Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nên nhân cách con người, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt (1). Vì vậy, để đảm bảo cho xã hội có nhiều gia đình tốt, Nhà nước ta đã có
những chính sách, biện pháp bảo hộ HN&GĐ, tạo điều kiện để các công dân nam, nữ
xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; đồng thời vận động nhân dân xóa bỏ những
phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán
tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Cùng với đó, mỗi cá nhân trong xã hội cũng
đều phải có ý thức xây dựng gia đình. Để có được gia đình hạnh phúc trọn vẹn, việc
đầu tiên là phải thận trọng khi quyết định kết hôn. Bởi kết hôn là một điểm mốc quan
trọng trong cuộc đời của mỗi con người, là sự kiện pháp lý đầu tiên làm phát sinh quan
hệ hôn nhân giữa nam và nữ, là viên gạch đặt nền móng để xây dựng nên một gia đình.
Chính vì thế, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ
năm 2000 hay gần đây nhất là Luật HN&GĐ năm 2014 đều quy định rất cụ thể về các
điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cuộc hôn nhân nào trong xã hội cũng
đều tuân thủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Vì những lý do chủ
quan hoặc khách quan nào đó mà trong xã hội vẫn xuất hiện những trường hợp kết hôn
trái pháp luật. Những cuộc hôn nhân này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
và lợi ích của hai bên nam, nữ mà còn có nguy cơ làm đảo lộn trật tự gia đình, ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường của nòi giống và sự phát triển chung của toàn xã
hội. Do đó, cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể
nhằm giữ gìn thuần phong mỹ tục, duy trì trật tự xã hội và đảm bảo mục đích của hôn
nhân. Vì vậy, cùng với việc quy định về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết
hôn, pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cũng đều đã có những quy định về vấn đề xử
lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, hệ
thống pháp luật của nước ta đã quy định khá đầy đủ về biện pháp xử lý đối với các
trường hợp kết hôn trái pháp luật. Chẳng hạn: Biện pháp xử lý về hình sự được quy
định trong BLHS;
194 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỨC THỊ HÒA
KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỨC THỊ HÒA
KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ
BIỆN PHÁP XỬ LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
MÃ SỐ: 62380103
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ
2. TS. Nguyễn Phƣơng Lan
HÀ NỘI - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác./.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đức Thị Hòa
LỜI CẢM ƠN
Tự đáy lòng mình, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS Nguyễn Văn Cừ và TS. Nguyễn Phương Lan - những người đã tận tình,
tâm huyết hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết
cho em hoàn thành Luận án này.
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Ban Giám hiệu cùng toàn thể các
Thầy, Cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo của
khoa Sau đại học và Khoa Pháp luật Dân sự đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Xin gửi lời cảm ơn nồng nhiệt tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên, chia sẻ thời gian, công việc để tôi
duy trì nghị lực trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Tuy nhiên, do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn
nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của
các Thầy, Cô và bạn đọc để Luận án của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đức Thị Hòa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ............................................................ 5
6. Những đóng góp mới của Luận án ........................................................................... 5
7. Kết cấu của Luận án .................................................................................................. 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 7
1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài
của Luận án .................................................................................................................... 7
1.1.1. Tài liệu trong nước .............................................................................................................. 7
1.1.2. Tài liệu nước ngoài ............................................................................................................ 15
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án ............ 19
1.2.1. Về những vấn đề lý luận .................................................................................................... 19
1.2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn trái pháp luật và biện
pháp xử lý qua các thời kỳ lịch sử .................................................................. 21
1.2.3. Về thực trạng kết hôn trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
trong xử lý việc kết hôn trái pháp luật ........................................................... 23
1.2.4. Về phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều
chỉnh pháp luật trong xử lý việc kết hôn trái pháp luật ................................. 24
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của NCS đối với Luận án ..................... 24
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu liên quan đến những vấn đề
lý luận ........................................................................................................................... 25
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu liên quan đến pháp luật Việt
Nam hiện hành về kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý ................................. 26
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu liên quan đến thực trạng kết
hôn trái pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về kết hôn trái pháp luật
và biện pháp xử lý ....................................................................................................... 27
1.3.4. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu liên quan đến giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về kết hôn trái
pháp luật và biện pháp xử lý ...................................................................................... 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 29
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ BIỆN PHÁP
XỬ LÝ ......................................................................................................................... 30
2.1. Lý luận về kết hôn trái pháp luật ............................................................................ 30
2.1.1. Khái niệm kết hôn .............................................................................................................. 30
2.1.2. Khái niệm điều kiện kết hôn .............................................................................................. 37
2.1.3. Khái niệm kết hôn trái pháp luật ......................................................................... 39
2.1.4. Phân biệt kết hôn trái pháp luật với các trường hợp vi phạm pháp luật
về kết hôn khác ............................................................................................... 41
2.1.5. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc kết hôn trái pháp luật ................................ 43
2.2. Lý luận về biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật .................................................. 46
2.2.1. Khái niệm biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật ............................................... 46
2.2.2. Các biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật ......................................................... 49
2.2.3. Ý nghĩa của việc áp dụng những biện pháp xử lý đối với các trường hợp
kết hôn trái pháp luật ..................................................................................... 52
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh kết hôn trái pháp luật và
biện pháp xử lý ............................................................................................... 54
2.3.1. Những yếu tố về tâm lý, truyền thống, phong tục, tập quán và đạo
đức xã hội ........................................................................................... 54
2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật ............................... 58
2.4. Khái quát pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về kết hôn trái pháp luật và
biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật ............................................................ 60
2.4.1. Pháp luật Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 và pháp luật ở Miền
Nam Việt Nam trước năm 1975 về kết hôn trái pháp luật và biện
pháp xử lý ........................................................................................... 60
2.4.2. Pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi có Luật HN&GĐ năm
2014 về kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý ......................................... 71
2.5. Pháp luật một số quốc gia về kết hôn trái pháp luật và xử lý việc kết hôn
trái pháp luật ................................................................................................... 75
2.5.1. Pháp luật Cộng hòa Pháp về kết hôn trái pháp luật và xử lý việc kết hôn
trái pháp luật .................................................................................................. 75
2.5.2. Pháp luật Nhật Bản về kết hôn trái pháp luật và xử lý việc kết hôn trái
pháp luật ......................................................................................................... 79
2.5.3. Pháp luật Thái Lan về kết hôn trái pháp luật và xử lý việc kết hôn
trái pháp luật ...................................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 84
Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ KẾT HÔN
TRÁI PHÁP LUẬT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KẾT
HÔN TRÁI PHÁP LUẬT .................................................................................. 85
3.1. Xác định các trường hợp kết hôn trái pháp luật ..................................................... 85
3.1.1. Kết hôn dưới tuổi luật định .................................................................................. 85
3.1.2. Thiếu sự tự nguyện khi kết hôn ............................................................................ 87
3.1.3. Kết hôn khi bị mất năng lực hành vi dân sự vào thời điểm kết hôn ............................. 93
3.1.4. Kết hôn khi vi phạm các trường hợp cấm kết hôn .......................................................... 94
3.1.5. Kết hôn giữa hai người cùng giới tính ............................................................................. 99
3.2. Biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật .......................................................... 101
3.2.1. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật ......................................................................... 101
3.2.2. Xử lý hành chính đối với việc kết hôn trái pháp luật ........................................ 123
3.2.3. Xử lý hình sự đối với việc kết hôn trái pháp luật .............................................. 128
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 133
Chƣơng 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN
TRÁI PHÁP LUẬT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ................................................. 134
4.1. Thực trạng kết hôn trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về biện
pháp xử lý kết hôn trái pháp luật .................................................................. 134
4.1.1. Thực trạng kết hôn trái pháp luật .................................................................................. 134
4.1.2. Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp
xử lý kết hôn trái pháp luật ....................................................................................... 137
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử
lý việc kết hôn trái pháp luật ........................................................................ 161
4.2.1. Hoàn thiện pháp luật về HN&GĐ ..................................................................... 161
4.2.2. Hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực khác liên quan đến kết hôn trái
pháp luật và biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật ............................. 168
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về kết hôn trái pháp luật
và biện pháp xử lý ........................................................................................ 170
4.3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân .............................. 170
4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực pháp lý cho cán bộ Tư pháp hộ tịch .................. 171
4.3.3. Các giải pháp khác ............................................................................................ 173
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................................... 176
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 179
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
HĐTTTP Hiệp định trương trợ tư pháp
HN&GĐ Hôn nhân và gia đình
Nghị định số
82/2020/NĐ-CP
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nghị định số
123/2015/NĐ-CP
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12
năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật HN&GĐ năm 2000
NLHVDS Năng lực hành vi dân sự
NCS Nghiên cứu sinh
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao
TTDS Tố tụng dân sự
PBGDPL Phổ biến, giáo dục pháp luật
UBND Ủy ban nhân dân
XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nên nhân cách con người, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt (1). Vì vậy, để đảm bảo cho xã hội có nhiều gia đình tốt, Nhà nước ta đã có
những chính sách, biện pháp bảo hộ HN&GĐ, tạo điều kiện để các công dân nam, nữ
xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; đồng thời vận động nhân dân xóa bỏ những
phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán
tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Cùng với đó, mỗi cá nhân trong xã hội cũng
đều phải có ý thức xây dựng gia đình. Để có được gia đình hạnh phúc trọn vẹn, việc
đầu tiên là phải thận trọng khi quyết định kết hôn. Bởi kết hôn là một điểm mốc quan
trọng trong cuộc đời của mỗi con người, là sự kiện pháp lý đầu tiên làm phát sinh quan
hệ hôn nhân giữa nam và nữ, là viên gạch đặt nền móng để xây dựng nên một gia đình.
Chính vì thế, từ Luật HN&GĐ năm 1959 đến Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ
năm 2000 hay gần đây nhất là Luật HN&GĐ năm 2014 đều quy định rất cụ thể về các
điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cuộc hôn nhân nào trong xã hội cũng
đều tuân thủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Vì những lý do chủ
quan hoặc khách quan nào đó mà trong xã hội vẫn xuất hiện những trường hợp kết hôn
trái pháp luật. Những cuộc hôn nhân này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
và lợi ích của hai bên nam, nữ mà còn có nguy cơ làm đảo lộn trật tự gia đình, ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường của nòi giống và sự phát triển chung của toàn xã
hội. Do đó, cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể
nhằm giữ gìn thuần phong mỹ tục, duy trì trật tự xã hội và đảm bảo mục đích của hôn
nhân. Vì vậy, cùng với việc quy định về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết
hôn, pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cũng đều đã có những quy định về vấn đề xử
lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, hệ
thống pháp luật của nước ta đã quy định khá đầy đủ về biện pháp xử lý đối với các
trường hợp kết hôn trái pháp luật. Chẳng hạn: Biện pháp xử lý về hình sự được quy
định trong BLHS; Biện pháp xử lý về hành chính được quy định trong Luật Cán bộ
1
Trích Lời nói đầu Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
2
công chức, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP; Biện pháp xử lý về dân sự được quy định
trong Luật HN&GĐ và BLTTDS...
Song thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy các quy định về biện pháp xử lý đối
với những trường hợp kết hôn trái pháp luật vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng và
còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập nhất định về quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp
luật, về cách thức giải quyết, về hậu quả pháp lý Số lượng vụ việc kết hôn trái pháp
luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý từ trước đến nay vẫn chỉ chiếm một
phần nhỏ so với số lượng các đôi nam nữ kết hôn trái pháp luật xảy ra trên thực tế, đặc
biệt là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và các vùng dân tộc ít người. Nếu để
các cặp kết hôn trái pháp luật vẫn duy trì quan hệ vợ chồng trên thực tế thì sẽ gây ra
hậu quả xấu cho bản thân họ và cho xã hội. Vì thế, cần thiết phải xác định rõ nguyên
nhân dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật để
từ đó có những định hướng xử lý cụ thể đối với từng dạng kết hôn trái pháp luật. Trên
cơ sở đó, đưa ra những quy định cụ thể về chủ thể có quyền yêu cầu và cơ quan có
thẩm quyền xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật nhằm từng bước đẩy lùi nạn
kết hôn trái pháp luật trong xã hội của chúng ta hiện nay.
Vấn đề kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật
cũng đã được nhiều nhà khoa học bàn luận đến với những hình thức đa dạng như: các
giáo trình, sách tham khảo, một số đề tài khoa học, các luận án, luận văn, bài viết đăng
trên các tạp chí khoa học và các báo cáo, hội thảo khoa học... Tuy nhiên, chưa có một
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ nghiên cứu sinh luật học về vấn đề
này. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện về kết hôn trái pháp luật và biện pháp
xử lý việc kết hôn trái pháp luật là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa lớn trong việc góp
phần hoạch định các chính sách xã hội và hoàn thiện pháp luật, hạn chế phần nào rủi
ro cho các cuộc hôn nhân nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên kết
hôn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Kết hôn trái pháp luật và
biện pháp xử lý” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình. Đây là một đề tài có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
những vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý việc kết hôn trái
pháp luật; nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp
3
luật về kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý để phát hiện những vướng mắc, bất
cập, từ đó đề xuất các giải pháp hữu ích đóng góp vào quá trình hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý
việc kết hôn trái pháp luật.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu là:
+ Thứ nhất, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến kết hôn trái pháp luật và biện pháp xử lý những
trường hợp kết hôn trái pháp luật để từ đó tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu cần được tiếp tục làm rõ trong Luận án;
+ Thứ hai, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chuyên sâu về kết hôn trái pháp luật
và biện pháp xử lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật như: khái niệm, đặc điểm,
các hình thức và hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật...
+ Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về kết hôn trái
pháp luật và biện pháp xử lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật để tìm ra những
bất cập, hạn chế trong luật thực định;
+ Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn thực hiện, áp dụng các qui định pháp luật về kết
hôn trái pháp luật, các biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật qua các vụ việc thực tế tại
các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó phát hiện, đánh giá những điểm vướng mắc, bất cập
trong pháp luật thực định cũng như việc thực thi