Luận án Giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ (1945 - 1975)

Thời đại nào cũng vậy, giáo dục luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngay từ thời dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ông cha ta đã rất quan tâm đến giáo dục, trọng dụng nhân tài, phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh, 2011a, tập 4, tr.7). Kế thừa truyền thống trọng giáo dục của ông cha, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (9/1945), Đảng và Chính phủ đã coi việc chống nạn mù chữ, xây dựng nền giáo dục mới là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy, nhìn lại tình hình hoạt động giáo dục của nước ta nói chung và giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ nói riêng thời kỳ 1945 - 1975 sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam, lịch sử giáo dục địa phương Đông Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975), Đông Nam Bộ là chiến trường ác liệt, nơi đây vừa là căn cứ địa (Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Long Nguyên ), vừa là nơi diễn ra nhiều thắng lợi quân sự góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc như thắng lợi của chiến dịch Bến Cát năm 1950 đưa phong trào kháng chiến của quân dân vùng Đông Nam Bộ hòa nhập khí thế với cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, tiến công hạ đồn bót địch ở Gia Ninh năm 1954 hòa cùng tiếng súng chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, cùng với quân dân miền Nam đóng góp sức mình vào công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của nền giáo dục cách mạng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, quân và dân vùng Đông Nam Bộ đã xây dựng được một nền giáo dục vô cùng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, đã thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để phục vụ chiến tranh và xây dựng, củng cố vùng giải phóng, sẵn sàng cho sau giải phóng. Từ những lớp bình dân học vụ đầu tiên, đội ngũ cán bộ giáo viên ở vùng Đông Nam Bộ đã tích cực xây dựng và phát triển các trường lớp đa dạng ở vùng giải phóng và trong các căn cứ để đào tạo các thế hệ chiến sĩ trên các mặt trận chiến đấu giành độc lập tự do, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Trải qua 30 năm của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1945 - 1975), vượt qua mọi khó khăn gian khổ và sự hy sinh, những người làm công tác giáo dục cách mạng đã anh dũng, kiên cường bám đất, bám dân, vun bồi và xây đắp nền giáo dục cách mạng, vừa dạy học, vừa là một “chiến sĩ” sẵn sàng chiến đấu, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là truyền thống cách mạng vô cùng quý báu của ngành Giáo dục vùng Đông Nam Bộ. Trong thời gian qua, đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề giáo dục cách mạng ở miền Nam và Nam Bộ, nhưng chưa thực sự đi sâu, chi tiết, đặc biệt là đối với vùng Đông Nam Bộ.

docx215 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ (1945 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Hồng Hạnh GIÁO DỤC CÁCH MẠNG Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (1945 - 1975) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Hồng Hạnh GIÁO DỤC CÁCH MẠNG Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (1945 - 1975) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGÔ MINH OANH 2. TS. PHẠM PHÚC VĨNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kì học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Huỳnh Hồng Hạnh DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐHTH : Đại học Tổng hợp HĐND : Hội đồng nhân dân MNVN : Miền Nam Việt Nam Nxb : Nhà xuất bản TTLTQG II TP. HCM : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Thành phố Hồ Chí Minh TTLTQG III HN : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hà Nội TDTT : Thể dục thể thao UBKCHCNB : Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số giáo viên lớp sơ cấp được huấn luyện ở các tỉnh Nam Bộ 44 Bảng 2.2. Số giáo viên lớp dự bị được huấn luyện ở các tỉnh Nam Bộ 44 Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ người biết chữ ở các tỉnh Đông Nam Bộ qua các năm 1949 - 1950 66 Bảng 2.4. Số lớp, số học viên ở các tỉnh Đông Nam Bộ (1949 - 1950) 67 Bảng 2.5. Tình hình tiểu học vụ ở các tỉnh Đông Nam Bộ (1948) 71 Bảng 3.1. Số trường, lớp, học sinh và giáo viên ở một số tỉnh Đông Nam Bộ trong năm 1972 - 1973 80 Bảng 3.2. Số học sinh phổ thông cụ thể của một số tỉnh Đông Nam Bộ năm 1974 - 1975 117 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp 39 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 89 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại nào cũng vậy, giáo dục luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngay từ thời dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ông cha ta đã rất quan tâm đến giáo dục, trọng dụng nhân tài, phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh, 2011a, tập 4, tr.7). Kế thừa truyền thống trọng giáo dục của ông cha, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (9/1945), Đảng và Chính phủ đã coi việc chống nạn mù chữ, xây dựng nền giáo dục mới là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy, nhìn lại tình hình hoạt động giáo dục của nước ta nói chung và giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ nói riêng thời kỳ 1945 - 1975 sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam, lịch sử giáo dục địa phương Đông Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975), Đông Nam Bộ là chiến trường ác liệt, nơi đây vừa là căn cứ địa (Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Long Nguyên), vừa là nơi diễn ra nhiều thắng lợi quân sự góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc như thắng lợi của chiến dịch Bến Cát năm 1950 đưa phong trào kháng chiến của quân dân vùng Đông Nam Bộ hòa nhập khí thế với cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, tiến công hạ đồn bót địch ở Gia Ninh Gia Ninh gồm các tỉnh: Gia Định, Tây Ninh và huyện Đức Hòa (thuộc tỉnh Chợ Lớn cũ). năm 1954 hòa cùng tiếng súng chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, cùng với quân dân miền Nam đóng góp sức mình vào công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của nền giáo dục cách mạng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, quân và dân vùng Đông Nam Bộ đã xây dựng được một nền giáo dục vô cùng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, đã thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực để phục vụ chiến tranh và xây dựng, củng cố vùng giải phóng, sẵn sàng cho sau giải phóng. Từ những lớp bình dân học vụ đầu tiên, đội ngũ cán bộ giáo viên ở vùng Đông Nam Bộ đã tích cực xây dựng và phát triển các trường lớp đa dạng ở vùng giải phóng và trong các căn cứ để đào tạo các thế hệ chiến sĩ trên các mặt trận chiến đấu giành độc lập tự do, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Trải qua 30 năm của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1945 - 1975), vượt qua mọi khó khăn gian khổ và sự hy sinh, những người làm công tác giáo dục cách mạng đã anh dũng, kiên cường bám đất, bám dân, vun bồi và xây đắp nền giáo dục cách mạng, vừa dạy học, vừa là một “chiến sĩ” sẵn sàng chiến đấu, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là truyền thống cách mạng vô cùng quý báu của ngành Giáo dục vùng Đông Nam Bộ. Trong thời gian qua, đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề giáo dục cách mạng ở miền Nam và Nam Bộ, nhưng chưa thực sự đi sâu, chi tiết, đặc biệt là đối với vùng Đông Nam Bộ. Việc nghiên cứu về giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ (1945 - 1975) để thấy được bức tranh của giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ một cách hoàn chỉnh, thấy được sự sáng tạo, linh hoạt của giáo dục cách mạng..., từ đó góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về những truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học trong hoàn cảnh chiến tranh là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ (1945 - 1975)” để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về lịch sử giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1975, cụ thể là: đường lối, chủ trương, tổ chức quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, xây dựng trường lớp và tổ chức dạy học, chương trình giảng dạy... trong hoàn cảnh chiến tranh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9 năm 1945, ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã thực hiện nhiệm vụ chống giặc dốt đến tháng 4 năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Về không gian: Luận án nghiên cứu giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng Đông Nam Bộ. - Từ 1945 đến 1954: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai), Bà Rịa (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Dầu Một (nay là Bình Dương), Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An và thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) Đến tháng 5/1951, nhằm thuận tiện cho việc quản lý và tổ chức kháng chiến, ta đã sáp nhập những tỉnh gần nhau có cùng đặc điểm về địa lý, thành lập các tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập hai hoặc ba tỉnh cũ: Gia Ninh (gồm các tỉnh cũ Gia Định, Tây Ninh và các huyện Đức Hòa, Trung Huyện, khu Đông Thành thuộc tỉnh Chợ Lớn); Thủ Biên (gồm các tỉnh cũ Thủ Dầu Một, Biên Hòa và huyện Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định). - Từ 1954 đến 1975: Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai), Bà Rịa (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu), Long Khánh (nay là thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai), Phước Long - Bình Long (nay là Bình Phước), Tây Ninh, Bình Dương, Long An (tới Hậu Nghĩa), Phước Tuy và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) Từ 1959 đến 1965, thành lập tỉnh Phước Thành (gồm các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo) Từ 1973 đến 1975, thành lập tỉnh Bình Phước (sáp nhập hai tỉnh cũ Bình Long, Phước Long); Tân Phú (gồm các huyện Tân Uyên, Phú Giáo và Độc Lập) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An (tới Hậu Nghĩa), Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Vùng giải phóng được đề cập trong luận án thời kỳ kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam là vùng lãnh thổ và dân cư đã được lực lượng kháng chiến giải phóng khỏi ách thống trị của quân xâm lược và tay sai. Ở vùng giải phóng, chính quyền cách mạng được thành lập để quản lý công khai mọi mặt hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng hoạt động công khai... nhưng chưa thật ổn định. Vùng giải phóng có thể bị đối phương đánh chiếm lại nếu chính quyền cách mạng không được củng cố thành căn cứ kháng chiến vững mạnh. Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đã xuất hiện nhiều vùng giải phóng lớn, nhỏ được cách mạng xây dựng, củng cố thành hậu phương của kháng chiến (Bộ Quốc phòng Trung tâm từ điển bách khoa quân sự, 2004, tr.1192). Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng giải phóng là vùng rất phức tạp vì hoàn toàn không có một ranh giới nào cả. Do đó, giải phóng đến đâu, công tác giáo dục sẽ được chính quyền cách mạng thực hiện đến đó. Về nội dung: Luận án nghiên cứu giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ (1945 - 1975), cụ thể: - Đường lối, chủ trương, tổ chức quản lý giáo dục, công tác đào tạo cán bộ, giáo viên trong hoàn cảnh chiến tranh. - Các hoạt động giáo dục như hình thức tổ chức trường, lớp học, chương trình, sách giáo khoa, hình thức tổ chức dạy học, cơ sở vật chất - Các loại hình giáo dục khác nhau như bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, giáo dục phổ thông (chủ yếu tập trung ở cấp I). - Đóng góp của giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ cho kháng chiến và đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện nay. Khái niệm “giáo dục cách mạng” được trình bày trong luận án này là một quá trình gắn liền với yêu cầu của cuộc giải phóng dân tộc. Hoạt động của giáo dục yêu nước là các lớp học, các phong trào giáo dục do những người cộng sản Việt Nam tổ chức, không chỉ giúp cho người học biết chữ quốc ngữ, tiếp thu một số kiến thức khoa học thường thức gắn với đời sống..., mà quan trọng hơn là trang bị cho học viên thành một cán bộ biết tổ chức, vận động cách mạng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Trung ương Đảng đã chỉ thị: “Đi học là kháng chiến, mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến, mỗi giáo viên Bình dân học vụ là một đội viên tuyên truyền kháng chiến, có biết chữ kháng chiến mới mau thắng lợi; tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương diệt giặc dốt” (Đỗ Hữu Tài, Bùi Quang Huy, Vũ Đình Sùng và Lê Minh Thanh, 2002, tr.108, 110). Từ đó, một nền giáo dục mới, thực sự cách mạng đã sớm được hình thành trong kháng chiến, có nội dung, phương pháp hẳn hoi. Nội hàm khái niệm này gồm quá trình tiến hành xây dựng và phát triển phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa với mục đích nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động và của cán bộ và giáo dục phổ thông nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ, những chiến sĩ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hóa tối thiểu cần thiết cho nhu cầu công tác trong hoàn cảnh chiến tranh. Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giáo dục cách mạng được hình thành và phát triển với nhiều đặc trưng của thời chiến như về tổ chức trường lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh, nội dung dạy và học, hình thức giáo dục phù hợp với thời chiến. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Tái hiện quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ từ 1945 đến 1975. Từ đó, nhận xét, đánh giá về đặc điểm, vị trí, vai trò và những đóng góp của nền giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện nay. Làm rõ những nét sáng tạo, linh hoạt trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ về các mặt: công tác quản lý giáo dục, hình thức tổ chức trường, lớp học, hình thức tổ chức dạy học, các điều kiện đảm bảo như giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu dạy học trong kháng chiến. Rút ra những đặc điểm, bài học lịch sử của giáo dục cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Đông Nam Bộ, làm cơ sở vận dụng vào sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống giáo dục, cơ cấu tổ chức của giáo dục cách mạng. - Công tác đào tạo giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, xây dựng trường, lớp học, hình thức tổ chức dạy học - Quá trình xây dựng và phát triển bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ và giáo dục phổ thông (chủ yếu tập trung ở cấp I). - Đánh giá vị trí, vai trò và những đóng góp của giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến. - Kết quả của giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1975 về quy mô, chất lượng giáo dục - đào tạo, đóng góp của giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận - Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lập trường, quan điểm của chính quyền cách mạng và lợi ích của dân tộc, đảm bảo tính khoa học trong quá trình nghiên cứu giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1975. - Luận án tiếp cận vấn đề trên cơ sở xem Đông Nam Bộ là một vùng và đặt vấn đề trong bối cảnh lịch sử của nó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp cơ bản của nghiên cứu lịch sử được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. - Phương pháp lịch sử: đặt giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (hai giai đoạn: 1945 - 1954 và 1954 - 1975), phục dựng quá trình hình thành, phát triển của nền giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ theo tiến trình lịch sử. - Phương pháp logic: thông qua việc phục dựng quá trình hình thành và phát triển của nền giáo dục cách mạng để tìm ra những đặc điểm, quy luật và bài học lịch sử của giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975). - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đánh giá tư liệu... nhằm thực hiện luận án có chiều sâu và khái quát được vấn đề nghiên cứu. Do vấn đề nghiên cứu là giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong giai đoạn chiến tranh ác liệt (1945 - 1975), nên nguồn tư liệu khá khó khăn và thiếu hụt nhiều. Vì vậy, để có nguồn tư liệu có độ tin cậy và đủ để phục dựng lại bức tranh giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975), tác giả phải sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, như các công trình nghiên cứu có đề cập đến giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ, tài liệu lưu trữ, hồi ký... Do đó, trong quá trình sử dụng các nguồn sử liệu, tác giả phải tiến hành đánh giá, so sánh đối chiếu, phân tích các sử liệu để xác định tính chính xác và độ tin cậy. - Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn nhân chứng nguyên là cán bộ lãnh đạo Ban, Tiểu ban Giáo dục, Ty Giáo dục, giáo viên trong kháng chiến, cùng với nguồn tài liệu thành văn, tư liệu lời kể của các nhân chứng, giúp tái hiện một cách sinh động những hoạt động của giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1975. 5. Nguồn tài liệu Tác giả sử dụng những nguồn tài liệu sau: - Nguồn tài liệu đã xuất bản: bao gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước; tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tư liệu, tài liệu, hồi ký của các nhân chứng nguyên là cán bộ lãnh đạo Ban, Tiểu ban Giáo dục, Ty Giáo dục, giáo viên trong kháng chiến; các công trình nghiên cứu trong nước đã xuất bản và các bài viết đăng trên báo, tạp chí liên quan đến giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những tài liệu đã xuất bản giúp chúng tôi nghiên cứu, bổ sung đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề đặt ra trong luận án. - Nguồn tài liệu lưu trữ: gồm các báo cáo, nghị quyết, chỉ thị... của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức cách mạng, nguồn tài liệu lưu trữ tại TTLTQG II TP. HCM, TTLTQG III HN bao gồm các báo cáo, hồ sơ, số liệu về giáo dục Đông Nam Bộ trong kháng chiến; phúc trình, công văn của Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 - 1963)... Những tài liệu lưu trữ này được chúng tôi tham khảo, đối chiếu và sử dụng để triển khai, thực hiện luận án khách quan và có chiều sâu. 6. Đóng góp của luận án - Góp một phần vào việc phục dựng bức tranh giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp người đọc hiểu rõ hơn sự sáng tạo, linh hoạt của những “chiến sĩ” giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục cách mạng trong kháng chiến, góp phần vào giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học cho các thế hệ sau. - Bước đầu nêu lên những ưu điểm, hạn chế của giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong kháng chiến. - Luận án cung cấp những tư liệu lịch sử về sự nghiệp giáo dục cách mạng ở Đông Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập về lịch sử giáo dục, lịch sử địa phương. - Những kinh nghiệm được rút ra có thể vận dụng vào sự nghiệp giáo dục ở Đông Nam Bộ hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2. Giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Chương 3. Giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). Chương 4. Nhận xét, đánh giá về giáo dục cách mạng ở vùng Đông Nam Bộ (1945 - 1975). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu chung về giáo dục Việt Nam Năm 1980, Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn hành quyển Hội Truyền bá quốc ngữ (1938 - 1945) của Vương Kiêm Toàn và Vũ Lân. Nội dung quyển sách trình bày quá trình hình thành, phát triển và tác dụng của Hội Truyền bá quốc ngữ trong những năm 1938 - 1945. Cụ thể, tác giả trình bày, phân tích khái quát những vấn đề chính như quá trình phát triển của Hội Truyền bá quốc ngữ với chính sách ngu dân của Pháp đối với nhân dân Việt Nam; cuộc đấu tranh không ngừng của nhân dân Việt Nam chống chính sách ngu dân của Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1931; sự ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá quốc ngữ từ năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 tiêu biểu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ muộn hơn nhưng cũng đã có tác dụng tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, trí thức tích cực tham gia một phong trào xã hội có ý nghĩa tiến bộ, động viên được lòng yêu nước và tính hăng say hoạt động cách mạng của họ; tác dụng và nguyên nhân thành công của Hội Truyền bá quốc ngữ những năm 1938 - 1945. Năm 1985, Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn hành quyển Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945 của Vũ Ngọc Khánh. Tác giả đã trình bày và phân tích một cách tổng quát nền giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với những nét cơ bản về nội dung, tổ chức giáo dục Năm 1995, Nxb Giáo dục, Hà Nội công bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Lịch sử cơ quan Bộ Giáo dục - Đào tạo 1945 - 1995 từ Bộ Quốc gia giáo dục đến Bộ Giáo dục và Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề tài nêu bật quá trình hình thành và phát triển của cơ quan Bộ Giáo dục từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Luận án Phó Tiến sĩ Quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam mới từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954 của tác giả Đỗ Thị Nguyệt Quang (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội năm 1996) đề cập đến quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam sau khi giành độc lập (9/1945) đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi (7/1954), những bài học kinh nghiệm cho nền giáo dục hiện nay. Luận án có phần trình bày sơ lược về giáo dục cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1945 - 1954. Năm 2003, quyển sách Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam của tác giả Lê Văn Giạng được Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành. Nội dung quyển sách mô tả khái quát hình ảnh giáo dục Việt Nam từ nền giáo dục Nho học, nền giáo dục thuộc Pháp đến nền giáo dục đương đại. Tác phẩm đề cập đến giáo dục cách mạng thời kỳ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_giao_duc_cach_mang_o_vung_dong_nam_bo_1945_1975.docx
  • pdfLuan an - sua tiep thu PB - moi chinh - 1.pdf
  • pdfQĐ HỘI ĐỒNG NCS HUỲNH HỒNG HẠNH.pdf
  • docxTom tat L.A tiếng Anh - moi chinh - 1.docx
  • pdfTom tat L.A tiếng Anh - moi chinh - 1.pdf
  • docxTom tat L.A tieng Viet - moi chinh - 1.docx
  • pdfTom tat L.A tieng Viet - moi chinh - 1.pdf
  • docTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG VIET.doc
  • pdfTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - TIENG VIET.pdf
  • docxTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN- TIENG ANH.docx
  • pdfTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN- TIENG ANH.pdf
Luận văn liên quan