Luận án Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn. Song, nhiều khi vì mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên đi các vấn đề xã hội, môi trường. Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia, dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý.

pdf176 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh bắc trung bộ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ TRỌNG HƯNG KÕT HîP T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ VíI B¶O VÖ M¤I TR¦êNG ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số : 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN VĂN PHÒNG 2. PGS.TS. BÙI VĂN DŨNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Trọng Hưng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình đề cập đến những vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 6 1.2. Các công trình đề cập đến thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Trung bộ Việt Nam nói riêng 16 1.3. Các công trình đề cập đến quan điểm, giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 23 1.4. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 34 Chương 2: KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 37 2.1. Kinh tế, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế 37 2.2. Môi trường và bảo vệ môi trường 47 2.3. Yêu cầu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường 53 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 75 3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam 75 3.2. Thực trạng việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay 84 3.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 97 3.4. Nguyên nhân của thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 108 Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KẾT HỢP HÀI HÒA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY 114 4.1. Một số quan điểm nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 114 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay 134 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CCN : Cụm công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN : Công nghệ CT - XH : Chính trị - xã hội ĐT : Đào tạo GD : Giáo dục KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KH : Khoa học KT - XH : Kinh tế - xã hội MT : Môi trường MTST : Môi trường sinh thái Nxb : Nhà xuất bản PTBV : Phát triển bền vững PTKT : Phát triển kinh tế TN - MT : Tài nguyên - môi trường TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TTKT : Tăng trưởng kinh tế XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều cơ hội cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Nhận thức được điều đó, các quốc gia, dân tộc phải có một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn. Song, nhiều khi vì mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, thu được nhiều lợi nhuận nhất mà người ta đã quên đi các vấn đề xã hội, môi trường. Quả thực, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đe doạ khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang thu hút sự chú ý của các quốc gia, dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý. Con người ngày càng nhận thức rõ hơn rằng, để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng và giảm thiểu hậu quả về môi trường thì phải phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đặt ra cho chúng ta là trong khi phát triển kinh tế thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải bảo vệ được môi trường tự nhiên một cách có hiệu quả, nằm trong giới hạn cho phép của môi trường để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua, việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững; môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: 2 Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp, một số nơi đã đến mức báo động. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả của thiên tai còn nặng nề [42, tr.169]. Do đó, việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững có ý nghĩa sống còn đối với nước ta cả trước mắt và lâu dài. Trong quá trình đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế con người đã tác động rất lớn đến môi trường. Trước thực trạng môi trường ngày càng xấu đi do phát triển kinh tế gây ra, con người đã đặt ra yêu cầu và đi tìm các biện pháp để vừa tăng trưởng, phát triển kinh tế nhưng ít gây tổn hại đến môi trường nhất. Những địa phương có xuất phát điểm về kinh tế thấp như các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam, thường phải đẩy nhanh tốc độ phát triển, vì vậy, mức độ tác động đến môi trường càng lớn do phải khai thác nhiều hơn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bắc Trung bộ (gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) là một vùng kinh tế còn khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, kinh tế kém phát triển dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực, nhưng kết quả phát triển kinh tế không cao, còn gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Thực tế việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng về vấn đề này vẫn còn hạn chế; vẫn còn biểu hiện tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường, v.v.. Do vậy, kết hợp giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề mang tính bức thiết hiện nay. Bởi vì, để đạt được các lợi ích kinh tế đơn thuần, hiện nay ở các tỉnh Bắc Trung bộ đang tạo ra sức ép rất lớn đối với môi trường. Để bảo đảm sự cân 3 bằng trong phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những ý kiến đề xuất và những giải pháp trong thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề này ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Vì vậy, để tiếp tục khẳng định cần phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triển bền vững, tác giả chọn vấn đề: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng như thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, tìm hiểu sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Môi trường là một vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường sống (tồn 4 tại), môi trường phát triển, môi trường xã hội... Ở đây, luận án chỉ tập trung nghiên cứu sự kết hợp biện chứng tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tính từ năm 2000 trở lại đây). Tác giả luận án xác định ba nhiệm vụ chính cần phải giải quyết (2.2) trong khuôn khổ cho phép của một luận án tiến sĩ Triết học, đặc biệt, tập trung đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. Các điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp đó sẽ được tác giả luận án tiếp tục đào sâu nghiên cứu, khảo nghiệm trong quá trình nghiên cứu và công tác của mình. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là phép biện chứng duy vật, những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; những thành tựu lý luận hiện đại về cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án là: phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; cách tiếp cận hệ thống, so sánh đối chiếu, điều tra khảo sát trên tinh thần kết hợp lý luận với thực tiễn. 5. Đóng góp về khoa học của luận án - Làm rõ hơn cơ sở triết học của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. - Phân tích, chỉ rõ thực trạng của việc giải quyết sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. - Đề xuất được một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề về môi trường, bảo vệ môi trường, kết hợp vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế. - Luận án có thể giúp những người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã hội, xây dựng pháp luật tham khảo vận dụng vào địa phương mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Kinh tế là một trong những lĩnh vực cơ bản của xã hội. Khi nói đến kinh tế là muốn nói đến các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các hoạt động kinh tế của con người ngày càng tác động sâu sắc tới tự nhiên, tạo nên sự tăng trưởng về nhiều mặt trong đó có tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một trong những nội dung được các học giả trao đổi, bàn luận khá nhiều dưới các góc độ kinh tế, xã hội, môi trường... Ở khía cạnh kinh tế học, khái niệm tăng trưởng kinh tế được sử dụng khi muốn nói tới sự lớn lên, tăng thêm hay mở rộng của một nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể được hiểu là “mức tăng sản lượng thực tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định”; nói một cách khác, tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng quy mô sản xuất quốc gia, tiềm năng của một nước, tiềm năng thực hiện: việc mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất [47]. Các chỉ tiêu để đánh giá tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) [18], [30], [36], [47], [84], [120]... Tác giả Trần Thọ Đạt với các công trình “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” [44] và “Giáo trình mô hình tăng trưởng kinh tế” [45]; tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng với công trình “Giáo trình kinh tế phát triển” [79] đã đi sâu phân tích các mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới như: mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes, Harrod Domar, tăng trưởng tân cổ điển mở rộng, tăng trưởng nội sinh... Liên hệ ở Việt Nam về mô hình tăng trưởng kinh tế, tác giả cho rằng, cho đến nay mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn là mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, dựa vào tăng quy mô tài sản 7 cố định và khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính. Mô hình tăng trưởng này có những ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm: ưu điểm là đem lại nhiều lợi thế để kinh tế đất nước tăng trưởng với tốc độ nhanh; nhược điểm là tăng trưởng theo mô hình này sẽ không thật sự bền vững, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt và nhiều vấn đề về môi trường sẽ nảy sinh... Như vậy, điểm qua một số công trình đã bàn về tăng trưởng kinh tế, chúng ta có thể thấy rõ, các tác giả đã tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm tăng trưởng kinh tế, chỉ ra và so sánh các mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế một số nước trên thế giới và Việt Nam, bàn luận, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Khi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đã khai thác tài nguyên thiên nhiên vượt quá ngưỡng cho phép. Hệ quả là môi trường bị biến đổi và sự suy thoái tăng dần lên nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo. Do vậy, vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển bền vững cũng là một trong các nội dung được đề cập khá nhiều trong thời gian qua ở trong nước cũng như ở nước ngoài trên các khía cạnh khác nhau. Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người trong khi tăng trưởng kinh tế là quá trình con người tác động, sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về môi trường tùy thuộc vào khía cạnh nghiên cứu, tiếp cận. Một số định nghĩa đáng lưu ý của các công trình Môi trường và tài nguyên Việt Nam [86]; Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người [61]... Các tác giả của các công trình này đều cho rằng môi trường tự nhiên là tổng hòa nhiều yếu tố tự nhiên, hiện tượng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong sự thống nhất với nền sản xuất xã hội, có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau và có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của tất cả các loài sinh vật trên trái đất. 8 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền con người cho nhân dân được sống trong môi trường trong sạch, đất nước được phát triển bền vững. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều văn bản luật, dưới luật, các chỉ thị, nghị quyết về môi trường và bảo vệ môi trường [9]; [10]; [11]; [12]; [43]; [82]; [105]; [109]... Trong các văn bản này, Đảng và Nhà nước đã khẳng định nhiều nội dung quan trọng về môi trường, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường... Bảo vệ môi trường là vấn đề chung, toàn cầu có ảnh hưởng tới cuộc sống của toàn bộ loài người. Luật Bảo vệ môi trường đã ghi rõ: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân” [82, tr.12]. Do vậy, bảo vệ môi trường không những tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững hơn, mà còn giúp cho mọi người ngày một tiếp cận với cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường thực chất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mối quan hệ này được rất nhiều nhà khoa học, các trường phái tư tưởng, các tổ chức và chính phủ quan tâm nghiên cứu, giải quyết. Nhưng cách thức trình bày khác nhau, đi đến việc giải quyết cũng trên quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Cho đến nay, việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ này hiệu quả nhất chỉ được thực hiện trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên cần phải được xem như một hệ thống động học thống nhất, hoạt động theo nguyên tắc liên hệ ngược chứ không phải chỉ là mối quan hệ một chiều (con người tác động và cải tạo tự nhiên). Đáng chú ý là con người thường không thể hiểu biết hết và lường 9 trước được những tác động ngược đó (ví dụ như hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, biến đổi khí hậu) và nó gây ra sự tàn phá nặng nề đối với tự nhiên nhân tạo mà con người đã tạo ra. Quá trình nhận thức hậu quả gây ra của con người đối với tự nhiên là một quá trình lâu dài, luôn bị chi phối và cản trở bởi các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác. Những hậu quả đó ở mức độ nào và có khả năng khắc phục, hạn chế hay không là phụ thuộc vào nhận thức và hành động của con người, của xã hội loài người. Ph.Ăngghen phân tích: Khi đốt rừng trên các triền núi và lấy số phân tro đủ để bón cho một đời cây cà phê đem lại một số thu hoạch rất lớn, thì những người chủ đồn điền Tây Ban Nha ở Cu-ba có cần gì phải nghĩ rằng sau này, những trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch lớp đất bên trên không có gì che chở và chỉ để lại những lớp đá trơ trụi! [69, tr.658]. Vậy, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà tư bản đã hành động bất chấp hậu quả, bất chấp quy luật tự nhiên, bất chấp sự “trả thù” của giới tự nhiên. Chính quy luật lợi nhuận cộng với sự vô ý thức của con người đã phá vỡ sự cân bằng của giới tự nhiên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, sinh thái. Do đó, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế nói riêng, loài người nói chung là cần giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, các quốc gia cần quan tâm xem xét nhiều hơn tới vấn đề tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế một cách bền vững. Ở tầm quốc tế, các tổ chức, liên minh toàn cầu cũng đã dành nhiều sự quan tâm, đưa ra những nguyên tắc và cam kết chung về vấn đề phát triển bền vững, bảo đảm môi trường sống cho các thế hệ tương lai, đồng thời góp phần tái tạo lại tài nguyên nói riêng, môi trường nói chung bằng nhiều biện pháp cụ thể, tích cực. Đặc biệt, Hội nghị Môi trường thế giới lần đầu tiên đư
Luận văn liên quan