Luận án Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển ổn định. Hội nhập kinh tế với thế giới ngày càng sâu và có hiệu quả thiết thực; Thực hiện các Hiệp định kinh tế theo hướng mở cửa hoàn toàn về Thương mại, dịch vụ, đầu tư đã tạo cho nền kinh tế nước ta những thuận lợi lớn. Song, cũng không ít khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế phải luôn luôn phấn đấu đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, áp dụng phương thức quản trị hiện đại nhằm tạo bước phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam - một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo nguồn điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đời sống cho dân cư cả nước. Kinh doanh điện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, càng tạo thêm những cơ hội và những khó khăn, thách thức nhất định đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn này. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng. EVN hiện có các công ty con nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty phát điện 1, công ty truyền tải điện quốc gia, công ty TNHH MTV nhiệt điện thủ đức và 05 tổng công ty chịu trách nhiệm phân phối và kinh doanh điện năng đến khách hàng là: Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc (EVN NPC), tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVN CPC), tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC), tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HaNoi), tổng công ty Điện lực TP. Hồ ChíMinh (EVN HCMC). Số còn lại là các công ty chịu trách nhiệm sản xuất, truyền tải điện năng do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ.

docx237 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1. Nội dung chính của Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát 27 Bảng 2. Thang đo của các biến nghiên cứu 30 Bảng 1.1. Mối quan hệ cơ cấu tổ chức quản lý và vai trò của KTTN 60 Bảng 1.2. Báo cáo chi phí theo nhóm hàng/ lô hàng 69 Bảng 1.3. Báo cáo trách nhiệm doanh thu theo nhóm hàng/ lô hàng 72 Bảng 1.4. Báo cáo lợi nhuận theo nhóm hàng/ lô hàng 74 Bảng 1.5. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư 77 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp chi phí điện tại EVN 95 Bảng 2.2. Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí EVN năm 2020 97 Bảng 2.3. Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí tại EVNGenco1 năm 2020 99 Bảng 2.4. Phân quyền xác định doanh thu điện ước tính tại EVN 102 Bảng 2.5. Phân quyền xác định doanh thu điện thực tế tại EVN 103 Bảng 2.6. Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu năm 2020, 2021 105 Bảng 2.7. Sản lượng điện tổng công ty 2019- 2021 106 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 3 năm 2019-2021 108 Bảng 2.10. Báo cáo trung tâm doanh thu 109 Bảng 2.11. Báo cáo trung tâm lợi nhuận năm 2020, năm 2021 111 Bảng 2.12. Báo cáo trung tâm lợi nhuận 112 Bảng 2.13. Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư 115 Bảng 2.14. Báo cáo trung tâm đầu tư 117 Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về thực trạng thực hiện 120 trung tâm trách nhiệm tại EVN 120 Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về thực trạng hệ thống khen thưởng tại EVN 122 Bảng 2.17. Đặc điểm tổ chức của dữ liệu khảo sát 125 Bảng 2.18. Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu 126 Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy thang đo 127 Bảng 2.20. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập lần 1 và lần 2 130 Bảng 2.21. Kết quả phân tích tương quan biến nghiên cứu 132 Bảng 2.22. Kết quả hồi quy các biến nghiên cứu ảnh hưởng đến thực hiện KTTN 134 Bảng 2.23. Kết quả phân tích phương sai ANOVA theo quy mô nguồn vốn 140 Bảng 2.24. Kết quả phân tích phương sai ANOVA theo quy mô nguồn vốn 141 Bảng 2.25. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 142 Bảng 3.1. Khối lượng điện truyền tải dự kiến đến năm 2045 155 Bảng 3.2: Cân bằng công suất theo tổng quy mô nguồn điện hiện trạng và đã đăng ký tại các vùng đến năm 2030, 2045 156 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp khảo sát nhu cầu đào tạo của đơn vị 177 Bảng 3.4. Mẫu Kế hoạch đào tạo, tập huấn tại đơn vị 178 Hình 1. Thiết kế nghiên cứu luận án 23 Hình 2. Quy trình triển khai kết quả khảo sát 24 Hình 1.1: Trung tâm trách nhiệm 42 Hình 1.2. Mô hình 04 yếu tố cơ bản của kế toán trách nhiệm 47 Hình 1.3. Mô hình 07 yếu tố cơ bản của Kế toán trách nhiệm 48 Hình 1.4. Mô hình quản lý trực tuyến tại phân xưởng sản xuất 51 Hình 1.5. Mô hình quản lý theo chức năng 51 Hình 1.6. Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp 52 Hình 1.7. Mô hình cơ cấu tổ chức theo khu vực 54 Hình 1.8. Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hàng hóa 55 Hình 1.9. Mô hình cơ cấu tổ chức theo đối tượng khách hàng 56 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức tập đoàn điện lực Việt Nam 87 Hình 2.2. Sản lượng điện sản xuất tổng công ty 2019- 2021 107 Hình 2.3. Trực quan thống kê đánh giá về tổ chức 121 trung tâm trách nhiệm tại EVN 121 Hình 2.4. Trực quan thống kê đánh giá về tổ chức hệ thống khen thưởng tại EVN 123 Hình 2.5. Đặc điểm cá nhân dữ liệu khảo sát 124 Hình 2.6. Biểu đồ thống kê giá trị trung bình các nhân tố 131 Hình 2.7. Biểu đồ thống kê mức độ thực hiện KTTN tại các doanh nghiệp 137 có quy mô vốn khác nhau tại EVN 137 Hình 2.8. Biểu đồ thống kê mức độ thực hiện KTTN tại các doanh nghiệp 138 có quy mô doanh thu khác nhau tại EVN 138 Hình 3.1.: Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh 158 Hình 3.2. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 159 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt tiếng Việt CRSR : Công ty Cty : Công ty DN : Doanh nghiệp DNSX : Doanh nghiệp sản xuất KQKD : Kết quả kinh doanh KTTC : Kế toán tài chính KTTN : Kế toán trách nhiệm KTQT : Kế toán quản trị QĐ : Quyết định QTCT : Quản trị công ty TCT : Tổng công ty TTTN : Trung tâm trách nhiệm Từ viết tắt tiếng Anh ABC : Activity based costing CSRD : Corporate Social Responsibility Disclosure Công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CEO : Chief executive officer (Giám đốc điều hành) GFC : Global financial crisis (Khủng hoảng tài chính toàn cầu) RA : Responsibility accounting (Kế toán trách nhiệm) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã được tham khảo. Tác giả luận án Hoàng Hà Anh LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Trần Văn Hợi và TS. Lý Lan Yên đã tận tình hướng dẫn Tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô Khoa Kế toán – Học Viện Tài Chính đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình cán bộ quản lý, nhân sự các phòng ban tại các doanh nghiệp thuộc EVN đã giúp tác giả trong suốt quá trình làm luận án của tác giả. Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Đại Học RMit, những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển ổn định. Hội nhập kinh tế với thế giới ngày càng sâu và có hiệu quả thiết thực; Thực hiện các Hiệp định kinh tế theo hướng mở cửa hoàn toàn về Thương mại, dịch vụ, đầu tư đã tạo cho nền kinh tế nước ta những thuận lợi lớn. Song, cũng không ít khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế phải luôn luôn phấn đấu đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, áp dụng phương thức quản trị hiện đại nhằm tạo bước phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam - một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo nguồn điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đời sống cho dân cư cả nước. Kinh doanh điện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, càng tạo thêm những cơ hội và những khó khăn, thách thức nhất định đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn này. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng. EVN hiện có các công ty con nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty phát điện 1, công ty truyền tải điện quốc gia, công ty TNHH MTV nhiệt điện thủ đức và 05 tổng công ty chịu trách nhiệm phân phối và kinh doanh điện năng đến khách hàng là: Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc (EVN NPC), tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVN CPC), tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC), tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HaNoi), tổng công ty Điện lực TP. Hồ ChíMinh (EVN HCMC). Số còn lại là các công ty chịu trách nhiệm sản xuất, truyền tải điện năng do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các đơn vị trực thuộc công ty mẹ. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN và xu hướng mở cửa, tiếp cận với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh những kết quả đạt trong đổi mới công tác kế toán nói chung và nâng cao hiểu biết về kế toán, trong đó có kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị nhằm giúp nhà quản trị kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp Điện hiện nay cần thực hiện tốt việc định hướng phát triển thị trường bán lẻ điện; thực hiện tốt việc xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh; thực hiện tốt phát triển điện lưới thông minh tại Việt Nam; thực hiện tách bạch, hạch toán riêng về chi phí giữa hoạt động phân phối điện và hoạt động bán lẻ điện trong các tổng công ty Điện lực hiện nay; xây dựng và quản lý tốt chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mua bán điện năng giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn Vậy để làm tốt các hoạt động này, việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp là điều thật sự cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh và trong công tác kế toán nói chung và Kế toán trách nhiệm (KTTN) nói riêng tại các nghiệp thuộc EVN, tác giả lựa chọn đề tài “Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo, mã số 9.34.03.01; vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn và không trùng lắp với đề tài nào đã nghiên cứu trước đây. 2. Tổng quan các công trình liên quan 2.1. Các nghiên cứu khái quát về nội dung và vai trò của kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm được thực hành và phát triển trên thế giới từ lâu, tuy nhiên, tại Việt Nam thì kế toán phát triển đã hình thành những sự phát triển và đa dạng về nội dung có những sự khác biệt so với các nước phát triển trên thế giới hay các nước trong khu vực. Luận án thực hiện nghiên cứu và làm rõ giữa các nước ở trên thế giới, cụ thể cả các nước phát triển và đang phát triển. Sau đó, tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam để giúp so sánh, đối chiếu và tìm ra sự kế thừa phù hợp trong nghiên cứu kế tiếp. Đối với các nghiên cứu KTTN ở nước ngoài, các nghiên cứu cũng đã thực hiện ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự phát triển về nội dung của KTTN cũng được phát triển theo thời gian. KTTN được nhiều nhà nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Điển hình, năm 1952, Higgins (1952) cho rằng KTTN được thiết lập bởi tất cả các cấp trong doanh nghiệp và nó mang tính kiểm soát và khẳng định KTTN là một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí. Đây như là những điểm bắt đầu của KTTN trong các doanh nghiệp. Năm 1963, Gordon (1963) cho rằng cơ sở của KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức và để thực hiện việc áp dụng KTTN trong các doanh nghiệp thì trước hết doanh nghiệp phải thực hiện việc phân cấp, phần quyền trong quản lý đối với tất cả các bộ phận/đơn vị của doanh nghiệp. Vai trò của KTTN được nhấn mạnh trong việc kiểm soát chi phí thông qua việc thu nhận thông tin, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh tốt nhất (Bloomfield, Coombs, Cooper, và Rea (1992). Như vậy, những nền móng đầu tiên về KTTN và vai trò của KTTN trong giai đoạn đầu tập trung mạnh mẽ vào giải quyết vấn đề chi phí. Từ những năm 2000, vai trò của KTTN đã được nghiên cứu rộng khắp các lĩnh vực kinh doanh. Tại Mỹ, một quốc gia phát triển, kết quả nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng của các yếu tố sản phẩm sản xuất đối, công nghệ đến KTTN, gia tăng tài khoản sử dụng và tách nhóm sản phẩm tại 31 công ty Điện lực Texas Dowd (2001)). Dowd (2001) cho rằng các sản phẩm có tính không thống nhất và càng áp dụng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau thì mức độ thu thập và báo cáo chi phí sẽ càng lớn hơn, các trung tâm chi phí cũng cần thiết phải nhiều hơn, dẫn đến các tài khoản chi phí cũng nhiều hơn. Không chỉ ở các nước phát triển, mà ngay ở các nước đang phát triển, thì KTTN cũng đã được áp dụng và nghiên cứu. Năm 2002, tại Trung Quốc, Lin và Yu (2002) cho rằng hoàn toàn có khả năng ứng dụng KTTN trong điều kiện kinh tế xã hội khác nhau tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến hệ thống kiểm soát chi phí được sử dụng tại công ty sắt thép Han Dan từ đầu những năm 1990 và cho thấy các công ty đã thực hiện một loạt các kỹ thuật của KTQT như Kế toán chi phí, phương pháp định mức và dự toán chi phí, phương pháp đánh giá hiệu quả, phân tích chênh lệch giữa thực tế và dự toán. Nghiên cứu tại Trung Quốc cũng khẳng định, hệ thống kiểm soát chi phí đã tạo điều kiện cho việc kiểm soát tốt các chi phí, làm cho các chi phí được giảm đến mức tối thiểu và gia tăng lợi nhuận tối đa (Lin & Yu, 2002). Tại một quốc gia đang phát triển khác là Bangladesh, Sarker và Yeshmin (2005) cho thấy 33% tổ chức đã thiết lập 4 trung tâm trách nhiệm (TTTN) trong tổ chức của mình, 30% tổ chức thiết lập 3 TTTN: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm đầu tư. Với nghiên cứu này, tác giả kết luận chỉ có thể áp dụng KTTN trong những tổ chức có phân quyền quản lý cho các bộ phận và có thiết lập các TTTN. Khi đó, các nhà quản trị tại các trung tâm quản lý này sẽ thu được thông tin từ các báo cáo của các trung tâm quản lý đó giúp việc kiểm soát chi phí của các hoạt động mới được chặt chẽ. Rowe & cộng sự (2008) đã tìm hiểu kỹ hơn về các trung tâm trách nhiệm trong một nghiên cứu thực địa kéo dài 9 năm nhằm kiểm tra cách KTTN được sử dụng để quản lý mối quan hệ ngang giữa một số nhà quản lý trung tâm trách nhiệm bao gồm những người làm việc trong các ủy ban hoặc các đội chéo chức năng. Các tác giả tìm thấy bằng chứng nhất quán về mặt lý thuyết cho thấy thiết kế phù hợp với mục tiêu hoặc thiết kế lại kế toán và các thực hành tham gia nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng, phụ thuộc vào quy mô, phạm vi và tốc độ của tổ chức- quá trình thay đổi. Khi có sự thay đổi về quy mô, phạm vi và tốc độ thay đổi quy trình tổ chức, các tác giả nhận thấy rằng khả năng đo lường hiệu quả tài chính của các nhà quản lý trung tâm trách nhiệm có thể thay đổi. Tại Bagladesh, Ali và Fowzia (2009) hay Fowzia (2011) nghiên cứu sự hài lòng của các ngân hàng niêm yết ở Bangladesh đối với KTTN và họ đều cho rằng, khá hài lòng với việc áp dụng KTTN, vì KTTN cung cấp cho nhà quản trị của các ngân hàng những thông tin tin cậy về việc kiểm soát chi phí và nâng cao thành quả của ngân hàng. Càng về sau, KTTN càng ngày càng có nhiều công cụ để giúp đánh giá hiệu quả của các bộ phận và được áp dụng trong sâu rộng các lĩnh vực kinh doanh. Safa (2012) cho rằng cho rằng doanh nghiệp cần phải sử dụng một số chỉ tiêu, gồm: Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI), chỉ tiêu thu nhập thặng dư (RI), chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu (ROS), chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá thành quả. Tác giả còn cho rằng để có được thông tin đầy đủ và toàn diện trong KTTN thì việc sử dụng dữ liệu kế toán để bổ sung cho việc đo lường thành quả về khía cạnh tài chính dường như rất quan trọng. Safa (2012) còn tìm hiểu về vai trò của KTTN trong cấu trúc tổ chức và khẳng định rằng KTTN được thiết kế để báo cáo và tập hợp chi phí, thể hiện trách nhiệm ở cấp độ cá nhân của nhà quản trị. Chi phí được tính cho mỗi bộ phận với trách nhiệm và nhiệm vụ kiểm soát tương ứng. Kế toán trách nhiệm có 3 loại trung tâm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm đầu tư. Nghiên cứu của nhóm ngành y tế, Nyakuwanika & cộng sự (2012), cho thấy nhân tố giữa con người và KTTN. Nghiên cứu khẳng định rằng: nếu không có sự tham gia của những người làm chuyên môn về kế toán trong việc thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm thì việc sản xuất kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả. Ojuye Thomas (2012) thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa KTTN và thành quả được của doanh nghiệp, cho rằng KTTN cung cấp cho nhà quản trị những thông tin giúp kiểm soát quá trình hoạt động và đánh giá thành quả của nhà quản trị cấp dưới. Tác giả còn cho rằng có 2 cách xác định thành quả đạt được đó là kết quả hay hiệu quả. Kết quả cho biết những công việc làm có đạt được mục tiêu không còn hiệu quả là một khái niệm phức tạp hơn, bởi vì hiệu quả là sự kết hợp chặt chẽ của kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để hoàn thành một công việc nào đó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có hướng đổi mới cho phù hợp và sử dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để cung cấp cho doanh nghiệp những chỉ dẫn chiến lược và mục tiêu hoạt động. Nghiên cứu trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) tại Bangladesh, Birnberg và Shields (2013) kết luận rằng: KTTN là một công cụ quản trị hữu hiệu cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp. Thực hiện KTTN thông qua các phương pháp kế toán chi phí như chi phí mục tiêu, chi phí định mức, chi phí thực tế, chi phí biến đổi, chi phí toàn diện cùng với việc phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động sẽ cho phép nhà quản trị nắm được thực trạng về tình hình chi phí và hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp qua hệ thống kiểm soát chi phí hợp lý. Trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là tại các trường đại học công lập tại Uganda, Owino & cộng sự (2016), cho rằng kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán hành chính để đo lường kết quả của từng trung tâm trách nhiệm và các nhà quản lý được đánh giá dựa trên những gì trong tầm kiểm soát của họ. Các tác giả đã thông qua một cuộc khảo sát cắt ngang bao gồm cả cách tiếp cận định lượng và định tính và chỉ ra rằng có một hệ thống hạch toán trách nhiệm, chi phí và doanh thu được quản lý tại các bộ phận tương ứng. Trưởng phòng có thẩm quyền quản lý dự toán ngân sách được cấp. Họ chịu trách nhiệm về các quyết định của họ đối với ngân sách hoặc phiếu bầu của họ. Chi phí và doanh thu được tích lũy và báo cáo lên từ các phòng ban và khoa cho cơ quan quản lý trường đại học. Nghiên cứu của Owino và ctg. (2016) đã chỉ ra rằng KTTN tuân theo các mô hình phân cấp trong các trường đại học công lập. Càng ngày, các vấn đề về KTQT trong đó có KTTN càng được quan tâm nhiều hơn khi mà cả thế giới quan tâm đến các vấn đề của phát triển bền vững. Nghiên cứu của các tác giả Dias & cộng sự (2017) sử dụng lý thuyết của các bên liên quan để khám phá các đặc điểm của quản trị công ty ảnh hưởng như thế nào đến việc công khai trách nhiệm xã hội (CSRD) của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dữ liệu thực nghiệm được lấy từ Bồ Đào Nha, một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các công ty Bồ Đào Nha có đặc điểm là tập trung quyền sở hữu cao. Cổ đông lớn nhất thường là Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Các tác giả phân tích mối liên hệ CSRD (được đo lường bằng chỉ số công bố thông tin gồm 40 mục) và các biến quản trị công ty (quy mô hội đồng quản trị, tính hai mặt của CEO, tính độc lập của hội đồng quản trị, mức độ tập trung sở hữu và sự hiện diện của ủy ban kiểm toán hoặc ủy ban CSR) cho 48 trong số 51 công ty niêm yết ở Bồ Đào Nha. Các biến kiểm soát là quy mô công ty và loại hình ngành. Các tác giả cho thấy rằng CSRD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô hội đồng quản trị, tính hai mặt của CEO, quy mô công ty và loại hình ngành. Điều này phù hợp với các đề xuất tiềm ẩn trong lý thuyết các bên liên quan rằng hội đồng quản trị lớn hơn sẽ đại diện cho sự đa dạng hơn của các bên liên quan và sẽ thúc đẩy giám sát tốt hơn, quản lý bên liên quan quyết đoán hơn, minh bạch hơn và tăng mức độ CSRD. Các công ty lớn hơn và các công ty gần gũi với người tiêu dùng có liên quan đến mức độ CSRD cao, bề ngoài là do chúng dễ nhìn thấy hơn và chịu sự giám sát của xã hội nhiều hơn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Các tác giả tiết lộ rằng ở một quốc gia có đặc điểm là tập trung quyền sở hữu cao, tính hai mặt của CEO có ảnh hưởng tích cực đến CSRD. Nghiên cứu của các tác giả Poel & cộng sự (2020) nghiên cứu về kế toán trong quá trình phát triển, thiết kế những kịch bản về năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các kịch bản trong đó nhiệt độ toàn cầu tăng được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức trước công nghiệp. Một kịch bản thậm chí còn dự đoán mức tăng gấp sáu lần năng lượng hạt nhân vào năm 2050. Những dự báo này đặt ra câu hỏi về các loại năng lượng hạt nhân và các lò phản ứng hạt nhân có thể giúp đạt được mục tiêu này. Đề xuất thiết kế lò phản ứng mới hoặc từng bước cải thiện Lò phản ứng nước nhẹ thế hệ II hoặc dựa trên các thiết kế hoàn toàn khác mục đích đó, chẳng hạn, để sản xuất năng lượng hạt nhân quy mô nhỏ. Những người khác khám phá các lựa chọn thay thế như nấu chảy muối làm nhiên liệu hạt nhân và chất làm mát. Đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_ke_toan_trach_nhiem_trong_cac_doanh_nghiep_thuoc_tap.docx
  • doc2.1 Thông tin mới của luận án - Tiếng Việt. HA in 04 bản.doc
  • pdfQD Bo mon.pdf
  • doctóm tắt luận án- Hà Anh 24 trang.doc
  • docxThong tin moi cua Luan an - Tieng Anh.docx
Luận văn liên quan