Luận án Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ quá trình phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp. Vì vậy, sẽ có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn. Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đổi nghề do bị mất đất sản xuất, rơi vào trạng thái bị động và thiếu các điều kiện đảm bảo cuộc sống khi họ bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, lao động nông nghiệp mất việc làm truyền thống và khó chuyển đổi nghề nghiệp. Vấn đề giải quyết việc làm để ổn định đời sống cho người lao động nổi lên như một hiện tượng vừa mang tính khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vừa mang tính đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn (Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 2011).

pdf180 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62 31 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH HÀ NỘI, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Trần Thị Minh Phương ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền và TS. Nguyễn Quốc Chỉnh là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giáo viên và cán bộ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển Nông thôn đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình xây dựng luận án. Tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hà Nội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, Cục Thống kê TP Hà Nội; Các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn TP Hà Nội, UBND các huyện, thị xã trong TP Hà Nội; UBND xã, Phòng Lao động việc làm các huyện, thị xã trong TP Hà Nội, các hộ gia đình tại TP Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Trần Thị Minh Phương iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục hình x Danh mục sơ đồ xi Danh mục hộp xi MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả định nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Những đóng góp mới của luận án 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 7 1.1.2. Khu vực nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn 16 1.1.3. Các tác động của đô thị hóa tới tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn 19 1.1.4. Các lý thuyết về tạo việc làm khu vực nông thôn 20 1.1.5. Nội dung các hoạt động và biện pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn 26 1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn 31 1.2. Cơ sở thực tiễn 34 iv 1.2.1. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước 34 1.2.2. Quan điểm của Đảng và chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của Việt Nam 41 1.2.3. Tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam 46 1.3. Các nghiên cứu có liên quan 52 1.4. Kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội trong tạo việc làm đối với lao động nông thôn 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 56 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 57 2.1. Đặc điểm địa tự nhiên kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội 57 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 57 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 57 2.1.3. Khái quát dân số khu vực nông thôn Hà Nội 60 2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 60 2.2.1. Phương pháp tiếp cận 60 2.2.2. Khung phân tích 61 2.3. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 62 2.4. Phương pháp thu thập thông tin 64 2.5. Phương pháp phân tích 69 2.5.1. Phương pháp thống kê kinh tế 69 2.5.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 70 2.5.3. Phương pháp phân tích mô hình 70 2.6. Các chỉ tiêu phân tích 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 77 Chương 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 78 3.1. Khái quát về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội 78 3.1.1. Khái quát về dân số, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn 78 3.1.2. Khái quát về việc làm ở khu vực nông thôn 81 v 3.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội 85 3.2.1. Các chính sách và giải pháp tạo việc làm đã thực hiện cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội 85 3.2.2. Các bên có liên quan trong hoạt động tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội 91 3.2.3. Kết quả của các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội 92 3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa 103 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội 104 3.3.1. Chính sách tạo việc làm 104 3.3.2. Mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn 105 3.3.3. Mức độ phát triển của các ngành trong khu vực nông thôn 107 3.3.4. Công tác dạy nghề và nâng cao chất lượng lao động 107 3.3.5. Hoạt động của thị trường lao động 107 3.3.6. Mức độ mở rộng của hoạt động xuất khẩu lao động 112 3.3.7. Các yếu tố từ bản thân người lao động 112 3.3.8. Các yếu tố khác 116 3.3.9. Một số kết quả phân tích mô hình 116 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 123 Chương 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 124 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội 124 4.1.1. Dự báo cung cầu lao động 124 4.1.2. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 127 4.1.3. Căn cứ thực trạng tạo việc làm 129 4.2. Mục tiêu và định hướng về tạo việc làm 129 4.2.1. Mục tiêu và quan điểm 129 4.2.2. Định hướng 133 vi 4.3. Các giải pháp chủ yếu 134 4.3.1. Giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội 134 4.3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 139 4.3.3. Giải pháp mở rộng xuất khẩu lao động 142 4.3.4. Giải pháp tạo việc làm từ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn 143 4.3.5. Tăng cường thông tin thị trường lao động và tuyên truyền chính sách việc làm 144 4.3.6. Nâng cao nhận thức về tự tạo và tìm kiếm việc làm của người nông dân 145 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 1. Kết luận 147 2. Kiến nghị 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 158 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Cụm từ tiếng Anh CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CS Chính sách CMKT Chuyên môn kỹ thuật DVVL Dịch vụ việc làm ĐTN Đào tạo nghề GQVL Giải quyết việc làm GDCN Giáo dục chuyên nghiệp ILO Tổ chức Lao động quốc tế International Labour Organization KCN Khu công nghiệp KT Kinh tế LĐ Lao động LĐNT Lao động nông thôn LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội LFS Điều tra lao động việc làm Labour Force Survey NSLĐ Năng suất lao động ODA Nguồn viện trợ phát triển chính thức Official Development Assisstance PTNT Phát triển nông thôn TP Thành phố TVL Tạo việc làm TW Trung ương TCTK Tổng cục thống kê UBND Ủy ban nhân dân VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Vietnam Household Living Standard Survey VL Việc làm viii DANH MỤC BẢNG STT Tên các bảng Trang 2.1. Phân loại đất đai của thành phố Hà Nội 59 2.2. Phân bố số hộ khảo sát theo xã, huyện 63 2.3. Hộ sinh sống tại nơi ở hiện tại theo thời gian 66 2.4. Hộ bị ảnh hưởng từ dự án 67 2.5. Nguồn thu nhập/sinh kế chính của các hộ được phỏng vấn 67 2.6. Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức thu nhập 68 2.7. Số hộ và tỷ lệ hộ phân theo tình trạng sở hữu đất canh tác trồng trọt 68 2.8. Tình trạng sở hữu đất trước khi bị thu hồi 68 2.9. Hình thức sử dụng lao động của hộ trên đất canh tác 69 3.1. Dân số trung bình và nông thôn của Hà Nội 78 3.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số trên 15 tuổi khu vực nông thôn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014 79 3.3. Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực nông thôn so với toàn thành phố theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014 81 3.4. Lao động có việc làm của Hà Nội theo ngành kinh tế, giai đoạn 2010-2014 82 3.5. Cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn 84 3.6. Số việc làm được tạo ra từ các hộ vay vốn giải quyết việc làm phân theo huyện/quận/thị xã 98 3.7. Số việc làm được tạo ra từ các đề án học nghề phân theo huyện/quận/thị xã 99 3.8. Số việc làm được tạo ra qua các doanh nghiệp phát triển sản xuất phân chia theo huyện/quận/thị xã 100 3.9. Tăng trưởng, việc làm trong 3 ngành ở Hà Nội 101 3.10. Hệ số co giãn việc làm theo tăng trưởng của Hà Nội 102 3.11. Số phiên giao dịch việc làm được thực hiện 109 ix 3.12. Tỷ lệ người dân đi tìm việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm phân theo huyện/quận/thị xã 111 3.13. Tỷ lệ tìm được việc qua Trung tâm dịch vụ việc làm 111 3.14. Trình độ chuyên môn kỹ thuật theo nông thôn và khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức (%) 115 3.15. Kết quả ước lượng mô hình xác định khả năng có việc làm phi nông nghiệp 117 3.16. Kết quả ước lượng mô hình nhu cầu lao động 119 4.1. Kết quả dự báo dân số, cung lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 124 4.2. Kết quả dự báo cầu lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 125 4.3. Kết quả dự báo cầu lao động thành phố Hà Nội theo ngành, giai đoạn 2011-2020 125 4.4. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo 126 4.5. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo phân theo trình độ 126 x DANH MỤC HÌNH STT Tên các hình Trang 3.1. Lực lượng lao động khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2013 80 3.2. Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội năm 2014 81 3.3. Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3 nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010-2014 83 3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực nông thôn năm 2014 (%) 113 3.5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nhóm ngành phi nông nghiệp khu vực nông thôn năm 2014 114 3.6. Cơ cấu lao động nông thôn khu vực chính thức 114 xi DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên các sơ đồ Trang 1.1. Cơ chế tạo việc làm - Cơ chế 3 bên 13 2.1. Khung nghiên cứu phân tích tổng thể của luận án 62 4.1. Áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa 128 DANH MỤC HỘP STT Tên các hộp Trang 1.1. Mô hình giải quyết việc làm cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Hải Dương .................................................... 51 3.1. Vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn............................................ 93 3.2. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .................................................................................................. 95 3.3. Hộ kinh doanh vay vốn tạo việc làm ........................................................ 96 3.4. Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm ................... 104 3.5. Hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ........................................................................................ 106 3.6. Xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm ......................................... 112 4.1. Mô hình tạo việc làm bằng hình thức phát triển ngành nghề dịch vụ thương mại .............................................................................................. 139 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ quá trình phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp. Vì vậy, sẽ có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình nông nghiệp, nông thôn. Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đổi nghề do bị mất đất sản xuất, rơi vào trạng thái bị động và thiếu các điều kiện đảm bảo cuộc sống khi họ bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác, lao động nông nghiệp mất việc làm truyền thống và khó chuyển đổi nghề nghiệp. Vấn đề giải quyết việc làm để ổn định đời sống cho người lao động nổi lên như một hiện tượng vừa mang tính khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vừa mang tính đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn (Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 2011). Tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hóa là vấn đề cần thiết phải được Đảng, Nhà nước, các địa phương nhìn nhận, đánh giá đúng đắn để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân bị thu hồi đất, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Với mục tiêu năm 2015, cơ bản hoàn thành CNH-HĐH Thủ đô (về đích trước 5 năm so với cả nước trên con đường CNH-HĐH), Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9,5% đến 10%/năm. Mục tiêu, định hướng này được nêu rõ trong Chỉ thị của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) (Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, 2012). Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá thuộc loại nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Điều này được thể hiện qua sự mở rộng phạm vị địa giới và sự tăng trưởng về số lượng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới... 2 Từ 01/8/2008, thực hiện nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, dân số Hà Nội tăng từ 3,556 triệu người lên 6,4 triệu người sau khi hợp nhất, dân số trong tuổi lao động tăng từ 2,256 triệu người lên 4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 3,2 triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương ứng 5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố. Năm 2015, quy mô dân số của Hà Nội khoảng 7,2 triệu người, trong đó có 4,8 triệu người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến năm 2020, dân số đạt 7,9 triệu người, bình quân trong 5 năm từ 2015- 2020, hàng năm Hà Nội có khoảng 180 - 220 nghìn lao động mất việc làm hoặc thiếu việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 2011). Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặt khác, đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn người dân bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đô thị hoá. Cụ thể, đô thị hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của những người dân chịu ảnh hưởng của đô thị hóa. Mặt tích cực rõ nhất của đô thị hóa đem lại là cơ cấu kinh tế và cơ cấu việc làm chuyển dịch theo hướng hiện đại (tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp). Ngược lại, mặt tiêu cực hiển hiện của đô thị hóa là diện tích đất nông nghiệp của nông thôn Hà Nội có xu hướng ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng, việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân có tác động lớn đến thu nhập và đời sống của họ. Đô thị hóa có thể tác động làm người nông dân không còn từ liệu sản xuất, mất việc làm trong nông nghiệp, quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm của họ rất khó khăn bởi trình độ tay nghề còn thấp và hạn chế, 3 thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp. Vì vậy, mặc dù dự án mở ra nhiều, nhưng để có việc làm, thu nhập ổn định vẫn luôn là vấn đề cần giải quyết. Có thể nói, đô thị hoá đã tác động rất lớn đến việc làm của người lao động nói chung và người nông dân nói riêng. Sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng làm phát sinh các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường gây không ít khó khăn cho việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đi cùng những dự án, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống (y tế, giáo dục, giao thông...) ngày càng được cải thiện hơn. Tóm lại, bên cạnh những tác động của đô thị hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung thì đô thị hóa tác động trực tiếp đến vấn đề lao động - việc làm của người dân nông thôn Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu để tổng kết lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội là hết sức cần thiết, nhằm phân tích, đánh giá khái quát thực trạng việc làm, tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa và đánh giá và đo tác động của các yếu tố tác động đến tạo việc làm khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu a, Mục tiêu chung Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tạo việc làm cho khu vực này. b, Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về việc làm, tạo việc làm và kinh nghiệm thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn. - Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh ĐTH. 4 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn của Hà Nội trong bối cảnh ĐTH. - Đề xuất định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh ĐTH. 3. Câu hỏi nghiên cứu và giả định nghiên cứu a) Đề tài tập trung nghiên cứu trả lời các câu hỏi: - Thực trạng về việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn TP Hà Nội trong bối cảnh ĐTH diễn ra như thế nào? - Những chính sách, quy định hiện nay đã được thực hiện như thế nào để có thể hỗ trợ tạo việc làm, hiệu quả của các chính sách? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội, mức độ ảnh hưởng ra sao? - Với bối cảnh ĐTH cần có những giải pháp gì để tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội? b) Giả định nghiên cứu - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và dịch vụ sẽ kéo theo xu hướng này đối với việc làm. - Đầu tư, tăng trưởng, một số chương trình tạo việc làm sẽ đem lại hiệu quả đến tạo việc làm cho lao động nông thôn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án được xác định là lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa. b) Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn TP Hà Nội. Địa bàn được chọn để khảo sát là các huyện, thị xã phía Tây TP Hà Nội nơi có tốc độ ĐTH diễn ra mạnh mẽ.  Phạm vi nội dung: - Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh ĐTH. 5 - Thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tạo việc làm
Luận văn liên quan