1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong
chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới
đất nước. Sau 30 năm đổi mới và sau 10 năm gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu
rộng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với
việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới, không
chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết
của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động
đến thể chế hải quan với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan đứng trước yêu cầu thông quan nhanh
hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản
lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội
địa và không để thất thu thuế.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm
đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người
dân và doanh nghiệp. Phát biểu tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2016 (VDF
2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ xây
dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, lấy sự hài lòng của người dân,
doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả, chất lượng, công tác
quản lý nhà nước, với giải pháp tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm
thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế,
chính sách pháp luật về đầu tư, kinh doanh [43].
172 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
--------------------
ĐÀO THỊ HOA SEN
HOµN THIÖN PH¸P LUËT
VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
--------------------
ĐÀO THỊ HOA SEN
HOµN THIÖN PH¸P LUËT
VÒ KIÓM TRA SAU TH¤NG QUAN ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Hạnh
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Đào Thị Hoa Sen
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP
TỤC NGHIÊN CỨU
1
8
1.1.
1.2.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết trong luận án
8
23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM
29
2.1.
2.2.
2.3.
Khái niệm, nội dung điều chỉnh, đặc điểm và vai trò của pháp
luật về kiểm tra sau thông quan
Các tiêu chí hoàn thiện và yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện
pháp luật về kiểm tra sau thông quan
Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về kiểm tra sau thông
quan và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
29
49
59
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG
QUAN Ở VIỆT NAM
76
3.1.
3.2.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm tra sau
thông quan ở Việt Nam
Thực trạng pháp luật hiện hành về kiểm tra sau thông quan
76
87
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Ở VIỆT NAM
123
4.1.
4.2.
Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở
Việt Nam hiện nay
Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông
quan ở Việt Nam hiện nay
123
135
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASW : Cơ chế một cửa ASEAN
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan
NSW : Cơ chế một cửa quốc gia
PCA : Post Clearance Audit (Kiểm tra sau thông quan)
TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
VCIS : Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam
VNACC : Hệ thống thông quan hàng hóa tự động
WCO : Tổ chức Hải quan thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong
chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới
đất nước. Sau 30 năm đổi mới và sau 10 năm gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu
rộng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với
việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới, không
chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết
của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động
đến thể chế hải quan với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan đứng trước yêu cầu thông quan nhanh
hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản
lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội
địa và không để thất thu thuế.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm
đổi mới, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người
dân và doanh nghiệp. Phát biểu tại Diễn đàn phát triển Việt Nam 2016 (VDF
2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ xây
dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất, lấy sự hài lòng của người dân,
doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả, chất lượng, công tác
quản lý nhà nước, với giải pháp tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm
thiểu chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế,
chính sách pháp luật về đầu tư, kinh doanh [43]...
Những yêu cầu của hội nhập kinh tế và cải cách thủ tục hành chính đã
và đang có những tác động đòi hỏi sự hoàn thiện của thể chế hải quan hiện đại
2
mà trước hết là các quy định pháp luật về hải quan để tạo cơ chế pháp lý cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hoạt động thuận lợi, bình đẳng, tạo
điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một trong những nội dung
đáp ứng đòi hỏi này là hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan
(KTSTQ), nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng tại cửa khẩu, thông
quan nhanh chóng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và chuyển thời hiệu, mở rộng
phạm vi và đối tượng kiểm tra khi hàng hóa đã thông quan.
Pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam được hình thành và phát triển kể từ
khi Luật Hải quan 2001 được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2002. Qua 15
năm thực hiện, KTSTQ đã đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động của
Ngành Hải quan, góp phần chống gian lận thương mại hiệu quả toàn diện hơn
mà vẫn giải phóng hàng nhanh; đồng thời, ngăn chặn tình trạng thất thu ngân
sách, truy thu hàng ngàn tỷ đồng từ công tác KTSTQ.... Tuy nhiên, pháp luật
về KTSTQ cũng đang thể hiện nhiều hạn chế cần được hoàn thiện nhằm đảm
bảo môi trường pháp lý cho Hải quan Việt Nam tổ chức và triển khai hoạt
động KTSTQ. Một số nội dung quy định của pháp luật về KTSTQ còn chưa
phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế về KTSTQ; thiếu đồng bộ giữa các
văn bản Luật, giữa văn bản luật và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành; còn
thiếu vắng những quy định về trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan ở
khâu thông quan đối với những sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra
sau thông quan; về các ưu đãi hải quan trong trường hợp người khai hải quan
tuân thủ tốt pháp luật, quy định về KTSTQ đối với một số loại hình liên quan
chính sách thương mại và số thuế khai báo; về KTSTQ trong thực hiện cơ chế
một cửa quốc gia và một cửa ASEAN Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lý luận
pháp luật về KTSTQ còn nhiều hạn chế. Ở phạm vi nghiên cứu khoa học luật,
khái niệm KTSTQ cũng như pháp luật về KTSTQ còn là vấn đề mới, thiếu
các nghiên cứu chuyên sâu nên chưa hình thành được hệ thống tư duy đầy đủ,
vững chắc của pháp luật về KTSTQ.
3
Những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống,
chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về KTSTQ để từ đó đưa ra
quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa cả trên phương diện
lý luận và thực tiễn. Trong điều kiện xây dựng Hải quan hiện đại, nâng cao
hiệu quả hiện lực công tác quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng với yêu cầu
hội nhập và tự do hóa thương mại, vấn đề này trở thành một đòi hỏi bức thiết.
Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về kiểm
tra sau thông quan ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về
hoàn thiện pháp luật về KTSTQ, đánh giá đúng thực trạng pháp luật và mức
độ hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực KTSTQ ở Việt Nam, góp phần hình
thành những tri thức lý luận cũng như những luận cứ khoa học để đề xuất
quan điểm và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.
Để hoàn thành được mục đích đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật
và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ trên các phương diện: khái niệm, nội
dung, đặc điểm, vai trò của pháp luật về KTSTQ; phân tích các tiêu chí hoàn
thiện, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về KTSTQ; tìm
hiểu KTSTQ theo chuẩn mực quốc tế và một số nước trên thế giới để rút ra
giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam. Thực hiện
nhiệm vụ này, luận án góp phần xây dựng hệ thống tư duy lý luận đầy đủ,
vững chắc về pháp luật KTSTQ.
- Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về
KTSTQ ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, bất cập cần hoàn thiện và chỉ ra
những nguyên nhân của hạn chế đó.
- Thứ ba: Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
KTSTQ phù hợp với tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Hải quan Việt Nam.
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề hoàn thiện pháp luật về
KTSTQ ở Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, bao
gồm: những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về KTSTQ; các quan điểm
và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với
chuyên ngành nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về pháp luật KTSTQ tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật
KTSTQ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các vấn đề thuộc kỹ thuật
nghiệp vụ chuyên sâu trong KTSTQ, luận án chỉ đề cập ở mức độ nhất định
trong mối tương quan với các vấn đề chính mà luận án nghiên cứu.
Về thời gian, luận án nghiên cứu pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam từ
năm 2002 đến 2016. Đây là khoảng thời gian hình thành và phát triển của
pháp luật về KTSTQ, được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Hải quan.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước, pháp luật; các quan điểm, định hướng của Đảng và
Nhà nước về hoàn thiện pháp luật, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành
chính, xây dựng Hải quan hiện đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là các phương
pháp của triết học Mác - Lênin, trọng tâm là phương pháp kết hợp lý luận và
thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử
dụng một số phương pháp của các khoa học chuyên ngành như phương pháp
của lý thuyết hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp của khoa học
thống kê. Cụ thể như sau:
- Chương 1 sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp lịch sử, lôgic để chỉ ra những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được
nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoàn thiện pháp luật
về KTSTQ, qua đó xác định những vấn đề còn chưa được nghiên cứu, đề cập
và chỉ rõ những vấn đề mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu.
5
- Chương 2 sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa,
phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ cơ sở lý luận của
luận án và để làm rõ các các quy định pháp lý về KTSTQ theo chuẩn mực
quốc tế và của pháp luật một số nước, từ đó chỉ ra những giá trị mà Việt Nam
có thể tham khảo.
- Chương 3 sử dụng phương pháp so sánh và thống kê, lịch sử và lôgic,
phân tích tài liệu thứ cấp để đánh giá quá trình hình thành và phát triển, thực
trạng của pháp luật KTSTQ; những kết quả, thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân của những bất cập, hạn chế của thực trạng pháp luật về KTSTQ ở Việt
Nam. Khi thực hiện nghiên cứu nội dung của chương 3, Luận án tiếp cận một
cách tổng thể, gắn kết việc đánh giá thực trạng pháp luật đi từ các qui định
pháp luật trong các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành trong sự đối chiếu
với lý luận và thực tiễn thực hiện các qui định này. Cách tiếp cận tạo cho
Luận án một điểm khác biệt so với nhiều luận án chuyên ngành lý luận khác
khi nhiều tác giả tách việc đánh giá thực trạng pháp luật với hai mảng riêng
biệt là thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật.
- Chương 4 luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa để đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp hoàn
thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
Một là: Từ việc nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
đề tài, luận án xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện
pháp luật về KTSTQ trên các phương diện lý luận, thực tiễn và quan điểm
giải pháp. Những công trình đã công bố về KTSTQ ở trong nước và ngoài
nước được tổng hợp và đánh giá trong Luận án bổ sung cho khoa học pháp lý
mảng tài liệu bổ ích mà từ trước đến nay chưa có.
Hai là: Từ khái niệm KTSTQ, luận án tiếp cận khái niệm pháp luật về
KTSTQ, xác định được 3 đặc điểm của pháp luật về KTSTQ, phân tích làm rõ
vai trò của pháp luật về KTSTQ trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng về
6
xây dựng hải quan hiện đại, nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo khung pháp lý cho hoạt động
hậu kiểm của hải quan. Những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo
nền tảng cơ sở lý luận về pháp luật và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ. Đây là
đóng góp về mặt lý luận của công trình vì nó sẽ bổ sung cho khoa học pháp lý
một khái niệm đầy đủ, chính xác về pháp luật về KTSTQ, tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động “hậu kiểm” của cơ quan hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển.
Ba là: Từ các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nói chung, luận án phân
tích, làm rõ tiêu chí hoàn thiện pháp luật về KTSTQ, đảm bảo tính toàn diện,
thống nhất, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như đặc
thù pháp luật quốc gia. Đồng thời luận án nghiên cứu, phân tích các yếu tố về
chính trị, kinh tế và những yếu tố pháp lý khác ảnh hưởng đến quá trình hoàn
thiện pháp luật về KTSTQ. Việc xác định các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về
KTSTQ là điểm mới và là đóng góp của Luận án đối với lĩnh vực pháp luật về
hải quan, có ý nghĩa tham khảo và ứng dụng đối với các cơ quan lập pháp và
hành pháp Việt Nam.
Bốn là: Qua nghiên cứu KTSTQ và pháp luật về KTSTQ theo chuẩn
mực quốc tế và của các quốc gia trên thế giới, luận án đã góp phần làm sâu
sắc thêm kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn điều chỉnh pháp luật về KTSTQ
và rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng trong thực tiễn xây dựng và
hoàn hiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam, phù hợp với yêu cầu cải cách hiện
đại hóa của Hải quan Việt Nam.
Năm là: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật
KTSTQ ở Việt Nam từ năm 2002 đến nay, luận án đã phân tích, làm rõ những
thành tựu của pháp luật về KTSTQ cũng như và hạn chế, bất cập đồng thời
chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Những phát hiện và đánh
giá của Luận án về thành tựu và hạn chế của pháp luật KTSTQ chưa được
thực hiện và công bố trước đó.
7
Sáu là: Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật về KTSTQ, luận
án đề xuất 3 quan điểm và 4 nhóm giải pháp toàn diện, khoa học và khả thi
cho việc hoàn thiện pháp luật KTSTQ ở Việt Nam. Những đề xuất này là kết
quả của những nghiên cứu trong công trình này, chưa được công bố ở những
nghiên cứu khoa học pháp lý khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án góp phần bổ sung tri
thức lý luận của pháp luật chuyên ngành về hải quan, tạo cơ sở cho việc tiếp
tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật về KTSTQ ở Việt Nam, nâng
cao hiệu quả áp dụng phương pháp KTSTQ trong quản lý hải quan hiện đại.
Luận án có thể được dùng là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học
tập, bồi dưỡng và đào tạo tại các trường đại học, học viện chuyên ngành kinh
tế - tài chính - hải quan; tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cán bộ công chức
hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để bổ sung những kiến thức cần
thiết để thực hiện KTSTQ một cách khoa học, đúng pháp luật, vừa đảm bảo
tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động ngoại thương, vừa đảm bảo tính
tuân thủ pháp luật và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông
quan ở Việt Nam
Chương 3: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về
kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm tra sau
thông quan ở Việt Nam
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm tra sau thông quan trong
thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan
Kiểm tra sau thông quan là một nội dung của phương pháp quản lý hải
quan hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế và phát triển thương
mại quốc tế. Do ý nghĩa quan trọng đó của KTSTQ, đa phần các công trình
nghiên cứu về Hải quan Việt Nam trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa hải
quan đều đề cập đến KTSTQ với tư cách là một nội dung thiết yếu và cấp
bách để đảm bảo cho sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về hải quan trong
tiến trình hội nhập.
Ở thể loại công trình nghiên cứu là các luận án, luận văn, có thể kể đến
các công trình sau:
- Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế của tác giả Lê Văn Tới [101] đã làm rõ mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế
khu vực, quốc tế với hoạt động của hải quan, vai trò và sự tác động của công
tác hải quan đối với hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Luận án đề xuất
những giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của hải quan khi Việt Nam hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. KTSTQ được nghiên cứu dưới góc
độ là nghiệp vụ chuyên sâu mà hải quan các nước tiến hành trong quá trình
cải cách, hiện đại hóa hải quan đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Tác giả
đã có những nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ này của
Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy chưa tiếp cận KTSTQ
một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn, nhưng vấn đề được nêu tại luận án
9
này có giá trị tham khảo sâu sắc trong quá trình tìm hiểu vai trò của KTSTQ
trong cải cách hiện đại hóa, xây dựng mô hình hải quan hiện đại đáp ứng với
tốc độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế.
- Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả Nguyễn Ngọc Túc [105] được thực hiện
vào thời điểm Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ hội nhập kinh thế
khu vực và thế giới với việc tham gia WTO vào ngày 7/11/2006. Trong bối
cảnh thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh, Việt Nam phải thực hiện các
Hiệp định của WTO liên quan đến lĩnh vực hải quan, sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và sự phát triển gia tăng của nạn buôn lậu, gian lận thương
mại, Hải quan Việt Nam mặc dù đã nhiều cải cách nhưng vẫn phải tiếp tục đổi
mới về mọi mặt để theo kịp tiến độ hiện đại hóa của hải quan các nước. Tác
giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm của cải cách, hiện đại hóa hải quan với
yêu cầu toàn bộ hoạt động hải quan từng bước được tự động hóa, tiến tới tự
động hóa hoàn toàn theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Điểm mấu chốt là
phải thay đổi hẳn phương thức quản lý từ quản lý hải quan truyền thống (chủ
yếu dựa vào kiểm tra, kiểm soát) sang phương thức quản lý hải quan hiện đại
dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và dựa vào kỹ thuật quản lý mới như
quản lý rủi ro, quản lý thông tin tình báo... KTSTQ được nghiên cứu dưới góc
độ là một trong những nội dung của phương pháp quản lý hải quan hiện đại để
đáp ứng chuẩn mực quốc tế. Luận án đã chỉ rõ quá trình triển khai thực hiện
đã bộc lộ một số bất cập như văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn toàn theo
c