Thực bào máu (TBM) là một hội chứng hiếm gặp nhưng thường diễn tiến
nguy kịch và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh xảy ra có thể do đột biến các gen liên quan
chức năng gây độc của tế bào giết tự nhiên (NK: Natural killer), tế bào lympho T
gây độc (CTLs: Cytotoxic T lymphocytes), hoặc thứ phát sau một số bệnh lý như
nhiễm trùng, ác tính hay tự miễn dẫn đến rối loạn điều hòa hoạt động của tế bào
lympho T gây độc và đại thực bào, hậu quả là các cytokine được sản xuất một cách
mất kiểm soát gây ra sự tổn thương đa cơ quan và đe dọa tử vong.
Năm 1979, Risdall và cộng sự ghi nhận có mối liên quan giữa TBM và tình
trạng nhiễm siêu vi, sau đó các báo cáo của tác giả Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn quốc cho thấy Epstein-Barr virus (EBV) được lưu ý như là một tác nhân
khởi phát bệnh thường gặp hơn cả [101], [117], [138], [202], [254]. Từ năm 1994,
Hiệp hội Mô bào thế giới đã thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán TBM và hướng dẫn
điều trị áp dụng cho cả TBM nguyên phát và thể thứ phát nặng [95], sau đó được
cập nhật trong phác đồ HLH-2004 [96]. Nhờ đó, tỉ lệ tử vong TBM đã cải thiện một
cách đáng kể [96].
Bệnh cảnh TBM kèm nhiễm EBV (TBM-EBV) thường có diễn biến phức tạp,
có thể nhẹ nhưng thường là nặng, diễn tiến nguy kịch và đưa đến tử vong. Với phác
đồ HLH-94, HLH-2004 nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân TBM-EBV nặng ở cả
trẻ em và người lớn phần lớn đáp ứng tốt, do đó được đề nghị là điều trị chuẩn cho
TBM-EBV [96], [111], [112], [206], [216]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại
chỉ ra rằng bệnh nhân TBM-EBV có thể vẫn tự hồi phục hoặc đáp ứng tốt với những
điều trị bảo tồn gồm Corticosteroids hoặc IVIG hoặc Cyclosporine A [30], [35],
[117], [147], [206], [217]. Mặc khác việc điều trị TBM-EBV vẫn còn những quan
điểm khác nhau trong việc sử dụng thuốc kháng virus, ghép tế bào gốc tạo máu,
điều trị Rituximab. Do đó, cho đến hiện nay thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về
phương thức điều trị tối ưu chuyên biệt cho TBM-EBV [44], [104], [147], [217] và
các công thức vẫn còn đang nghiên cứu ở các nước khác nhau.
198 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hội chứng thực bào máu kèm nhiễm Epstein-Barr virus tại Bệnh viện nhi đồng 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ BÍCH LIÊN
HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU
KÈM NHIỄM EPSTEIN-BARR VIRUS
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ BÍCH LIÊN
HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU
KÈM NHIỄM EPSTEIN-BARR VIRUS
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
NGÀNH: NHI KHOA
MÃ SỐ: 62720135
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÂM THỊ MỸ
2. PGS.TS. LÊ THỊ NGỌC DUNG
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận án
Lê Bích Liên
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Mục lục ...................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... iv
Danh mục đối chiếu các thuật ngữ nước ngoài và tiếng Việt .................................... vi
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Danh mục các hình ...................................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1 EBV và nhiễm trùng EBV..................................................................................... 4
1.2 Hội chứng Thực bào máu .................................................................................... 11
1.3 Thực bào máu kèm nhiễm EBV (TBM-EBV) .................................................... 22
1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu TBM-EBV .............................................. 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 42
2.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 42
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 43
2.3 Định nghĩa các biến số ........................................................................................ 53
2.4 Y đức ................................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 58
3.1 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ......................................... 58
3.2 Kết quả điều trị giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì ..................................... 74
3.3 Xác định mối liên quan giữa tải lượng EBV và đáp ứng điều trị 8 tuần ............ 81
3.4 Xác định yếu tố tiên lượng tử vong sớm (8 tuần) ............................................... 83
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 87
4.1 Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị .................................. 87
4.2 Kết quả điều trị .................................................................................................. 110
4.3 Mối liên hệ giữa tải lượng EBV-DNA và đáp ứng điều trị 8 tuần .................... 117
iii
4.4 Các yếu tố tiên lượng tử vong sớm (8 tuần)...................................................... 120
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết tắt Tiếng Việt / Tiếng Anh
ALT Alanine aminotransferase
AST Aspartate aminotransferase
AT III Antithrombin III
ATG Anti-thymocyte globulins
BV Bệnh viện
BVNĐ1 Bệnh viện Nhi Đồng 1
BVNĐ2 Bệnh viện Nhi Đồng 2
CD Cluster of differentiation
CMV Cytomegalovirus
CRP C-reactive protein
CSA Cyclosporin A
CTM Công thức máu
DNA Deoxyribo Nucleic Acid
DNT Dịch não tủy
EBV Epstein Barr virus
Hb Hemoglobin
HLH-94 Treatment Protocol of the First International HLH 1994
HLH-2004 Treatment Protocol of the Second International HLH 2004
HTTĐL Huyết tương tươi đông lạnh
IL Interleukin
INF-γ Interferon - gamma
v
Ký hiệu,
chữ viết tắt Tiếng Việt / Tiếng Anh
KTC Khoảng tin cậy
KTL Kết tủa lạnh
LDH Lactate dehydrogenase
MTX Methotrexate
NK Natural Killer
RT-PCR Real time - PCR
TBCĐNNT Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
TBM-EBV Thực bào máu kèm nhiễm EBV
TKTƯ Thần kinh trung ương
vi
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU CÁC THUẬT NGỮ NƯỚC NGOÀI VÀ
TIẾNG VIỆT
Ký hiệu,
chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
aPTT Activated partial
thromboplastin time
Thời gian hoạt hoá
thromboplastin một phần
CAEBV Chronic active Epstein Barr
virus infection
Nhiễm Epstein Barr virus mãn
hoạt động
CT Computed tomography Chụp cắt lớp vi tính
CTLs Cytotoxic T Lymphocyte Tế bào lympho T gây độc tế bào
D-bilirubin Direct bilirubin Bilirubin trực tiếp
EA Early antigen Kháng nguyên sớm
EBNAs Epstein Barr virus Nuclear
Antigens
Kháng nguyên nhân của virus
Epstein Barr
FHL Familial Hemophagocytic
Lymphohistiocytosis
Thực bào máu thể gia đinh
HBV Hepatitis B virus Virus gây viêm gan B
HCV Hepatitis C virus Virus gây viêm gan C
HIV Human immunodeficiency
virus
Virus gây suy giảm miễn dịch ở
người
HLH Hemophagocytic
Lymphohistiocytosis
Thực bào máu
I-bilirubin Indirect bilirubin Bilirubin gián tiếp
IP-10 Interferon gamma-induced
protein-10
Protein – 10 được tạo ra từ
interferon gamma
IVIG Intravenous immunoglobulin Globulin miễn dịch truyền tĩnh
mạch
vii
Ký hiệu,
chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
KIRs Killer cell immunoglobulin-
like receptors
Các thụ thể giống globulin miễn
dịch của tế bào giết tự nhiên
LMP1 Latent membrane protein-1 Kháng nguyên màng tiềm tàng-1
LMP2 Latent membrane protein-2 Kháng nguyên màng tiềm tàng-2
MAS Macrophage activated
syndrome
Hội chứng hoạt hoá đại thực bào
MIG
Monokine induced by
gamma interferon
Monokine được tạo ra từ gamma
interferon
MRI Magnetic resonance imaging Cộng hưởng từ
NK Natural Killer Tế bào giết tự nhiên
PBMC Peripherial blood
mononulear cell
Bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi
PCR Polymerase chain reaction Phản ứng khuếch đại chuỗi gen
PT Prothrombin time Thời gian đông máu ngoại sinh
SLAM Signaling lymphocyte
activation molecule
Phân tử hoạt hóa lympho thông
qua việc truyền tín hiệu
SAP SLAM-associated protein Protein liên quan đến SLAM
sIL-2R Soluble interleukin-2
receptor
Thụ thể interleukin – 2 hoà tan
TER Transcapillary escape rate Tốc độ thoát xuyên mao mạch
Th T-helper Tế bào T giúp đỡ
TNF Tumor Necrosis Factor Yếu tố hoại tử u
VCA Viral Capsid Antigen Kháng nguyên vỏ của virus
XLP X-linked
lymphoproliferative
Tăng sinh lympho liên kết với
nhiễm sắc thể giới tính X
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Kết quả huyết thanh học nhiễm EBV ở người bình thường ...................... 9 Bảng 1.1
Phân loại TBM ......................................................................................... 12 Bảng 1.2
Liên quan sinh lý bệnh và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng .............. 18 Bảng 1.3
Phân độ lâm sàng TBM-EBV .................................................................. 27 Bảng 1.4
Kỹ thuật đo cytokine tại Trung tâm Medic Hòa Hảo .............................. 44 Bảng 2.1
Đặc điểm dân số học ................................................................................ 59 Bảng 3.1
Đặc điểm thời gian nhập viện, chẩn đoán, điều trị .................................. 60 Bảng 3.2
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân TBM-EBV .............................................. 60 Bảng 3.3
Tỉ lệ bất thường huyết học và tủy đồ ....................................................... 61 Bảng 3.4
Các chỉ số xét nghiệm huyết học ............................................................. 62 Bảng 3.5
Tỉ lệ bất thường các xét nghiệm sinh hóa ................................................ 63 Bảng 3.6
Chỉ số các xét nghiệm sinh hóa ............................................................... 63 Bảng 3.7
Nồng độ cytokine INF- 𝛾, IL-6 và IL-10 trong máu ............................. 64 Bảng 3.8
Tỉ lệ bất thường chẩn đoán hình ảnh ....................................................... 65 Bảng 3.9
Tải lượng EBV trước khi điều trị ............................................................ 66 Bảng 3.10
Nhiễm trùng phối hợp ở bệnh nhân TBM-EBV ...................................... 66 Bảng 3.11
Đánh giá độ nặng TBM-EBV theo Imashuku 2010 ................................ 67 Bảng 3.12
Điều trị hóa miễn dịch giai đoạn 8 tuần ................................................... 69 Bảng 3.13
Đặc điểm bệnh nhân điều trị Rituximab 8 tuần đầu ................................ 70 Bảng 3.14
Thay đổi lâm sàng trước và sau điều trị Rituximab................................. 71 Bảng 3.15
Thay đổi xét nghiệm trước và sau điều trị Rituximab ............................. 72 Bảng 3.16
Điều trị hỗ trợ .......................................................................................... 73 Bảng 3.17
Thời gian theo dõi các nhóm đáp ứng điều trị ......................................... 74 Bảng 3.18
Số cơ quan tổn thương trong bệnh cảnh tử vong sớm ............................. 75 Bảng 3.19
Các cơ quan tổn thương trong bệnh cảnh tử vong sớm ........................... 75 Bảng 3.20
ix
Tỉ lệ bất thường lâm sàng và xét nghiệm khi bệnh khi tái hoạt .............. 77 Bảng 3.21
Chỉ số xét nghiệm khi bệnh tái hoạt ........................................................ 78 Bảng 3.22
Đặc điểm điều trị tái hoạt ........................................................................ 79 Bảng 3.23
So sánh tải lượng EBV giữa 3 nhóm đáp ứng 8 tuần .............................. 81 Bảng 3.24
Phân tích đơn biến tiên lượng tử vong sớm ............................................. 83 Bảng 3.25
Phân tích hồi quy Logistic đa biến tiên lượng tử vong sớm .................... 85 Bảng 3.26
Tình hình mắc TBM-EBV ở một số trung tâm........................................ 88 Bảng 4.1
Tuổi khởi phát bệnh TBM-EBV qua các nghiên cứu ở trẻ em................ 89 Bảng 4.2
So sánh yếu tố thời gian trong chẩn đoán ................................................ 91 Bảng 4.3
So sánh đặc điểm lâm sàng giữa các nghiên cứu TBM-EBV ................. 92 Bảng 4.4
So sánh đặc điểm xét nghiệm trong tiêu chuẩn chẩn đoán TBM ............ 93 Bảng 4.5
Trung vị Ferritin máu qua các nghiên cứu TBM-EBV ........................... 95 Bảng 4.6
Trung vị tải lượng EBV-DNA qua các nghiên cứu TBM-EBV ............ 102 Bảng 4.7
Mô hình tăng cytokine máu ở bệnh nhân TBM qua các nghiên cứu ..... 103 Bảng 4.8
Đặc điểm điều trị qua các nghiên cứu TBM-EBV ................................ 106 Bảng 4.9
Kết quả 8 tuần điều trị qua các nghiên cứu TBM-EBV ........................ 112 Bảng 4.10
Kết quả điều trị lâu dài các nghiên cứu TBM-EBV .............................. 116 Bảng 4.11
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình, sơ đồ Trang
Hình 1.1 Chu trình nhiễm trùng EBV ......................................................................... 6
Hình 1.2 Diễn tiến kháng thể trong máu ở bệnh nhân TBCĐNNT do EBV. ............. 7
Hình 1.3 Quan niệm mới về tính đa dạng của TBM ................................................. 14
Hình 1.4 Cơ chế sinh bệnh TBM nguyên phát .......................................................... 16
Hình 1.5 Mạng lưới điều hòa cytokine trong cơ chế sinh bệnh TBM ...................... 17
Hình 1.6 Sơ đồ tác động LMP1 lên đường truyền tính hiệu ở tế bào T nhiễm
EBV............................................................................................................ 24
Hình 1.7 Cơ chế tác động LMP1 thông qua TNF- α ở tế bào T nhiễm EBV .......... 24
Hình 1.8 Phối hợp Rituximab với Dex/Etoposide/CSA điều trị TBM-EBV ............ 31
Hình 2.1 Phác đồ điều trị Hội chứng thực bào máu theo HLH-2004 ....................... 47
Hình 2.2 Sơ đồ điều trị và theo dõi bệnh nhân TBM-EBV ...................................... 49
Hình 2.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................. 51
Hình 3.1 Sơ đồ chọn bệnh vào nghiên cứu ............................................................... 58
Hình 3.2 Sơ đồ kết quả điều trị ................................................................................. 68
1
MỞ ĐẦU
Thực bào máu (TBM) là một hội chứng hiếm gặp nhưng thường diễn tiến
nguy kịch và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh xảy ra có thể do đột biến các gen liên quan
chức năng gây độc của tế bào giết tự nhiên (NK: Natural killer), tế bào lympho T
gây độc (CTLs: Cytotoxic T lymphocytes), hoặc thứ phát sau một số bệnh lý như
nhiễm trùng, ác tính hay tự miễn dẫn đến rối loạn điều hòa hoạt động của tế bào
lympho T gây độc và đại thực bào, hậu quả là các cytokine được sản xuất một cách
mất kiểm soát gây ra sự tổn thương đa cơ quan và đe dọa tử vong.
Năm 1979, Risdall và cộng sự ghi nhận có mối liên quan giữa TBM và tình
trạng nhiễm siêu vi, sau đó các báo cáo của tác giả Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn quốc cho thấy Epstein-Barr virus (EBV) được lưu ý như là một tác nhân
khởi phát bệnh thường gặp hơn cả [101], [117], [138], [202], [254]. Từ năm 1994,
Hiệp hội Mô bào thế giới đã thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán TBM và hướng dẫn
điều trị áp dụng cho cả TBM nguyên phát và thể thứ phát nặng [95], sau đó được
cập nhật trong phác đồ HLH-2004 [96]. Nhờ đó, tỉ lệ tử vong TBM đã cải thiện một
cách đáng kể [96].
Bệnh cảnh TBM kèm nhiễm EBV (TBM-EBV) thường có diễn biến phức tạp,
có thể nhẹ nhưng thường là nặng, diễn tiến nguy kịch và đưa đến tử vong. Với phác
đồ HLH-94, HLH-2004 nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân TBM-EBV nặng ở cả
trẻ em và người lớn phần lớn đáp ứng tốt, do đó được đề nghị là điều trị chuẩn cho
TBM-EBV [96], [111], [112], [206], [216]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại
chỉ ra rằng bệnh nhân TBM-EBV có thể vẫn tự hồi phục hoặc đáp ứng tốt với những
điều trị bảo tồn gồm Corticosteroids hoặc IVIG hoặc Cyclosporine A [30], [35],
[117], [147], [206], [217]. Mặc khác việc điều trị TBM-EBV vẫn còn những quan
điểm khác nhau trong việc sử dụng thuốc kháng virus, ghép tế bào gốc tạo máu,
điều trị Rituximab. Do đó, cho đến hiện nay thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về
phương thức điều trị tối ưu chuyên biệt cho TBM-EBV [44], [104], [147], [217] và
các công thức vẫn còn đang nghiên cứu ở các nước khác nhau.
2
Tại Việt Nam, y văn cho thấy từ những năm 2000 đến nay có các nghiên cứu
mô tả TBM, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh cảnh thường gặp là sốt kéo dài, gan lách to,
tổn thương đa cơ quan tương tự như nhiễm trùng huyết, sốc sốt xuất huyết, lao,
nhiễm HIV với tỉ lệ tử vong 40 - 50% [1], [6], [9], [10], [11], [10], [16], [18], [56]
và EBV là tác nhân liên quan thường gặp nhất ở TBM trẻ em Việt Nam [4], [10],
[11].
Mặc dù TBM-EBV là nhóm bệnh thường gặp nhất trong TBM và thế giới đã
có nhiều báo cáo nhưng tại Việt Nam chúng tôi thấy còn ít nghiên cứu tập trung vào
nhóm bệnh nhân này. Trong quá trình điều trị người bệnh, nhiều câu hỏi đặt ra cho
chúng tôi như: bệnh nhân TBM-EBV có đặc điểm như thế nào? Tải lượng EBV-
DNA bao nhiêu? Có cần thiết theo dõi động học tải lượng EBV không? Cũng là
bệnh cảnh của cơn bão cytokine, làm sao để chẩn đoán phân biệt bệnh nhân TBM-
EBV nặng với một số bệnh ký khác như Nhiễm trùng huyết, Kawasaki từ đó giúp
chẩn đoán sớm? Về điều trị, trong hoàn cảnh chưa thực hiện được ghép tế bào gốc
tạo máu thì phác đồ hóa trị liệu miễn dịch HLH-2004 hiệu quả ra sao? Yếu tố lâm
sàng, xét nghiệm nào giúp tiên lượng sớm tình trạng nặng của bệnh từ đó lựa chọn
thuốc điều trị cho phù hợp giúp giảm tử vong?
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1) là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối ở
khu vực phía Nam nơi hàng năm tiếp nhận nhiều bệnh nhân TBM trong đó có
TBM-EBV nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân TBM-EBV
với mong muốn trả lời các câu hỏi trên nhằm mục đích góp phần nâng cao hiểu biết,
tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo, đồng thời hy vọng góp phần cải thiện
kết quả điều trị.
3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Bệnh nhân TBM kèm nhiễm EBV có đặc điểm như thế nào về dịch tễ, lâm
sàng và cận lâm sàng?
2. Kết quả điều trị hóa miễn dịch tại Bệnh viện Nhi Đồng 1? Hiệu quả điều trị
Rituximab?
3. Tải lượng EBV thay đổi ra sao khi điều trị? Có giúp đánh giá đáp ứng điều trị?
4. Yếu tố nào giúp tiên lượng tử vong sớm?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân TBM-
EBV.
2. Xác định kết quả điều trị giai đoạn tấn công (tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng
một phần, tử vong sớm) và kết quả điều trị giai đoạn duy trì (tỉ lệ tái hoạt, tử
vong, lui bệnh hoàn toàn, bệnh dai dẳng).
3. Xác định mối liên quan giữa tải lượng EBV và đáp ứng điều trị 8 tuần.
4. Xác định các yếu tố tiên lượng tử vong sớm.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 EBV VÀ NHIỄM TRÙNG EBV
1.1.1 Đặc điểm gây bệnh của EBV và đáp ứng miễn dịch ở người
1.1.1.1 Cấu trúc EBV
EBV là thành viên của gia đình virus Herpesviridae, thuộc nhóm Gamma
herpesvirinae. Mặc dù tên theo phân loại là Human Herpesvirus 4 nhưng virus
thường được gọi là virus Epstein-Barr (EBV), theo tên hai nhà khoa học phát hiện
ra chúng vào năm 1964 là Anthony Epstein và Yvonne Barr. Ngoài EBV, gia đình
virus Herpes còn có một số tác nhân gây bệnh quan trọng ở người như Herpes
simplex, Varicella-Zoster, Cytomegalo (CMV).
EBV là virus hình cầu có kích thước lớn, cấu trúc bao gồm: lõi là chuỗi DNA
xoắn kép mã hóa gần 100 gen, vỏ bao capsid và lớp vỏ ngoài (envelope).
EBV bao gồm 2 típ (típ 1, típ 2 hay còn gọi là loại A và loại B), thành phần
cấu trúc tương tự nhau 70-85% phân biệt chủ yếu dựa trên kháng nguyên nhân
(nuclear antigen) giai đoạn tiềm ẩn.
Kháng nguyên EBV được chia thành 3 loại tùy xuất hiện ở giai đoạn nào trong
chu kỳ tăng trưởng của virus, gồm:
Kháng nguyên giai đoạn tiềm tàng: là những kháng nguyên được tổng hợp bởi
các tế bào trong giai đoạn nhiễm trùng tiềm tàng, gồm kháng nguyên Nhân (từ
EBNA1 đến EBNA6) và kháng nguyên Màng tiềm tàng (LMP1, LMP2).
Kháng nguyên sớm (EA: Early antigen): là các protein không cấu trúc được
tổng hợp không phụ thuộc vào việc nhân lên của virus.
Kháng nguyên muộn: gồm kháng nguyên vỏ (VCA: viral capsid antigen) và
kháng nguyên màng [54], [127], [137], [162].
5
1.1.1.2 Đặc tính gây nhiễm trùng của EBV
Điểm nổi bật của EBV là khả năng gây nhiễm trùng tiềm tàng suốt cuộc đời
người bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh (nhiễm trùng tiên phát). Khi có
yếu tố thúc đẩy hoặc người bệnh suy giảm miễn dịch, hiện tượng tái hoạt hóa sao
chép virus có thể xảy ra và gây bệnh trên lâm sàng.
Nhiễm trùng tiên phát (primary infection): là khi virus lần đầu xâm nhập cơ
thể thông qua việc xâm nhập vào các tế bào có thụ thể đặc hiệu (CD21) là tế bào
biểu mô vùng hầu họng và lympho B. Ở lympho B, virus vào trong nhân, tổng hợp
sao chép các bộ gen virus bắt đầu bằng việc sản xuất các kháng nguyên sớm (EA),
tiếp đến là nhân đôi DNA, sản xuất ra các kháng nguyên vỏ (VCA) và kết thúc bằng
ly giải tế bào