Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường đặc biệt
quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn
nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, gia
đình cũng là tổ ấm, nơi bình yên, an toàn, nơi duy trì và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống về gia đình, bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ
những tiêu cực, tệ nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giữa gia đình và xã hội có
mối liên hệ mật thiết với nhau: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
173 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN TUYẾT ÁNH
hoµn thiÖn ph¸p luËt
vÒ gia ®×nh ë viÖt nam hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN TUYẾT ÁNH
hoµn thiÖn ph¸p luËt
vÒ gia ®×nh ë viÖt nam hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. LÊ MINH TÂM
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra
trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Tuyết Ánh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH, PHÁP
LUẬT VỀ GIA ĐÌNH, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 17
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 20
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM 23
2.1. Khái niệm pháp luật về gia đình, đặc điểm, nội dung và vai trò của
pháp luật về gia đình ở Việt Nam 23
2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
Việt Nam 45
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
Việt Nam 50
2.4. Pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và những giá trị có thể
tham khảo cho Việt Nam 55
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 67
3.1. Quá trình phát triển của pháp luật về gia đình 67
3.2. Thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 73
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 114
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 122
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐG Bình đẳng giới
BVCS&GDTE Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
CEDAW Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GAD Giới và phát triển
HĐDT Hội đồng dân tộc
HĐND Hội đồng nhân dân
LĐTB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội
LHPN Liên hiệp phụ nữ
LHQ Liên hợp quốc
PBGDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật
PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình
UBND Ủy ban nhân dân
UBQGVSTBCPN Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
UBVCVĐXH Ủy ban về các vấn đề xã hội
UN WOMEN Cơ quan phụ nữ của Liên hợp quốc
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc
UNIFEM Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
WID Phụ nữ trong phát triển
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường đặc biệt
quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn
nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, gia
đình cũng là tổ ấm, nơi bình yên, an toàn, nơi duy trì và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống về gia đình, bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ
những tiêu cực, tệ nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giữa gia đình và xã hội có
mối liên hệ mật thiết với nhau: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Trong gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, những thành tựu to lớn
đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho mọi gia đình. Vị trí, vai trò, chức năng của gia đình tiếp tục được phát
huy và bổ sung thêm nhiều nét mới về nội dung và ý nghĩa xã hội ngày càng toàn
diện và sâu sắc hơn. Ngày càng có nhiều gia đình văn hóa góp phần giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã
giúp hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Kinh tế gia đình thực
sự đóng góp quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc
dân. Nhiều giá trị nhân văn mới như phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới,
quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình ngày càng được đề cao. Pháp luật về
gia đình ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, tiến bộ, bình đẳng. Hệ thống cơ quan nhà nước và tổ chức tham gia công tác
gia đình ngày càng kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Đảng và Nhà nước đã quan
tâm đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò của gia đình Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều hiện tượng tiêu cực mới nẩy sinh trong quan hệ gia đình có
xu hướng ngày càng phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa thực sự
hiệu quả. Bạo hành trong gia đình còn diễn biến rất phức tạp. Ở nhiều nơi, trong
nhiều gia đình vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chưa bảo đảm bình đẳng
giới trong gia đình. Tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em
2
phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Các
hiện tượng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AID xâm nhập vào gia
đình chưa thuyên giảm. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của gia đình như kính
trên nhường dưới, thủy chung, hiếu nghĩa đang có biểu hiện xuống cấp... Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình hình nói trên, trong đó có một số nguyên nhân như: Sự
nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình, công tác quản lý nhà
nước về gia đình còn một số bất cập, chưa huy động sự tham gia của xã hội và cộng
đồng. Pháp luật về gia đình đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa theo kịp sự phát
triển của gia đình trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Các
quy định pháp luật về gia đình tồn tại rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Nhiều
quy phạm chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu minh bạch, không phù hợp điều kiện thực tế
khách quan nên tính khả thi còn hạn chế. Nhiều vấn đề phát sinh trong lĩnh vực gia
đình chưa được phản ánh và xử lý kịp thời; chính sách, pháp luật về gia đình chưa
đồng bộ; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình và trang bị các kiến thức,
kỹ năng ứng xử trong các quan hệ về gia đình chưa được coi trọng Việc tổng kết
thực hiện pháp luật về gia đình, nghiên cứu chính sách, pháp luật về gia đình chưa
được quan tâm và đầu tư đúng mức, vì vậy, cho đến nay chưa có cơ sở khoa học và
thực tiễn đúng đắn phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về gia đình.
Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện pháp luật về gia đình, xây
dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình, hướng tới
mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là
cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng ở nước ta hiện nay.
Xuất phát lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về
gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ của mình tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận hoàn
thiện pháp luật về gia đình, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam và
đề ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Phân tích khái niệm pháp luật về gia đình; làm rõ vai trò, nội dung và
những đặc điểm của pháp luật về gia đình Việt Nam; nghiên cứu hình thành các tiêu
chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình; các yếu tố ảnh hưởng
đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam. Ở mức độ nhất định, đề tài
nghiên cứu pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị
có thể tham khảo ở Việt Nam.
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của pháp luật về gia đình ở
Việt Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để khẳng định những bước phát triển, những
ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó.
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về gia đình có nội dung rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp
luật khác trong hệ thống pháp luật chung, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành,
tồn tại và phát triển của gia đình, với tư cách là một chủ thể, một tổ chức đặc biệt
của đời sống xã hội; các quan hệ về kết hôn tuy có được đề cập nhưng chỉ ở mức độ
nhất định.
Có nhiều nhóm quan hệ xã hội mà gia đình là chủ thể, bao gồm: 1/ quan hệ
về bình đẳng giới trong gia đình; 2/ quan hệ về phòng, chống bạo lực gia đình; 3/
quan hệ về trách nhiệm của gia đình trong ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào
gia đình; 4/ quan hệ dịch vụ gia đình; 5/ quan hệ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh
4
khó khăn; 6/ quan hệ phát triển kinh tế gia đình; 7/ quan hệ phát sinh trong quá trình
quản lý nhà nước đối với gia đình;
Trong các quan hệ xã hội nói trên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu 4 nhóm
pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ 1, 2, 3, 7 bởi vì việc hoàn thiện các nhóm
quy phạm pháp luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần hoàn
thành mục tiêu hàng đầu được nêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đó là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí,
trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo
lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình”.
Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về gia đình ở Việt
Nam từ năm 1945 nhưng tập trung vào giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
nhà nước và pháp luật nói chung, về gia đình và pháp luật về gia đình nói riêng. Bên
cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến ở
trong nước và nước ngoài về gia đình và pháp luật về gia đình để tham khảo và
phục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để
làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện
pháp luật về gia đình.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để
làm rõ nội dung, vai trò, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về
gia đình, các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về gia
đình ở Việt Nam.
5
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sử
dụng ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ
giữa lý luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước với thực tiễn thực hiện pháp luật về gia đình. Ba chương của luận án được
nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ cơ sở lý luận đến thực trạng và
quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình.
- Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trong chương
3 khi đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hình
nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này cũng
được sử dụng ở chương 2 để so sánh các pháp luật về gia đình của một số nước.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
về hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về
pháp luật về gia đình, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học pháp luật về gia
đình, chỉ ra vai trò, đặc điểm của pháp luật về gia đình, với nội dung bao gồm các
nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước
về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, phòng
chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; đồng thời, xây dựng các tiêu chí về
nội dung và hình thức để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình;
phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về gia đình ở
Việt Nam hiện nay.
- Chỉ rõ quá trình phát triển của pháp luật về gia đình ở Việt Nam; phân tích,
đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam, khẳng định những bước phát
triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất 4 quan điểm và 6 nhóm giải pháp
hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay.
6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm những
kiến thức lý luận về gia đình và pháp luật về gia đình; xây dựng cơ sở khoa học cho
việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình; xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về gia đình và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về gia đình trong
thực tiễn.
Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học và
văn hóa pháp lý chuyên sâu về gia đình và pháp luật về gia đình. Luận án cũng là tài
liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã
hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về gia đình;
xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện có
hiệu quả pháp luật về gia đình ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4
chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH,
PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIA
ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về gia đình
- Đề tài “Nghiên cứu căn cứ khoa học để xây dựng ngành gia đình học ở Việt
Nam”, của Nguyễn Văn Cương [47]. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
chung về gia đình, văn hóa gia đình và việc nghiên cứu về gia đình của các ngành
khoa học, khu biệt rõ các nội dung nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xác định những
vấn đề cần khảo sát và đánh giá.
Tác giả và nhóm tác giả đã khảo sát, đánh giá những nét cơ bản trong đặc
trưng của gia đình truyền thống và những biến đổi của nó trong xã hội hiện nay;
khẳng định sự cần thiết phải xây dựng ngành Gia đình học để tăng cường và củng
cố nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu về gia đình. Đặc biệt, công trình này đã
đưa ra những định hướng giá trị tạo điều kiện cho gia đình Việt Nam phát triển theo
hướng vừa giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu được sự tiến bộ
trong văn minh nhân loại, hội nhập và phát triển.
Công trình còn khảo sát, đánh giá thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý nhà nước về gia đình ở cơ sở cũng như thực tế đào tạo kiến thức về gia đình ở
trong và ngoài nước hiện nay.
Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước luôn đề cao vai trò của gia đình và
các hoạt động nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện của gia đình. Có thể kể đến như:
Hiến pháp (1992), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999), Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Phòng chống
bạo lực gia đình có hiệu lực tháng 7 năm 2008 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã
ban hành Chỉ thị số 49-CT/TƯ ngày 21-2-2005 về xây dựng gia đình Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật phòng chống bạo
8
lực gia đình; Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay”,
của Uỷ ban dân số, Gia đình và trẻ em [183]. Cuốn sách này đã làm rõ khái niệm
quy mô gia đình; số người, số thế hệ trong gia đình; khái niệm về hôn nhân, tình
trạng kết hôn và ly hôn ở Việt Nam; thực trạng và những biến đổi của mối quan hệ
vợ chồng trong gia đình trên các phương diện: vai trò của chủ hộ, vai trò của vợ
chồng trong sản xuất, đóng góp thu nhập; mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia
đình; mối quan hệ họ hàng thân tộc Có thể nói cuốn sách đã nêu khá chi tiết các
khái niệm, các mối quan hệ, chức năng của gia đình đồng thời cũng dự báo được xu
thế biến đổi của gia đình Việt Nam, những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam
trong xu thế hội nhập quốc tế
- “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, của Lê Thi [148],
đã đề cập đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới
chuyển sang thế kỷ 21. Ở chương 1 tác giả đề cập tới những biến đổi chung, sau đó
đi sâu vào nghiên cứu biến đổi của hôn nhân, vấn đề xã hội hoá trẻ em và việc thực
hiện mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Chương 2, tác giả đi từ góc độ
giới để nghiên cứu các vấn đề gia đình cụ thể như mối quan hệ trong gia đình nhìn
từ cách tiếp cận giới; bất bình đẳng trong việc thực hiện chiến lược dân số và phát
triển bền vững ở Việt Nam; bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai và con
gái, ly hôn, tâm trạng phụ nữ đơn thân... Cuốn sách cũng đề cập tới vấn đề xây dựng
văn hóa gia đình và gia đình văn hóa.
- “Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới”, của Trần Hữu
Tòng, Trương Thìn [161]. Sách gồm 04 phần: Phần I: Một số quan điểm của Đảng
và Nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ đổi mới; Phần II: Vấn đề
gia đình và gia đình văn hóa; Phần III: Những kinh nghiệm và định hướng cuộc vận
động xây dựng gia đình văn hóa.
- “Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường”, của Nguyễn Thị Khoa
[93] đề cập tới vấn đề nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến đạo đức gia
đình, làm thay đổi nhận thức ở một số người về các chuẩn mực giá trị: quan niệm về
9
đạo đức trong hôn nhân bị lệch lạc, xu hướng ly hôn tăng; Đạo đức tình dục bị vi
phạm; Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình bị lỏng lẻo; Hiện tượng coi
thường giáo dục gia đình đang xảy ra ngày càng nhiều. Nguyên nhân của các hiện
tượng này là do việc tuyên truyền, giáo dục luật pháp chưa được thực hiện tốt, chưa
coi trọng giáo dục về gia đình cho lớp trẻ, do tác động của nền kinh tế... Vì vậy nhà
nước, cộng đồng, gia đình và mỗi cá nhân phải có ý thức xây dựng đạo đức gia đình
tiến bộ, lành mạnh.
- “Gia đình ở đô thị trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, của Đỗ
Thị Bình [14]. Nội dung của sách đề cập tới