1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được Đại hội Đảng XI (năm 2011) thông qua, đã định hướng phát triển văn hóa:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển ” [6; Tr.37].
Văn hóa được coi là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế,
làm hài hòa, lành mạnh các quan hệ xã hội. Từ các nền văn minh sớm nhất, văn
hóa luôn luôn gắn liền với giáo dục và giáo dục cũng song hành với văn hóa.
Ngày nay, đào luyện lực lượng sinh viên phát triển toàn diện cả đức, trí, thể mỹ
là vun bồi một nguồn lực quý báu của đất nước, là kiến tạo tiền đồ, tương lai của
dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nhiệm vụ này, đã phải ra 2 nghị
quyết chuyên đề chỉ đạo trong một nhiệm kỳ. Đó là Nghị quyết hội nghị Trung
ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập” và Nghị quyết hội
nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) “Về Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất
nước”. Hai nghị quyết này đã xác định những nội dung và giải pháp xây dựng
văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Đây
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trụ cột của công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về ngành giáo dục, nhất là giáo dục
bậc đại học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, một trong những biện pháp quan
trọng là xây dựng trường đại học thật sự trở thành môi trường văn hóa và làm
những giá trị, chuẩn mực hành vi văn hóa đó thấm sâu và chuyển hóa thành
những phẩm chất và năng lực tốt đẹp trong sinh viên, định hình nên nhân cách
sinh viên phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo và đáp ứng được yêu cầu của
xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam
theo Nghị quyết của Đảng.
205 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 13
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN THỊ TÙNG LÂM
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH KỸ THUẬT)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN THỊ TÙNG LÂM
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH KỸ THUẬT)
Chuyên ngành : Chính trị học
Mã số : 62 31 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS NGUYỄN VŨ TIẾN
2. TS. NGUYỄN THỊ HỒNG
HÀ NỘI 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án
tiến sĩ “Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường
đại học ở Hà Nội hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học đào tạo
các ngành kỹ thuật)” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các
đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án
Trần Thị Tùng Lâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ......................................................................................................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học
đường ...................................................................................................................... 7
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả và hiệu quả giáo dục văn hoá học đường ............... 25
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ...................................................... 30
Chƣơng 2. HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ........................................................... 35
2.1. Văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên đại học . 35
2.2. Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ..... 48
2.3. Những yếu tố chi phối đến hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh
viên ....................................................................................................................... 67
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG
CHO SINH VIÊN QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO
CÁC NGÀNH KỸ THUẬT Ở HÀ NỘI ................................................................ 78
3.1. Thực trạng giáo dục văn hóa học đường trong các trường đại học đào tạo các
ngành kỹ thuật ở Hà Nội ...................................................................................... 78
3.2. Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong các trường đại
học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội ............................................................ 94
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên và
những vấn đề đặt ra ............................................................................................ 116
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở
HÀ NỘI HIỆN NAY ........................................................................................... 128
4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên 128
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên hiện
nay ...................................................................................................................... 133
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 159
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ................................ 169
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ nhân viên : CBNV
Chủ nghĩa xã hội : CNXH
Giảng viên : GV
Giáo dục văn hóa học đường : GDVHHĐ
Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường : HQGDVHHĐ
Sinh viên : SV
Văn hóa học đường : VHHĐ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cách tiếp cận khác nhau về văn hóa ......................................................... 9
Biểu đồ 3.2.1: Tỷ lệ % sắp xếp các tiêu chí mà sinh viên muốn phấn đấu đạt
được thể hiện HQGDVHHĐ từ tiêu chí tinh thần ................................................... 99
Biểu đồ 3.2.2a: Tỷ lệ % kết quả sinh viên rèn luyện (đức dục) ......................... 106
Biểu đồ 3.2.2b: Kết quả học tập của sinh viên tại trường qua hàng năm (tỷ lệ %
thể hiện HQGDVHHĐ xét từ tiêu chí thực tiễn) ............................................... 110
Biểu đồ 3.3.3: Kết quả học tập của, sinh viên của trường qua hàng năm (tỷ lệ %
thể hiện HQGDVHHĐ xét từ tiêu chí thực tiễn) ............................................... 121
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được Đại hội Đảng XI (năm 2011) thông qua, đã định hướng phát triển văn hóa:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển” [6; Tr.37].
Văn hóa được coi là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế,
làm hài hòa, lành mạnh các quan hệ xã hội. Từ các nền văn minh sớm nhất, văn
hóa luôn luôn gắn liền với giáo dục và giáo dục cũng song hành với văn hóa.
Ngày nay, đào luyện lực lượng sinh viên phát triển toàn diện cả đức, trí, thể mỹ
là vun bồi một nguồn lực quý báu của đất nước, là kiến tạo tiền đồ, tương lai của
dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nhiệm vụ này, đã phải ra 2 nghị
quyết chuyên đề chỉ đạo trong một nhiệm kỳ. Đó là Nghị quyết hội nghị Trung
ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập” và Nghị quyết hội
nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) “Về Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất
nước”. Hai nghị quyết này đã xác định những nội dung và giải pháp xây dựng
văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Đây
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trụ cột của công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về ngành giáo dục, nhất là giáo dục
bậc đại học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, một trong những biện pháp quan
trọng là xây dựng trường đại học thật sự trở thành môi trường văn hóa và làm
những giá trị, chuẩn mực hành vi văn hóa đó thấm sâu và chuyển hóa thành
những phẩm chất và năng lực tốt đẹp trong sinh viên, định hình nên nhân cách
sinh viên phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo và đáp ứng được yêu cầu của
xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam
theo Nghị quyết của Đảng.
2
Trên thực tế ở các trường đại học hiện nay, phần lớn sinh viên vẫn giữ
được những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống như: tôn sư trọng đạo, tích cực,
chủ động, sáng tạo trong học tập; nêu cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, lối sống lành mạnh, dám đấu tranh chống lại những tiêu cực; tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, trước
sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin qua Internet,
các mạng xã hội; sự du nhập ào ạt các trào lưu văn hóa, quan niệm sống lai căng
cùng với sự chống phá, lôi kéo từ hệ tư tưởng thù địch với những sản phẩm
mang danh văn hóa, một bộ phận thanh niên, trong đó có sinh viên trong các
trường đại học chạy theo lối sống thực dụng, xa lạ với các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp, vô tổ chức, vô kỷ luật không có ý chí vươn lên. Tình trạng tội
phạm và tệ nạn xã hội trong sinh viên có chiều hướng gia tăng về quy mô, phức
tạp về tính chất, gây nhức nhối cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII chỉ rõ: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy
trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn
chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hộiở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi
nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và coi nhẹ các bộ môn chính trị, khoa học xã hội
và nhân văn” [24, tr.47].
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đánh giá: “Chất lượng giáo dục và đào
tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng,
giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc
hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề
đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất
cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn
chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.”[28, tr. 167, 168]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm
3
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 có đề cập đến vấn đề giáo dục:
“Phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, công nghệ còn chậm. Chất
lượng giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và đào tạo nghề cải thiện còn
chậm; thiếu lao động chất lượng cao. Hệ thống giáo dục còn thiếu tính liên
thông, chưa thật hợp lý và thiếu đồng bộ. Công tác phân luồng và hướng nghiệp
còn hạn chế. Đổi mới giáo dục, đào tạo có mặt còn lúng túng. Tình trạng mất cân
đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo khắc phục còn chậm, công tác
đào tạo chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu xã hội. Cơ chế, chính sách có mặt chưa
phù hợp; xã hội hóa còn chậm và gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được nhiều
nguồn lực ngoài nhà nước cho phát triển giáo dục, đào tạo. Cơ sở vật chất vẫn
còn thiếu và lạc hậu. Chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số còn thấp. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu
cầu.”[32, tr.248- 249]
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là nhiều trường chỉ tập
trung vào việc dạy tri thức, kỹ năng mà ít chú trọng giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống lành mạnh, tích cực cho sinh viên. Kết quả là môi trường học
đường nơi văn hoá đáng được coi trọng lại đang diễn ra thực trạng thiếu văn hoá.
Điều này chứng tỏ kết quả giáo dục văn học đường chưa cao, nhận thức về văn
hóa học đường chưa đúng, giáo dục văn hóa học đường trong các trường đại học
chưa thực sự đạt hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục văn hóa học đường là
một bộ phận của công tác tư tưởng. Định hướng và chuẩn mực của nó phải phù
hợp với lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao hiệu quả giáo dục văn học đường trong trường đại học là điều
kiện để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo và nâng cao chất lượng, để
đào tạo ra những sinh viên có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế nhất là trong điều kiện cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, của thị trường lao động trong kỷ nguyên số nền sản xuất
của con người đạt đỉnh cao của sự thông minh, với các ứng dụng kỹ thuật sáng
tạo không ngừng, với nền tảng công nghệ số, với mạng lưới internet của vạn vật
và trí tuệ nhân tạo Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả chọn: Hiệu
quả giáo dục văn học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay
4
(qua khảo sát một số trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật) làm đề tài luận
án tiến sĩ của mình. Kết quả nghiên cứu thành công có thể ứng dụng ở nhiều
trường đại học đào tạo các khối ngành khác nhau, góp thêm một căn cứ lý luận
và thực tiễn vào hệ thống những giải pháp thực hiện đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả giáo
dục văn hóa học đường cho sinh viên, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả
giáo dục văn hóa học đường, luận án đánh giá thực trạng hiệu quả giáo dục văn
hóa học đường và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận án cần hoàn thành những
nhiệm vụ:
- Tổng quan và có đánh giá, nhận định về tình hình nghiên cứu có liên quan
đến hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học.
- Làm rõ khái niệm, nội dung, biểu hiện đặc trưng của văn hóa học đường
và giáo dục văn hóa học đường trong trường đại học. Xây dựng tiêu chí đánh giá
hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh viên ở các trường đại học.
- Khảo sát thực tế, phân tích thực trạng văn hóa học đường, giáo dục văn
hóa học đường và hiệu quả giáo dục văn học đường của sinh viên các trường đại
học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội. Phát hiện nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra trong giáo dục văn hóa học đường và hiệu quả giáo dục văn học đường
cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.
- Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa
học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Khảo sát một số trường đào tạo các
kỹ thuật)
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên các trường đại học ở Hà Nội qua khảo sát các trường: Đại học Công
nghiệp Hà Nội, Đại học Thành Đô, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây
dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chủ thể giáo dục VHHĐ cho sinh viên là các
trường đại học, các thiết chế văn hóa xã hội, gia đình, bạn bè Luận án giới hạn
phạm vi chủ thể giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên là các trường đại học
đào tạo các ngành kỹ thuật. Chọn trường đại học Xây dựng Hà Nội, đại học Giao
thông vận tải là các trường tốp đầu trong đào tạo các ngành kỹ thuật (cả lý thuyết
và thực hành), trường đại học Kiến trúc Hà nội là trường đại học đào tạo kỹ thuật
liên quan đến nghệ thuật, trường đại Công nghiệp Hà nội là trường đào tạo đa
ngành, đa cấp và đào tạo các ngành kỹ thuật theo hướng ứng dụng và thực hành,
trường đại học Thành đô là trường dân lập.
Thời gian khảo sát thực trạng hiệu quả giáo dục văn hóa học đường từ 2012
đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển văn hóa, con người trong điều kiện hiện nay, Luật Giáo
dục đại học (2012), Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa
học nói chung; các phương pháp của những bộ môn liên quan như Văn hóa
học, Quản lý văn hóa - Tư tưởng, Tâm lý học, Giáo dục học và Xã hội học
Các phương pháp chính cụ thể là:
- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu từ các tác phẩm kinh
điển, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định và các công trình khoa học cập
nhật thông tin chuyên ngành từ các tạp chí chuyên ngành và các phương tiện
truyền thông khác.
- Phương pháp điều tra bằng trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý, các cán
bộ Đoàn thanh niên trong nhà trường, đại diện sinh viên trong các kỳ giao ban.
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (anket).
6
- Phương pháp xử lý thông tin và trình bày kết quả nghiên cứu: phân loại
thông tin, hệ thống hóa thông tin, diễn giải, quy nạp, phương pháp phân tích và
tổng hợp, lôgic và lịch sử; phương pháp so sánh; chứng minh, khái quát hóa,
tổng kết kinh nghiệm và phương pháp chuyên gia
5. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa các tri thức về văn hóa học đường, chỉ ra rõ hơn vai trò và
nội dung của văn hóa học đường.
- Nhận diện những giá trị cốt lõi của văn hóa học đường trong trường đại
học so sánh với thực tiễn từ đó có các kết luận làm sơ sở để xây dựng phương
hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh
viên. Rút ra những bài học có tính lý luận về giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên đại học, qua đó làm sâu sắc hơn, sinh động hơn công tác tư tưởng trong
trường đại học.
- Xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học
đường cho sinh viên trong các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà
Nội hiện nay. Những giải pháp đó có thể mở rộng sử dụng cho các trường đại
học khác
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của văn học đường cũng như sự
cần thiết phải nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Đề xuất một số phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh viên của các trường đại học.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng trong nghiên cứu
và giảng dạy cho chuyên ngành Công tác tư tưởng nói riêng, ngành Chính trị học
nói chung và các ngành có liên quan như Triết học, CNXH khoa học, Văn hóa
học, Quản lý văn hóa, Quản lý giáo dục ở hệ thống các học viện, các trường
đại học và cao đẳng của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ vai trò của văn hóa học đường và thực trạng xây dựng văn hóa
học đường ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài. Nâng cao hiệu quả giáo dục
VHHĐ đã thực sự trở thành vấn đề cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực
tiễn, nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, các nhà khoa học.
Trong phạm vi bao quát của chúng tôi, có thể khái quát một số công trình tiếp
cận đề tài theo các hướng:
1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục
văn hóa học đường
1.1.1. Những nghiên cứu về văn hoá và văn hóa học đường
Thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ loài người. Cùng
với sự phát triển của lịch sử nhân loại, nhận thức của con người về văn hóa, khái
niệm văn hóa cũng không ngừng thay đổi và luôn được bổ sung những nội dung
mới, những cách nhìn mới.
Chưa bao giờ vấn đề văn hóa lại giành được sự quan tâm như hiện nay cả
về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều này càng chứng tỏ vai trò quan trọng
của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Khái niệm “văn hóa” (Cultura) có
nguồn gốc từ phương Tây, theo tiếng Latinh có nghĩa là: cày, cấy, vun trồng, làm
ruộng, chăm bón, cải thiện, gìn giữ trong sản xuất nông nghiệp. Xét theo ngu