Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long

4.1.2.2 Điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông hộĐất sản xuấtKết quả khảo sát cho thấy, 99,5% nông hộ đều có chung đánh giá là đất sản xuất màu mỡ, đáp ứng được yêu cầu trong canh tác lúa và mè, trong đó đáp ứng tốt chiếm 53,9%. Điều kiện về giao thông thủy bộ nội đồng của đất sản xuất, điều kiện hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác cũng được hầu hết các nông hộ đánh giá đủ đáp ứng hoặc đáp ứng tốt cho yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, khoảng cách trung bình từ đất sản xuất của các nông hộ đến nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ 1.000 m trở lên chiếm đến 50,2%. Đặc điểm này cho thấy, việc lựa chọn loại cây trồng (cây mè) trồng luân canh trên nền đất lúa khá phù hợp với điều kiện về nguồn nước tưới, thời tiết, mùa vụ sản xuất.Phần lớn đất sản xuất đều nằm gần nơi thường xuyên lưu trú của chủ hộ, cụ thể có hơn 94% số nông hộ được khảo sát có đất sản xuất cách nơi ở của chủ hộ trong phạm vi 5 km. Qua đó cho thấy, các nông hộ có khá nhiều điều kiện thuận tiện trong việc chăm sóc, quản lý và giám sát đồng ruộng.Diện tích gieo trồngTại ĐBSCL, diện tích gieo trồng trung bình của các nông hộ canh tác theo mô hình luân canh lúa - mè là gần 2,18 ha. Các nông hộ có xu hướng giảm quy mô gieo trồng ở vụ mè (vụ 2) và vụ lúa TĐ so với vụ lúa ĐX. Vụ lúa ĐX được phần lớn các nông hộ xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm vì thường đạt năng suất cao và lợi nhuận tốt.Ứng dụng cơ giới hóaTại ĐBSCL, việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu trong hoạt động sản xuất lúa và mè của các nông hộ có sự khác biệt khá lớn. Kết quả tại nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các nông hộ vẫn còn khá hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa khi canh tác mè. Phần lớn các nông hộ chỉ sử dụng cơ giới hóa ở khâu chuẩn bị đất sản xuất của vụ mè (92,7%) và kế đến là khâu thu hoạch (56,0%). Ở khâu gieo trồng và khâu chăm sóc, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất mè ở mức độ tương đối thấp với tỷ lệ lần lượt là 30,4% và 32,5%

pdf288 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỒ NHẬT MAI TRÂM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ 9620115 NĂM 2025 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỒ NHẬT MAI TRÂM MÃ SỐ NCS P0817004 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ 9620115 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẶNG TS. HUỲNH MINH TUẤN NĂM 2025 LỜI CẢM ƠN Đại dịch Covid -19 gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề khi các kế hoạch dạy – học bị gián đoạn. Thực vậy, khi đề tài nghiên cứu bước vào giai đoạn thu thập số liệu sơ cấp tại đồng bằng sông Cửu Long theo kế hoạch thì đại dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài gần 2 năm. Trong từng đó thời gian, mọi công việc tiếp theo để hoàn thành luận án đều phải tạm dừng do không có số liệu để phân tích. Do đó, đến thời điểm này, luận án tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long” được hoàn thành là kết quả của sự quyết tâm cao, kiên trì bền bỉ và nỗ lực lớn của bản thân dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều của các quý Thầy Cô Trường Kinh tế, Khoa Sau đại học cùng các phòng, ban chức năng của Đại học Cần Thơ. Vì lẽ đó, với tất cả sự kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các quý Thầy Cô đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Đặng và TS. Huỳnh Minh Tuấn đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ công tác tại các chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các trạm khuyến nông, các nông hộ tại các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã giúp đỡ cung cấp các thông tin và số liệu để tôi có thể thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Kính chúc tất cả nhiều sức khỏe và thành công! Trân trọng./. Cần Thơ, ngày 03 tháng 01 năm 2025 Nghiên cứu sinh Hồ Nhật Mai Trâm i TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận án là ước lượng hiệu quả sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ canh tác mô hình luân canh lúa - mè tại đồng bằng sông Cửu Long để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long. Luận án sử dụng bộ số liệu được khảo sát từ 191 nông hộ sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè trong năm 2022 thông qua bảng hỏi được soạn sẵn. Luận án đã áp dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận và phân tích biên ngẫu nhiên tiếp cận theo định hướng đầu ra để ước lượng hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích chi phí – lợi nhuận cho thấy, tổng doanh thu trung bình của mô hình luân canh lúa - mè là 117,75 triệu đồng/ha/hộ, tổng chi phí trung bình là 61,65 triệu đồng/ha/hộ, tổng lợi nhuận trung bình là 56,21 triệu đồng/ha/hộ; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,46 lần và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 1,14 lần. Kết quả kiểm định t cho thấy mô hình luân canh lúa – mè có tổng chi phí trung bình thấp hơn mô hình chuyên lúa và có tổng lợi nhuận trung bình cao hơn mô hình chuyên lúa. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của mô hình luân canh lúa – mè đều đạt mức cao hơn so với mô hình chuyên lúa. Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb-Douglas các vụ sản xuất lúa trong mô hình luân canh lúa – mè cho thấy hiệu quả kỹ thuật ở mức 80,05%. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả kỹ thuật của các vụ sản xuất lúa bao gồm lượng ngày công lao động, lượng phân lân nguyên chất và lượng phân kali nguyên chất; ngược lại, lượng giống sử dụng có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kỹ thuật của các vụ sản xuất lúa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện vụ sản xuất lúa Đông Xuân có ảnh hưởng tích cực đến năng suất, trong khi đó yếu tố về tập huấn kỹ thuật chưa tạo được những ảnh hưởng tích cực đối với năng suất các vụ lúa trong mô hình luân canh lúa – mè. Kết quả phân tích vụ sản xuất mè trong mô hình luân canh lúa – mè dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy hiệu quả kỹ thuật đạt mức 82,22%. Các yếu tố đầu vào được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của vụ sản xuất mè bao gồm lượng ngày công lao động, lượng giống sử dụng, lượng phân đạm nguyên chất, ii lượng hoạt chất thuốc nông dược. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện các yếu tố như kinh nghiệm sản xuất của chủ nông hộ, độ màu mỡ của đất và tham gia hợp tác xã có ảnh hưởng cùng chiều với năng suất vụ mè, trong khi đó hai yếu tố thu nhập phi nông nghiệp và tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng ngược chiều với năng suất vụ mè. Kết quả phân tích hàm lợi nhuận Translog cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh lúa – mè đạt mức 68,26%. Kết quả này cho thấy tiềm năng cải thiện hiệu quả kinh tế, gia tăng lợi nhuận của các nông hộ sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long là khá lớn nếu cải thiện được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ của các nông hộ. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình này bao gồm giá lao động chuẩn hóa, giá phân đạm chuẩn hóa, giá phân lân chuẩn hóa, giá phân kali chuẩn hóa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện các yếu tố như trình độ học vấn của chủ hộ, sử dụng vốn vay cho sản xuất, tham gia hợp tác xã, vụ sản xuất mè, vụ sản xuất lúa Đông Xuân có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận, trong khi các yếu tố kinh nghiệm, số lao động gia đình và tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận mô hình luân canh lúa – mè. Căn cứ vào mức hiệu quả kỹ thuật và mức hiệu quả kinh tế của từng nông hộ, nghiên cứu ước tính được phần kém hiệu quả kỹ thuật cũng như phần kém hiệu quả kinh tế tương ứng với từng nông hộ. Từ đó, ước tính được phần năng suất lúa và mè bị thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật cũng như phần lợi nhuận bị mất đi do kém hiệu quả kinh tế gây ra. Dựa vào các phát hiện trên, để nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình luân canh lúa – mè, nghiên cứu tập trung đề xuất các giải pháp về tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ học vấn và năng lực tổ chức sản xuất cho nông dân, tăng cường nghiên cứu phục tráng và phát triển giống mè địa phương, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cải thiện chất lượng công tác đào tạo và huấn luyện của hệ thống khuyến nông, đẩy mạnh tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế tập thể để góp phần cải thiện hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác luân canh lúa – mè tại đồng bằng sông Cửu Long. iii ABSTRACT The objective of this dissertation is to estimate the production efficiency and analyze the factors affecting the production efficiency of households cultivating the rice-sesame rotation model in the Mekong Delta to propose solutions to enhance the production efficiency of the rice-sesame rotation model in this region. The dissertation uses data surveyed from 191 households practicing the rice- sesame rotation model in 2022 through pre-prepared questionnaires. The dissertation applied cost-benefit analysis and stochastic frontier analysis oriented towards output to estimate the production efficiency of the rice-sesame rotation model in the Mekong Delta. The results of descriptive statistics and cost-benefit analysis show that the average total revenue of the rice-sesame rotation model is 117.75 million VND/ha/household, the average total cost is 61.65 million VND/ha/household, and the average total profit is 56.21 million VND/ha/household. The profit margin on revenue is 0.46 times, and the profit margin on cost is 1.14 times. The t-test results show that the rice-sesame rotation model has a lower average total cost and higher average total profit compared to the monoculture rice model. The profit margin on revenue of the rice-sesame rotation model is higher than the monoculture rice model. The profit margin on cost of the rice-sesame rotation model is higher than the monoculture rice model. The Cobb-Douglas production function analysis results for the rice production cycles in the rice-sesame rotation model show a technical efficiency level of 80.05%. The input factors positively affecting the technical efficiency of rice production cycles include the amount of labor days, the amount of pure phosphate fertilizer, and the amount of pure potassium fertilizer; conversely, the amount of seed used negatively affects the technical efficiency of rice production cycles. Additionally, the research results also find that the Winter-Spring rice production cycle positively affects productivity, while technical training has not created positive impacts on the productivity of rice production cycles in the rice-sesame rotation model. The analysis results for the sesame production cycle in the rice-sesame rotation model based on the Cobb-Douglas production function show a technical efficiency iv level of 82.22%. The input factors identified to affect the technical efficiency of the sesame production cycle include the amount of labor days, the amount of seed used, the amount of pure nitrogen fertilizer, and the amount of active ingredient in agricultural chemicals. Additionally, the research finds that factors such as the experience of the household head, soil fertility, and participation in cooperatives positively affect the productivity of the sesame crop, while non-agricultural income and technical training negatively affect the productivity of the sesame crop. The analysis of the Translog profit function shows that the economic efficiency of the rice-sesame rotation model is at 68.26%. This result indicates a significant potential for improving economic efficiency and increasing the profitability of households practicing the rice-sesame rotation model in the Mekong Delta if technical efficiency and allocative efficiency are improved. The input factors affecting the economic efficiency of this model include normalized labor cost, normalized nitrogen fertilizer cost, normalized phosphate fertilizer cost, and normalized potassium fertilizer cost. Additionally, the research findings also identify factors such as the household head's education level, use of production loans, participation in cooperatives, sesame production cycle, and Winter-Spring rice production cycle as positively influencing profits. Conversely, factors like experience, number of family laborers, and technical training have a negative impact on profits. Based on the levels of technical efficiency and economic efficiency of each household, the study estimates the portions of technical inefficiency and economic inefficiency for each household. Consequently, it estimates the amount of rice and sesame productivity lost due to technical inefficiency and the amount of profit lost due to economic inefficiency. Based on these findings, to enhance the production efficiency of the rice- sesame rotation model, the study proposes the following solutions: Improving production organization. Enhancing the education level and production organization capacity of farmers. Strengthening research to restore and develop local sesame varieties. Promoting the application of mechanization and improving labor efficiency. v Improving the quality of training and education by the agricultural extension system. Expanding agricultural credit to support agricultural development. Developing collective economic models These solutions contribute to improving both the technical and economic efficiency of the farming model. vi CAM ĐOAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 03 tháng 01 năm 2025 Cán bộ hướng dẫn Nghiên cứu sinh Pgs.Ts Nguyễn Hữu Đặng Hồ Nhật Mai Trâm vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i TÓM TẮT .......................................................................................................................... ii ABSTRACT ..................................................................................................................... iv CAM ĐOAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... vii MỤC LỤC ...................................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... xiii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... xvi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết ........................................................................... 1 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn ........................................................................... 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4 1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu .......................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu .......................................................................... 4 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.4.2 Phạm vi không gian ............................................................................................ 5 1.4.3 Phạm vi thời gian ................................................................................................ 5 1.4.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu ............................................................................. 6 1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 6 1.5.1 Về học thuật ........................................................................................................ 6 1.5.2 Về thực tiễn ........................................................................................................ 8 viii 1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 11 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 11 2.1.1 Mô hình luân canh trong nông nghiệp .............................................................. 11 2.1.2 Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên.......................................................................... 11 2.1.3 Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên ........................................................................ 13 2.1.4 Hiệu quả sản xuất ............................................................................................. 17 2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ MÔ HÌNH LUÂN CANH TRONG NÔNG NGHIỆP ...................................................................... 22 2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả sản xuất lúa ...................................... 22 2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả sản xuất rau màu .............................. 31 2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh ....... 36 2.2.4 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 38 2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ MÈ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................................................................ 42 2.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................... 42 2.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................................... 43 2.3.3 Tổng quan tình hình sản xuất lúa và mè tại đồng bằng sông Cửu Long ............ 44 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 48 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 48 3.1.1 Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 48 3.1.2 Mô hình nghiên cứu và cơ sở hình thành biến ................................................... 49 3.1.3 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 56 3.1.4 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 56 3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................. 58 3.2.1 Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................... 58 ix 3.2.2 Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................... 58 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ................................................................................. 61 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả .................................................................................. 61 3.3.2 Phân tích chi phí – lợi nhuận (Cost and Return Analysis-CRA) ...................... 61 3.3.3 Phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên .......................................................... 63 3.3.4 Phân tích hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên ........................................................ 65 3.3.5 Các loại kiểm định ............................................................................................ 68 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 71 4.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ ĐƯỢC KHẢO SÁT ..................................................................................... 71 4.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 71 4.1.2 Đặc điểm điều kiện sản xuất ............................................................................. 72 4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LUÂN CANH LÚA – MÈ ĐƯỢC KHẢO SÁT ....................................................................................................... 76 4.2.1 Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận của mô hình luân canh lúa – mè ... 76 4.2.2 Hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất luân canh lúa – mè .......................... 80 4.2.3 So sánh hiệu quả tài chính mô hình sản xuất luân canh lúa – mè và mô hình sản xuất chuyên canh lúa ................................................................................................. 82 4.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LUÂN CANH LÚA – MÈ ĐƯỢC KHẢO SÁT ........................................................................................................ 83 4.3.1 Lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè ........................................................................................................................... 83 4.3.2 Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè ............................................................................ 86 4.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 97 4.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT LUÂN CANH LÚA – MÈ ĐƯỢC KHẢO SÁT ........................................................................................................ 99 x 4.4.1 Giá các yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát ............................................................................................................. 99 4.4.2 Hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè ................................................................................... 101 4.4.3 Lợi nhuận bị mất do kém hiệu quả kinh tế .................................................... 111 4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 112 4.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ ..................................................................................................................... 113 4.5.1 Tổ chức sản xuất ............................................................................................. 113 4.5.2 Nâng cao trình độ học vấn và năng lực tổ chức sản xuất cho nông dân ........ 115 4.5.3 Tăng cường nghiên cứu phục tráng và phát triển giống mè địa phương ....... 115 4.5.4 Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ............ 116 4.5.5 Cải thiện chất lượng công tác đào tạo và huấn luyện của hệ thống khuyến nông .............................................................................................................................. 116 4.5.6 Đẩy mạnh tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế tập thể .................................................................................................................................. 117 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................... 120 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 120 5.2 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................................... 122 5.3 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 122 5.3.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành ................................................ 122 5.3.2 Đối với nông hộ sản xuất ............................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 125 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................... 134 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ LÚA – MÈ ......................... 1 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ CHUYÊN LÚA ............... 19 xi PHỤ LỤC 3: DIỄN GIẢI CÁCH QUY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ GIÁ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO SỬ DỤNG TRONG CÁC MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG ............................... 36 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................... 39 PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC NÔNG HỘ CANH TÁC MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ ĐÃ THU THẬP SỐ LIỆU ......................................................................... 121 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC NÔNG HỘ CANH TÁC MÔ HÌNH CHUYÊN CANH LÚA ĐÃ THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................................... 126 PHỤ LỤC 7: DANH MỤC CÁC LOẠI PHÂN BÓN VÀ THUỐC NÔNG DƯỢC SỬ DỤNG TRONG VỤ SẢN XUẤT MÈ THEO MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT ................................................................ 129 PHỤ LỤC 8: DANH MỤC CÁC LOẠI PHÂN BÓN VÀ THUỐC NÔNG DƯỢC SỬ DỤNG TRONG VỤ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – MÈ CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT ................................................................ 133 xii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................... 39 Bảng 3.1: Giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát .................................................................................... 57 Bảng 3.2: Đối tượng, phạm vi và cỡ mẫu quan sát đã sử dụng cho nghiên cứu ............. 60 Bảng 4.1: Đặc điểm KT-XH của các nông hộ canh tác theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát ................................................................................................................... 71 Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng và giá bán sản phẩm đầu ra của các nông hộ canh tác theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát .............................................................. 75 Bảng 4.3: Chi phí sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát ................... 77 Bảng 4.4: Doanh thu và lợi nhuận của các nông hộ sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát .................................................................................................... 80 Bảng 4.5: Các chỉ số tài chính của mô hình sản xuất luân canh lúa - mè ...................... 81 Bảng 4.6: So sánh hiệu quả tài chính của mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè và mô hình chuyên canh 3 vụ lúa được khảo sát ........................................................................ 83 Bảng 4.7: Lượng đầu vào trong sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát ..................................................................................................................................... 84 Bảng 4.8: Lượng đầu ra trong sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát 86 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mè theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát .................. 89 Bảng 4.10: Phân bổ hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mè theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát ............................................................................................................. 91 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát .................. 92 Bảng 4.12: Phân bổ hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa vụ ĐX và vụ TĐ theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát ........................................................................... 96 Bảng 4.13: Năng suất lúa và mè bị thất thoát do kém hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát .............................................................. 96 xiii Bảng 4.14: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát ....................... 97 Bảng 4.15: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất mè theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát ....................... 98 Bảng 4.16: Kết quả ước lượng hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát ....................... 103 Bảng 4.17: Phân phối hiệu quả kinh tế trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát ................................................................................................................. 111 Bảng 4.18: Lợi nhuận bị thất thoát do kém hiệu quả kinh tế ở vụ lúa ĐX, vụ lúa TĐ và vụ mè được khảo sát ...................................................................................................... 112 Bảng 4.19: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất theo mô hình luân canh lúa - mè được khảo sát ................................ 112 xiv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ định hướng đầu vào .......................... 20 Hình 2.2: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ định hướng đầu ra ............................. 21 Hình 2.3: Bản đồ hành chính đồng bằng sông Cửu Long ............................................... 43 Hình 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 2017-2022 tại ĐBSCL ........ 45 Hình 2.5: Diện tích và sản lượng mè giai đoạn 2017-2022 tại ĐBSCL .......................... 46 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát ........................................................................ 49 Hình 4.1: Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất theo mô hình luân canh lúa – mè được khảo sát............................................................................................ 74 Hình 4.2: Diện tích và sản lượng mè giai đoạn 2017-2022 của cả nước và tại ĐBSCL . 76 xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐX Đông Xuân HT Hè Thu TĐ Thu Đông XH Xuân Hè KT-XH Kinh tế - Xã hội xvi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào thì các chỉ số về hiệu quả cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể bởi đây là cơ sở để kiểm tra, phân tích và đánh giá trình độ kỹ thuật cũng như khả năng phối hợp các nguồn lực đầu vào của người sản xuất nhằm xây dựng và lựa chọn các giải pháp tối ưu để thực hiện các mục tiêu về hiệu quả theo kỳ vọng. Theo Koopmans (1951), một quá trình sản xuất được coi là hiệu quả kỹ thuật khi và chỉ khi chỉ có thể tăng mức độ đầu ra nhất định hoặc giảm mức độ đầu vào bằng cách giảm mức độ đầu ra khác hoặc tăng mức đầu vào khác. Lý thuyết kinh tế cổ điển, kể từ nghiên cứu của Debreu (1951) đã chính thức hóa các khái niệm của Koopmans, khi đề cập đến các khái niệm về tối ưu Pareto cho rằng một kĩ thuật sản xuất chưa phải là tối ưu nếu vẫn còn khả năng tăng mức đầu ra hoặc giảm mức đầu vào. Sau đó, Farrell (1957) mở rộng nghiên cứu của Koopmans và Debreu bằng cách đưa vào một khía cạnh khác của hiệu quả gắn với thành phần tối ưu của đầu vào và giảm thiểu chi phí có tính đến giá tương đối của đầu ra và đầu vào. Thực vậy, trong nông nghiệp, hiệu quả sản xuất luôn là một trong những chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước quan tâm (Coelli et al., 2005; Nhựt, 2006; Kolawole, 2006, 2007; Singh & Chand, 2011; Galawat & Yabe, 2012; Nhựt & Hiền, 2014; Hidayah & Susanto, 2013; Watkins et al., 2013; Nghi và ctv., 2014; Nghi & Nam, 2015; Rathnayake & Amaratunge, 2016; Samarpitha et al., 2016; Đặng, 2017, 2019; Tuấn & Đặng, 2019; Tuấn, 2023). Phần lớn các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện theo hướng tiếp cận phi tham số (phân tích màng bao dữ liệu – DEA - Data Envelopment Analysis) hoặc phương pháp tiếp cận tham số (phân tích biên ngẫu nhiên - SFA- Stochastic Frontier Analysis) theo 2 dạng mô hình khá phổ biến là Cobb-Douglas và Translog. Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa - mè trên phạm vi toàn vùng ĐBSCL còn rất hạn chế. Một số ít nghiên cứu đã thực hiện cách đây nhiều năm theo phạm vi quy mô nhỏ 1 theo địa phương ở những thời điểm riêng lẻ. Phần lớn thực hiện ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cho một loại cây trồng riêng rẻ trong một vụ hoặc cho một mô hình chuyên canh cho một loại cây trồng. Trong 5 năm gần đây, chưa có nghiên cứu mới về hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa - mè trên phạm vi toàn vùng ĐBSCL được tiếp cận bằng phương pháp tham số (SFA) ước lượng chung cho cả mô hình sản xuất trong một năm. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là ước lượng hiệu quả sản xuất cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ canh tác theo mô hình luân canh lúa - mè tại ĐBSCL bằng phương pháp tham số (SFA) để góp phần làm sáng rõ và cung cấp các bằng chứng khoa học dưới góc nhìn của kinh tế học cho cả mô hình sản xuất nông nghiệp. 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lượng thực, trái cây nhiệt đới lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, trong đó hơn 2,5 triệu ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm trên 60% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Hàng năm, ĐBSCL cung ứng gần 24 triệu tấn lúa cho thị trường, chiếm hơn 55% tổng sản lượng lúa của cả nước (Tổng Cục thống kê, 2022). Các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế về tự nhiên trong sản xuất lúa và các loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng đã trở thành thách thức lớn đối với lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL, đặc biệt là những cây trồng cần nhiều nước như cây lúa thì sản xuất ngày càng khó khăn. Theo Khôi và ctv. (2021), mô hình trồng lúa kết hợp ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL giúp gia tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất lúa thông qua ba khía cạnh là tăng năng suất trên đơn vị diện tích lúa, giảm bớt nguy cơ dịch bệnh, cải thiện đất và thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Do đó, để tiếp tục khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương và phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ đã có chủ trương chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa cũng như chuyển đổi đất trồng lúa sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao được thực hiện theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP năm 2015, Nghị định số 62/2019/NĐ-CP và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP năm 2019. Các giải pháp tổng thể về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên Nghị Quyết số 120/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ. Năm 2018, Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 quy định về chuyển đổi cây 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_mo_hinh_luan_ca.pdf
  • pdf04.01.2025_File tóm tắt luận án_tiếng Anh_Có tên tác giả_HNMTram.pdf
  • pdf04.01.2025_File tóm tắt luận án_tiếng Việt_Có tên tác giả_HNMTram.pdf
  • docxMục 6_Trang thong tin diem moi luan an_TiengAnh_H.N.M.Tram_04.01.2025.docx
  • docxMục 6_Trang thong tin diem moi luan an_TiengViet_H.N.M.Tram_04.01.2025.docx
  • pdfQĐCT_Hồ Nhật Mai Trâm.pdf
Luận văn liên quan