Cho đến nay nhiễm HIV/AIDS vẫn là căn bệnh còn đặt ra nhiều vấn đề
cần được quan tâm, đặc biệt là vấn đề điều trị đặc hiệu bằng ARV. Các thuốc
đang được dùng chỉ có tác dụng ức chế khả năng nhân lên nhưng không loại
bỏ hoàn toàn vi rút ra khỏi cơ thể. Điều trị bằng ARV làm giảm lượng vi rút
trong máu, cải thiện tình trạng miễn dịch nên làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội, giúp kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
bệnh, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Tính đến cuối năm 2015, đã có 106 423 người (trong đó có khoảng 5%
trẻ em) được tiếp cận chương trình điều trị ARV tại 349 cơ sở điều trị ARV ở
tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước với độ bao phủ ước tính gần 42% số
người cần được điều trị [8].
Tuy nhiên, sự xuất hiện các chủng vi rút mang đột biến kháng thuốc là
một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại điều trị, không những hạn chế
hiệu quả điều trị mà còn làm lan truyền các chủng HIV kháng thuốc. Xuất
hiện các chủng vi rút đột biến kháng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
loại thuốc sử dụng, phác đồ điều trị, tuân thủ của bệnh nhân, liều lượng thuốc,
và các yếu tố của vi rút như số lượng đột biến cần để làm cho chúng trở nên
kháng với các loại ARV, các týp di truyền của vi rút [53], [140].
Theo dõi, phát hiện các chủng kháng thuốc trên những bệnh nhân đang
điều trị là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, góp phần xây
dựng chiến lược quốc gia dự phòng HIV kháng thuốc.
Những hạn chế trong việc triển khai các xét nghiệm như đo tải lượng vi
rút và theo dõi sự xuất hiện sớm các chủng HIV kháng thuốc để thay đổi phác
đồ điều trị đúng lúc đã làm hạn chế hiệu quả của chương trình điều trị ARV
và có thể làm lan truyền các chủng HIV kháng thuốc trong cộng đồng
209 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đột biến kháng thuốc trên bệnh nhi hiv/aids đang điều trị arv phác đồ bậc 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN TÔN
ĐỘT BIẾN KHÁNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHI HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV PHÁC ĐỒ BẬC 1
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN TÔN
ĐỘT BIẾN KHÁNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHI HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV PHÁC ĐỒ BẬC 1
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Vi sinh y học
Mã số: 62720115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trương Thị Xuân Liên
2. PGS. TS. Cao Minh Nga
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Tôn
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục chữ viết tắt iv
Chữ viết tắt một số thuốc kháng retro vi rút v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ, hình, sơ đồ viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về HIV 3
1.2. Các thuốc kháng retro vi rút và cơ chế kháng thuốc 15
1.3. Điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS 27
1.4. Tình hình HIV kháng thuốc ARV của HIV 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 62
3.2. Đột biến kháng thuốc ARV lúc bắt đầu điều trị 68
3.3. Đáp ứng virút học sau một năm điều trị 76
3.4. Đột biến kháng thuốc sau một năm điều trị ARV phác đồ bậc 1 82
3.5. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện đột biến kháng thuốc
ARV 93
Chương 4: BÀN LUẬN 99
4.1. Đột biến kháng thuốc ARV trên bệnh nhi tại thời điểm bắt đầu
điều trị ARV phác đồ bậc 1 99
4.2. Đáp ứng vi rút học sau một năm điều trị ARV phác đồ bậc 1 106
4.3. Đột biến kháng thuốc ARV sau một năm điều trị 110
4.4. Một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện đột biến kháng thuốc ARV 117
4.5. Hạn chế của nghiên cứu 122
iii
KẾT LUẬN 123
KIẾN NGHỊ 124
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC 138
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin bệnh nhi tại thời điểm bắt đầu 139
Phụ lục 2: Phiếu thu thập thông tin bệnh nhi tại thời điểm kết thúc 141
Phụ lục 3: Phiếu thu thập và vận chuyển mẫu 145
Phụ lục 4: Phiếu cung cấp thông tin và chấp nhận tham gia nghiên cứu 146
Phụ lục 5: Quy trình xét nghiệm định lượng HIV-1 RNA 149
Phụ lục 6: Quy trình xét nghiệm định týp gen kháng thuốc ARV 159
Phụ lục 7: Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV và phác đồ điều trị ARV theo
quy định của Bộ Y tế 168
Phụ lục 8: Giai đoạn lâm sàng của hệ thống phân loại US-CDC 171
Phụ lục 9: Phân giai đoạn lâm sàng theo WHO và danh sách các đột biến
cần theo dõi theo khuyến cáo của WHO 173
Phụ lục 10: Cây phân loài các chủng vi rút từ mẫu bệnh nhi tham gia
nghiên cứu 179
Phụ lục 11: Bảng điểm các đột biến ghi nhận sau 12 tháng điều trị ARV
phác đồ bậc 1 181
Phụ lục 12: Danh sách bệnh nhi tham gia nghiên cứu 186
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)
ART Antiretroviral Therapy (Điều trị bằng kháng retro vi rút)
ARV Antiretrovirus (Kháng retro vi rút)
DNA Deoxyribonucleic acid
gp Glycoprotein
HIV Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người)
KTC 95% Khoảng tin cậy 95%
LT Lympho T
LTRs Long Terminal Repeat Sequences
NIH National Institute of Health (Viện Sức khỏe Quốc gia – Hoa
Kỳ)
NNRTI Non-Nucleoside Reverse Transcriptase Inhibitor (Thuốc ức
chế men sao chép ngược non- nucleoside)
NRL National Reference Laboratory (Phòng Xét nghiệm chuẩn
thức Quốc gia – Úc)
NRTI Nucleoside Reverse Transcriptase Inhibitor (Thuốc
nucleoside ức chế men sao chép ngược)
OPC - PKNT Out Patient Clinic (Phòng khám ngoại trú)
PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase)
PI Protease Inhibitor (Thuốc ức chế protease)
PLTMC Phòng lây truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con
RNA Ribonucleic acid
RT Reverse Transcriptase (Men sao chép ngược)
RT-PCR Reverse Transcriptase - Polymerase Chain Reaction (Phản
ứng sao chép ngược chuỗi polymerase)
TAM Thymidine Analogue Mutation (đột biến đồng phân
Thymidine)
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)
v
CHỮ VIẾT TẮT MỘT SỐ THUỐC KHÁNG RETRO VI RÚT
Nhóm Tên thuốc viết tắt Tên thuốc đầy đủ
NRTIs
3TC Lamivudine
ABC Abacavir
AZT (ZDV) Zidovudine
d4T Stavudine
ddI Didanosine
FTC Emtricitabine
TDF Tenofovir
NNRTIs
EFV Efavirenz
NVP Nevirapine
DLV Delavirdin
ETR Etravirine
RPV Rilpivirine
PIs
ATV Atazanavir
IDV Indinavir
NFV Nelfinavir
LPV Lopinavir
RTV ( nếu ở dạng booster là “r”,
ví dụ: LPV/r)
Ritonavir
SQV Saquinavir
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các thuốc ARV và cơ chế tác dụng chính. 16
Bảng 1.2. Tóm tắt các phác đồ bậc 1 theo hướng dẫn Bộ Y tế 29
Bảng 1.3. Tỷ lệ có đột biến kháng thuốc khi bắt đầu điều trị bằng ARV trong
báo cáo của WHO, 2007-2010 33
Bảng 1.4. Tỷ lệ đáp ứng vi rút học và kháng thuốc sau 12 tháng điều trị ARV
phác đồ bậc 1. 36
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhi tham gia nghiên cứu 62
Bảng 3.2. Nguyên nhân lây nhiễm HIV 63
Bảng 3.3. Phác đồ ARV được dùng cho trẻ trong chương trình phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con 64
Bảng 3.4. Nhiễm trùng cơ hội tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV 65
Bảng 3.5. Số lượng lympho T CD4 tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV 66
Bảng 3.6. Phác đồ ARV lúc bắt đầu điều trị. 67
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhi có HIV mang đột biến kháng thuốc ARV tại thời
điểm bắt đầu điều trị . 69
Bảng 3.8. Các đột biến kháng thuốc ghi nhận trên bệnh nhi tại thời điểm bắt đầu
điều trị ARV phác đồ bậc 1 69
Bảng 3.9.a – e. Điểm đột biến và mức độ kháng thuốc trên 7 bệnh nhi 70
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhi có HIV mang đột biến có khả năng kháng thấp tại thời
điểm bắt đầu điều trị . 75
Bảng 3.11. Tình trạng bệnh nhi sau 1 năm điều trị ARV tính trên 136 bệnh nhi thu
dung vào nghiên cứu 76
Bảng 3.12. Phác đồ ARV lúc 12 tháng sau điều trị 78
vii
Bảng 3.13. Tình trạng tuân thủ điều trị. 79
Bảng 3.14. Đặc điểm các trường hợp có đột biến lúc bắt đầu điều trị nhưng vẫn
đáp ứng vi rút học sau 12 tháng điều trị ARV 81
Bảng 3.15. Tỷ lệ có đột biến kháng thuốc sau 12 tháng điều trị ARV 83
Bảng 3.16. Đặc điểm lâm sàng, miễn dịch các trường hợp có đột biến kháng
thuốc sau 12 tháng điều trị ARV 84
Bảng 3.17. Các đột biến kháng thuốc ghi nhận được trên bệnh nhi có thất bại vi rút
học sau 12 tháng điều trị ARV phác đồ bậc 1 85
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh nhi có HIV mang đột biến có khả năng gây kháng thấp
sau 12 tháng điều trị ARV phác đồ bậc 1 93
Bảng 3.19. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến một số yếu tố liên quan đến sự xuất
hiện đột biến kháng thuốc tại thời điểm bắt đầu điều trị. 93
Bảng 3.20. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến một số yếu tố liên quan đến sự xuất
hiện đột biến kháng thuốc sau 1 năm điều trị ARV phác đồ bậc 1 95
Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan đến sự xuất
hiện đột biến kháng thuốc sau 1 năm điều trị ARV phác đồ bậc 1 97
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ: Trang
Biểu đồ 1.1. Phân bố các đột biến kháng thuốc ARV trên quần thể nhiễm HIV
trước khi bắt đầu điều trị ARV, 2007–2010. 35
Biểu đồ 3.1. Tình hình tham gia chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
của mẹ và trẻ 63
Biểu đồ 3.2. Giai đoạn lâm sàng (theo WHO) của bệnh nhi tại thời điểm bắt đầu
điều trị 65
Biểu đồ 3.3. Tải lượng HIV-1 của bệnh nhi tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV 67
Biểu đồ 3.4. So sánh giai đoạn lâm sàng lúc bắt đầu điều trị và sau 12 tháng điều
trị ARV phác đồ bậc 1 77
Biểu đồ 3.5. So sánh số lượng tế bào LT CD4 lúc bắt đầu điều trị và sau 12 tháng
điều trị ARV phác đồ bậc 1 78
Biểu đồ 3.6. So sánh tải lượng HIV-1 lúc bắt đầu điều trị và sau 12 tháng điều trị
ARV phác đồ bậc 1 80
Biểu đồ 3.7. Các đột biến kháng thuốc sau 12 tháng điều trị 85
Hình:
Hình 1.1. Phân bố thứ týp (subtype) của HIV-1 trên thế giới. 4
Hình 1.2. Cấu trúc HIV 6
Hình 1.3. Bộ gen HIV và cấu trúc virion 7
Hình 1.4. Tế bào Lympho nhiễm HIV cho thấy có nhiều vi rút trên bề mặt tế bào, vi
rút mới hình thành nẩy chồi từ màng tế bào. 10
Hình 1.5. Sự nhận diện tế bào ký chủ của HIV 10
Hình 1.6. Chu kỳ nhân lên của HIV 12
ix
Hình 1.7. Các vị trí tác động của thuốc kháng retro vi rút. 17
Hình 1.8. Cơ chế tác động của NRTIs và NNRTIs. 18
Hình 1.9. Cơ chế kháng thuốc nhóm NRTIs. 20
Hình 1.10. Cơ chế kháng thuốc nhóm NNRTIs. 21
Hình 1.11. Cơ chế tác động và cơ chế kháng thuốc nhóm PIs. 22
Hình 2.1. Đoạn gen được khuếch đại và các mối sử dụng cho xét nghiệm định týp
gen HIV kháng thuốc 52
Hình 2.2. Một kết quả phân tích từ ngân hàng dữ liệu HIV kháng thuốc Đại học
Stanford – Hoa Kỳ 54
Hình 3.1. Đột biến T74S gây kháng NFV thuộc nhóm PIs 70
Hình 3.2. Các đột biến T215A gây kháng AZT và d4T thuộc nhóm NRTIs 71
Hình 3.3. Các đột biến K20I, T74S gây kháng NFV thuộc nhóm PIs 72
Hình 3.4. Đột biến M46L gây kháng thuốc nhóm PIs 74
Hình 3.5. Các đột biến V75LV, T69N có khả năng gây kháng thấp đối với nhóm
NRTIs 76
Hình 3.6. Đột biến M184V,Y215F đối với nhóm NRTIs và đột biến K101E,
G190A đối với nhóm NNRTIs ghi nhận sau 12 tháng điều trị 87
Hình 3.7. Phức hợp đột biến Q151M, F77L, F116Y ghi nhận tại thời điểm sau 12
tháng điều trị ARV 88
Hình 3.8. Đột biến T215N gây kháng thấp các thuốc AZT, d4T 88
Hình 3.9. Đột biến T215S gây kháng thấp các thuốc AZT, d4T 89
Hình 3.10. Đột biến K103N đối với nhóm NNRTIs ghi nhận sau 12 tháng điều trị
ARV 90
Hình 3.11. Đột biến M184V gây kháng các thuốc nhóm NRTIs 91
Hình 3.12. Phức hợp 3 TAMs (D67N, K70R, K219Q) ghi nhận sau 12 tháng 91
x
Hình 3.13. Đột biến Y181V đối với nhóm NNRTIs ghi nhận sau 12 tháng điều trị
ARV 92
Hình 3.14. Đột biến L74V và V75T sau 12 tháng điều trị ARV 92
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Diễn biến của nhiễm HIV không điều trị. 14
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình thực hiện 58
Sơ đồ 3.1. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu 61
1
MỞ ĐẦU
Cho đến nay nhiễm HIV/AIDS vẫn là căn bệnh còn đặt ra nhiều vấn đề
cần được quan tâm, đặc biệt là vấn đề điều trị đặc hiệu bằng ARV. Các thuốc
đang được dùng chỉ có tác dụng ức chế khả năng nhân lên nhưng không loại
bỏ hoàn toàn vi rút ra khỏi cơ thể. Điều trị bằng ARV làm giảm lượng vi rút
trong máu, cải thiện tình trạng miễn dịch nên làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội, giúp kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
bệnh, đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Tính đến cuối năm 2015, đã có 106 423 người (trong đó có khoảng 5%
trẻ em) được tiếp cận chương trình điều trị ARV tại 349 cơ sở điều trị ARV ở
tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước với độ bao phủ ước tính gần 42% số
người cần được điều trị [8].
Tuy nhiên, sự xuất hiện các chủng vi rút mang đột biến kháng thuốc là
một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại điều trị, không những hạn chế
hiệu quả điều trị mà còn làm lan truyền các chủng HIV kháng thuốc. Xuất
hiện các chủng vi rút đột biến kháng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
loại thuốc sử dụng, phác đồ điều trị, tuân thủ của bệnh nhân, liều lượng thuốc,
và các yếu tố của vi rút như số lượng đột biến cần để làm cho chúng trở nên
kháng với các loại ARV, các týp di truyền của vi rút [53], [140].
Theo dõi, phát hiện các chủng kháng thuốc trên những bệnh nhân đang
điều trị là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, góp phần xây
dựng chiến lược quốc gia dự phòng HIV kháng thuốc.
Những hạn chế trong việc triển khai các xét nghiệm như đo tải lượng vi
rút và theo dõi sự xuất hiện sớm các chủng HIV kháng thuốc để thay đổi phác
đồ điều trị đúng lúc đã làm hạn chế hiệu quả của chương trình điều trị ARV
và có thể làm lan truyền các chủng HIV kháng thuốc trong cộng đồng.
2
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về HIV kháng thuốc và các yếu
tố liên quan đến việc xuất hiện đột biến kháng thuốc, nhưng đối tượng của các
nghiên cứu chủ yếu vẫn là người lớn, chưa có nhiều dữ liệu chính thức được
công bố tại Việt Nam trên đối tượng trẻ em, là đối tượng có những đặc điểm
về thể chất, sinh lý khác với người trưởng thành và có nhiều khả năng đã phơi
nhiễm ARV trước đó trong chương trình Dự phòng lây truyền nhiễm HIV từ
mẹ sang con (PLTMC).
Câu hỏi đặt ra là trên đối tượng trẻ em thì tình hình mang đột biến
kháng thuốc trước khi điều trị là như thế nào? Phác đồ điều trị theo quy định
của Bộ Y tế đáp ứng ra sao và có đột biến kháng thuốc xảy như ở người lớn
hay không?
Do đó, chúng tôi nhận thấy cần có những nghiên cứu về đáp ứng vi rút
học và đột biến kháng thuốc ARV trên bệnh nhi HIV/AIDS được điều trị
bằng ARV với mong muốn cung cấp những thông tin khoa học cần thiết góp
phần vào việc nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhi nhiễm HIV.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhi mang chủng HIV có đột biến kháng thuốc ARV
và mô tả đặc điểm các đột biến này tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV phác
đồ bậc 1.
2. Xác định tỷ lệ bệnh nhi có đáp ứng về vi rút học sau 12 tháng điều trị
ARV.
3. Xác định tỷ lệ mang chủng HIV có đột biến kháng thuốc ARV và mô tả
đặc điểm các đột biến này ở những bệnh nhi thất bại điều trị về vi rút tại thời
điểm 12 tháng sau điều trị.
4. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện đột biến kháng
thuốc trên bệnh nhi đang điều trị bằng ARV.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIV (HUMAN IMMUNODEFICIENCY VIRUS)
HIV là tác nhân của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(AIDS). Bệnh được mô tả từ năm 1981 và tác nhân gây bệnh, HIV-1 được
phân lập vào cuối năm 1983 [1].
HIV được xếp vào phân nhóm Lenti vi rút thuộc họ Retro vi rút.
Họ Retro vi rút gồm những vius RNA, có đặc tính chung là có enzyme
sao chép ngược (reverse transcriptase - RT) cho phép sao chép ngược tạo ra
DNA từ RNA trong chu trình nhân lên của vi rút.
Lenti vi rút gồm các vi rút gây các bệnh tiến triển chậm, trong đó có
HIV là vi rút gây bệnh cho người.
Có 2 týp HIV: HIV-1 và HIV-2. Cả hai týp đều lây truyền qua đường
tình dục, đường máu và từ mẹ sang con, và đều gây AIDS. Tuy nhiên, HIV-2
tương đối khó lây truyền hơn và diễn tiến sang bệnh chậm hơn.
HIV-1 là týp lưu hành phổ biến trên toàn thế giới, trong khi HIV-2 tập
trung chủ yếu ở Tây Phi, hiếm gặp ở nơi khác.
Về di truyền: bộ gen của HIV-1 và HIV-2 có cấu trúc di truyền khác
nhau hơn 50%, HIV-2 gần với SIV hơn. Trọng lượng phân tử của các thành
phần cấu trúc cũng có khác biệt.
HIV-1 chia thành 4 phân nhóm: M, O và 2 phân nhóm mới là N và P;
các nhóm có đặc điểm di truyền khác nhau 20%, các thứ týp có đặc điểm di
truyền khác nhau khoảng 5%:
Nhóm M: có thứ týp (subtype) từ A đến K: chiếm hơn 90% trường hợp
nhiễm HIV-1.
4
Nhóm O: gặp khu trú ở Tây - Trung Phi.
Nhóm N: rất hiếm gặp, mới được biết đến từ 1998.
Nhóm P: mới phát hiện từ 2009 ở Cameroon, chủng vi rút gần với SIV
ở loài khỉ gorilla.
Trong trường hợp người bệnh nhiễm hai vi rút khác thứ týp, sẽ có sự tái
tổ hợp chất liệu di truyền trong tế bào nhiễm và tạo ra một “vi rút mới” dưới
dạng “tái tổ hợp” (circulating recombinant forms) - CRFs. Ví dụ như
CRF01_AE là vi rút tái tổ hợp từ hai thứ týp A và E.
Hình 1.1. Phân bố thứ týp (subtype) của HIV-1 trên thế giới
“Nguồn: André F. Santos, 2010” [119]
Thứ týp HIV-1 và các CRFs phân bố theo địa lý. Thứ týp A and CRF
A/G phổ biến ở Tây và Trung Phi, thứ týp A là tác nhân chủ yếu ở Nga. Trong
lịch sử, thứ týp B đã từng rất phổ biến ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Úc và là
thứ týp lưu hành được tìm thấy trên nhóm người đồng tính nam ở Châu Âu.
Hiện nay, có khoảng 25% trường hợp nhiễm mới ở Châu Âu là do thứ týp
khác thứ týp B.
5
Thứ týp C chiếm ưu thế ở Nam và Tây Phi, Ấn Độ và Nepal. Thứ týp D
giới hạn chủ yếu ở Đông và Trung Phi. Vi rút tái tổ hợp hai thứ týp A và E
(CRF01_AE) phổ biến ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các týp và thứ
týp vi rút có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của các xét nghiệm chẩn đoán, định
lượng cũng như tính sinh bệnh học, đáp ứng điều trị và nghiên cứu sản xuất
vaccine [4], [23], [54].
1.1.1. Đặc tính vi rút
HIV là các vi rút có màng bọc, hình khối cầu, đường kính 80 - 110 nm,
có 2 sợi RNA chuỗi dương giống nhau, dài 7 - 11 kb. Hạt virion chứa một
nucleocapsid xoắn ốc bên trong một capsid dạng icosahedral. Vi rút hoàn
chỉnh có cấu trúc gồm 3 lớp:
a. Bao ngoài (envelop)
Màng lipid kép với các gai nhú ra bên ngoài là các phân tử glycoprotein
có trọng lượng 160 kilodalton (gp160) gồm hai thành phần:
- Glycoprotein màng ngoài trọng lượng phân tử 120 kilodalton (gp120)
có vai trò giúp nhận biết thụ thể CD4 trên bề mặt tế bào lympho T CD4 và
một số tế bào khác, nhờ đó vi rút bám được vào tế bào đích.
- Xuyên qua màng lipid là các phân tử glycoprotein có trọng lượng 41
kilodalton (gp41) tham gia vào quá trình hòa màng của vi rút với màng tế bào
nhiễm.
- Các phân tử glycoprotein màng giúp cho vi rút bám và xâm nhập vào
tế bào đích.
b. Vỏ trong (capsid): gồm 2 lớp protein
- Lớp ngoài hình cầu, cấu tạo bởi phân tử protein có trọng lượng phân
tử là 17 kilodalton (p17).
6
- Lớp trong hình trụ, cấu tạo bởi phân tử protein có trọng lượng phân tử
là 24 kilodalton (p24).
c. Lõi nucleocapsid:
- Có hình trụ, bao bọc bởi p24, gồm cấu trúc di truyền của vi rút là 2
chuỗi RNA giống hệt nhau và các enzyme.
RT: là men sao chép ngược dạng hoạt động p66/51 ở HIV-1 và
p68 ở HIV-2, đảm nhiệm sao chép ngược bộ gen RNA của vi rút thành DNA
bổ sung.
Integrase (p31 ở HIV-1 và p34 ở HIV-2): đảm nhiệm sự tích hợp
DNA của vi rút vào nhiễm sắc thể tế bào ký chủ.
Protease (p12): có vai trò cắt các tiền protein thành các protein
cấu trúc hoặc chức năng.
Hình 1.2. Cấu trúc HIV
“Nguồn: Mark W. Braun, 2015” [38]
d. Cấu trúc di truyền của HIV: bao gồm 3 gen cấu trúc chính:
7
+ Gen env (envelope) mã hóa cho gp120 và gp41 là các protein bề mặt của
vi rút, có vai trò quan trọng trong quá trình vi rút gắn và xâm nhập vào tế bào
đích.
+ Gen gag (group-specific antigen) mã hóa cho các protein cấu trúc như
protein lõi vi rút, capsid, matrix, nucleocapside.
+ Gen pol (polymerase) bao gồm nhiều gen (rt, prot, ) mã hóa cho các
enzyme quan trọng của vi rút như phức hợp enzyme sao chép ngược (reverse
transcriptase + RNase H), protease và integrase.
Ngoài ra bộ gen của HIV còn có các gen (Tat, Rev, Nef, Vpu, Vif, Vpr)
liên quan đến quá trình điều hòa sự nhân lên và độc lực của vi rút.
Hình 1.3. Bộ gen HIV và cấu trúc virion
“Nguồn: Brooks GF., 2010” [73].
Bộ gen vi rút được đóng khung ở hai đầu bởi hai đoạn không mã hóa có
trình tự lặp lại LTRs (Long Terminal Repeat Sequences). Hai vùng này mang
8
các vị trí gắn kết với các protein của tế bào chủ nhằm hoạt hóa quá trình dịch
mã và cũng được kiểm soát bởi các tín hiệu của vi rút.
Tat và rev là các protein điều hòa được tích lũy trong nhân và gắn vào
các vùng định sẵn của RNA vi rút, tương ứng là TAR (transactivation-
response elements hay phân tử đáp ứng hoạt hóa) trên LTR và RRE (rev
response elements hay phân tử đáp ứng rev) trên gen env. Protein tat là một
chất kích hoạt quá trình nhân bản rất mạnh của vùng khởi động trên LTR
(LTR promoter region) và rất cần cho quá trình nhân bản của vi rút trong mọi
hệ thống nuôi cấy in vitro.
Rev cũng là yếu tố quan trọng của nhân giúp chuyển sự biểu hiện sớm
các gen mã hóa protein điều hòa sang các gen mã hóa các protein cấu trúc
được tổng hợp muộn hơn.
Nef có chức năng điều hòa ngược (downregulation) LT CD4 và HLA
lớp I trên bề mặt của tế bào nhiễm HIV-1, và đây có lẽ là một cơ chế giúp vi
rút trốn tránh sự tấn công của LT CD8 gây độc tế bào và tránh được sự nhận
diện của các LT CD4. Nef có thể can thiệp