Luận án Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục pháp luật (GDPL) cho công chức hành chính (CCHC) là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước Lào. Công chức hành chính là những chủ thể thực hiện các công vụ cụ thể, là hạt nhân của nền công vụ và là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị cho CCHC hệ thống kiến thức pháp luật (PL) nhằm nâng cao ý thức PL, làm hình thành niềm tin và phát triển thói quen hành động theo quy định PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước và các quy tắc của đời sống, hình thành những hiểu biết về chính trị, đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và kiềm chế hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của CCHC trong giai đoạn hiện nay là một công việc hết sức cần thiết. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc GDPL cho CCHC, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào đã sớm quan tâm đến vấn đề GDPL, rèn luyện đội ngũ CCHC. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, và chủ tịch Kay xỏn Phôm Vi Hản vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước Lào, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã nhấn mạnh “Chủ trương xây dựng nhân cách con người về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn các bộ tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành PL nhất là những người làm việc trong hệ thống chính trị nhà nước” [48, tr.13]. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Lào đã hết sức quan tâm đến công tác GDPL, đặc biệt là đối với CCHC nhà nước. Dưới góc độ lý luận, vấn đề GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã được một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác những trí thức mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra rất có ý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề GDPL cho CCHC Lào một cách toàn diện đây đủ, để làm nền tảng lý luận cho việc triển khai, thực hiện việc GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào

pdf191 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAY PHILA VONG GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng Hßa D¢n Chñ Nh¢n D¢n LµO hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAY PHILA VONG GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng Hßa D¢n Chñ Nh¢n D¢n LµO hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH QUÝ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả luận án Vilay PhilaVông MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6 1.1. Những công trình nghiên cứu ở Lào có liên quan tới giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 6 1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 10 1.3. Những nhận xét đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 29 2.2. Các bộ phận hợp thành của giáo dục pháp luật cho công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và các điều kiện đảm bảo 42 2.3. Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở một số nước và những kinh nghiệm có thể vận dụng trong giáo dục pháp luật chi công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 61 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 69 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Lào và đội ngũ công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 69 3.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào 83 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 115 4.1. Quan điểm giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 115 4.2. Các giải pháp đảm bảo giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 121 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CC : Công chức CCHC : Công chức hành chính CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân CT : Chính trị GD : Giáo dục GDPL : Giáo dục pháp luật HC : Hành chính HCNN : Hành chính nhà nước KT : Kinh tế KTTT : Kinh tế thị trường NDCM : Nhân dân cách mạng NN : Nhà nước PL : Pháp luật PP : Phương pháp QLNN : Quản lý nhà nước QLXH : Quản lý xã hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VPPL : Vi phạm pháp luật XH : Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục pháp luật (GDPL) cho công chức hành chính (CCHC) là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước Lào. Công chức hành chính là những chủ thể thực hiện các công vụ cụ thể, là hạt nhân của nền công vụ và là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị cho CCHC hệ thống kiến thức pháp luật (PL) nhằm nâng cao ý thức PL, làm hình thành niềm tin và phát triển thói quen hành động theo quy định PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước và các quy tắc của đời sống, hình thành những hiểu biết về chính trị, đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và kiềm chế hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của CCHC trong giai đoạn hiện nay là một công việc hết sức cần thiết. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc GDPL cho CCHC, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào đã sớm quan tâm đến vấn đề GDPL, rèn luyện đội ngũ CCHC. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, và chủ tịch Kay xỏn Phôm Vi Hản vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước Lào, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã nhấn mạnh “Chủ trương xây dựng nhân cách con người về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn các bộ tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành PL nhất là những người làm việc trong hệ thống chính trị nhà nước” [48, tr.13]. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Lào đã hết sức quan tâm đến công tác GDPL, đặc biệt là đối với CCHC nhà nước. Dưới góc độ lý luận, vấn đề GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã được một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác những trí thức mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra rất có ý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề GDPL cho CCHC Lào một cách toàn diện đây đủ, để làm nền tảng lý luận cho việc triển khai, thực hiện việc GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. 2 Về mặt thực tiễn trong những năm qua công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào đã thu được những thành tựu nhất định. Nội dung GDPL đã được đưa vào chương trình Đào tạo của các trường chính trị các cấp và một số trường Đại học trong cả nước với nhiều hình thức GDPL phong phú với các chủ thể GDPL đa dạng nên bước đầu đã đạt được các mục tiêu cơ bản về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. Tuy nhiên vấn đề GDPL cho CCHC ở Lào hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: nguồn tài liệu còn ít, hình thức còn đơn giản, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ làm công tác GDPL vừa thiếu, vừa yếu, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cấp các ngành chưa rõ ràng Bên cạnh đó, một bộ phận CCHC Lào nhận thức chưa đây đủ, thậm chí là coi thường công tác GDPL. Vì vậy, mà ý thức PL của một số bộ phận không nhỏ CCHC chưa cao nên đã có các hành vi tham ô, tham nhũng, cửa quyền với những phạm vi, mức độ khác nhau diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực Đông Nam Á như hiện nay, việc GDPL nói chung và GDPL cho CCHC nói riêng càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn vong của đất nước Lào. Đặc biệt là đối với thực tiễn Lào, khi mà trình độ hiểu biết pháp luật của CCHC còn tương đối thấp, thiếu kiến thức, hiểu biết PL, khả năng tiếp cận các chương trình, chính sách PL còn chậm, làm cản trở tiến trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, phải GDPL cho CCHC để họ hiểu PL và làm theo PL trong giao lưu, hợp tác quốc tế Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án * Mục đích nghiên cứu của luận án - Phân tích những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng GDPL cho CCHC Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào hiện nay. 3 * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào, trong đó nên lên khái niệm CCHC, xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò chủ thể, đối tượng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và những điều kiện đảm bảo GDPL cho CCHC nước CHDCND Lào. - Phân tích thực trạng đội ngũ CCHC ở Lào; phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập trong GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào và rút ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế bất cập. - Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm đảm bảo GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là vấn đề lý luận và thực tiễn về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. * Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào vào giai đoạn từ năm 2005 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận án - Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào, về GDPL cho CCHC. * Phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học Mác - Lênin. - Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng trực tiếp các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá: Được sử dụng khi phân tích các khái niệm về GDPL cho CCHC, vai trò của GDPL với CCHC được dùng trong chương 2. + Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng ở chương 2 để phân tích khái niệm đặc điểm GDPL cho CCHC ở Lào. 4 + Phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp điều tra xã hội họi: Được sử dụng ở chương 3 để điều tra bằng bảng hỏi về tình hình giáo dục pháp luật cho CCHC ở Lào. + Phương pháp thống kê: Được dùng để phân tích, thống kê các số liệu về đội ngũ CCHC Lào, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào một cách toàn diện có hệ thống. Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở những điểm sau: Một là: Lần đầu tiên luận án đã đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài, chỉ ra những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là: Luận án đã nghiên cứu, xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào như: Khái niệm, vai trò, các yếu tố hợp thành GDPL, các yếu tố đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. Ba là: Lần đầu tiên thực trạng GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào được phân tích đánh giá một cách khoa học, dưới sự tác động của nhân tố khách quan và chủ quan thể hiện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó làm tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC Lào. Bốn là: Luận án đã phân tích và xây dựng được các quan điểm và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn * Về ý nghĩa lý luận Có thể nói luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận. Chính vì vậy, luận án đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về GDPL cho đối tượng là CCHC ở nước CHDCND Lào. Đây là tài liệu có ý nghĩa tham khảo về phương diện lý luận cho quá trình xây dựng và hoàn thành chính sách PL cũng 5 như cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào và các nước có điều kiện KT-XH tương tự với CHDNCD Lào. * Về ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho những người làm công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào để vận dụng vào công việc của mình và luận án có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập môn lý luận chung về NN và PL trong các trường đại học chuyên Luật, các cơ sở nghiên cứu, trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL cũng như các chương trình trung cấp luật ở CHDCND Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO CÓ LIÊN QUAN TỚI GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về công chức hành chính Ở nước CHDCND Lào công chức hành chính là vấn đề luôn luôn được Đảng nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm. Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ 8 (11/2006) [3] đã khẳng định vai trò của CBCC nói chung và CCHC nói riêng. Trong chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, ở nước CHDCND Lào đã xác định vị trí vai trò của CCHC, đưa ra những kết quả và hạn chế, phương hướng, giải pháp trong công tác CBCC nói chung và CCHC nói riêng nhằm khắc phục những điều bất cập, những khó khăn trong công tác này ở Lào hiện nay. Nghiên cứu về CCHC đã có một số công luận văn, luận án tiến sĩ và một số tạp chí. Tác giả có thể tổng quan được một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan như sau: * Về luận văn, luận án - Un Kẹo Si pa sợt, “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [156]. Tác giả luận án đã phân tích đánh giá làm rõ công tác tổ chức cán bộ, đưa ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực này, đưa ra nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá. - Văn xay Xay nha bắt, “Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở thủ đô Viêng Chăn” [159]. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức, làm sáng tỏ vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay, phân tích cơ sở cho hoạt động nâng cao chất lượng công tác đào tạo CBCC, đánh giá khách quan về những thành công, hạn chế, 7 từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này. - Sổm Pha Văn Xút Thị Phông,“Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn” [134]. Tác giả đã trình bày một số khái niệm về công chức, chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, trình bày vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, phân tích thực trạng và nêu những quan điểm, chính sách về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, nêu ra một số nội dung, hình thức trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân. * Về tạp chí - Vi Lay Văn Phôm Khế, “Một số vấn đề về công tác hành chính và quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [161] đã khái quát về đặc điểm, thực trạng trong việc cải cách bộ máy tổ chức và cán bộ công chức, đưa ra phương hướng trong năm tới. - Phu Thắc Phít Thạ Nu Sỏn, “Quan điểm của hai Đảng hai Nhà nước Việt Nam - Lào về đào tạo bồi dưỡng cán Bộ Chính trị ở Lào” [116]. Các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau về khái niệm về cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ kế cận và CCHC của Đảng và Nhà nước Lào, khái quát những đặc điểm, xu hướng vận động, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, phân tích thực trạng và những bất cập, tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý trong hệ thống chính trị ở Lào. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật Có thể khẳng định, giáo dục pháp luật là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trên nhiều bình diện rộng hẹp khác nhau. Trong nhóm công trình thuộc lý luận chung về GDPL, các nhà nghiên cứu tiếp cận chủ yếu các vấn đề về ý thức PL, văn hóa PL và lối sống tuân theo PL là hướng nghiên cứu có tác dụng làm căn cứ cho việc nắm bắt về thực trạng và nhu cầu xã hội đối với việc GDPL cho nhân dân nói chung và nói riêng là đối tượng là CCHC, ý thức PL chính là mục tiêu cần đạt được của công tác GDPL. Chính vì vậy, có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu về GDPL, phổ biến PL đều bắt đầu từ việc nghiên cứu, đánh 8 giá thực trạng ý thức PL, cấu trúc của ý thức PL đối với việc xây dựng chương trình và xác định hình thức, phương thức GDPL. - Kế hoạch hoạt động công tác phổ biến, tuyên truyền, GDPL của Vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật Bộ Tư Pháp, năm 2009, đã phân tích những thực trạng trong công tác phổ biến, tuyên truyền, GDPL ở nước CHDCND Lào, đề xuất những giải pháp trong công tác này. - Bài tổng kết công tác phổ biến, tuyên truyền PL của Quốc hội Lào đã đưa ra những kết quả và hạn chế, phương hướng, giải pháp trong công tác phổ biến, tuyên truyền PL, nhằm khắc phục những điều bất cập, những khó khăn trong công tác phổ biến, tuyên truyền PL trong thời kỳ mới. * Về luận án tiến sĩ - Xay khăm Mun Ma Ny Vông, “Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường chính trị - Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [173]. Tác giả luận án đã phân tích rõ tầm quan trọng của việc giáo dục lý luận Mác - Lênin, phân tích rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra, đề xuất một số phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị - Hành chính nước CHDCND Lào hiện nay - Súc Ni Lăn Đon Kun Lạ Vông, “Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào” [136]. Luận án đã nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước CHDCND Lào. Luận án cũng đề xuất các giải pháp tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo cán bộ an ninh của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. * Về luận văn thạc sĩ - Inpeng Younkham, “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhămxay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [76]. Tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật dân tộc thiểu số như: khái niệm, vai trò, đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số, các thành tố của giáo dục pháp luật, đánh giá những thành tựu và hạn chế cho thấy cơ cấu dân tộc, ngôn ngữ của nước CHDCND Lào nói chung, tỉnh Bolykhămxay nói riêng. 9 - Bun Pheng Xinavong, “Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [24], Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân ở thủ đô Viên Chăn. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Tài liệu phục vụ học môn pháp luật do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, năm 2012, bao gồm: các tài liệu có hơn 60 câu hỏi - đáp tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, hơn 90 câu hỏi - đáp tình huống pháp luật cho học sinh trung học cơ sở, hơn 90 câu hỏi - đáp tình huống cho học sinh trung tâm học tập cộng đồng. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu có thể điểm qua một số các công trình như sau: Hiện nay các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề GDPL cho CCHC còn rất hạn chế có thể kể đến một số công trình như sau: * Về luận văn thạc sĩ - Văn La Ty Khăm Van Vông Sa, “Giáo dục pháp luật cho học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào” [157]. Tác giả đã xác định đối tượng hoạt động GDPL là các thế hệ học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, tập trung phân tích cơ sở lý luận bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức giáo dục, đánh giá thực trạng về đối tượng, chủ thể, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức GDPL và thực trạng về sự hợp tác, ủng hộ trong và ngoài nước, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu và hạn chế yếu kém, từ đó đề xuất luận chứng những giải pháp cơ bản đổi mới GDPL cho học viên. - Khămhiêng Phômmasith, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức ở tỉnh Phông Sa Ly Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [81], Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CBCC bao gồm:
Luận văn liên quan