Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí và, để tạo lập ra hợp đồng, các
chủ thể phải trải qua một quá trình bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc xác định
nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn
này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng”1 (hay giai đoạn trước hợp đồng). Đây là giai đoạn bắt đầu từ
việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết.
Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn
xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, pháp luật cần phải điều
chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật
tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, thì pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp
đồng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và
chưa được quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp
luật Việt Nam kết hợp với tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc
điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để tác giả
chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học
của mình.
38 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3524 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
_______________________
LÊ TRƢỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số : 62.38.01.07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH – 2015
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Văn Đại
Phản biện 1 : Tiến sĩ Phạm Kim Anh
Phản biện 2 : Tiến sĩ Lê Đình Nghị
Phản biện 3 : Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phan Huy Hồng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh
Vào hồi 8 giờ ngày 10 tháng10 năm 2015
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thư viện
Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ..................................................................................... 2
5. Tính mới của luận án ...................................................................................................................... 2
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................. 3
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................... 4
Chƣơng 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ....................................................... 4
1.1. Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng ...............................................................................4
1.1.1. Khái quát về hợp đồng ......................................................................................................... 4
1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................. 5
1.2. Khái niệm và nội dung các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng .......................................6
1.2.1. Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ............................................. 6
1.2.2. Nguyên tắc tự do hợp đồng .................................................................................................. 6
1.2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực .......................................................................................... 7
Chƣơng 2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng...................... 9
2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................9
2.1.1. Sự cần thiết của việc cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng .............................. 9
2.1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật ........................... 9
2.1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam .... 10
2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................11
2.2.1. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt .................................................... 11
2.2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung ............................................................. 12
Chƣơng 3 . Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ........................................................ 13
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng .....................................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................ 13
3.1.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................................. 16
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ..................................................................................................21
3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................... 21
3.2.2. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng............................................................ 23
Chƣơng 4. Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ............................. 25
4.1. Vô hiệu hợp đồng ...................................................................................................................................26
4.1.1. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................................................... 26
4.1.2. Theo pháp luật Việt Nam ................................................................................................... 27
4.2. Bồi thƣờng thiệt hại ................................................................................................................................28
4.2.1. Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng ................................................... 28
4.2.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng .......................... 29
4.2.3. Thiệt hại được bồi thường .................................................................................................. 30
4.3. Chế tài khác ............................................................................................................................................32
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 33
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí và, để tạo lập ra hợp đồng, các
chủ thể phải trải qua một quá trình bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc xác định
nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn
này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng”1 (hay giai đoạn trước hợp đồng). Đây là giai đoạn bắt đầu từ
việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết.
Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn
xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, pháp luật cần phải điều
chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật
tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, thì pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp
đồng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và
chưa được quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp
luật Việt Nam kết hợp với tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc
điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để tác giả
chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực ra, giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh trong một số quy định chuyên biệt như quy
định trong Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm nhưng các quy định chuyên
biệt này có phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất cập liên quan đến giai
đoạn tiền hợp đồng.
Bộ luật dân sự có quy định về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa đầy đủ, cần hoàn thiện. Văn
bản này có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thuộc phạm trù kinh
tế do điều đầu tiên của Bộ luật quy định “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý
cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân
và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động“.
Chính vì vậy, mục đích chính của luận án là nghiên cứu để đưa ra đề xuất định hướng và các
giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai
đoạn tiền hợp đồng.
1 Đào Duy Anh 1996), Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.267 : “tiền” có nghĩa là trước, mặt trước.
2
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn xảy ra trước khi hợp đồng
được giao kết (tồn tại), tức giai đoạn “tiền hợp đồng” và cũng chỉ giới hạn ở các nội dung sau : Các
nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng; Nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật
thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng; Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Hậu quả
pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận án sẽ là các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng
trong khoa học pháp lý của Việt Nam kết hợp tham khảo pháp luật của các nước trong hệ thống Civil
law, Common law (có chọn lọc các điển hình tiêu biểu trong mỗi hệ thống) và các văn bản quốc tế như
Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit),
Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(sau đây gọi tắt là Công ước Viên), Dự thảo khung tham chiếu chung châu Âu.
Luận án có nghiên cứu một số quy định chuyên biệt của chuyên ngành kinh tế như Luật thương
mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ nhưng nghiên cứu những nội dung
quy định của BLDS 2005 và các vấn đề thực tiễn phát sinh từ việc áp dụng Bộ luật này sẽ là nội dung
chủ yếu của luận án như đã nêu trong phần mục đích nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, luận án góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hợp
đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoàn thiện các quy
định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc
giải quyết các tranh chấp liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng.
Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân và doanh
nghiệp Việt nam trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng.
5. Tính mới của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp
đồng.
Thứ hai, dưới góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ vai trò quan trọng của giai đoạn tiền hợp
đồng, đồng thời luận án cũng đã làm rõ những nội dung quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng.
3
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng kết hợp so sánh với kinh nghiệm pháp luật các nước từ đó chỉ
rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện.
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng đã
được công bố, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như : Cuốn sách Droit européen comparé des
contrats của tác giả Rémy Cabrillac Nxb. LGDJ 2012; Cuốn sách Principes européens du contrat của
tác giả Georges Rouhette, Nxb. Société de législation comparée 2003; Cuốn sách Projet de cadre
commun de référence-Principes contractuels communs do Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis
Mazeaud làm chủ biên, Nxb. Société de législation comparée 2008; Cuốn sách Formation du contrat
của các tác giả J. Ghestin, G. Loiseau và Y-M Seriet, Tome 1, Nxb. LGDJ 2013; Cuốn sách The law of
contract của tác giả Edwin Pell, Nxb. Sweet & Maxwell, 2011 (tập 1 và 2); Cuốn sách Contract law
của tác giả Roger Halson, Nxb. PEARSON, 2013; Cuốn sách Contract Law của tác giả Neil Andrews,
Nxb. Cambrige, 2011; Cuốn sách Precontractual Liability in European Private Law của John
Cartwright và Martijn W. Hesselink, Nxb. Cambrige 2011;
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu một cách
hệ thống, đầy đủ về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Mặc dù vậy, các nghiên cứu
đơn lẻ về từng nội dung thuộc giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam cũng đã có. Dưới đây
là một số công trình điển hình : Cuốn sách Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam của tác
giả Nguyễn Ngọc Khánh do Nhà xuất bản (Viết tắt là Nxb) Tư pháp xuất bản năm 2007; Cuốn sách
“Luật hợp đồng Việt Nam –Bản án và bình luận bản án, tập 1” của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật năm 2013; Bài viết Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam của tác giả
Ngô Huy Cương đăng trong trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2) năm 2010; Bài viết Nguyên tắc
thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Anh Thư đăng trên Tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 10(318) năm 2014;
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng đã được công bố mặc dù không
đưa ra được khái niệm về tiền hợp đồng (bao gồm cả thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của giai
đoạn này) nhưng nhìn chung đều tương đối thống nhất trong việc xác định những vấn đề liên quan đến
4
giai đoạn tiền hợp đồng bao gồm: nguyên tắc tự do, thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng,
nghĩa vụ thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và hậu quả pháp
lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng,
Thứ hai, qua các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài được công bố, chúng ta thấy các
hệ thống pháp luật đang có xu hướng xích lại gần nhau với nội hàm là ghi nhận ngày càng lớn trách
nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng. Tuy nhiên, các công trình này không liên quan đến
pháp luật Việt Nam nên không trùng lặp với đề tài của luận án nhưng lại rất hữu ích cho luận án trong
việc khai thác kinh nghiệm nước ngoài để hoàn thiện lý luận cũng như pháp luật Việt Nam trong việc
điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng.
Thứ ba, ở Việt Nam một số khía cạnh của quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng đã
được nghiên cứu và thậm chí có quy định điều chỉnh như các nguyên tắc trong việc xác lập hợp đồng,
đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu một
cách hệ thống về giai đoạn tiền hợp đồng. Một số vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng vẫn
còn khá mới mẻ và chưa được hoặc là ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý Việt Nam. Luận án là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và chuyên sâu về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp
luật Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng
1.1. Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng
1.1.1. Khái quát về hợp đồng
Theo Điều 388 BLDS 2005, “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Ở đây, khái niệm “dân sự” được quy định tại Điều 1
BLDS 2005 với nội hàm rất rộng bao gồm lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động. Với ý
nghĩa đó, quy định về hợp đồng trong BLDS 2005 là áp dụng chung cho các loại hợp đồng, không
phân biệt hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại, lao động.
Nhìn một cách tổng thể, có thể nói định nghĩa về hợp đồng tại Điều 388 BLDS 2005 tuy ngắn
gọn nhưng đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của hợp đồng, thể hiện đúng bản chất của
hợp đồng, đó là : sự thỏa thuận của các bên và mục đích của thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ở đây, nếu thiếu một trong hai dấu hiệu đặc trưng này thì không thể có
hợp đồng.
1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng
1.1.2.1. Khái niệm giai đoạn tiền hợp đồng
5
Giai đoạn tiền hợp đồng bắt đầu từ khi một bên thể hiện ý định muốn xác lập một hợp đồng
đến khi hợp đồng được giao kết. Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, phụ
thuộc vào việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không.
1.1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng bằng pháp luật
Liên quan đến mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hiện có hai
quan điểm khá trái chiều nhau2 : Quan điểm thứ nhất cho rằng, mối quan hệ pháp lý chỉ phát sinh khi
hợp đồng được giao kết. Giai đoạn tiền hợp đồng chỉ mang tính chuẩn bị, tham gia vào đàm phán
nghĩa là các bên phải chịu chi phí và các rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, giai đoạn này không mang ý
nghĩa pháp lý gì. Quan điểm thứ hai cho rằng, kể từ khi bắt đầu bước vào đàm phán, giữa các bên đã
hình thành một mối quan hệ pháp lý đặc biệt được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Thực ra, “giai đoạn
tiền hợp đồng là một giai đoạn rất dễ có sự gian lận và lạm dụng ở mọi góc độ”.3 Do đó, pháp luật cần
phải điều chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên.
Theo tác giả luận án, chủ thể tham gia vào việc xác lập hợp đồng không thể thụ động với đối
tác của mình mà cần có những hành động nhất định. Vì vậy, quan điểm thứ hai về mối quan hệ pháp lý
giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hợp lý hơn, giúp bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của
các bên tham gia.
1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng
Thứ nhất, ở giai đoạn này hợp đồng chưa hình thành nên các quy định áp dụng cho hợp đồng
như thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không được áp dụng.4
Thứ hai, ở giai đoạn này các bên được hưởng tự do hợp đồng, một nguyên tắc nền tảng của xã
hội hiện đại. Ở đây, nguyên tắc tự do hợp đồng được áp dụng và, do đó, các bên tự do trong ứng xử
của mình và có thể quyết định xác lập hay không xác lập hợp đồng.
Thứ ba, nếu ở giai đoạn tiền hợp đồng các bên có tự do trong việc xác lập hay không xác lập
hợp đồng thì phải thừa nhận rằng quan hệ giữa các bên không thể nằm ngoài pháp luật. Giai đoạn này
không được điều chỉnh bởi các quy định về thực hiện hợp đồng và tự do hợp đồng được áp dụng
nhưng điều đó không có nghĩa là các bên hoàn toàn tự do và hoàn toàn tùy tiện trong ứng xử của mình.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa giai đoạn tiền hợp đồng và các giai đoạn khác liên quan đến hợp
đồng thì về cơ bản là khá độc lập với nhau. Tuy nhiên, sự độc lập này cũng chỉ mang tính tương đối vì
2 John Cartwright & Martijin Hesselink (2011), Precontractual liability in private European private law, Cambridge, tr.60-63.
3 Spéner Yawaga (1997), Les obligations précontractuelles de l'assureur, Revue générale du droit des assurances, (n° 1/1997).
4 Bertrand De Coninck (2002), Le droit commun de la rupture des négociations précontractuelles, in Le processus de formation du
contrat, Nxb. Bruylant và LGDJ, tr.17.