1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính (DVTC) trở nên cần
thiết vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, DVTC đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhằm thúc
đẩy đầu tƣ, tiết kiệm, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác trong xã hội.
Những đặc trƣng vốn có của DVTC đã chi phối cách thức quản lý, điều tiết của nhà
nƣớc đối với loại hình dịch vụ này. Dƣới góc độ lý thuyết vẫn đặt ra các câu hỏi là
nên đánh thuế đối với loại hình DVTC nào? cách thức đánh thuế ra sao? làm thế
nào để quản lý thuế đối với DVTC một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, tiếp tục
làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng nhƣ nghiên cứu kinh nghiệm liên quan nhằm nắm
bắt xu thế, hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC là rất cần thiết.
201 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------
BÙI THỊ MẾN
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2017
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------
BÙI THỊ MẾN
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 62340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN XUÂN HẢI
2. TS. HÀ THỊ SÁU
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài
liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đúng quy định.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Bùi Thị Mến
LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành là thành quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc sự đóng góp quý báu từ
nhiều tổ chức, cá nhân. Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn
- Tập thể thầy cô giáo là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh: PGS.TS
Trần Xuân Hải và TS Hà Thị Sáu, đã trực tiếp hƣớng dẫn nhiệt tình, định hƣớng
và truyền cảm hứng nghiên cứu cho nghiên cứu sinh trong thời gian học tập cũng
nhƣ hoàn thiện luận án.
- Các Thầy, Cô của Học viện Ngân Hàng,Khoa Tài chính, Khoa Sau đại học đã tạo
điều kiện học tập và nghiên cứu cho nghiên cứu sinh
- Quý Thầy, Cô hội đồng các cấp đóng góp, phản biện các ý kiến quý báu giúp
hoàn thiện luận án;
- Các cán bộ thuộc cơ quan Tổng cục thuế, các cán bộ làm công tác tài chính – kế
toán – thuế tại các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm tham gia cuộc
phỏng vấn chuyên gia và khảo sát, đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tác giả
khảo sát thực tế.
Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Bùi Thị Mến
i
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 12
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 13
6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 14
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH
VỤ TÀI CHÍNH ....................................................................................................... 17
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ..................................................... 17
1.1.1. Dịch vụ ..................................................................................................... 17
1.1.2. Dịch vụ tài chính ...................................................................................... 17
1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến dịch vụ tài chính .......................................... 25
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI
CHÍNH .................................................................................................................. 27
1.2.1. Chính sách thuế ........................................................................................ 27
1.2.2 Chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính .......................................... 33
1.2.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính .... 42
ii
1.2.4 Tác động của chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính .................... 45
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH
VỤ TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................................. 48
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................. 48
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................... 57
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................... 60
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM ......... 60
2.1.1. Về quy trình hoàn thiện chính sách thuế ................................................. 60
2.1.2 Về mục tiêu chính sách thuế ..................................................................... 62
2.1.3 Về nội dung chính sách thuế ..................................................................... 63
2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI
CHÍNH Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 68
2.2.1 Khái quát về dịch vụ tài chính ở việt nam ................................................ 68
2.2.2 Thực trạng chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ........................ 73
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH
VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 101
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................... 101
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu ........................................................................... 105
2.3.3. Nguyên nhân .......................................................................................... 114
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM .............................................................. 120
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................ 120
iii
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính........ 120
3.1.2 Quan điểm, mục tiêu chính sách thuế ..................................................... 125
3.2 YÊU CẦU HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................ 126
3.2.1 Phù hợp với hội nhập tài chính sâu rộng ................................................ 126
3.2.2 Gắn với quá trình tái cấu trúc khu vực tài chính .................................... 126
3.2.3 Phù hợp với quá trình cải cách hệ thống thuế ......................................... 127
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH
VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 129
3.3.1 Nhóm giải pháp về quy trình hoàn thiện chính sách thuế ...................... 129
3.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện mục tiêu và nội dung chính sách thuế ........ 132
3.3.3 Nhóm giải pháp điều kiện ....................................................................... 147
3.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 150
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính .................................................. 150
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc ........................................................ 152
3.4.3. Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc ....................................... 154
3.4.4 Kiến nghị Cục quản lý và giám sát bảo hiểm ......................................... 155
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC
GIẢ ĐƢỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEC Asean Economic Community (Cộng đồng kinh tế ASEAN)
CTCK Công ty chứng khoán
DVTC Dịch vụ tài chính
EU The European Union (Liên minh châu Âu )
GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GTGT Giá trị gia tăng
NĐT Nhà đầu tƣ
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NNT Ngƣời nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
OECD
Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế )
PPKT Phƣơng pháp khấu trừ
PPTT Phƣơng pháp trực tiếp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTCK Thị trƣờng chứng khoán
TTTC Thị trƣờng tài chính
UBCK Ủy ban chứng khoán
VCSH Vốn chủ sở hữu
WTO World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới)
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Mức thuế đối với phí bảo hiểm ở một số quốc gia ................................. 52
Bảng 1. 2: Thuế trên tổng thu nhập áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tại
Philippines ................................................................................................................ 55
Bảng 1. 3: Chính sách thuế đối với dịch vụ bảo hiểm tại Philippines ..................... 56
Bảng 2. 1: Loại hình doanh nghiệp DVTC nƣớc ngoài tại Việt Nam ..................... 68
Bảng 2. 2: So sánh kiến nghị của NNT về thuế và sửa đổi chính thức .................... 73
Bảng 2. 3: Tổng hợp công tác tuyên truyền - hỗ trợ ngƣời nộp thuế là NHTM ...... 75
Bảng 2. 4: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ ngân hàng ................ 76
Bảng 2. 5: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ chứng khoán ............ 79
Bảng 2. 6: Phạm vi áp dụng thuế GTGT đối với các dịch vụ bảo hiểm .................. 79
Bảng 2. 7: So sánh thay đổi chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ dịch vụ
ngân hàng ................................................................................................................. 83
Bảng 2. 8: Tình huống tiết kiệm thuế nhờ sử dụng vốn vay .................................... 87
Bảng 2. 9: Định mức khống chế chi phí đƣợc trừ đối với một số khoản chi trong
doanh nghiệp ............................................................................................................ 88
Bảng 2. 10: Thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán ....... 94
Bảng 2. 11: Thay đổi chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng
chứng khoán ............................................................................................................. 97
Bảng 2. 12: Thuế TNCN đối với thu nhập đại lý bảo hiểm ..................................... 98
Bảng 2. 13: Thuế TNCN đối với cá nhân tham gia bảo hiểm.................................. 99
Bảng 3. 1: Tỷ lệ vốn vay/VCSH ở một số quốc gia ............................................... 137
Bảng 3. 2: Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu của một số ngành* tại Việt Nam ......... 137
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Tổng hợp số thu từ thuế GTGT* qua các năm ................................... 64
Biểu đồ 2. 2 Diễn biến thuế suất thuế TNDN từ năm 2009 đến 2016 ..................... 65
Biểu đồ 2. 3: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế TNDN qua các năm ........................ 66
Biểu đồ 2. 4: Tổng hợp số thu NSNN từ thuế TNCN qua các năm ......................... 67
Biểu đồ 2. 5: Tổng thu NSNN do ngành thuế quản lý (trừ dầu) .............................. 68
Biểu đồ 2. 6: Cơ cấu chi phí hoạt động của các NHTM năm 2012 ......................... 77
Biểu đồ 2. 7: Kết quả điều tra khảo sát các quy định về thuế đối với DVTC.......... 90
Biểu đồ 2. 8: Kết quả khảo sát những vấn đề thuế nên tiếp tục đƣợc cải thiện ....... 91
Biểu đồ 2. 9: Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của giảm thuế suất thuế TNDN đến
doanh nghiệp DVTC ................................................................................................ 92
Biểu đồ 2. 10: Thu Ngân sách nhà nƣớc từ thuế TNDN của khối ........................... 94
Biểu đồ 2. 11: Kết quả điều tra tác động của thay đổi cách tính thuế TNCN đối với
thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán ................................................................ 98
vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2. 1: Cơ chế phân bổ cho NNT khi các DVTC không chịu thuế GTGT ...... 108
Hình 3. 1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn
thu NSNN ............................................................................................................... 127
Sơ đồ 2. 1: Tổ chức bộ máy quản lý thuế ................................................................ 61
Sơ đồ 2. 2: Tổ chức cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực DVTC ............... 114
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính (DVTC) trở nên cần
thiết vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, DVTC đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhằm thúc
đẩy đầu tƣ, tiết kiệm, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác trong xã hội.
Những đặc trƣng vốn có của DVTC đã chi phối cách thức quản lý, điều tiết của nhà
nƣớc đối với loại hình dịch vụ này. Dƣới góc độ lý thuyết vẫn đặt ra các câu hỏi là
nên đánh thuế đối với loại hình DVTC nào? cách thức đánh thuế ra sao? làm thế
nào để quản lý thuế đối với DVTC một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, tiếp tục
làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng nhƣ nghiên cứu kinh nghiệm liên quan nhằm nắm
bắt xu thế, hoàn thiện chính sách thuế đối với các DVTC là rất cần thiết.
Thứ hai, tại Việt Nam, DVTC phát triển ngày một phong phú cả về các loại
hình DVTC, gia tăng về số lƣợng các chủ thể cung cấp DVTC. Chính sách thuế đối
với các DVTC dù đƣợc sửa đổi, hƣớng dẫn chi tiết ở một số lĩnh vực, nhƣng vẫn
tồn tại một số bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, nhiều DVTC thuộc đối tƣợng không
chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên không phát sinh thuế GTGT đầu ra, dẫn đến
thuế đầu vào không đƣợc khấu trừ. Hoặc chính sách thuế với hoạt cung cấp DVTC
qua biên giới, trong nhiều trƣờng hợp, chủ thể cung cấp không có hiện diện thƣơng
mại tại Việt Nam. Nếu xảy ra tổn thất hoặc tranh chấp thì quyền lợi khách hàng ở
Việt Nam có thể không đƣợc bảo đảm; các doanh nghiệp trong nƣớc rất khó đánh
giá đầy đủ về đối thủ cạnh tranh; nhà nƣớc gặp khó khăn trong việc quản lý, giám
sát và thu thuế. Để tránh thất thoát thuế và quy định chính sách thuế phù hợp hơn,
cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế với lĩnh vực DVTC.
Thứ ba, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO), thực hiện cam kết về 11 ngành dịch vụ bao gồm cả
DVTC đã đặt ra nhiều thách thức, chẳng hạn nhƣ giảm thuế mà không tác động đến
sản xuất và hội nhập tài chính sâu rộng. Quá trình thực hiện quá trình tái cấu trúc
2
lĩnh vực tài chính cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện chính sách thuế phù
hợp với tính chất, đặc thù của lĩnh vực DVTC. Chính sách thuế vừa phải đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc (NSNN), vừa phải tạo một hành lang pháp lý ổn
định và phù hợp cho sự phát triển của các DVTC.
Thứ ba, các nghiên cứu tiêu biểu về thuế đối với DVTC, cả trong và ngoài
nƣớc đã có những đóng góp lớn trong việc hình thành và tạo dựng cơ sở lý luận về
thuế đối với các DVTC. Nhƣng các nghiên cứu dƣờng nhƣ bỏ qua những xu thế
phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; quá trình tái cấu trúc các tổ chức tài
chính cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó đến chính sách thuế v.v. Điều đó đặt ra yêu cầu
nghiên cứu để hình thành khung lý thuyết nhất quán, phân tích, đánh giá thực trạng
chính sách thuế đối với DVTC cũng nhƣ các giải pháp nhằm vận hành có hiệu quả
hoạt động DVTC và đảm bảo nguồn thu NSNN cũng nhƣ đảm bảo cơ cấu thu bền
vững.
Với những lý do trên đây, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện
chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam” là hết sức cần thiết.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài
Từ trƣớc năm 2000, nhiều nghiên cứu nƣớc ngoài về thuế đối với lĩnh vực tài
chính tập trung vào việc xác định “thuế tối ƣu” nhằm xác định khả năng thu thuế
cho nhà nƣớc hiệu quả nhất và tính toán ảnh hƣởng của thuế đến sự biến động giá,
hành vi của tổ chức, cá nhân đầu tƣ tài chính hoặc gửi tiền vào ngân hàng nhƣ các
nghiên cứu của Granville (1994), Broadway & Keen (1995), Brock (1997),
Honohan (1994 & 1996), Jappelli và Pistaferri (1996), Caminal (1998). Sau năm
2000, các chính sách ƣu đãi thuế cho lĩnh vực tài chính lại đƣợc quan tâm nhiều
hơn, nó đặt ra các câu hỏi về việc liệu thuế có bóp méo cạnh tranh hoặc gây ra các
đối xử không công bằng về thuế giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế? Cùng
với đó, chủ đề về chính sách thuế đối với các hoạt động trên TTTC ở các nƣớc phát
3
triển, đang phát triển cũng đƣợc đề cập nhiều trong các nghiên cứu của Levin &
Ritter (2007), Sunley (2008), Poddar (2010).
Thứ nhất: vấn đề “thuế tối ƣu” đối với lĩnh vực tài chính
Lý thuyết “thuế tối ƣu” đƣợc đề xuất áp dụng đối với thuế vốn và thuế hoạt
động tài chính. Các tác giả Boadway & Keen (1995) đã đánh giá những hiệu quả
chính từ việc cải cách thuế đối với các hoạt động trên TTTC. Quan điểm xuyên
suốt nghiên cứu này luôn xem thuế đối với khu vực tài chính là một cấu phần
không thể tách rời trong một hệ thống thuế tối ƣu nhằm mục đích gia tăng thu
NSNN. Đề cập đến ảnh hƣởng của thuế tối ƣu đến ngân sách của nhà nƣớc,
Caminal (1998) đã đề xuất một mô hình dự báo tác động của các hình thức thuế
khác nhau đối với lĩnh vực ngân hàng đến trạng thái cân bằng ngân sách. Theo đó,
chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm sẽ tác động trực tiếp tới các trung gian tài
chính. Các doanh nghiệp khi thực hiện những dự án rủi ro cao thƣờng ƣa thích
khoản tín dụng đầy đủ thông tin (vay ngân hàng) hơn là các hình thức tín dụng
thiếu thông tin (thƣơng phiếu) hay tiếp cận vốn từ TTCK. Nghiên cứu của Caminal
đƣa ra các kết luận:
(i) Thuế đối với tiền gửi: thuế tiền gửi không tác động tới lãi suất cho vay hoặc huy
động trong điều kiện nhất định. Nhƣng nó có xu hƣớng làm giảm quy mô tiền gửi
và khuyến khích các hình thức đầu tƣ khác. Tuy nhiên, ở một mức thuế suất nhỏ sẽ
không tạo ra biến dạng nào đối với quyết định tiết kiệm. Thuế tiền gửi cũng tạo ra
sức ép khiến ngân hàng phải lựa chọn đầu tƣ vào các danh mục có rủi ro cao hơn.
(ii) Thuế đánh vào khoản cho vay của ngân hàng: làm giảm lƣu lƣợng cho vay và
tạo ra xu hƣớng chuyển hƣớng huy động vốn trên TTCK và các kênh huy động
khác. Nếu TTCK hoạt động hiệu quả thì tốc độ giảm cũng nhanh chóng hơn. Ở
những quốc gia mà ngân hàng cạnh tranh độc quyền trong thị trƣờng vốn thì thuế
đánh trên khoản vay ngân hàng có thể do chủ sở hữu ngân hàng chịu.
(iii) Thuế thu nhập vốn: làm giảm lƣợng tiền gửi do khả năng nhà đầu tƣ (NĐT)
sẵn sàng trả phí cho các dịch vụ ngân hàng gia tăng theo thu nhập khả dụng của họ.
4
Loại thuế này cũng làm tăng khoảng cách giữa lợi ích cận biên của đầu tƣ và tiết
kiệm.
Trong khoảng thời gian đó, Jappelli và Pistaferri (1996) đã nghiên cứu và
phát hiện ra hiệu quả của chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm và chứng minh
thực nghiệm tại một số nƣớc cụ thể. Nghiên cứu “Ƣu đãi thuế đối với tiết kiệm và
cho vay hộ gia đình” tìm hiểu những động lực chính khuyến khích tiết kiệm hộ gia
đình. Nghiên cứu đã đƣa ra 2 luận cứ cho việc khuyến khích tiết kiệm: (i) Tại các
nền kinh tế “đón