Luận án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015. AEC ra đời là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng đồng kinh tế - an ninh - xã hội. AEC cũng sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 nước thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực. Điều đó sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại quốc tế Việt Nam nói riêng. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN có sứ mệnh nhằm tạo dựng: - Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. - Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. - Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO). Khi chính thức gia nhập AEC, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc hình thành các trụ cột kinh tế, quan trọng là thị trường và các cơ sở sản xuất thống nhất. Thuế doanh nghiệp sẽ rút dần từ 5-0% trong dài hạn. Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh và những doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải có những điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các tập đoàn nước ngoài. Bản thân doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao về mọi mặt thì mới hy vọng đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN. Từ nhiều năm nay, hàng hoá của các nước trong khối ASEAN đã tràn ngập thị trường Việt Nam, như sản phẩm dao gọt trái cây, hay nước tăng lực của Thái Lan. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị đẩy ra khỏi ngành do hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan và Singapore.

doc227 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG ----------o0o--------- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG ----------o0o--------- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 9.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi là nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ninh cam đoan Luận án: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN” là công trình khoa học do tôi độc lập nghiên cứu và hoàn thành với kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ninh LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Huy Khôi và PGS.TS Đỗ Hương Lan trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đơn vị chức năng trong Viện đã tạo điều kiện, góp ý chuyên môn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Cuối cùng nghiên cứu sinh cảm ơn gia đình, bạn bè, cơ quan và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ninh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mục tiêu của AEC...........................................................................57 Bảng 2.2. Các cấp độ hội nhập của AEC....................................................58 Bảng 3.1. Tổng giá trị thương mại nội khối ASEAN và thế giới năm 2020 69 Bảng 3.2. Xuất khẩu hàng hóa nội khối ASEAN giai đoạn 2011 - 2015 71 Bảng 3.3. Xuất khẩu hàng hóa nội khối ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 72 Bảng 3.4. Cán cân thương mại nội khối ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 73 Bảng 3.5: Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 73 Bảng 3.6. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 75 Bảng 3.7. Tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang ASEAN năm 2020 77 Bảng 3.8: Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam - ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 79 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Khung khổ lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị trường ASEAN 39 Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng thương mại nội khối các quốc gia ASEAN năm 2020 70 Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn từ 2011 - 2020 74 Biểu đồ 3.3. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thái Lan Giai đoạn từ 2011 - 2020 75 Biểu đồ 3.4. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Malaysia Giai đoạn 2011 - 2020 76 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng các nhóm hàng XK của Việt Nam sang ASEAN năm 2020 78 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của doanh nghiệp về nguyên nhân hạn chế của thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN 106 Biểu đồ 3.7: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ hỗ trợ của các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN 107 Biểu đồ 3.8: Đánh giá của doanh nghiệp xuất khẩu về khó khăn trong việc phát triển thị trường và sản phẩm 108 Biểu đồ 3.9: Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách tạo thuận lợi thương mại............................................................................................114 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN 3 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 4 ATIGA ASEAN Trade in Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 5 DN Doanh nghiệp 6 EU European Union Liên minh Châu Âu 7 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 8 NHNN Ngân hàng Nhà nước 9 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 10 TCTD Tổ chức tín dụng 11 THQG Thương hiệu Quốc gia 12 RCEPT Regional Comprehensive Economic Partnership Treatment Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực 13 SME Small and Medium-sized Enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa 14 XK Xuất khẩu 15 XNK Xuất nhập khẩu 16 XTTM Xúc tiến thương mại 17 WB World Bank Ngân hàng thế giới 18 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015. AEC ra đời là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng đồng kinh tế - an ninh - xã hội. AEC cũng sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 nước thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực. Điều đó sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thương mại quốc tế Việt Nam nói riêng. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN có sứ mệnh nhằm tạo dựng: - Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. - Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử. - Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO). Khi chính thức gia nhập AEC, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc hình thành các trụ cột kinh tế, quan trọng là thị trường và các cơ sở sản xuất thống nhất. Thuế doanh nghiệp sẽ rút dần từ 5-0% trong dài hạn. Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh và những doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải có những điều chỉnh để tạo thế cân bằng với các tập đoàn nước ngoài. Bản thân doanh nghiệp Việt Nam phải tự nâng cao về mọi mặt thì mới hy vọng đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN. Từ nhiều năm nay, hàng hoá của các nước trong khối ASEAN đã tràn ngập thị trường Việt Nam, như sản phẩm dao gọt trái cây, hay nước tăng lực của Thái Lan. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị đẩy ra khỏi ngành do hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan và Singapore. Ngoài ra, thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng chưa hoàn thiện, đặc biệt chính sách thương mại quốc tế. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các rào cản kỹ thuật mà các đối tác thương mại dựng lên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Rào cản phi thuế quan là trở ngại lớn vì đi đôi với xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nước sẽ tìm cách dựng các rào cản phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước, rào cản phi thương mại vẫn còn rất khó để loại bỏ. Ví dụ, một tỷ lệ cao của nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp ô tô phải chịu các biện pháp phi thương mại như thuế bổ sung và chi phí, cũng như các quy chuẩn kỹ thuật (Singapore áp đặt), cấp giấy phép nhập khẩu tự động (Bruney và Malaysia sử dụng) và nhập khẩu không tự động cấp giấy phép (Indonesia và Philippines sử dụng) và AEC chỉ là điểm khởi đầu trong nỗ lực loại bỏ rào cản phi thuế quan và đây sẽ là quá trình lâu dài, Bên cạnh những thách đặt ra, AEC cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường với hơn 676 triệu dân, không những thế còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN, vì ASEAN có một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác như: Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác thông qua các thỏa thuận Thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ mà điển hình là Hiệp định Kinh tế Đối tác toàn diện khu vực (RCEPT), đây là một hiệp định nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, tiếp cận thị trường của Việt Nam sẽ được cải thiện bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế sẽ góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Cơ hội tiếp cận thị trường mới dành cho các nhà xuất khẩu ASEAN được mở rộng với việc loại bỏ các rào cản thương mại và dịch vụ. Quy tắc xuất xứ linh hoạt, hiện đại, tính minh bạch hóa cao là một số trong nhiều yếu tố thuận lợi hóa. Ví dụ như, trong ASEAN có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với 60% sản phẩm được sản xuất từ ASEAN thì được chứng nhận là sản phẩm trong ASEAN, do đó sẽ được hưởng lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN, nhất là thương mại liên quan đến hội nhập kinh tế. Cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thuế suất trong ASEAN sẽ về từ 0 - 5%, nếu sản xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất hoặc thuế suất thấp. Đồng thời, nhập khẩu máy móc cũng không phải chịu thuế suất, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc hạ giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của hàng hóa. Kể từ khi AEC ra đời, việc khai thác các cơ hội là thành viên của AEC nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước thành viên trong cộng đồng còn rất hạn chế, cần có những giải pháp khắc phục. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên bắt nguồn từ các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC còn những hạn chế, tồn tại khiến chưa phát huy được hiệu quả. Cụ thể: - Việc phát triển thị trường và mặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường ASEAN. Các mặt hàng vẫn chưa đảm bảo tính cạnh tranh cả về mặt chất lượng và công nghệ sản xuất, chế biến. - Xúc tiến thương mại, tạo nguồn hàng xuất khẩu nhìn chung thiếu một chiến lược tổng thể ở cấp độ quốc gia. Các hoạt động chưa được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt nhu cầu và mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu. - Tỷ giá và tín dụng xuất khẩu chưa thực sự góp phần hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp sang thị trường ASEAN trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh rất lớn và chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hạn chế về quy mô vốn của doanh nghiệp. - Tạo thuận lợi thương mại và phát triển nguồn nhân lực xuất khẩu cũng chưa thực sự tốt trong việc hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng nhiều tới quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng cả lượng và chất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN. - Bảo hiểm xuất khẩu hàng hoá và logistic còn những hạn chế như chi phí dịch vụ cao, đội ngũ nhân lực còn hạn chế về trình độ. Để có được cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc triển khai một cách có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN ”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu luận cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu luận cứ khoa học, xác lập khung khổ lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ nước thành viên sang thị trường Liên kết kinh tế khu vực. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC. Thứ ba, xây dựng các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: thúc đẩy xuất khẩu là một phương thức nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, nó bao gồm tất cả các biện pháp của nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo ra những cơ hội và khả năng tăng giá trị cũng như số lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, nghiên cứu sinh chỉ tiếp cận và đi sâu phân tích các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của nhà nước. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN, giai đoạn 2011 - 2020, làm nổi bật rõ kết quả qua 2 giai đoạn 5 năm trước và sau khi AEC ra đời. - Phạm vi về không gian: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước trong ASEAN. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: Việc nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát triển một cách đồng bộ, gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ về thời gian, không gian và được đặt trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN. - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: Đây là phương pháp mà nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích, nhằm khái quát hoá được bức tranh tổng hợp về thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước trong ASEAN. Nghiên cứu sinh cũng dùng phương pháp này để phân tích, dự báo các yếu tố môi trường tác động đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước trong ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Thông qua dự báo để khái quát và đánh giá khả năng thúc đẩy xuất khẩu và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Phương pháp khảo sát: Nhằm mục đích củng cố, cập nhật thêm những thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng trong luận án, nghiên cứu sinh tiến hành thiết kế phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin sơ cấp. Đối tượng khảo sát bao gồm các chuyên gia và các doanh nghiệp xuất khẩu. + Các chuyên gia: Các cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức nhà nước là chủ thể tham gia xây dựng, ban hành và thực thi các biện pháp về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá. + Các doanh nghiệp xuất khẩu: Là chủ thể được hưởng lợi từ các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mà nhà nước ban hành. Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu sinh đã thực hiện gửi phiếu khảo sát thông qua email tới 450 doanh nghiệp. Nghiên cứu sinh đã thu về 187 phiếu. Các doanh nghiệp được nghiên cứu sinh lựa chọn chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam năm 2020 ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nghiên cứu sinh gửi 120 phiếu tới các cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức nhà nước đang làm việc tại các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, kết quả thu về là 60 phiếu. - Phương pháp nghiên cứu đối chiếu, so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu giữa thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước trong ASEAN giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Những điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; qua đó, xác lập được khung khổ lý thuyết về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước trong ASEAN. Trên cơ sở đó, luận án đã giới hạn và lựa chọn các biện pháp vĩ mô của nhà nước và kết hợp các biện pháp này một cách có hiệu quả nhằm phát huy lợi thế của từng biện pháp, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở các tài liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp, luận án đã đánh giá được bức tranh thực trạng về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước trong ASEAN trong giai đoạn 2011-2020 theo các biện pháp đã lựa chọn. Từ đó, đưa ra được những nhận định, đánh giá về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của việc sử dụng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC. Đây là những luận cứ thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp có khả năng áp dụng và đảm bảo tính khi thi cao nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC thời kỳ đến năm 2030. Thứ ba, trên cơ sở luận cứ khoa học vững chắc, cùng với việc phân tích, nhận định về bối cảnh trong nước và quốc tế trong thời gian tới có tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang ASEAN nói riêng, luận án đã đưa ra được hệ thống các quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố của tác giả và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Chương 2: Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa từ nước thành viên sang thị trường liên kết kinh tế khu vực Chương 3: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong bối cảnh hình thành AEC thời kỳ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1. 1. Các nghiên cứu về thương mại quốc tế và thương mại khu vực Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về thương mại quốc tế như là một điều kiện để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. Phải kể đến các tác giả như Kahnertteal.(1969) trong tác phẩm ”Economic Integration among developmentcountries” Ở đây, tác giả cố gắng phân tích vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng của các quốc gia tham gia và sự cần thiết phải thúc đẩy những quan hệ kinh tế đa phương và song phương trong khuôn khổ kinh tế toàn cầu. Các nhà nghiên cứu khác như Besla Balassa. (1973) cũng đưa ra quan điểm rất rõ ràng về thương mại quốc tế trong “Tariffs and trade policy in the Asean common market” nhưng cũng khá đơn giản, chỉ là những thỏa thuận xóa bỏ phân biệt đối xử về thương mại giữa các quốc gia tham gia. Tác giả nhấn mạnh ở sự tự do hóa di chuyển các n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giai_phap_thuc_day_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_s.doc
  • docxĐiểm mới của luận án.docx
  • docxĐiểm mới luận án ( Tiếng Anh).docx
  • docxTóm tắt LA tiếng Anh.docx
  • docxTóm tắt Luận án.docx
  • docxTrích yếu luận án.docx
Luận văn liên quan