Luận án Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010

1.Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế hoạt độngvà phát triển trên cơ sở hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của mỗi nước những cơ hội phát triển, song cũng đặt ra không ít thách thức, nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển. Nếu không có sự can thiệp hữu hiệu của Nhà nước bằng pháp luật quốctế và các chính sách đối ngoại thì sẽ không thể khai thông được các nguồn lực nước ngoài kể cả vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý, đồng thời khó có thể khắc phục được những bất cập trong quá trình hội nhập, bao gồm kinh tế, văn hoá và chủ quyền quốc gia. Trong hội nhập quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) có vai trò rất lớn: Nó là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy nềnkinh tế tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo chiều hướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thất nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, từngbước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Qúa trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chịu tác động rất nhiều của cơ chế thị trường, ảnh hưởng của môi trường và cơ hội đầu tư, tình hình biến động kinh tế của thế giới và khu vực. Để đạt được mục tiêu đề ra đối với những nước thu hút FDI, trong mỗi giai đoạn nhất định cần phải nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế trong nước cũng như bối cảnh chung củakhu vực và thế giới. Hà Nội là thủ đô, trái tim của Việt Nam, trung tâmchính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học và là bộ mặt của cả nước. Song, trải qua hơn nửa thế kỷ bị chiến tranh tàn phá, đến nay Hà Nội vẫn là một trong những thủ đô còn lạc hậu, nhất là về kinh tế so với thủ đô của các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực của quốc gia, Hà Nội cần có cơ chế, chính sách và các giải pháp, nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Những năm qua Chính phủ đL ban hành nhiều chính sách ưu đLi, áp dụng nhiều quy chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Hà nội. Nhưng do cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàihiện nay của nước ta còn nhiều bất hợp lý, chưa hấp dẫn và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, nên điều đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thu hút vốn FDI của Hà Nội. Cụ thể là từ năm 1997 tới nay dòng vốn FDI vào Việt Nam và HàNội có sự giảm sút rõ rệt, trong khi nhu cầu vốn FDI cho phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội thời gian tới là rất lớn. Theo chương trình phát triển kinh tế của Thành uỷ Hà Nội khoá XI đL đề ra [26]: Trong giai đoạn từ 2001 đến 2010 thành phố Hà Nội phấn đấu đạt 3,784 tỷ USD vốn FDI. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thuhút FDI ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng thiết thực và mang tính cấp bách này, đề tài: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001ư 2010 ”, được chọn làm luận ántiến sỹ, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Đầu tư nước ngoài là vấn đề được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. ởViệt Nam trong những năm gần đây đL xuất bản nhiềusách báo, công trình nghiên cứu của các học giả trong vàngoài nước về đầu tư nước ngoài hoặc liên quan đến đầu tư nước ngoài. Trước hết phải kể đến công trình “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam”, của PGS.TS Mai Ngọc Cường làm chủ biên xuất bản năm 2000. Trong nghiên cứu này tác giả đL phân tích những chính sách trong nước có tác động mạnh đến quá trình thu hút FDI, cũng như đề xuất các biện pháp tổ chức thu hút FDI. Theo tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện phân cấp việc cấp phép đầu tư, giải quyết những vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, những ưu đLi và khuyến khích về tài chính, về chínhsách tiền lương của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầutư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên những đề xuất này đL được giải quyết phầnlớn trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000, Luật Đất Đai năm 2003,. Hơn nữa việc nghiên cứu của tác giả tập trung cho cả nước và phạm vi nghiên cứumới chỉ đến năm 1999. Một công trình nghiên cứu đáng chú ý khác có tựa đề “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; thực trạng và triển vọng”, đề tài cấp Bộ do PGS TS Trần Quang Lâm làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2005. Đề tài KX 01.05 “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng x= hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do PGS TSKH Nguyễn Bích Đạt làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2005. Có thể nói, hai đề tài trên được coi là các công trình nghiên cứu toàn diện đánh giá về tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế thị trường định hướng xL hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngoài ra có thể đề cập đến một số tác phẩm như: Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, TS Hoàng XuânLong, H.2001. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng, Nguyễn Anh Tuấn ư Phan Hữu Thắng ư Hoàng Văn Huấn, H1994. Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bùi Anh Tuấn, H2000. Một số luận án về đầu tư nước ngoài đL được bảo vệ thành công như: Luận án PTS Luật học của Lê Mạnh Tuấn “Hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam“ H.1996. Luận án TS Kinh tế của Nguyễn Huy Thám “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoàiở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” H.1999. Luận án TS Kinh tế của Nguyễn Văn Thanh “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển bền vững của các nước Đông ávà bài học đối với Việt Nam” H.2000. Luận án TS Kinh tế của Đỗ Thị Thuỷ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vớisự công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 – 2005” H.2001. Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Kim NhL “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam” H.2005. Song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, vì vậy tác giả muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của luận án là: ư Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI. ư Nghiên cứu tác động của quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI đến kết quả thu hút FDI vào Hà Nội. ư Nghiên cứu việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường thu hút FDI ở thủ đô Hà Nội đến năm 2010. Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI, chỉ ra những nhân tố cơ bản tác động đến kết quả thu hút FDI ở Hà Nội trong thời gian qua. - Đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó để có định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI trong thời gian tới. - Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề xuất phương hướng và các giải pháp cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. • Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI đã tác động đến kết quả thu hút FDI ở Hà Nội dưới giác độ khoa học kinh tế chính trị. • Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Việt Nam và tác động của nó đến kết quả thu hút FDI vào Hà Nội (bao gồm cả những dự án của Trung ương quản lý và những dự án của Hà Nội quản lý) thời kỳ 1988 - 2005. • 5. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau đây. ư Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Hà Nội được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiệnvà các giai đoạn cụ thể. Các chính sách thu hút FDI được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đồng thời được đặt ra trong bối cảnh chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như của riêng Hà Nội trongquá trình đổi mới và mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam. - Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệuthống kê thích hợp để phục vụ cho phân tích quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Hà Nội. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách tác động đến kết quả thu hút FDI ở Hà Nội. Luận án đã đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát vềhệ thống cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nóiriêng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Cơ chế, chính sách thu hút FDI của Việt Nam được xem xét trên cơ sở có sự so sánh tác động của nó đối với sự tăng trường và phát triển kinh tế của Hà Nội qua từng giai đoạn hoàn thiện, cũng như thực tiễn việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI của một số nước trong khu vực. 6. Những đóng góp của luận án. Những đóng góp mới của luận án được thể hiện ở các điểm sau đây: - Luận án đã góp phần hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. - Luận án đã phân tích thực trạng việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI và tác động của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của Hà Nội. - Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ chế, chính sách thu hút FDI, luận án đã đúc kết chỉ ra những hạn chế tồn tại cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. - Luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội đến năm 2010. 7. Kết cấu của luận án. Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ được viết tắt trong luận án, mục lục, các bảng biểu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoànthiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Thực trạng quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằmtiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Hà Nội đến năm 2010.

pdf232 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan