2.2. ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CÔNG TÁC GIỐNG2.2.1. Sử dụng công nghệ gen trong chăn nuôiSử dụng công nghệ gen là phương pháp tiềm năng để chọn được những cá thể mang kiểu gen mong muốn ngay ở những giai đoạn rất sớm (ngay cả từ giai đoạn phôi); có thể chọn được nhiều tính trạng tốt và nâng cao khả năng dự đoán kiểu hình của một cá thể ở giai đoạn trưởng thành (Bùi Anh Tuấn & cs., 2020). Điều này rất quan trọng trong công tác giống nói chung và giống lợn nói riêng. Dựa vào công nghệ gen, các nhà chọn giống có thể rút ngắn được đáng kể thời gian chọn lọc, giảm tỷ lệ loại thải, giảm chi phí cho sản xuất con giống. Công nghệ gen bao gồm các lĩnh vực: Phân tích đa dạng hệ gen; Đọc tên và truy tìm nguồn gốc động vật; Nâng cao năng suất sinh sản và sinh trưởng; Chọn lọc các tính trạng mong muốn; Sức khỏe vật nuôi; Dinh dưỡng và trao đổi chất.
Chọn lọc bằng công nghệ gen có thể mang lại một số những ưu điểm như: (1) Nếu không có lỗi kiểu gen, thông tin di truyền phân tử không bị ảnh hưởng bởi môi trường thì hệ số di truyền bằng 1; (2) Thông tin di truyền phân tử có thể có sẵn ở giai đoạn sớm, giai đoạn phôi, nên cho phép chọn lọc ở giai đoạn sớm và rút ngắn được thời gian chọn lọc và khoảng cách thế hệ; (3) Thông tin di truyền phân tử có thể có ở tất các các tính trạng, nên nó đặc biệt có lợi cho những tính trạng sinh sản hoặc tính trạng phải yêu cầu giết mổ động vật sống.
171 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Gen esr (estrogen receptor), prlr (prolatin receptor) và mối liên hệ với năng suất sinh sản của đàn lợn hạt nhân landrace, yorkshire, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN CHÍ THÀNH
GEN ESR (ESTROGEN RECEPTOR),
PRLR (PROLATIN RECEPTOR) VÀ MỐI LIÊN HỆ
VỚI NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN
HẠT NHÂN LANDRACE, YORKSHIRE
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN CHÍ THÀNH
GEN ESR (ESTROGEN RECEPTOR),
PRLR (PROLATIN RECEPTOR) VÀ MỐI LIÊN HỆ
VỚI NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN LỢN
HẠT NHÂN LANDRACE, YORKSHIRE
Ngành : Chăn nuôi
Mã số : 9 62 01 05
Người hướng dẫn : GS.TS. Vũ Đình Tôn
PGS. TS. Phan Xuân Hảo
HÀ NỘI, 2024 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Chí Thành
i LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo cũng như sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ sự kính trọng và lòng
biết ơn sâu sắc GS. TS. Vũ Đình Tôn và PGS. TS Phan Xuân Hảo. Hai thầy đã tận tình
hướng dẫn, đưa ra nhiều ý kiến quý báu, dành nhiều thời gian, công sức và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Chăn nuôi, Bộ môn Di truyền Giống vật nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Trần Xuân Mạnh – Chủ nhiệm dự án SXTN cấp Bộ,
và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân DABACO (Tỉnh Bắc
Ninh) đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành tốt luận án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận án./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2024
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Chí Thành
ii MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
Trích yếu luận án ix
Thesis abstract xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5
2.1.1. Giống và công tác giống lợn 5
2.1.2. Tính trạng số lượng, sự di truyền của tính trạng số lượng và các yếu tố
ảnh hưởng đến tính trạng số lượng 7
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 9
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản 12
2.1.5. Các phương pháp chọn lọc ở lợn 17
2.2. Áp dụng công nghệ sinh học trong công tác giống 19
2.2.1. Tại sao phải sử dụng công nghệ gen trong chăn nuôi? 19
2.2.2. Áp dụng công nghệ gen trong công tác chọn và nhân giống lợn 19
2.2.3. Đặc điểm gen ESR, PRLR 27
iii 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 29
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 37
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1. Nội dung nghiên cứu 42
3.1.1. Xác định tần số alen và tần số kiểu gen của gen ESR và PRLR trên lợn
nái Landrace và Yorkshire 42
3.1.2. Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với năng suất sinh sản của
lợn nái Landrace và Yorkshire 42
3.2. Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1. Xác định tần số alen và tần số kiểu gen của gen ESR và PRLR trên lợn
nái Landrace và Yorkshire 42
3.2.2. Mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR với các tính trạng năng suất
sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire 44
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
4.1. Đa hình Gen ESR và prlr trên lợn nái Landrace và Yorkshire 49
4.1.1. Kết quả nhân ADN đặc hiệu của gen ESR, PRLR 49
4.1.2. Đa hình gen ESR, PRLR 50
4.1.3. Tần số kiểu gen và alen của các đa hình gen 51
4.2. Mối liên hệ của đa hình Gen ESR và PRLR với năng suất sinh sản lợn
nái Landrace và Yorkshire 55
4.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire phối thuần nuôi tại
cơ sở nghiên cứu 55
4.2.2. Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với một số tính trạng sinh
sản ở giống lợn Landrace và Yorkshire 60
4.2.3. Mối liên hệ giữa đa hình gen ESR và PRLR với khả năng sinh trưởng của
lợn hậu bị Landrace và Yorkshire 85
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
5.1. Kết luận 102
5.2. Kiến nghị 103
Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 104
Tài liệu tham khảo 105
Phụ lục 121
iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ADN Axit deoxyribonucleic
BF Backfat thickness (độ dày mỡ lưng)
cs. Cộng sự
GLM General Linear Model (mô hình tuyến tính tổng quát)
KLSSO Khối lượng sơ sinh/ổ
KLSSC Khối lượng sơ sinh/con
KLCSO Khối lượng cai sữa/ổ
KLCSC Khối lượng cai sữa/con
LD Depth of longgissimus dorsal (độ dày cơ thăn)
LM Lean meat percentage (tỷ lệ nạc)
LSM Least Square Mean (trung bình bình phương nhỏ nhất)
PCR Polymerase Chain Reaction (phản ứng khuyếch đại gen)
Restriction fragment length polymorphism: đa hình chiều dài
RFLP
đoạn cắt giới hạn
QTL Quantitative Trait Loci: các locus tính trạng số lượng
ESR Estrogen Receptor
PRLR Prolactin Receptor
SCĐR Số con đẻ ra/ổ
SCĐRCS Số con đẻ ra còn sống/ổ
SCĐN Số con để nuôi/ổ
SCCS Số con cai sữa/ổ
SE Standard error: sai số chuẩn
SNP Single nucleotide polymorphism (đa hình nucleotit đơn)
TĐDLĐ Tuổi động dục lần đầu
TĐLĐ Tuổi đẻ lứa đầu
TGCS Thời gian cai sữa
TPGLĐ Tuổi phối giống lần đầu
v DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1. Kỹ thuật chỉ thị ADN 23
2.2. Marker liên quan đến sinh trưởng và chất lượng thịt lợn 24
2.3a. Marker liên quan đến năng suất sinh sản ở lợn 25
2.3b. Marker liên quan đến năng suất sinh sản ở lợn 26
3.1. Cặp mồi đặc hiệu để nhân đoạn ADN của gen ESR và PRLR 43
4.1. Tần số kiểu gen và tần số alen gen ESR của quần thể lợn Landrace và
Yorkshire 51
4.2. Tần số kiểu gen và tần số alen gen PRLR của quần thể lợn Landrace và
Yorkshire 53
4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace 56
4.4. Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire 59
4.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản
của lợn Landrace 61
4.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản
của lợn Yorkshire 63
4.7. Mối liên hệ giữa kiểu gen ESR với một số chỉ tiêu năng suất sinh sản ở
hai giống lợn (LSM±SE) 65
4.8. Mối liên hệ giữa kiểu gen PRLR với một số chỉ tiêu năng suất sinh sản ở
hai giống lợn (LSM±SE) 69
4.9. Mối quan hệ của tương tác giữa gen ESR và PRLR với một số chỉ tiêu
năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire (LSM±SE), (đvt:
con/ổ) 74
4.10. Mối liên hệ giữa kiểu gen ESR với năng suất sinh sản của lợn nái
Landrace theo lứa đẻ (LSMean ± SE) 77
4.11. Mối liên hệ giữa kiểu gen PRLR với năng suất sinh sản của lợn nái
Landrace theo lứa đẻ (LSMean ± SE) 78
4.12. Mối liên hệ giữa kiểu gen ESR với năng suất sinh sản của lợn nái
Yorkshire theo lứa đẻ (LSMean ± SE) 81
vi 4.13. Mối liên hệ giữa kiểu gen PRLR với năng suất sinh sản của lợn nái
Yorkshire theo lứa đẻ (LSMean ± SE) 81
4.14. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn Landrace 86
4.15. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn Yorkshire 87
4.16. Mối liên hệ giữa kiểu gen ESR với khă năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở
lợn Landrace 88
4.17. Mối liên hệ giữa kiểu gen ESR với khă năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở
lợn Yorkshire 89
4.18. Mối liên hệ giữa kiểu gen PRLR với khă năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở
lợn Landrace 91
4.19. Mối liên hệ giữa kiểu gen PRLR với khă năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở
Yorkshire 92
4.20. Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn
Landrace 95
4.21. Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn
Yorkshire 96
4.22. Mối liên hệ giữa sự tương tác của các kiểu gen ESR và PRLR với khả
năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn Landrace 98
4.23. Mối liên hệ giữa sự tương tác của các kiểu gen ESR và PRLR với khả
năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc ở lợn Yorkshire 100
vii DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
4.1. Kết quả cắt sản phẩm PCR bằng PvuII xác định kiểu gen ESR 49
4.2. Kết quả cắt sản phẩm PCR bằng enzyme AluI xác định kiểu gen PRLR 50
4.3. Tần số kiểu gen 54
4.4. Tần số alen 54
4.5. Số con đẻ ra/ổ của các kiểu gen ESR 66
4.6. Khối lượng sơ sinh/ổ của các kiểu gen ESR 67
4.7. Số con đẻ ra còn sống/ổ của các kiểu gen ESR 68
4.8. Khối lượng cai sữa/ổ của các kiểu gen ESR 68
4.9. Số con đẻ ra/ổ của các kiểu gen PRLR 71
4.10. Số con đẻ ra còn sống/ổ của các kiểu gen PRLR 72
4.11. Khối lượng sơ sinh/ổ của các kiểu gen PRLR 72
4.12. Khối lượng cai sữa/ổ của các kiểu gen PRLR 73
4.13. Ảnh hưởng tương tác của gen ESR và PRLR đến số con đẻ ra trên 2
quần thể lợn Landrace và Yorkshire 75
4.14. Ảnh hưởng tương tác của gen ESR và PRLR đến số con đẻ ra còn sống
trên 2 quần thể lợn Landrace và Yorkshire 75
4.15. Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến khối lượng bắt đầu 90
4.16. Ảnh hưởng của kiểu gen ESR đến khối lượng kết thúc 90
4.17. Ảnh hưởng của kiểu gen PRLR đến khối lượng bắt đầu 93
4.18. Ảnh hưởng của kiểu gen PRLR đến khối lượng kết thúc 94
viii TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Chí Thành
Tên Luận án: Gen ESR (Estrogen receptor), PRLR (Prolatin receptor) và mối liên hệ
với năng suất sinh sản của đàn lợn hạt nhân Landrace, Yorkshire
Ngành: Chăn nuôi Mã số: 9 62 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đánh giá mối liên hệ của các kiểu gen ESR và PRLR đến năng suất sinh sản của
lợn nái Landrace và Yorkshire làm cơ sở trong công tác giống và định hướng chọn lọc
theo kiểu gen nhằm nâng cao năng suất sinh sản của 2 giống lợn này.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tính đa hình các gen ESR và PRLR ở lợn Landrace và Yorkshire;
- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương tác của
hai gen này với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire;
- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương tác với
lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire;
- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương tác của
hai gen này với sinh trưởng và năng suất thịt của lợn Landrace và Yorkshire;
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: số liệu sơ cấp, thứ cấp của các tính trạng sinh sản
ở lợn nái bao gồm tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con
đẻ ra/ổ, số con đẻ ra còn sống/ổ, số con để nuôi, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ
sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ. Các chỉ
tiêu về sinh trưởng của lợn các giai đoạn, các chỉ tiêu về năng suất thịt gồm độ dày cơ
thăn, độ dày mỡ lưng, tỷ lệ nạc được thu thập từ cơ sở dữ liệu và cân đo, đếm trực tiếp
tại cơ sở giống.
Phương pháp xác định kiểu gen: Mẫu tai lợn nái và đuôi lợn con được sử dụng để
tách chiết ADN tổng số bằng KIT của hãng IINTRO, Hàn Quốc. Các cặp mồi đặc hiệu
được sử dụng để nhân các đoạn gen đích bằng phương pháp PCR. Đa hình gen ESR và
PRLR được xác định bằng phương pháp PCR-RFLP với các enzym cắt đặc hiệu.
Phương pháp xử lý số liệu: Tần số alen và kiểu gen được xác định. Phép thử khi
bình phương (Chi-square test) được sử dụng nhằm kiểm định mức độ phù hợp của tần
suất kiểu gen, tần suất alen quan sát so với lý thuyết theo định luật Hardy-Weinberg.
ix Phân tích ảnh hưởng của kiểu gen và các yếu tố đến tính trạng nghiên cứu sử dụng mô
hình tuyến tính GLM bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm
dung lượng mẫu (n), trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE).
So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép so sánh Tukey.
Kết quả chính và kết luận
- Tần số kiểu gen ESR ở quần thể lợn Landrace đối với alen B là thấp (0,184)
đặc biệt kiểu gen đồng hợp BB chỉ có 0,041, ở quần thể lợn Yorkshire thì tần số gen
của 2 alen có cân bằng hơn và tần số kiểu gen đồng hợp AA là 0,102.
Tần số kiểu gen PRLR khá cân bằng ở cả 2 quần thể lợn Landrace và Yorkshire,
tuy nhiên tần số kiểu gen AA lại có tỷ lệ thấp (0,190 ở lợn Landrace và 0,244 ở lợn
Yorkshire).
Tần số kiểu gen của cả 2 quần thể lợn này đều ở trạng thái cân bằng định luật
Hardy – Weinberg cho cả 2 locus ESR và PRLR.
. Có mối quan hệ giữa các kiểu gen của gen ESR và PRLR với một số chỉ tiêu về
năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire. Kiểu gen BB và AB của gen
ESR có tác động tích cực đến một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái Landrace
và Yorkshire so với lợn nái mang kiểu gen AA. Với gen PRLR thì ngược lại, kiểu gen
AA và AB có tác động tích cực tới một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản so với lợn nái
mang kiểu gen BB ở cả lợn Landrace và Yorkshire. Sự tương tác giữa gen ESR và
PRLR có tác động tới chỉ tiêu SCĐR và SCĐRCS ở cả lợn Landrace và Yorkshire.
Những cá thể mang đồng thời kiểu gen BB của gen ESR và AA của gen PRLR cho
năng suất sinh sản cao nhất ở cả hai giống lợn Landrace và Yorkshire
- Ảnh hưởng của các kiểu gen của gen ESR và PRLR đến khả năng sinh sản của
lợn nái Landrace và Yorkshire không giống nhau ở các lứa đẻ. Ở giống lợn Landrace
đối với gen PRLR, kiểu gen AA có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu số con ở hầu hết các lứa
đẻ, trong khi gen ESR chỉ ảnh hưởng với giống lợn Landrace ở lứa đẻ thứ 3 trở đi.
Ngược lại ở lợn Yorkshire gen ESR ảnh hưởng tới chỉ tiêu số con sơ sinh ở các lứa đẻ,
trong khi kiểu gen PRLR lại chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu số con từ lứa thứ 3 trở đi.
- Đa hình gen ESR và PRLR không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và
năng suất thịt của lợn hậu bị Landrace và Yorkshire. Lợn mang kiểu gen BB của gen
ESR hoặc lợn mang kiểu gen AA của gen PRLR có khối lượng bắt đầu kiểm tra, khối
lượng kết thúc kiểm tra, tăng khối lượng bình quân, độ dày cơ thăn, độ dày mỡ lưng và
tỷ lệ nạc tương đương với lợn mang các kiểu gen khác.
- Đề nghị sử dụng lợn nái Landrace và Yorkshire mang kiểu gen BB của gen
ESR và kiểu gen AA của gen PRLR để cải thiện các tính trạng số con đẻ ra/ổ, số con đẻ
ra còn sống/ổ của hai giống lợn này.
x THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Chi Thanh
Thesis title: ESR (Estrogen Receptor) and PRLR (Prolactin Receptor) genes, and their
association with reproductive performance of Landrace and Yorkshire pigs in Vietnam.
Major: Animal Science Code: 9 62 01 05
Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Overall objective:
To evaluate the effect of the ESR and PRLR gene polymorphisms on
reproductive performance of Landrace and Yorkshire with a future prospect of enabling
selection based on genotypes to improve reproductive performance of pigs in Vietnam.
Specific objectives:
To assess the polymorphism of ESR, PRLR genes in two nuclear breeding
populations of Landrace and Yorkshire in Vietnam;
To evaluate the association between the polymorphism of ESR and PRLR with
reproductive traits of Landrace and Yorkshire sows;
To study the effects of ESR and PRLR genes on growth and meat production in
Landrace and Yorkshire gilts.
Materials and Methods
Data collection: reproductive performances of sows, and growth and meat
production of gilts were collected from nuclear breeding farms for Landrace and
Yorkshire pigs. The reproductive traits included age at first service (AFS), age at first
farrowing (AFF), farrowing interval (FI), litter sizes, litter weights and piglet weights.
The litter size traits were number of total born piglets (NB), number of piglets born
alive (NBA), number of piglets reared by a sow, and number of piglets weaned (NW).
The litter weight traits were litter birth weight (LBW) and litter weaning weight
(LWW). The piglet weights were birth weight (BW) and weaning weight (WW).
Growth performance of gilts were recorded at different stages while meat production
traits including depth of longgissimus dorsal (LD), backfat thickness (BF) and lean
meat percentage (LM) at final weight were collected.
Genotyping of ESR and PRLR genes: DNA were extract from ear and tail tissues
using INTRO test kits (Korean). Polymerase chain reaction (PCR) using primers for ESR
and PRLR genes was carried out to amplify the gene fragments. The amplified fragments
was, then, digested by restriction enzymes for genotyping using PCR-RFLP techniques.
Statistical analysis: Data were analyzed using GLM procedures on SAS 9.1
(2001). Genotypic and allelic frequencies were calculated for each of ESR and PRLR
genes. Chi-squared tests (χ²) were performed to test the Hardy-Weinberg equilibriums of
the genes in populations. The association of ESR and PRLR genotypes with reproductive
xi and growth performances were tested using linear models. Descriptive statistics of
means, number of samples, least square means and standard errors were computed.
Pairwise comparisons were carried out to test statistical differences between groups.
Main findings and conclusions
- For ESR, in Landrace population, the frequency of allele B was low (0.184),
and the frequency of homozygous genotype BB was only 0.041. In Yorkshire
population, the frequencies of 2 alleles were more balanced, and the frequency of
homozygous genotype AA was 0.102.
For PRLR, genotype frequencies were quite balanced in both Landrace and
Yorkshire pig populations. The frequency of AA genotype was 0.190 in Landrace and
0.244 in Yorkshire.
The genotype frequencies of both these pig populations are at Hardy-Weinberg
equilibrium for both ESR and PRLR loci.
- The association of ESR and PRLR genes with some reproductive traits was
significant in Landrace and Yorkshire sows. Genotypes BB and AB of ESR gene had
positive effects on fertility traits in Landrace and Yorkshire sows as compared to sows
carrying genotype AA. In contrast, genotypes AA and AB of PRLR gene had positive
effects on some reproductive traits as compared to sows carrying genotype BB in both
Landrace and Yorkshire pigs. The interaction between ESR and PRLR genes had
impacts on NB and NBA in both Landrace and Yorkshire pigs. The pigs that had
genotype BB of ESR gene and genotype AA of PRLR gene had the highest
reproductive performances in Landrace and Yorkshire.
- Genotypes of ESR and PRLR genes on litters’ reproductive performance are
not the same in Landrace and Yorkshire. Genotype AA of PRLR gene affected litter
sizes in most parities of Landrace sows, whereas ESR gene affected only the traits of
Landrace sows from parity 3. In contrast, in Yorkshire, ESR gene affected NB at all
parities, whereas PRLR gene affected only litter sizes from parity 3.
- ESR and PRLR gene polymorphisms did not affect weight and meat
performance traits in Landrace and Yorkshire gilts. Pigs with genotype BB of ESR
gene and genotype AA of PRLR gene had equivalent test-started weight, test-ended
weight, test-increased mean weight, loin thickness, back fat thickness and percentage
lean as compared to pigs with other genotypes.
- It is recommended to use Landrace and Yorkshire sows with genotype BB of
ESR gene and Landrace sows with genotype AA of PRLR gene to improve number of
total born piglets and number of piglets born alive.
xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong chăn nuôi, năng suất sinh
sản của lợn nái được coi là một yếu tố quan trọng nhất trong thành tích chung.
Bởi vì nó quyết định số lợn con sinh ra của một lợn nái trong một năm từ đó
quyết định số kg lợn thịt được sản xuất ra từ một lợn nái trong năm. Vì vậy, việc
nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái là mục tiêu hàng đầu của tất cả các cơ sở
nhân giống lợn (Yang & cs., 2023).
Các tính trạng năng suất sinh sản là nhóm tính trạng số lượng và có hệ số di
truyền thấp, thường bị hạn chế bởi giới tính, kiểu hình chỉ có thể xác định được sau
khi trưởng thành đồng thời chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố môi trường. Do đó việc
chọn lọc cho các tính trạng này bằng phương pháp truyền thống thường chậm mang
lại hiệu quả (Nguyễn Hoàng Thịnh & cs., 2019); đồng thời làm giảm tính đa dạng di
truyền của quần thể; và chi phí nuôi dưỡng lớn do tỷ lệ loại thải cao sau mỗi lần
chọn lọc (Naqvi, 2007). Vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp chọn lọc cải tiến năng
suất sinh sản có hiệu quả và nhanh chóng là cần thiết.
Ngày nay công nghệ gen được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp nói
chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng, đây là một trong những giải pháp hỗ trợ
tích cực trong công tác chọn giống. Công nghệ gen giúp chọn lọc được vật nuôi
mang những tính trạng mong muốn một cách chính xác từ giai đoạn rất sớm
trong việc dự đoán kiểu hình của con trưởng thành, giúp rút ngắn thời gian chọn
lọc, giảm được chi phí nuôi dưỡng con giống trong giai đoạn nuôi kiểm (Naqvi,
2007; Nguyễn Hoàng Thịnh & cs., 2019).
Chọn lọc sử dụng chỉ thị phân tử MAS (marker assisted selection) là một
trong những kỹ thuật được sử dụng để chọn giống lợn phổ biến hiện nay
(Suwanasopee & Koonawootrittriron, 2011). Các gen chỉ thị như ESR (Estrogen
Receptor), FSHB, RBP4 (Retiol-Binding Protein 4), PRLR (Prolactin Receptor)
đã và đang được nghiên cứu sử dụng như là các gen ứng viên cho năng suất sinh
sản ở lợn. ESR (Estrogen Receptor) nằm trên NST số 1 trong bộ nhiễm sắc thể
của lợn. ESR PvuII đa hình thường xuyên được sử dụng để đánh dấu di truyền
của thai kỳ. Một trong những thảo luận về vai trò xác định kích thước ổ đẻ ở lợn
1 là gen ESR, gen này được xác định sự đa hình là có 2 alen (A và B) (Wu & cs.,
2023a). Một số nghiên cứu đã được công bố cho thấy các alen này có mối liên hệ
với số lượng lợn con sinh ra và số lượng lợn con sinh ra còn sống (Hunyadi-Bagi
& cs., 2016; Rahman & cs., 2021; Tabon & cs., 2022; Wu & cs., 2023a) và nó đã
được gợi ý như là một gen chính có ảnh hưởng tới kích thước ổ đẻ và dùng để
chọn lọc. Gen PRLR nằm trên NST số 16 của bộ nhiễm sắc thể lợn. Prolactin
receptor (PRLR) là thụ thể đặc hiệu đối với prolactin (PRL), một hormone
peptide của thùy trước tuyến Yên, đóng vai trò quan trọng cho sự thành công
sinh sản. Yang & cs. (2023) và Wu & cs. (2023b) cũng chỉ ra vai trò của gen
prolactin receptor (PRLR) đối với một số chỉ tiêu năng suất sinh sản như số con
đẻ ra, số con đẻ ra còn sống. Gen PRLR được xác định sự đa hình có 2 alen (A
và B). Một số nghiên cứu đã được công bố cho thấy alen A có ảnh hưởng tích
cực đến năng suất sinh sản ở lợn (Dall’olio & cs., 2010; Mazurowsk &
Milczewska, 2013). Chính những lý do này mà gen PRLR được coi là một gen
ứng viên tiềm năng cho năng suất sinh sản ở lợn.
Như vậy, việc hiểu biết về vai trò các gen kiểm soát các tính trạng năng suất
sinh sản sẽ định hướng cho chương trình chọn giống cải tiến các chỉ tiêu này. Ở
Việt Nam, trong những năm qua việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải
thiện năng suất chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên
các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của một số gen
như halothane, RN, MC4R, HFABF đến tính trạng năng suất thịt lợn. Có ít
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các gen ESR và PRLR đến các tính trạng
năng suất sinh sản ở lợn và sử dụng các gen này phục vụ cho công tác chọn tạo
giống lợn có năng suất sinh sản cao. Gen ESR có liên quan đến quá trình chín và
rụng trứng, gen PRLR có liên quan đến khả năng tiết sữa của con cái. Do đó việc
đánh giá đồng thời mối liên hệ của 2 gen này với một số chỉ tiêu năng suất sinh
sản là cần thiết.
Từ những lý do trên, nghiên cứu này tiến hành nhằm đánh giá mối liên hệ của
đa hình các gen ESR, PRLR và sự tương tác của hai gen này với các tính trạng năng
suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire, từ đó xác định được gen, kiểu gen
có mối quan hệ tích cực với các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn và làm cơ sở cho
công tác chọn tạo giống vật nuôi sau này.
2 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR và sự tương tác của hai gen
này với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nhằm phục vụ cho công
tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen có lợi để cải thiện năng suất sinh sản
của hai giống lợn này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tính đa hình các gen ESR và PRLR ở lợn Landrace và Yorkshire;
- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương
tác của hai gen này với năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire;
- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương
tác với lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire;
- Đánh giá mối liên hệ của đa hình gen ESR và PRLR cũng như sự tương tác
của hai gen này với sinh trưởng và năng suất thịt của lợn Landrace và Yorkshire.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn nái Landrace, Yorkshrie và đàn lợn
hậu bị giai đoạn 30kg đến 100kg.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân
DABACO, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Phân tích đa hình các gen ESR và PRLR được thực hiện tại Phòng thí
nghiệm Công nghệ gen DABACO và và Phòng thí nghiệm Di truyền, Bộ môn Di
truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đề tài tiến hành từ năm 2015 đến năm 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xác định được đa hình gen ESR, PRLR và đánh giá được mối liên hệ của
đa hình 2 gen này với một số tính trạng năng suất sinh sản ở lợn Landrace, Yorkshire.
- Định hướng chọn lọc lợn Landrace và Yorkshire mang kiểu gen ESRBB,
PRLRAA, ESRBBPRLRAA cho năng suất sinh sản cao.
3 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có
hệ thống về đa hình các gen ESR và PRLR và mối liên hệ của đa hình các gen
này đến năng suất sinh sản và sinh trưởng của hai giống lợn Landrace và
Yorkshire tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu
khoa học về ảnh hưởng của kiểu gen ESR và PRLR đến năng suất sinh sản và
sinh trưởng của lợn.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin làm căn cứ khoa học về năng suất của lợn
Landrace và Yorkshire giúp các cơ sở chăn nuôi định hướng việc sử dụng và khai
thác hai giống lợn này trong sản xuất.
- Các cá thể lợn giống mang kiểu gen mong muốn sẽ được giữ lại làm
nguyên liệu duy trì đàn giống gốc và sản xuất con giống có chất lượng tốt đáp
ứng nhu cầu chăn nuôi.
- Con giống sản xuất ra sẽ có giá thành cạnh tranh hơn vì chỉ cần đầu tư
ban đầu để tạo ra đàn giống có các kiểu gen đồng hợp mong muốn cho năng suất
sinh sản cao. Sau đó duy trì nhân thuần chống cận huyết tốt sẽ giữ được năng
suất cao cho các đời kế cận.
4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giống và công tác giống lợn
2.1.1.1. Giống
Giống đóng góp rất lớn vào năng suất và chất lượng trong chăn nuôi.
Việc lựa chọn giống động vật phù hợp và quản lý chăm sóc hiệu quả đều quan
trọng để duy trì và nâng cao các đặc điểm mong muốn (Đặng Vũ Bình, 2019).
Giống động vật được xác định là một tập hợp các cá thể cùng loài, chia sẻ
những đặc điểm di truyền nhất định về chất lượng (như màu da, lông) và khả
năng sản xuất (như sản lượng sữa, năng suất trứng, số con sinh ra...). Điều này
giúp nhận biết và phân biệt giống này với giống khác. Ngoài giống động vật
bản địa, giống nhập khẩu cũng đang được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn
nuôi cả ở Việt Nam và trên thế giới.
2.1.1.2. Công tác giống
Sau khi đã có các giống tốt, việc quan trọng là làm thế nào để bảo tồn và tận
dụng tối đa tiềm năng di truyền cũng như chất lượng của từng giống để đáp ứng
nhu cầu của xã hội. Đây là những vấn đề quan trọng mà công tác chăn nuôi lợn
phải đối mặt. Công việc này bao gồm việc lựa chọn, phổ biến gen tốt trong cộng
đồng lợn và quản lý giống một cách hiệu quả.
Chọn lọc đưa ra quyết định về việc giữ lại cá thể nào để tham gia vào
quá trình sinh sản và loại bỏ cá thể nào. Quá trình này không tạo ra kiểu gen
mới, nhưng nó dần thay đổi tần suất xuất hiện của các allen và cấu trúc gen
trong quần thể, từ đó cải thiện khả năng sinh sản của động vật. Chọn lọc có
thể can thiệp trực tiếp vào gen hoặc tập trung vào việc lựa chọn các cá thể
mang gen mong muốn để duy trì và phát triển giống.
Chọn lọc đóng vai trò quan trọng và là bước khởi đầu quyết định đến kết
quả của công việc giống, và mọi thành tựu trong việc áp dụng các phương pháp
chọn giống và nhân giống phụ thuộc vào khả năng nhận biết những cá thể mang
những đặc điểm di truyền ưu tú. Những cá thể này được ghép đôi để tạo ra thế hệ
sau mang những đặc tính tốt.
Hiệu quả của quá trình chọn lọc phụ thuộc vào một số yếu tố như hệ số di
truyền, ly sai chọn lọc, cường độ chọn lọc, khoảng cách thế hệ và quan hệ di
5 truyền giữa các tính trạng. Trong đó, hệ số di truyền là một tham số cơ bản và
quan trọng trong việc lựa chọn.
Kiểu hình của một con vật (P) là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen (G)
và môi trường (E): P = G + E.
Tác động trội được thực hiện bởi các allen tại một locus (D). Sai lệch
tương tác có thể xảy ra giữa hai hay nhiều allen khác locus hoặc giữa allen ở
locus này với allen ở locus kia (I). Tác động cộng gộp hay giá trị giống là sự tác
động của tất cả các allen có ảnh hưởng lên tính trạng (A). Như vậy, giá trị kiểu
gen được xác định:
G = A + D + I
Sai lệch môi trường cũng được phân tích thành hai phần: Sai lệch môi trường
chung (Common Environment) tác động tới tất cả các cá thể trong quần thể (Ec).
Sai lệch môi trường riêng (Special Environment) tác động tới một số cá thể trong
quần thể (Es). Như vậy, sai lệch môi trường được xác định: E = Ec + Es
Khi bỏ qua tương tác giữa giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường, giá trị
kiểu hình được thể hiện:
P = A + D + I + Ec + Es
Như vậy, để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần phải tác
động như sau:
- Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi các
nhà nghiên cứu về công tác giống:
Phương pháp chọn lọc được áp dụng để ảnh hưởng đến hiệu ứng cộng gộp
(A) và thường mang lại kết quả tốt đối với các tính trạng có hệ số di truyền trung
bình hoặc cao (Nguyen Thi Vinh & cs., 2019; Ha Xuan Bo & cs., 2022). Các đặc
tính như khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm thường có hệ
số di truyền ở mức trung bình hoặc cao.
+ Lai giống được thực hiện để tác động vào hiệu ứng trội (D) và tương tác
gen (I) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp.
- Tác động lên yếu tố môi trường (E): được thực hiện bằng cách cải tiến
điều kiện chăn nuôi (dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh
phòng bệnh, kỹ thuật chuồng trại ).
Hệ số di truyền của một tính trạng là một đại lượng, nó biểu thị khả năng di
6