3.1.2. Tác động của bối cảnh kinh tế xã hội tới chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt NamBối cảnh kinh tế xã hội như trên có tác động đa chiều đến chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta. Cụ thể là:- Sự phát triển của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp khai thác khoáng sản tạo sức ép sử dụng nguồn nguồn khoáng sản của đất nước, đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chính sách thu NSNN phải góp phần giải tỏa sức ép này một cách hợp lý. Theo đó, chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản phải hướng đến các yêu cầu sau: (1) Bảo tồn tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ tương lai; (2) Bảo vệ môi trường; (3) Đảm bảo số thu theo mục tiêu của Nhà nước.- Trình độ quản lý kinh tế - xã hội đất nước của hệ thống chính trị được nâng lên là tiền đề thuận lợi để hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là hoàn thiện công cụ pháp luật của chính sách.- Tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội tạo nền tảng nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cải cách hệ thống chính sách thu NSNN nói chung, đối với hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng. Người dân sẽ đóng góp tích cực hơn, có chất lượng hơn cho việc hoàn thiện các chính sách của Nhà nước cũng nhưng chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
221 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM THIÊN TÙNG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
HÀ NỘI – NĂM 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM THIÊN TÙNG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Xuân Trường
TS. Nguyễn Xuân Thành
HÀ NỘI – NĂM 2024 LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
NGHIÊN CỨU SINH
Phạm Thiên Tùng
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
BVMT Bảo vệ môi trường
EITI Extractive Industries Transparency
Initiative - Sáng kiến minh bạch hóa
trong công nghiệp khai khoáng
GTGT Giá trị gia tăng
KTXH Kinh tế xã hội
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSĐP Ngân sách địa phương
NSTW Ngân sách trung ương
TN Thu nhập
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tác động của tài nguyên khoáng sản tới quốc gia sở hữu ....... 49
Bảng 2.1: Các khoản thu ngân sách nhà nước từ khai thác khoáng sản ... 56
Bảng 3.1: Số thuế tài nguyên giai đoạn 2011 – 2023 ............................. 132
Bảng 3.2: Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
giai đoạn 2011 – 2023 ............................................................................. 136
Bảng 4.1: Dự báo chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn đến 2030 ................ 158
Bảng 4.2: Dự báo các động lực tăng trưởng đến năm 2025 và định hướng
đến 2030 .................................................................................................. 159
Bảng 4.3: Khát vọng Việt Nam năm 2035 ............................................. 161
Hình 4.1: Các kịch bản về tăng trưởng thu nhập của Việt Nam năm 2035
................................................................................................................. 162
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ....................................................................................................... 10
1.1. Những công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến
đề tài luận án .................................................................................................. 10
1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách thu ngân sách nhà nước nói chung
đối với khai thác khoáng sản ......................................................................... 10
1.1.2. Những nghiên cứu về các khoản thu cụ thể đối với hoạt động khai
thác khoáng sản ............................................................................................. 24
1.2. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã công bố .......................... 38
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 41
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ............. 42
2.1. Cơ sở lý luận về khoáng sản và khai thác khoáng sản ..................... 42
2.1.1. Cơ sở lý luận về khoáng sản .......................................................... 42
2.1.1.1. Khái niệm khoáng sản ............................................................... 42
2.1.1.2. Đặc điểm của khoáng sản ......................................................... 43
2.1.1.3. Phân loại khoáng sản ................................................................ 46
2.1.1.4. Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của quốc gia ................................................................................... 48
2.1.2. Cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản .......................................... 52
2.1.2.1. Khái niệm về khai thác khoáng sản .......................................... 52
2.1.2.2. Đặc điểm của khai thác khoáng sản ......................................... 53
iv
2.2. Cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác
khoáng sản ..................................................................................................... 55
2.2.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác
khoáng sản .................................................................................................. 55
2.2.2. Các khoản thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng sản
......................................................................................................... 56
2.2.2.1. Thuế tài nguyên ......................................................................... 56
2.2.2.2. Thuế bảo vệ môi trường ............................................................ 58
2.2.2.3. Phí bảo vệ môi trường ............................................................... 59
2.2.2.4. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ....................................... 60
2.2.2.5. Thuế giá trị gia tăng đối với khai thác khoáng sản .................. 60
2.2.2.6. Thuế xuất khẩu .......................................................................... 61
2.2.2.7. Thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................................... 61
2.3. Cơ sở lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động
khai thác khoáng sản .................................................................................... 62
2.3.1. Khái niệm về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động
khai thác khoáng sản .................................................................................. 62
2.3.2. Nội dung chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động
khai thác khoáng sản .................................................................................. 64
2.3.2.1. Mục tiêu, quan điểm của chính sách thu ngân sách nhà nước đối
với hoạt động khai thác khoáng sản ......................................................... 64
2.3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện công cụ pháp luật về thu NSNN đối với hoạt
động khai thác khoáng sản ....................................................................... 67
2.3.3. Nguyên tắc xây dựng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản ................................................................ 68
2.3.3.1. Nguyên tắc chung ...................................................................... 68
2.3.3.2. Các nguyên tắc cụ thể ............................................................... 71
v
2.3.4. Các tiêu chí đánh giá chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản ............................................................... 77
2.3.4.1. Các chỉ tiêu định tính ................................................................ 77
2.3.4.2. Các chỉ tiêu định lượng ............................................................. 80
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu ngân sách nhà nước
đối với hoạt động khai thác khoáng sản .................................................. 83
2.3.5.1. Nhân tố chủ quan ...................................................................... 83
2.3.5.2. Nhân tố khách quan .................................................................. 85
2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách thu ngân sách nhà
nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và bài học cho Việt Nam . 88
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia ................................................. 88
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Australia ....................................................... 88
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Nam Phi ........................................................ 89
2.4.1.3. Kinh nghiệm của Chile .............................................................. 90
2.4.1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Nam Á ....................... 91
2.4.1.5. So sánh quy định về thu NSNN đối với khai thác khoáng sản giữa
các quốc gia trên thế giới và Việt Nam .................................................... 92
2.4.2. Bài học cho Việt Nam ..................................................................... 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 96
Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA VIỆT
NAM ............................................................................................................... 97
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2023 và tác động tới chính
sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản của
Việt Nam ......................................................................................................... 97
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2023 ............ 97
3.1.2. Tác động của bối cảnh kinh tế xã hội tới chính sách thu ngân sách
nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam ......... 101
vi
3.2. Thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động
khai thác khoáng sản tại Việt Nam ............................................................ 101
3.2.1. Thực trạng xác định và hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu chính
sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 101
3.2.1.1. Mục tiêu phát triển công nghiệp khoáng sản của Việt Nam ... 101
3.2.1.2. Quan điểm, mục tiêu của chính sách thu ngân sách nhà nước với
khai thác khoáng sản .............................................................................. 102
3.2.2. Thực trạng xây dựng, hoàn thiện công cụ pháp luật về thu ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ........................ 109
3.2.2.1. Chính sách thuế tài nguyên ..................................................... 109
3.2.2.2. Chính sách thuế bảo vệ môi trường ........................................ 113
3.2.2.3. Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với khai thác khoáng sản ....
................................................................................................. 117
3.2.2.4. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 123
3.2.2.5. Thuế xuất khẩu ........................................................................ 125
3.2.2.6. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ............. 125
3.2.2.7. Chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ............. 129
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản tại Việt Nam .................................................. 131
3.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 131
3.3.1.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ........................................................... 131
3.3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội ........................................................... 138
3.3.1.3. Tính công bằng ........................................................................ 138
3.3.1.4. Tính minh bạch ........................................................................ 140
3.3.1.5. Tính đơn giản .......................................................................... 140
3.3.2. Những hạn chế của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản .............................................................. 140
3.3.2.1. Hạn chế về xác định mục tiêu chính sách ............................... 141
vii
3.3.2.2. Hạn chế về xác định quan điểm chính sách ............................ 141
3.3.2.3. Các hạn chế xét trên góc độ đáp ứng các tiêu chí của chính sách
................................................................................................. 142
3.3.2.4. Các hạn chế cụ thể trong công cụ pháp luật của chính sách thu
ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản ................................ 144
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................... 154
3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................ 154
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................ 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 157
Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA
VIỆT NAM ................................................................................................... 158
4.1. Dự báo bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2030 ............... 158
4.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chính sách thu ngân
sách Nhà nước với hoạt động khai thác khoáng sản................................ 164
4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản ở Việt Nam .................................................... 166
4.3.1. Bổ sung mục tiêu chính sách thu ngân sách góp phần thúc đẩy phát
triển bền vững............................................................................................ 166
4.3.2. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quan điểm chính sách thu ngân sách
nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ................................. 167
4.3.2.1. Sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách để huy động hợp lý
nguồn thu từ khoáng sản vào ngân sách nhà nước ................................ 167
4.3.2.2. Kết hợp công cụ hành chính và công cụ kinh tế trong thực hiện
mục tiêu khuyến khích sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả khoáng sản .... 168
4.3.2.3. Xem xét đầy đủ các yếu tố kinh tế kỹ thuật khi ban hành chính
sách thu ngân sách đối với khoáng sản .................................................. 170
viii
4.3.2.4. Hoàn thiện quan điểm các chính sách thu NSNN cụ thể đối với
hoạt động khai thác khoáng sản ............................................................. 171
4.3.3. Giải pháp hoàn thiện công cụ pháp luật của chính sách thu ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ........................ 175
4.3.3.1. Hoàn thiện pháp luật thuế tài nguyên ..................................... 175
4.3.3.2. Hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường ........................ 178
4.3.3.3. Hoàn thiện pháp luật thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ...
................................................................................................. 180
4.3.3.4. Hoàn thiện pháp luật phí, lệ phí đối với tài nguyên khoáng sản ..
................................................................................................. 180
4.3.3.5. Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động khai
thác khoáng sản ...................................................................................... 181
4.3.3.6. Hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt
động khai thác khoáng sản ..................................................................... 183
4.4. Giải pháp điều kiện ............................................................................ 184
4.4.1. Nghiên cứu áp dụng Sáng kiến minh bạch hóa trong công nghiệp
khai khoáng tại Việt Nam ......................................................................... 184
4.4.2. Tăng cường chức năng quản lý của cơ quan thuế các cấp ....... 185
4.4.3. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho công chức thuế ............. 190
4.4.4. Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách
thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ........ 192
4.4.5. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
địa phương trong quản lý thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai
thác khoáng sản ........................................................................................ 194
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................ 196
KẾT LUẬN .................................................................................................. 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Theo Luật Quản lý, Sử dụng tài sản công năm 2017, khoáng sản là một
loại tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý. Khoáng sản là tài sản quan trọng của quốc gia, và hầu hết
là tài nguyên không tái tạo được, vì vậy, cần được quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững.
Thu ngân sách nhà nước từ khoáng sản là công cụ tài chính, thể hiện vai
trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá
nhân. Thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam gồm
các khoản: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế bảo vệ môi
trường đối với than; tiền thuê đất, thuế tài nguyên, thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản Những khoản
thu này tạo nên một chỉnh thể chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản. Mục tiêu của chính sách thu ngân sách nhà nước
đối với hoạt động khai thác khoáng sản là điều tiết thu nhập của tổ chức, cá
nhân khai thác khoáng sản, người sử dụng sản phẩm khai khoáng vào ngân sách
nhà nước một cách hợp lý, định hướng sản xuất, quản lý hoạt động khai thác
khoáng sản, thúc đẩy khai thác và sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả.
Muốn đạt được những mục tiêu đó, chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản cần được xây dựng và nghiên cứu hoàn thiện
khi có sự thay đổi về những điều kiện kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, các quy định liên quan đến chính sách thu ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng
được hoàn thiện. Số thu ngân sách nhà nước từ thuế tài nguyên, thuế bảo vệ
môi trường, phí bảo vệ môi trường cũng như các khoản thu khác ngày càng gia
tăng; đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển theo hướng bền vững tại Việt
1
Nam. Đối với chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định
của Luật Khoáng sản 2010 và được triển khai thực hiện từ năm 2012 đã đạt
những kết quả quan trọng. Theo đó, số tiền thu được từ cấp quyền khai thác
khoáng sản ngày càng gia tăng, việc đánh giá trữ lượng làm căn cứ cấp quyền
khai thác khoáng sản được thực hiện mang tính chất khoa học, thực tiễn hơn.
Những quy định nêu trên đã góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN, bình
ổn thị trường, đồng thời góp phần tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia nói
chung và khoáng sản nói riêng, khuyến khích việc bảo vệ, khai thác, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, các chính
sách thu NSNN cũng đã khuyến khích các địa phương tăng cường công tác
quản lý và thu NSNN từ tài nguyên, hạn chế hoạt động khai thác tràn lan, khai
thác không phép.
Tuy nhiên, chính sách thu NSNN đối với khai thác khoáng sản còn một
số vướng mắc ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn.
Trên góc độ lý luận: (1) Các nghiên cứu về chính sách thu NSNN đối với
hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam thời gian qua hầu hết là các nghiên
cứu về chính sách thuế, chưa có tính bao quát một cách toàn diện; trong đó các
nghiên cứu về chính sách thuế lại chủ yếu tập trung vào thuế tài nguyên; chưa
có những nghiên cứu chuyên sâu về các loại thuế khác có liên quan như thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; (2) Chưa có hệ thống nghiên cứu
chính sách phí liên quan đến khai thác khoáng sản một cách toàn diện; (3) Vẫn
có những ý kiến trái chiều về áp dụng khoản thu tiền cấp quyền khai thác
khoáng sản. Bên cạnh quan điểm cần phải áp dụng khoản thu này để thực hiện
quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với khoáng sản, vẫn có những ý kiến cho
rằng chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được ban hành làm
cho tỷ lệ thu NSNN đối với khoáng sản ngày càng tăng cao, trùng lặp với thuế
tài nguyên. Điều này cho thấy, về lý luận, cần có nghiên cứu sâu hơn để làm
sáng tỏ vấn đề trái chiều về đạo lý của khoản thu này.
2
Trên phương diện thực tiễn: (1) Chưa có công bố rõ ràng và thiết lập đầy
đủ có hệ thống mục tiêu chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác
khoáng sản; (2) Còn nhiều hạn chế trong quy định pháp luật về thuế tài nguyên
ở các nội dung về đối tượng nộp thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế cũng
như sản lượng tính thuế; (3) Còn một số hạn chế trong quy định về tiền cấp
quyền khai thác khoáng sản cũng như trong quy định phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác khoáng sản.
Những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính
sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản là hết sức cần thiết để
góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách thu
ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và khắc phục những
khiếm khuyết của chính sách hiện tại và giải quyết những vướng mắc về công
cụ pháp luật của chính sách.
Thêm vào đó, cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với
hoạt động khai thác khoáng sản để cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế, chiến lược địa chất và chiến lược cải
cách hệ thống thuế. Cụ thể là:
- Ngày 10/02/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW
về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đưa ra một hệ thống các giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản
và công nghiệp khai khoáng thực hiện quan điểm, mục tiêu nêu trên là điều
chỉnh thuế suất thuế tài nguyên đối với một số khoáng sản nhằm khuyến khích
đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản
có điều kiện địa chất – mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kỹ thuật kém.
- Tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 trong Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội về thuế, phí như sau: sửa đổi, bổ
3
sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc
tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý thuế và áp dụng mức thuế suất hợp lý, hướng tới một hệ
thống thuế đồng bộ, cơ cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn
lực cho NSNN, đồng thời góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh phù hợp
với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
- Tại Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, trong đó có
nêu: Đối với thuế tài nguyên, nghiên cứu sửa đổi quy định, giá tính thuế tài
nguyên, sản lượng tài nguyên tính thuế; sửa đổi khung thuế, mức thuế và miễn,
giảm thuế tài nguyên theo hướng minh bạch, rõ ràng, đảm bảo chính sách thuế
tài nguyên tiếp tục là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên,
khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích chế biến
sâu, nâng cao giá trị tài nguyên.
Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận án “Hoàn
thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng
sản tại Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là phát triển bổ sung cơ sở lý luận về chính sách thu
ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể gồm:
- Hệ thống hóa và phát triển, bổ sung cơ sở lý luận về tài nguyên khoáng
sản và khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Phát triển bổ sung một số vấn đề lý luận về chính sách thu ngân sách nhà
nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
4
- Phân tích thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với khai thác
khoáng sản tại Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những vấn
đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà
nước đối với khai thác khoáng sản tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, trên phương diện lý luận, chính sách thu ngân sách nhà nước
đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam cần bổ sung, làm rõ thêm
các vấn đề gì? Vấn đề gì cần phát triển cho phù hợp với điều kiện hiện nay và
thích ứng với dự báo tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới?
Thứ hai, kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và thực thi
chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản? Những bài học
nào có thể tham khảo cho Việt Nam
Thứ ba, thực trạng chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác
khoáng sản tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được là gì,
những hạn chế nào còn tồn tại và nguyên nhân?
Thứ tư, trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước, cần đưa ra những mục
tiêu, quan điểm định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện chính sách thu ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản?
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để nghiên cứu chính sách thu NSNN đối với khai thác khoáng sản một cách
toàn diện, có hệ thống, đặt trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố khác
của quản lý thuế và của hệ thống kinh tế - xã hội, đặt trong điều kiện lịch sử cụ
thể để đánh giá, kết luận các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án. Theo đó,
luận án tiếp cận chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản
5
với tư cách là một chỉnh thể chính sách nhưng có tính đến những yếu tố riêng
biệt của các chính sách thu với những mục đích và đặc điểm riêng.
Cùng với phương pháp luận bao trùm trên, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm kế thừa những nội dung lý luận
về chính sách tài thu NSNN đối với khai thác khoáng sản, từ đó hình thành cơ
sở lý thuyết cho luận án. Đồng thời, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được
sử dụng để đánh giá thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, xử
lý, biểu bảng để so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích thống kê: Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích,
tổng hợp đánh giá xu hướng vận động của số lớn dựa trên số liệu thống kê theo
thời gian. Từ đó, đánh giá thực trạng chính sách thu NSNN đối với khai thác
khoáng sản và kết quả thực hiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai
thác khoáng sản của Việt Nam.
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và xử lý thông tin
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin được nghiên cứu sinh sử dụng
để thu thập các tài liệu thứ cấp. Đó là các báo cáo thuế ở các cấp độ (Cục, Tổng
cục) tại Việt Nam; các báo cáo kết quả thu ngân sách tại một số địa phương;
một số kết luận, báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng
cục Thống kê, Tổng cục Thuế và một số địa phương. Cùng với đó là các đề án,
công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án tiến sĩ kinh tế, thạc sĩ kinh
tế, các bài báo khoa học, bài báo thời sự ở cả trong và ngoài nước có liên quan.
Nghiên cứu sinh đã xử lý các thông tin từ các tài liệu này nhằm đạt được các
mục tiêu sau
6
- Hệ thống hóa được những kết quả nghiên cứu trước luận án, tìm ra những
vấn đề còn vướng mắc, tồn tại cũng như chỉ ra khoảng hở nghiên cứu mà luận
án cần hướng tới, từ đó tìm ra điểm mới của vấn đề.
- Tìm kiếm, thu thập các căn cứ khoa học cũng như các số liệu từ các
nguồn tài liệu đáng tin cậy làm cơ sở khách quan cho việc hình thành các luận
điểm, luận cứ và luận chứng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn.
- Trình bày kết luận, kết quả nghiên cứu của luận án theo cách tiếp cận
riêng của nghiên cứu sinh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng đến là chính sách thu ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai
thác khoáng sản bao gồm tập hợp những chính sách về các khoản thu riêng đối
với khai thác khoáng sản (Thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ
môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) và các khoản thu chung đối
với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản (Thuế giá trị gia tăng,
thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp) nằm trong tổng thể chiến lược
chung về thu NSNN đối với khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, do số liệu từ cơ
quan Thuế các cấp không hạch toán, thống kê các khoản thu chung cho lĩnh
vực khai thác khoáng sản nên khi nghiên cứu thực trạng, NCS tập trung vào số
liệu thống kê với các khoản thu riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản
là chủ yếu. Đối với chính sách về từng khoản thu, luận án nghiên cứu các nội
dung: Mục tiêu, quan điểm của chính sách và việc xây dựng, hoàn thiện công
cụ pháp luật về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Việc đề cập đến tổ chức thực hiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai
7
thác khoáng sản chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn cơ sở thực tiễn của chính
sách.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu, phân tích về chính sách NSNN đối
với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm
quốc tế.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách thu NSNN tập
trung chủ yếu vào giai đoạn từ khi ban hành Luật Thuế tài nguyên (2009) và
Luật Khoáng sản (2010) có hiệu lực cho đến hết năm 2023; trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2035.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về
khoáng sản và chính sách thu ngân sách đối với khai thác khoáng sản. Những
đóng góp về lý luận này tiếp tục củng cố thêm những nghiên cứu của các nhà
khoa học trước đây trong việc làm rõ những nguyên tắc xây dựng chính sách
thu ngân sách, nội dung quản lý thu ngân sách, tiêu chí đánh giá và các nhân tố
ảnh hưởng đến chính sách thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng
sản. Khung lý thuyết mà luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận
cho các nghiên cứu sau tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích cho các nhà
quản lý.
- Về thực tiễn: Luận án đã làm rõ thực trạng thu ngân sách nhà nước đối
với khai thác khoáng sản tại Việt Nam; chỉ ra cách thức mà các quốc gia trên
thế giới thực hiện chính sách thu ngân sách đối với khai thác khoáng sản; đánh
giá ưu nhược điểm của công tác thu ngân sách với hoạt động này tại Việt Nam
thời gian qua. Trên cơ sở đó, đã đề xuất hoàn thiện chính sách thu ngân sách
nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
7. Kết cấu luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án của nghiên
cứu sinh được kết cấu gồm 4 chương:
8
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản.
- Chương 3: Thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản của Việt Nam.
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối
với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam.
9