Luận án Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932-1945

1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX phát triển sôi động, phong phú và vận động ngày càng nhanh chóng theo tiến trình hiện đại hóa. Đây là thời kì đánh dấu bước chuyển mình của văn học dân tộc từ hình thái, tính chất của văn học trung đại sang hình thái và tính chất của văn học hiện đại. Nghiên cứu thời kì văn học này, các nhà nghiên cứu chia ra các chặng, các bộ phận, khuynh hướng, trào lưu. nhằm mục đích khái quát, chỉ ra các đặc điểm, đặc trưng và quá trình vận động, phát triển mang tính quy luật của nó. Văn học thời kì này được chia thành hai bộ phận dựa vào thái độ chính trị của người cầm bút đối với chính quyền thực dân: bộ phận văn học công khai (hợp pháp) và bộ phận văn học bí mật (bất hợp pháp). Gắn với bộ phận văn học công khai, nổi bật là hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Sự phân chia như trên rất cần thiết trong nghiên cứu lý luận văn học. Song, trong thực tiễn đời sống văn học thời kỳ này, theo quan sát của chúng tôi, giữa các khuynh hướng văn học không có ranh giới tuyệt đối và luôn có sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại, đan xen lẫn nhau ở nhiều cấp độ, từ cái nhìn hiện thực tới phương thức phản ánh. Sự giao thoa này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nội dung và hình thức thể hiện của các khuynh hướng văn học. 1.2. Nhìn nhận, phân tích, đánh giá sự giao thoa này là cần thiết, đặc biệt ở lĩnh vực văn xuôi. Một mặt, chúng ta có thể thấy rõ hơn thực tế sinh động của văn xuôi nói riêng cũng như văn học nói chung. Tác phẩm văn học không chỉ bó hẹp trong các khuynh hướng, trào lưu mà luôn vận động trong sự gặp gỡ, tác động qua lại lẫn nhau, có sự kế thừa, phát triển trong nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Mặt khác, tránh được cái nhìn cơ giới hóa vẫn còn tồn tại rải rác trong một số giáo trình bằng việc cắt nghĩa, lý giải sự phong phú, đa dạng, phức tạp, từ đó đưa ra các đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học về tác giả cũng như tác phẩm văn học. 1.3. Đây là thời kì văn học phát triển triển rực rỡ với những thành tựu phong phú, những vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử văn học. Tìm hiểu sự giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật giữa hai khuynh hướng này cũng chính là tìm hiểu sự gặp gỡ, kế thừa giữa các tác giả của hai khuynh hướng, giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây, thấy rõ hơn được những giá trị bất biến, những giá trị mới trong quá trình vận động hòa nhập với văn học hiện đại thế giới. 1.4. Trong thực tế, quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học thời kỳ này trước 1986, các nhà nghiên cứu với nhiều lý do thường chỉ tập trung chú ý tới khuynh hướng văn học hiện thực. Sau 1986, vị trí, giá trị của văn học lãng mạn (đặc biệt là văn xuôi khuynh hướng lãng mạn) được chú ý nghiên cứu trên tinh thần khách quan, khoa học và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp nổi bật của khuynh hướng này trong tiến trình vận động, phát triển của văn xuôi nói riêng, văn học dân tộc nói chung. Đồng thời, thấy rõ hơn tính phức tạp nhiều mặt, sự ảnh hưởng qua lại của khuynh hướng lãng mạn với khuynh hướng hiện thực về tư tưởng và nghệ thuật. Song chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu giao thoa giữa hai khuynh hướng một cách hệ thống mà chỉ là những ý kiến, nhận định riêng trong các bài viết, các giáo trình. 1.5. Xuất phát từ thực tế giảng dạy trong nhà trường, văn xuôi thời kỳ 1932 - 1945 chiếm một dung lượng lớn, là một trong những nội dung cơ bản tạo nên giá trị đặc sắc, góp phần hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Tiếp đó là sự xuất hiện của nhiều tác giả lớn với những kiệt tác và hình tượng nghệ thuật bất hủ, độc đáo. Do đó, tìm hiểu sự giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật gữa hai khuynh hướng văn xuôi trên là rất cần thiết, có giá trị thực tiễn cao đối với quá trình giảng dạy. Tìm hiểu, nghiên cứu theo hướng này giúp cho người giáo viên hiểu thấu đáo hơn về diện mạo, tính chất của giai đoạn văn học. Từ đó, hiểu sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của họ.

docx164 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932-1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------- THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG GIAO THOA NGHỆ THUẬT GIỮA HAI KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VÀ VĂN XUÔI HIỆN THỰC THỜI KÌ 1932-1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN  HÀ NỘI - 2013 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------------- THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG GIAO THOA NGHỆ THUẬT GIỮA HAI KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VÀ VĂN XUÔI HIỆN THỰC THỜI KÌ 1932-1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN  Người hướng dẫn khoa học: 1- PGS.TS. LÊ THỊ DỤC TÚ 2- PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX phát triển sôi động, phong phú và vận động ngày càng nhanh chóng theo tiến trình hiện đại hóa. Đây là thời kì đánh dấu bước chuyển mình của văn học dân tộc từ hình thái, tính chất của văn học trung đại sang hình thái và tính chất của văn học hiện đại. Nghiên cứu thời kì văn học này, các nhà nghiên cứu chia ra các chặng, các bộ phận, khuynh hướng, trào lưu... nhằm mục đích khái quát, chỉ ra các đặc điểm, đặc trưng và quá trình vận động, phát triển mang tính quy luật của nó. Văn học thời kì này được chia thành hai bộ phận dựa vào thái độ chính trị của người cầm bút đối với chính quyền thực dân: bộ phận văn học công khai (hợp pháp) và bộ phận văn học bí mật (bất hợp pháp). Gắn với bộ phận văn học công khai, nổi bật là hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Sự phân chia như trên rất cần thiết trong nghiên cứu lý luận văn học. Song, trong thực tiễn đời sống văn học thời kỳ này, theo quan sát của chúng tôi, giữa các khuynh hướng văn học không có ranh giới tuyệt đối và luôn có sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại, đan xen lẫn nhau ở nhiều cấp độ, từ cái nhìn hiện thực tới phương thức phản ánh. Sự giao thoa này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nội dung và hình thức thể hiện của các khuynh hướng văn học. 1.2. Nhìn nhận, phân tích, đánh giá sự giao thoa này là cần thiết, đặc biệt ở lĩnh vực văn xuôi. Một mặt, chúng ta có thể thấy rõ hơn thực tế sinh động của văn xuôi nói riêng cũng như văn học nói chung. Tác phẩm văn học không chỉ bó hẹp trong các khuynh hướng, trào lưu mà luôn vận động trong sự gặp gỡ, tác động qua lại lẫn nhau, có sự kế thừa, phát triển trong nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Mặt khác, tránh được cái nhìn cơ giới hóa vẫn còn tồn tại rải rác trong một số giáo trình bằng việc cắt nghĩa, lý giải sự phong phú, đa dạng, phức tạp, từ đó đưa ra các đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học về tác giả cũng như tác phẩm văn học. 1.3. Đây là thời kì văn học phát triển triển rực rỡ với những thành tựu phong phú, những vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử văn học. Tìm hiểu sự giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật giữa hai khuynh hướng này cũng chính là tìm hiểu sự gặp gỡ, kế thừa giữa các tác giả của hai khuynh hướng, giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây, thấy rõ hơn được những giá trị bất biến, những giá trị mới trong quá trình vận động hòa nhập với văn học hiện đại thế giới. 1.4. Trong thực tế, quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học thời kỳ này trước 1986, các nhà nghiên cứu với nhiều lý do thường chỉ tập trung chú ý tới khuynh hướng văn học hiện thực. Sau 1986, vị trí, giá trị của văn học lãng mạn (đặc biệt là văn xuôi khuynh hướng lãng mạn) được chú ý nghiên cứu trên tinh thần khách quan, khoa học và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp nổi bật của khuynh hướng này trong tiến trình vận động, phát triển của văn xuôi nói riêng, văn học dân tộc nói chung. Đồng thời, thấy rõ hơn tính phức tạp nhiều mặt, sự ảnh hưởng qua lại của khuynh hướng lãng mạn với khuynh hướng hiện thực về tư tưởng và nghệ thuật. Song chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu giao thoa giữa hai khuynh hướng một cách hệ thống mà chỉ là những ý kiến, nhận định riêng trong các bài viết, các giáo trình. 1.5. Xuất phát từ thực tế giảng dạy trong nhà trường, văn xuôi thời kỳ 1932 - 1945 chiếm một dung lượng lớn, là một trong những nội dung cơ bản tạo nên giá trị đặc sắc, góp phần hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Tiếp đó là sự xuất hiện của nhiều tác giả lớn với những kiệt tác và hình tượng nghệ thuật bất hủ, độc đáo. Do đó, tìm hiểu sự giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật gữa hai khuynh hướng văn xuôi trên là rất cần thiết, có giá trị thực tiễn cao đối với quá trình giảng dạy. Tìm hiểu, nghiên cứu theo hướng này giúp cho người giáo viên hiểu thấu đáo hơn về diện mạo, tính chất của giai đoạn văn học. Từ đó, hiểu sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của họ. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945. Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài Nhiệm vụ của đề tài Luận án hướng tới tìm hiểu và phân tích những yếu tố giao thoa, những biểu hiện gần gũi, tương đồng giữa khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 ở các cấp độ: Giao thoa về tư tưởng nghệ thuật. Giao thoa về hình thức nghệ thuật. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung tìm hiểu sự giao thoa giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945, khảo sát qua một số cây bút tiêu biểu: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Trần Tiêu, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử Khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực trong văn học Việt Nam ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa cụ thể - thời kì 1932 - 1945 Vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu sự giao thoa giữa văn xuôi lãng mạn và hiện thực sẽ giúp chúng tôi thấy được những nguyên nhân tất yếu tạo nên hiện tượng độc đáo này. Qua đó khẳng định được những yếu tố tích cực cũng như những đóng góp của văn xuôi thuộc hai khuynh hướng này đối với lịch sử văn học. Phương pháp tiếp cận hệ thống Chúng tôi quan niệm khuynh hướng văn học là một hệ thống hoàn chỉnh, có mở đầu, kết thúc cũng như quá trình vận động và phát triển với những đặc trưng, đặc điểm riêng trong một thời điểm lịch sử cụ thể. Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp chúng tôi tìm hiểu, phân tích yếu tố giao thoa trong văn xuôi giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực trên từng cấp độ cụ thể, từ giao thoa về tư tưởng nghệ thuật, giao thoa về hình thức nghệ thuật tới các cấp độ tác phẩm, hình tượng nghệ thuật Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp được vận dụng trong việc phân tích nội dung tác phẩm, hình tượng nghệ thuật, các biện pháp nghệ thuật để thấy được các yếu tố giao thoa giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực. Qua so sánh, đối chiếu, khẳng định những yếu tố gặp gỡ, tương đồng người viết sẽ tổng hợp và đưa ra nhận xét, đánh giá. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được vận dụng nhiều trong luận án. Phương pháp này được chúng tôi vận dụng so sánh tư tưởng nghệ thuật cũng như các yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật giữa các tác giả, tác phẩm văn xuôi của hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực để tìm được sự giao thoa. Đóng góp của luận án Về phương diện lí luận Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên đi sâu tìm hiểu sự giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn học lãng mạn và hiện thực trong văn xuôi thời kì 1932 – 1945. Qua đó, góp phần khẳng định thêm về lí thuyết về sự cộng hưởng, tác động lẫn nhau giữa các khuynh hướng, các hiện tượng văn học. Về phương diện thực tiễn Từ việc tìm hiểu này, luận án chỉ ra những đặc trưng lịch sử của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, những đặc trưng này có ý nghĩa chi phối tiến trình phát triển của một giai đoạn văn học dân tộc nhất định. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên về văn văn xuôi thời kỳ 1932 - 1945 nói riêng và văn học thời kì này nói chung. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm có bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những tiền đề văn hóa xã hội - cơ sở của sự giao thoa văn học Chương 3: Giao thoa về tư tưởng nghệ thuật Chương 4: Giao thoa về hình thức nghệ thuật TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong quá trình tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực trước cách mạng, đã có một số ý kiến của các nhà khoa học bàn về những yếu tố gặp gỡ, tương đồng giữa các tác giả, giữa hai khuynh hướng sáng tác trên. Mặc dù số lượng không nhiều, các ý kiến đưa ra ở góc độ gợi mở song đều dựa trên cơ sở khoa học có được từ cái nhìn khách quan, từ sự phân tích, lý giải về diện mạo và thực tiễn văn xuôi thời kì này. Theo dòng thời gian, cùng với sự vận động của xã hội và văn học, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều hơn tới vấn đề này. Những ý kiến liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở giai đoạn trước 1975 Ngay từ 1939, trong Dưới mắt tôi, nhà phê bình Trương Chính đã đề cao giá trị hiện thực khi phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh và Khái Hưng. Khi phân tích Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và tập truyện ngắn Tối tăm của Nhất Linh, nhà phê bình Trương Chính chú ý nhiều và đề cao giá trị xã hội, giá trị hiện thực và “giá trị tâm lý” trong mỗi tác phẩm. Ông đề cao Đoạn tuyệt của Nhất Linh khi khẳng định: Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại vì “Đoạn tuyệt không chỉ có một giá trị xã hội” mà “còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi được”[74; tr 629]. Khi bàn về tác phẩm Lạnh lùng, ông cho rằng đó là “mũi tên độc thứ hai” mà Nhất Linh bắn vào Khổng giáo vì: “Trong Lạnh lùng, nạn nhân của chế độ cũ cũng đáng thương như Loan. Nhung một người đàn bà trẻ tuổi, góa bụa, nhưng không đi lấy chồng, hay không thể, không dám đi lấy chồng vì Luân lý, vì Đạo đức, vì Danh dự. Tác giả sẽ cho ta hiểu rằng Luân lý ấy là luân lý áp bức, đạo đức ấy là đạo đức giả dối, danh dự ấy là danh dự hão huyền”[74; tr 630] Giá trị tố cáo, kết án xã hội được ông khẳng định khi kết luận về nội dung của tiểu thuyết Lạnh lùng: “Đọc Lạnh lùng, ta cũng thấy cần đạp đổ những chế độ cũ nặng nề, eo hẹp, trong đó Nhung mà có lẽ cả ta nữa đương rẫy rụa, đương ngắc ngoải Đến trang cuối cùng, ta có một cảm giác rùng rợn, khủng khiếp. Cảm giác ấy là cảm giác của Nhung khi nàng nghĩ đến tương lai của nàng, một tương lai hắc ám, ghê sợ.”[74; tr 633]. Nhận định về các tác phẩm Nửa chừng xuân và Gia đình của Khái Hưng, Trương Chính cũng đặc biệt chú ý tới hiện thực về chế độ đại gia đình đang hiện hữu trong xã hội như một thứ ung nhọt, cần phải xóa bỏ. Với ông, “Nửa chừng xuân là một cuốn truyện ghi sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy”, chế độ đại gia đình luôn “đặt luân thường lên trên nhân đạo, đặt lễ nghi lên trên tự do cá nhân.” - một chế độ vô nghĩa vì “vô nhân đạo”[74; tr 641,642]. Lời kết án chế độ đại gia đình của Trương Chính mạnh mẽ hơn khi phân tích tác phẩm Gia đình của Khái Hưng. Từ việc chỉ ra rằng: chế độ đại gia đình không chỉ làm “lung lay” hạnh phúc của những cặp vợ chồng trẻ và khỏe mạnh mà còn biến họ thành nạn nhân và đẩy họ vào cuộc sống dục vọng thấp hèn với những thói đố kị, hiềm khích và ghen tị hay lối sống phó mặc, chán chường, liều lĩnh Trương Chính khẳng định giá trị tố cáo mạnh mẽ của tác phẩm: “Gia đình là nhát búa cuối cùng vào bức tượng khổng lồ nhưng đã mục nát của thế hệ trước: chế độ đại gia đình.”[74; tr 655] Những ý kiến, nhận định của nhà phê bình Trương Chính trong Dưới mắt tôi không trực tiếp đề cập tới những yếu tố giao thoa trong văn xuôi giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực, song đặc biệt chú ý tới giá trị hiện thực trong sáng tác của các cây bút lãng mạn tiêu biểu - Nhất Linh và Khái Hưng: phê phán, tố cáo mạnh mẽ chế độ đại gia đình mục ruỗng, thối nát đang tồn tại trong xã hội. Trương Chính đã ghi nhận công lao của Nhất Linh khi phơi bày sự áp bức, giả dối, hão huyền đang núp sau những luân lí, danh dự, đạo đức của lễ giáo phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan dựa vào tiêu chí riêng của mình đã xếp Nhất Linh vào mục Tiểu thuyết luận đề, Khái Hưng vào mục Tiểu thuyết phong tục và Thạch Lam trong hệ thống các cây bút Tiểu thuyết xã hội. Ông xếp cuốn Nửa chừng xuân vào các “tiểu thuyết lí tưởng” và còn có “khuynh hướng về phong tục” khi cho rằng: “Vai bà Án cho người ta được thấy quyền hành của một người mẹ trong một gia đình Việt Nam quý phái và cả những cái hay cái dở của quyền hành ghê gớm ấy; vai Hàn Thanh cho người ta biết sơ qua những thủ đoạn tàn ác của bọn cường hào ở các nơi thôn quê Việt Nam ”[110; tập 2; tr 220]. Theo Vũ Ngọc Phan: “người ta thấy ông (Khái Hưng) mới đầu chú trọng vào lý tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu”[110; tập 2; tr 244]. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã chú ý tới một mảng hiện thực xã hội đang tồn tại - những phong tục lỗi thời đã tạo nên giá trị trong nội dung các tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng. Về tác giả Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan xếp vào mục Tiểu thuyết luận đề và cũng đề chú ý tới yếu tố phong tục trong nội dung phản ánh trên tinh thần cải cách rõ rệt: “Ông là một tiểu thuyết gia muốn trừ bỏ những cái xấu xa trong gia đình và trong xã hội, mà bất kỳ ở giai cấp nào chứ không phải chỉ ở hạng thợ thuyền và dân quê; ông là một nhà văn viết về những tục xấu của người Việt Nam và có cái tư tưởng khuyến khích người ta sửa đổi.”[110; tập 2; tr 300]. Khi bàn về truyện ngắn Thạch Lam, Vũ Ngọc Phan đặc biệt đề cao biệt tài miêu tả cảm giác vừa tỉ mỉ vừa tinh tế của ông. Bên cạnh đó, nhà phê bình cũng phát hiện trong Gió đầu mùa, bên cạnh những cảm giác thiết tha, nhẹ nhàng, có duyên còn là các cảm giác “chua chát và cảm động như Một cơn giận”, “thê thảm và nhạo đời như Đói”, “bi thương và chán ngán như Người lính cũ, lầm than và thảm thương như Hai lần chết”[110; tập 2; tr 573]. Nhận định về Tối ba mươi - một trong những truyện “vào hạng những đoản thiên tiểu thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chương Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan đặc biệt tán dương tài năng của Thạch Lam: “Tả cái phút cay đắng của bọn gái giang hồ đến như thế thì khéo tuyệt. Cái cốc, vài lời nói kín đáo, vài cử chỉ nhẹ nhàng, đủ phô bày hết cả cái cảnh thối tha” và cái gật đầu của Liên “thảm hơn cả tiếng khóc, đau xót hơn cả những tiếng thở dài”[110; tập 2; tr 579]. Phải chăng, đây là nguyên nhân khiến Vũ Ngọc Phan xếp Thạch Lam vào mục Tiểu thuyết xã hội. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về các cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn cũng đã gặp gỡ với nhà phê bình Trương Chính khi chú ý tới một mảng hiện thực trong tiểu thuyết của họ. Đó là hiện thực cuộc sống nghèo nàn, tù túng với những số phận bất hạnh, những hủ tục đang tồn tại trong xã hội như một căn bệnh cần phải xóa bỏ. Trong cái nhìn của hai nhà phê bình có tiếng đương thời, hiện thực xã hội cũng là nội dung quan trọng trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng và Thạch Lam. Dù chưa phải là hiện thực nóng bỏng với những mâu thuẫn cơ bản, song yếu tố hiện thực về cuộc sống của con người gắn với lễ giáo, hủ tục phong kiến cũng được đề cập và ghi nhận và tạo dấu ấn trong tác phẩm của các cây bút Tự lực văn đoàn. Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, tình hình nghiên cứu văn học thời kì 1932 - 1945 vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt (đất nước bị chia cắt) và đã thu được kết quả nhất định. Năm 1960, ở miền Nam, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ đã trình bày công trình nghiên cứu công phu, đầy đặn về Tự lực văn đoàn cũng như các cây bút nổi bật của tổ chức văn học này trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Văn học hiện đại 1862-1945. Trong mục Tổng luận về Tự lực văn đoàn, ông khẳng định thành công to lớn của tổ chức văn học này ở thể loại tiểu thuyết khi nhận định: “Có thể nói chỉ với Tự lực văn đoàn chúng ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam”. Và cho rằng những nhân vật như “Mai và Lộc, Lan và Ngọc, Minh và Liên, Loan và Dũng xuất hiện trên đường phố Hà Nội hay trên những đồi chè Phú Thọ đã cho người đọc 1932 cảm tưởng là những người bạn rất gần, những mảnh đời rất quen thuộc.”[74; tr 29]. Trong cái nhìn khái quát của nhà nghiên cứu, nhân vật của tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn cũng có những yếu tố chân thực chứ không hoàn toàn xa lạ, dù họ là những thanh niên thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Khi bàn về hai cuốn Đoạn tuyệt và Lạnh lùng của Nhất Linh, Phạm Thế Ngũ chú ý tới thái độ mạnh mẽ, quyết liệt đến dữ dội khi phê phán lễ giáo phong kiến: “Nhất Linh đả kích dữ dội gia đình cũ, luân lý cũ”[74; tr 177]. Và theo ông, đây cũng là nguyên nhân “gây ra nhiều xôn xao cho dư luận” khi hai cuốn tiểu thuyết này liên tiếp xuất hiện trên hai tờ Phong Hóa rồi Ngày Nay. Phạm Thế Ngũ xếp các cuốn tiểu thuyết Gia đình, Thừa tự, Thoát ly của Khái Hưng vào nhóm những tiểu thuyết về gia đình Việt Nam, “chuyên chú mô tả những khía cạnh phong tục của gia đình cũ Việt Nam.”. Qua phân tích, ông chỉ ra đầy đủ những bi hài trong những tiểu thuyết trên của Khái Hưng. Gia đình là bản “cáo trạng dữ dội phanh phui tất cả bề trong nhơ nhớp” trong “cái gia đình Việt Nam mà trước 1932 phái cựu học ca tụng như một nền tảng xã hội, nơi nảy nở những đức tính tốt đẹp của nước Nam xưa”[74; tr 342]. Đó là thói háo danh, lòng ghen tuông đố kị đã biến ruột thịt thành cừu thù, là “cái óc gia đình” - “một người làm quan cả họ được nhờ” đã đẩy con người tới cái ác, sự tàn nhẫn vô liêm sỉ với lối sống kèn cựa, luồn cúi, chơi bời trụy lạc. Viết về Thạch Lam, Phạm Thế Ngũ gặp gỡ Vũ Ngọc Phan khi cho rằng: Thạch Lam là nhà văn có khuynh hướng xã hội. Về nhân vật, Thạch Lam hướng ngòi bút về “những người tầm thường trong xã hội” và không dừng ở bên ngoài “xem xét thương hại, mơ tưởng những công trình cứu giúp to tát, như trường hợp của Nhất Linh hay Hoàng Đạo. Ông đi ngay vào cuộc sống của họ, dùng giọng thân mật vạch vẽ những nỗi khốn khổ eo hẹp của họ”[74; tr 467]. Về ý này, Phạm Thế Ngũ đưa ra kết luận rất tinh tế và chính xác về nét riêng khi hướng tới phản ánh hiện thực của Thạch Lam: “Ta thấy tác giả không có ý bi thảm hóa bức tranh xã hội mà muốn giữ một ngòi bút chừng mực và trung thực, làm một thứ nghệ thuật “hiện thực nhân bản””[74; tr 467]. Nhà phê bình Phạm Thế Ngũ rất chú ý tới giá trị hiện thực trong nội dung phản ánh của các cây bút tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn Tự lực văn đoàn, đặc biệt là các tiểu thuyết hướng tới tố cáo, đả kích lễ giáo phong kiến. Năm 1961, ở miền Bắc, văn học lãng mạn và văn học hiện thực được nghiên cứu có hệ thống hơn và được đưa vào giáo trình bậc đại học: Văn học Việt Nam 1930-1945 [30]. Nhà nghiên cứu Bạch Năng Thi đã chú ý tới sự đan xen giữa những yếu tố lãng mạn và hiện thực trong văn xuôi của Tự lực văn đoàn. Theo ông, sức hấp dẫn của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có được vì đó là những nhân vật “tiêu biểu cho một vài tầng lớp “tồn tại thực sự” trong xã hội Việt Nam khi ấy”[74; tr 594]. Theo quan điểm “trong văn học, cái gì lâu quên là cái chẳng những có nghệ thuật mà còn phải có cơ sở hiện thực”, nhà nghiên cứu Bạch Năng Thi có ý thức gạn đục khơi trong - “tước bỏ cái cốt duy tâm đi, cái vỏ mĩ miều đi để lấy cái hiện thực nằm trong đó”, từ đó khẳng định giá trị tích cực của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn[74; tr 371]. Phân tích tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng), ông làm rõ, bên cạnh nội dung về một mối tình lí tưởng là nội dung hiện thực và chính xác khi cho rằng: “Những cái hiện thực mà tác phẩm phản ánh còn mạnh hơn ý muốn của tác giả” và “Được như thế, không phải tại tác giả đã nhìn thấu suốt nhân vật phong kiến, đã lột trần được cái bản chất phong kiến của bà Án đâu. Chính là nhờ ý nghĩa của một số chi tiết hiện thực”[74; tr 607]. Nhận xét về nhân vật
Luận văn liên quan