĐSVHTT cho chủ thể này. 2 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các khái niệm/phạm trù VHTT, ĐSVH, ĐSVHTT, ĐSVHTT của học sinh THPT, cơ sở lý luận của việc nghiên cứu ĐSVHTT của học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Hà Nội nói riêng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐSVHTT của học sinh THPT tại Hà Nội hiện nay; chỉ ra những nguyên nhân, yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội, xu hướng biến đổi trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội. - Trao đổi, bàn luận về một số vấn đề thực tiễn nảy sinh trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội; mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng; khuyến nghị các giải pháp cải thiện, nâng cao ĐSVHTT cho học sinh THPT Hà Nội. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội (đặc thù của chủ thể; thực trạng, nhu cầu, thiết chế, hoạt động văn hóa tinh thần hiện tại và các khả năng đáp ứng). 4. Phạm vi nghiên cứu - Luận án khảo sát thực trạng ĐSVHTT của học sinh 04 trường THPT Hà Nội trên địa bàn quận Cầu Giấy và quận Hai Bà Trưng, gồm: 1. Trường THPT Trần Nhân Tông 2. Trường THPT Yên Hòa 3. Trường THPT Cầu Giấy 4. Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong 4 trường trên, có 3 trường công lập và 1 trường dân lập. Việc lựa chọn khảo sát 4 trường này là có chủ ý. Số lượng học sinh khảo sát (theo số phiếu thu về) là 489, số giáo viên là 66. Ngoài ra, luận án còn trao đổi, phỏng vấn một số chuyên gia, cán bộ quản lý trong các nhà trường để có thêm các ý kiến, quan điểm, góc nhìn tham chiếu. Số liệu khảo sát được lấy trong năm học 2015 - 2016. Kết quả khảo sát là cơ sở, căn cứ để nhận xét, bàn luận về các vấn đề đặt ra trong ĐSVHTT của chủ thể này. 5. Đóng góp của luận án Về lý luận: - Góp phần làm rõ lý luận về VHTT, ĐSVHTT của thế hệ trẻ nói chung, lứa tuổi học sinh THPT nói riêng. - Khái quát sơ bộ thực trạng và đặc thù ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh đổi mới, hội nhập. - Góp thêm ý kiến trao đổi, bàn luận về những vấn đề đặt ra, cần giải quyết, nhằm từng bước đáp ứng, nâng cao ĐSVHTT cho học sinh THPT Hà Nội hiện nay. Về thực tiễn: 3 - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập trong các chuyên ngành như Văn hóa học, Tâm lý học, Quản lý giáo dục, Quản lý văn hóa và có thể ứng dụng trong các cơ quan quản lý giáo dục, các trường THPT trong việc nâng cao ĐSVHTT cho học sinh. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục (bao gồm mẫu phiếu, tóm lược kết quả điều tra, kết quả phỏng vấn sâu), luận án được triển khai trong 4 chương. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về ĐSVHTT và khái quát đặc điểm học sinh THPT Hà Nội. Chương 3: Các yếu tố tác động và thực trạng ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội hiện nay. Chương 4: Những vấn đề đặt ra và các giải pháp tác động, nâng cao ĐSVHTT cho học sinh THPT Hà Nội. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về ĐSVH, ĐSVHTT là vấn đề rất rộng, phạm vi tư liệu cần tìm hiểu, tham khảo rất lớn; song căn cứ vào cấu trúc luận án và khả năng bao quát tư liệu, tác giả luận án chia tách tình hình nghiên cứu vấn đề thành hai mảng: Các nghiên cứu về ĐSVHTT nói chung và các nghiên cứu về ĐSVHTT của học sinh. 1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần Khó có thể thống kê hết các công trình nghiên cứu về văn hóa, đời sống văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam, đặc biệt từ sau đổi mới đến nay. Việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước giai đoạn hội nhập càng đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu, có chiến lược phát triển văn hóa bền vững. Hiện có hai hướng nghiên cứu văn hóa vẫn tiếp tục được tiến hành đồng thời: nghiên cứu lý luận nhằm đề xuất, bổ sung, điều chỉnh định hướng, chiến lược phát triển và nghiên cứu thực tiễn nhằm kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của các chủ trương, chính sách đã triển khai. Ngay nửa đầu năm 2015, đã diễn ra hai Hội thảo khá quan trọng: Hội thảo khoa học Quốc gia: “Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển 4 bền vững đất nước” (Tháng 1/2015) và Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐSVH, MTVH” (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - Tháng 4/2015). Trong các Hội thảo, bên cạnh phần khảo sát, đánh giá thực tiễn, hàng loạt vấn đề liên quan đến việc định danh khái niệm “ĐSVH”, “MTVH” cùng các tiêu chí, đề xuất, kiến nghị về chuẩn mực cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng ĐSVH, MTVH, nhằm kiến tạo, xây dựng mô hình, kiểu mẫu cần phải có về con người văn hóa, con người thời đại đã được đặt ra. Tất cả những điều này cho thấy, vấn đề văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và bức thiết. 1.1.2. Các nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên, học sinh trung học phổ thông Về các tài liệu, công trình nước ngoài liên quan gần gũi với hướng nghiên cứu của luận án, tác giả luận án đã tham khảo được một số cuốn sách, công trình của các tác giả nước ngoài (Mỹ, Úc, Hàn Quốc...) những năm gần đây như: - Eugene C Roehlkepartain với cuốn: “Cẩm nang về sự phát triển tinh thần trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên” (“The Handbook of Spiritual Development in Childhood and Adolescence”, Thousand Oaks, Calif.: SAGE Publications, 2006, 543p.). - Richard M. Lerner, Robert W. Roeser với cuốn: “Tích cực phát triển tinh thần trong thanh thiếu niên: Từ học thuyết đến nghiên cứu” (“Positive youth development & spirituality: From theory to research”, Templeton Foundation Press, 2008, 378p.). - Hutz H Hertzberg với: “Sự phát triển và thực trạng đời sống tinh thần và chương trình định hướng tinh thần cho tất cả tân sinh viên tại trường Cao đẳng Trinity ở Deerfield” (“The development and implementation of a spiritual life and growth orientation program for all new students at Trinity College in Deerfield”, Illinois, Trinity Evangelical Divinity School, 1994). Ngoài ra, luận án cũng tham khảo một số bài báo nước ngoài có tính chất nghiên cứu trường hợp khác. Về các tài liệu tham khảo ở Việt Nam, tác giả luận án đã tham khảo một số công trình, luận án, luận văn tiếp cận vấn đề ĐSVH thanh niên, lối sống thanh niên dưới góc độ xã hội học, văn hóa học và tâm lý học, chẳng hạn: Luận án Tiến sĩ Triết học của Đặng Quang Thành “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh” (năm 2004); Các công trình nghiên cứu của Đặng Cảnh Khanh “Văn hóa thanh niên trong quá trình hội nhập quốc tế của thanh niên” (2002) và “Xã hội học thanh niên” (2006); Đề tài trọng điểm 5 cấp Nhà nước “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của Phạm Hồng Tung (2011); Cuốn sách “Nhu cầu giải trí của thanh niên” Đinh Thị Vân Chi (2001); Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: “Đời sống văn hóa sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật ở Thủ đô Hà Nội hiện nay” của Đinh Lan Hương (năm 2010); Luận án Tiến sĩ Triết học của Phùng Thu Hiền: “Giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội” (2015)... Tác giả luận án cũng tham khảo đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ (Mã số 2009-29-44TĐ, nghiệm thu năm 2012): “Nghiên cứu hệ thống tiêu chí văn hóa học đường của trường phổ thông giai đoạn hiện nay”, do PGS.TS.Trần Thị Minh Hằng và nhóm tác giả Học viện Quản lý giáo dục thực hiện. Tuy vậy, bộ tiêu chí văn hóa học đường mà nhóm tác giả đề tài đề xuất nghiêng về xây dựng các cơ chế, điều kiện để tổ chức, quản lý nhằm thiết lập, bảo đảm giữ được MTVH cần thiết, cần phải như vậy trong nhà trường phổ thông hơn là việc xác lập, đề xuất các tiêu chí và hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy, nâng cao MTVH học đường sẵn có. 1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu 1.1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được làm sáng tỏ Các nghiên cứu có tính chất lý luận và thực tiễn về ĐSVH, MTVH các vùng miền, ĐSVH của thanh niên, sinh viên, của các tầng lớp, bộ phận dân cư; việc xây dựng, chăm lo cho ĐSVH, MTVH ở cơ sở, đã được đặt ra, phân tích khá cặn kẽ. Nhiều vấn đề cốt lõi như bản chất, cấu trúc của ĐSVH; các xu hướng phát triển, biến đổi; các giải pháp đáp ứng, từng bước nâng cao ĐSVH cho các chủ thể đã được đề cập, bàn luận nghiêm túc trong nhiều công trình, luận án, luận văn gần đây. 1.1.3.2. Những vấn đề chưa được chú ý đúng mức, cần tiếp tục làm rõ Tính đến thời điểm này, các nghiên cứu về ĐSVHTT của học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Hà Nội nói riêng vẫn chưa được chú ý đúng mức. Do vậy, bên cạnh những vấn đề lý luận về ĐSVHTT, cấu trúc ĐSVHTT, luận án sẽ phải tiếp tục làm rõ: - Đặc điểm và vai trò của chủ thể học sinh THPT trong bối cảnh đời sống văn hóa tinh thần xã hội và nội tại; - Đánh giá thực trạng ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội; tìm hiểu tác động, ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội, môi trường đến ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội hiện nay; - Đề xuất, trao đổi, bàn luận về các vấn đề đặt ra, các giải pháp nhằm giáo dục, nâng cao ĐSVHTT cho học sinh THPT Hà Nội. 6 1.2. LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU, QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu Luận án vận dụng hệ thống nguyên lý, nguyên tắc, phương pháp luận của các lý thuyết sau: - Lý thuyết hệ thống - cấu trúc: Được vận dụng để nghiên cứu các phạm trù, khái niệm về văn hóa; đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội trong sự gắn kết và khu biệt với tính chất, đặc thù ĐSVHTT của xã hội nói chung, các tầng lớp khác, các tỉnh thành khác nói riêng. - Lý thuyết về nhu cầu: Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow được vận dụng để nghiên cứu nhu cầu văn hoá tinh thần nói chung, nhu cầu văn hoá tinh thần của học sinh THPT Hà Nội nói riêng. - Lý thuyết cấu trúc - chức năng: Lý thuyết cấu trúc - chức năng xem xét các hình thái, thiết chế, tổ chức, hoạt động trong tính tổng thể, hệ thống, được vận dụng nghiên cứu mô hình, đặc điểm và mối quan hệ giữa nhu cầu, hoạt động, sản phẩm sáng tạo văn hóa tinh thần của học sinh THPT, trong đó có học sinh THPT Hà Nội. 1.2.2. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Về quan điểm tiếp cận, luận án dựa trên cơ sở: - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành về văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo trong sự kiến tạo xã hội mới, con người mới. - Các quan điểm văn hóa, giáo dục hiện đại về văn hóa và con người, giáo dục và con người trên thế giới và nước ta hiện nay. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp liên/đa ngành: Luận án thuộc chuyên ngành Văn hóa học, song khi nghiên cứu ĐSVHTT học sinh THPT Hà Nội, nhất thiết và luôn cần sử dụng lý thuyết và phương pháp của các khoa học khác như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học... - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra để khảo sát, đánh giá thực trạng ĐSVHTT của học sinh THPT ở Hà Nội. Phiếu điều tra gồm nhiều câu, mỗi câu gồm nhiều ý, được soạn theo hình thức trắc nghiệm. Số liệu thu được được xử lý theo chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 13.5. - Phương pháp tham vấn chuyên gia, bao gồm tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các nhà văn hóa học, cán bộ quản lý, phụ trách công tác giáo dục, bồi dưỡng VHTT cho học sinh..., nhằm có thêm các nhận xét, đánh giá khách quan, đa chiều. - Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, phân loại số liệu, kết quả điều tra theo từng nhóm vấn đề để thấy rõ hơn thực 7 trạng, các nhu cầu và biểu hiện cụ thể ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội, lấy đó làm căn cứ đánh giá, đưa ra các đề xuất, giải pháp, kiến nghị phù hợp. Ngoài các phương pháp chính trên, các phương pháp và thao tác khác như phân tích, so sánh đối chiếu cũng được sử dụng trong luận án. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN VÀ KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1.1. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Theo thuyết nhu cầu của A.Maslow, con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất (bậc thấp) và nhu cầu tinh thần (bậc cao). Văn hóa, như một hệ thống, cũng thường được chia làm hai dạng: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. VHVC bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại VHTT bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương Lĩnh vực VHTT gồm các thành tố: văn hóa tư tưởng, văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa lối sống, văn hóa lễ hội Những thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng văn hóa tinh thần xã hội. Luận án nghiên cứu ĐSVHTT của học sinh THPT, nghĩa là các phương diện, biểu hiện thuộc lĩnh vực VHTT, các nhu cầu, hoạt động, sản phẩm VHTT cụ thể, nên các vấn đề hay nhu cầu khác sẽ không được đề cập, bàn luận kĩ. 2.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần ĐSVHTT bao gồm toàn bộ nhu cầu, hoạt động sáng tạo, hưởng thụ, trao đổi các sản phẩm, giá trị VHTT của con người. ĐSVHTT gắn bó mật thiết, chịu ảnh hưởng, tác động và cũng tác động trở lại các thể chế, thiết chế văn hóa, MTVH, nơi nó được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. ĐSVHTT không trùng với đời sống tinh thần xã hội. ĐSVHTT chỉ là bộ phận cấu thành chứ không phải là toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, bởi đời sống tinh thần xã hội nhấn mạnh cái chung, sự thống nhất về lý trí, tư tưởng, tình cảm, ước nguyện của cả một cộng đồng, dân tộc chứ không chỉ là những cái riêng, nhu cầu, sở thích, ham muốn cá nhân như thường thấy trong ĐSVHTT. ĐSVHTT, do đó, tự nó mặc định những khác biệt mang tính khách quan về tầng lớp, thế hệ, về tâm sinh lý, đặc thù nghề nghiệp của các chủ thể 8 Từ thực tế trên, chúng tôi đưa ra quan niệm về ĐSVHTT của học sinh THPT như sau: ĐSVHTT của học sinh THPT là ĐSVHTT của một nhóm xã hội đặc thù (học sinh cấp cuối bậc học phổ thông), bao gồm tổng thể các mong muốn, khát vọng bên trong và hoạt động văn hóa tinh thần thực tiễn bên ngoài nhằm hướng tới đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của lứa tuổi và nhiệm vụ học tập, rèn luyện, phấn đấu cũng như mơ ước, khát vọng tương lai của họ. 2.2. CẤU TRÚC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Khác với cấu trúc ĐSVH xã hội nói chung (bao gồm bốn thành tố có quan hệ chặt chẽ: chủ thể văn hóa, hoạt động văn hóa, thể chế văn hóa, môi trường văn hóa), cấu trúc ĐSVHTT của học sinh THPT được luận án xác định là toàn bộ nhu cầu VHTT, hoạt động VHTT, sản phẩm và khả năng lưu giữ, quảng bá, trao đổi, hưởng thụ các sản phẩm VHTT của học sinh THPT trong MTVH tương ứng, phù hợp với đặc thù, khả năng của học sinh THPT. Các nhu cầu, hoạt động, sản phẩm đó phản ánh chân dung con người VHTT bên trong của chủ thể. MTVH tương ứng, phù hợp bao quanh ĐSVHTT của chủ thể là MTVH chịu sự tác động của gia đình, nhà trường và xã hội (trong đó có cả truyền thống văn hóa dân tộc, gia đình, cộng đồng; các thiết chế văn hóa, quy chế, quy định áp dụng với học sinh và học đường). Theo đó, sơ đồ ĐSVHTT của học sinh THPT được phác họa như sau: 2.2.1. Nhu cầu văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Xét về nhu cầu VHTT, hơn bất cứ nhóm chủ thể nào, học sinh THPT là nhóm chủ thể có nhu cầu cao về các hoạt động sáng tạo cũng như vui chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao, giao lưu, học tập, hưởng thụ, trao đổi các giá trị văn hóa. Học sinh THPT có nhu cầu được tìm hiểu, khám phá cái mới, cái mình thích, mình còn thiếu và ở một mức độ nhất định, đã có khả năng tiếp nhận, sáng tạo chúng. Nhu cầu Hoạt động Sản phẩm Môi trường VHTT Chủ thể VHTT 9 Học sinh THPT cũng có nhu cầu rất cao được giãi bày, tâm sự, thể hiện bản thân mình. Sự chân thành, tin cậy, chia sẻ luôn được các em coi trọng. Bên cạnh đó, như bất kì chủ thể nào khác, học sinh THPT còn có nhu cầu được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, chẳng hạn chơi games, xem ca nhạc, xem phim, đọc sách, tán gẫu với bạn bè, đi picnic, chơi thể thao, xem tivi, lướt web... Tất cả những điều này cho thấy, mọi nhu cầu, sở thích, nguyện v
Luận văn liên quan