Trong nhiều năm trở lại đây, liên kết (kết nối) vùng trong phát triển du lịch đang nổi
lên như một xu thế mới của quá trình hợp tác phát triển kinh tế vùng và trở thành chiến
lược trọng tâm tại nhiều nước trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những
đặc điểm của ngành du lịch đặt ra yêu cầu của kết nối vùng trong phát triển du lịch như là
một thực tế khách quan, có tính tất yếu. Saraniemi và Kylänen (2011) đã dẫn chứng từ
đặc điểm của điểm đến du lịch để lý giải cho sự cần thiết trong liên kết, hợp tác du lịch.
Theo đó, điểm đến du lịch không phải là một hệ thống ổn định và khép kín, tức là không
nên xem điểm đến du lịch như một khu vực địa lý xác định, một thực thể lãnh thổ cố định
– là quan điểm tiếp cận tĩnh theo lối truyền thống trước đây, mà điểm đến du lịch cần
được tiếp cận theo quan điểm mở, từ đó xây dựng các chiến lược hợp tác, liên kết [89].
Theo Blasco và cộng sự (2014), điểm đến du lịch cũng có thể được nhìn nhận trên giác
độ không gian tiêu dùng của du khách (Tourists’consumption space) và khi độ dài không
gian tiêu dùng vượt quá sự giới hạn của một điểm đến ở đường biên giới quốc tế thì sự
hợp tác, liên kết vùng xuyên biên giới là tất yếu [49]. Với tính chất là ngành kinh tế có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển du lịch không chỉ giới hạn
trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc
gia, một khu vực (Hoàng Văn Hoa, 2019) [12]. Như vậy, chỉ khi sự cần thiết của kết nối
vùng trong phát triển du lịch đã được khẳng định thì việc tìm hiểu cơ sở khoa học cũng
như đánh giá tình hình thực tiễn để đề xuất giải pháp tăng cường kết nối vùng trong phát
triển du lịch là hoàn toàn mang tính cấp thiết không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cả
cấp độ địa phương.
Ở nước ta, chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch cũng được Chính phủ, Bộ
ngành và chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm và được thể hiện trong nhiều văn
bản chính sách phát triển ngành du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011
của Chính phủ) đã nêu rõ quan điểm: “.Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu
tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng
cường liên kết phát triển du lịch”, trong đó xác định giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:
“.Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới2
hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng du lịch” [3]. Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban
hành theo Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Chính phủ) cũng nêu rõ
quan điểm phát triển: “ tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương
trong vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch chung toàn vùng” [5]. Từ
những chủ trương và chính sách của nhà nước, hoạt động kết nối vùng trong phát triển du
lịch đã được tổ chức thực hiện ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Có thể kể đến liên kết
phát triển du lịch của 8 tỉnh vùng Tây Bắc [98], hay liên kết du lịch 4 tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh [39]; mô hình liên kết giữa 03 địa phương Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam [21], Tuy nhiên, các mô hình liên kết vùng vẫn
chưa thực sự mang lại hiệu quả; cho đến nay tư duy phát triển du lịch ở các địa phương
vẫn còn mang nặng tính “Tự lực địa phương” là chính, dẫn đến sự chia cắt, manh mún
[31]. Điều này cho thấy, nghiên cứu kết nối vùng trong phát triển du lịch không chỉ có ý
nghĩa về phương diện lý luận mà còn mang tính cấp thiết từ thực tiễn đặt ra đối với quá
trình phát triển ngành du lịch trong điều kiện hội nhập hiện nay ở nước ta nói chung và
từng địa phương nói riêng.
158 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ ĐỨC TRỌNG
KẾT NỐI VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9340101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát
HUẾ - 2022
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ ĐỨC TRỌNG
KẾT NỐI VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 934 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát
HUẾ - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn
khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những thông tin trích dẫn
trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Lê Đức Trọng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các
tập thể và cá nhân liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo và Công
tác sinh viên Đại học Huế, Phòng Đào tạo, Khoa Quản trị kinh doanh, Bộ môn Thương
mại và kinh doanh quốc tế, các phòng ban chức năng và tập thể các nhà khoa học của
Trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Phát, người thầy đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Tài chính, Sở
Du lịch, các Sở ban ngành thuộc UBND tỉnh Quảng Bình; UBND và các Phòng ban chức
năng của thành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch; Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Bình, các tổ
chức, doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo ngành du lịch ở trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình và một số đơn vị liên quan đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và thông
tin cần thiết về chủ đề kết nối vùng trong phát triển du lịch để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Luận án
Lê Đức Trọng
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTB Bắc Trung Bộ
BQ Bình quân
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH Công nghiệp hóa
CP Chính phủ
CV Công suất
DH Duyên hải
DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ
DL Du lịch
DN Doanh nghiệp
ĐB Đồng bằng
ĐBSH&DHĐB Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
ĐNB Đông Nam Bộ
ĐVT Đơn vị tính
EU Liên minh Châu Âu (European Union)
FAO Tổ chức nông lương của Liên hợp Quốc
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
ITE HCMC Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh
KII Phỏng vấn chuyên sâu (Key informant interviews)
MICE
Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du
lịch khen thưởng (Meeting Incentive Conference Event)
NĐ Nghị định
PTMLXH Phân tích mạng lưới xã hội
QB Quảng Bình
QĐ Quyết định
QL Quản lý
SD Độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation)
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TP Thành phố
TT Thứ tự
UBND Ủy ban nhân dân
UCINET Phần mềm phân tích mạng lưới xã hội
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc
UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
VITM Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam
VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch
VQG PNKB Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Đóng góp của luận án ...................................................................................................... 7
6. Kết cấu luận án ................................................................................................................. 8
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ KẾT NỐI
VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................... 9
1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................... 9
1.1. Nghiên cứu các nội dung hợp tác, kết nối vùng trong phát triển du lịch ...................... 9
2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 17
2.1. Nghiên cứu các nội dung và giải pháp tăng cường liên kết vùng trong phát triển du
lịch ...................................................................................................................................... 17
2.3. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ...................................................................... 21
3. Giá trị kế thừa và khoảng trống nghiên cứu dành cho đề tài luận án ............................ 22
3.1. Giá trị kế thừa từ các nghiên cứu trước ...................................................................... 22
3.2. Khoảng trống nghiên cứu dành cho luận án ............................................................... 23
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 25
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾT NỐI VÙNG TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................................................. 25
1.1. Vùng và kết nối vùng trong phát triển du lịch ............................................................ 25
1.1.1. Khái niệm vùng ........................................................................................................ 25
1.1.2. Khái niệm vùng du lịch ............................................................................................ 27
1.1.3. Khái niệm kết nối vùng ............................................................................................ 30
v
1.1.4. Kết nối vùng trong phát triển du lịch ....................................................................... 33
1.2. Nội dung, hình thức kết nối vùng trong phát triển du lịch ......................................... 35
1.2.1. Nội dung kết nối vùng trong phát triển du lịch ........................................................ 35
1.2.2. Hình thức kết nối vùng trong phát triển du lịch ....................................................... 38
1.3. Quan điểm kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ..................... 39
1.3.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững .................................................................... 39
1.3.2. Mối quan hệ giữa kết nối vùng và phát triển du lịch bền vững ............................... 40
1.3.3 Nội hàm kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ....................... 42
1.3.4. Tính tất yếu kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ................ 45
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch theo hướng bền
vững ................................................................................................................................... 47
1.4.1. Nhóm nhân tố chính sách ......................................................................................... 47
1.4.2. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên trong phân bố nguồn tài nguyên ........................ 48
1.4.3. Nhóm nhân tố nội tại và trình độ của các chủ thể liên kết ....................................... 49
1.4.4. Vấn đề an ninh và an toàn của các điểm đến du lịch ............................................... 50
1.5. Thực tiễn kết nối vùng trong phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới và Việt
Nam .................................................................................................................................... 51
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 54
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 54
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................... 54
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................................... 54
2.2. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích ................................................... 56
2.2.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu ............................................................................... 56
2.2.2. Khung phân tích ....................................................................................................... 57
2.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 59
2.4.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 59
2.4.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 59
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 62
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾT NỐI VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................................... 63
3.1. Tổng quan các vùng du lịch ở Việt Nam .................................................................... 63
3.2. Khái quát tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ............................................. 66
vi
3.2.1. Nguồn lực và lợi thế so sánh phát triển du lịch ....................................................... 66
3.2.2. Lượng khách và doanh thu du lịch .......................................................................... 66
3.3. Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình .................................................. 70
3.3.1. Chủ trương của chính quyền địa phương về hợp tác kết nối vùng phát triển du lịch
............................................................................................................................................ 70
3.3.2. Thực trạng mô hình kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ........... 71
3.3.3. Cơ chế điều phối kết nối vùng trong phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình ........... 74
3.3.4. Phân tích nội dung kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ............. 75
3.3.5. Thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan trong phát triển du
lịch tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................... 90
3.4. Tác động của kết nối vùng đến kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch tỉnh Quảng
Bình .................................................................................................................................... 99
3.4.1. Tác động của kết nối vùng đến doanh thu du lịch Quảng Bình ............................... 99
3.4.2. Tác động của kết nối vùng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình ................................................................ 102
3.5. Đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ........................... 104
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng
Bình .................................................................................................................................. 108
3.6.1. Các yếu tố tích cực tạo ra cơ hội kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng
Bình .................................................................................................................................. 108
3.6.2. Các yếu tố tạo ra rào cản kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình . 112
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI VÙNG TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................... 120
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng
Bình .................................................................................................................................. 120
4.1.1. Quan điểm .............................................................................................................. 120
4.1.2. Mục tiêu ................................................................................................................. 121
4.1.3. Định hướng ............................................................................................................ 121
4.2. Giải pháp kết nối vùng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình ...................................... 122
4.2.1. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách kết nối vùng ............................................... 122
4.2.2. Giải pháp liên kết xúc tiến giới thiệu và quảng bá thương hiệu du lịch ................ 123
4.2.3. Giải pháp tăng cường liên kết sản phẩm du lịch .................................................... 125
vii
4.2.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối vùng trong phát triển du lịch .. 127
4.2.5. Giải pháp kết nối vùng trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch ............................... 129
4.2.6. Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành .............................. 130
4.2.7. Giải pháp kết nối vùng trong phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ......... 131
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 139
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng thu từ du lịch theo vùng ở Việt Nam năm 2019 ............................... 65
Bảng 3.2. Một số hoạt động xúc tiến du lịch trọng điểm thuộc chương trình hợp tác
kết nối vùng của tỉnh Quảng Bình ............................................................. 76
Bảng 3.3. Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước
vào lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019 ................... 79
Bảng 3.4. Một số sản phẩm du lịch liên địa phương ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Nam Trung Bộ ..................................................................................... 81
Bảng 3.5. Doanh thu của một số sản phẩm du lịch ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng năm 2019 .......................................................................................... 84
Bảng 3.6. Các tuyến hàng không tại Sân bay Đồng Hới, Quảng Bình ...................... 86
Bảng 3.7. Số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở thành phố Đồng Hới ............. 90
Bảng 3.8. Các chỉ số đo lường cấu trúc tổng thể của mạng lưới................................ 93
Bảng 3.9. Các chỉ số đo lường tính trung tâm của mạng lưới liên kết du lịch tỉnh
Quảng Bình ................................................................................................ 98
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thu nhập bình quân đầu người của Quảng Bình và các tỉnh miền trung năm
2019 ................................................................................................................ 55
Hình 2.2. Khung phân tích kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo
hướng bền vững .............................................................................................. 57
Hình 3.1. Số lượng khách và doanh thu du lịch của một số địa phương trọng điểm
thuộc các vùng du lịch tại Việt Nam năm 2019 ............................................. 63
Hình 3.2. Số lượng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2019 .................. 67
Hình 3.3. Số lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2019 ...... 68
Hình 3.4. Tổng số lượt khách du lịch đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ ................................................................................................ 69
Hình 3.5. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Quảng Bình ....................................................... 69
Hình 3.6. Tổng thu từ du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ năm 2019 ....................................................................................... 70
Hình 3.7. Số lượt khách đi và đến qua sân bay Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ................. 88
Hình 3.8. Hình thức tổ chức kết nối vùng trong phát triển du lịch của các doanh nghiệp
Quảng Bình .................................................................................................... 92
Hình 3.9. Sơ đồ cấu trúc mạng lưới liên kết du lịch bên trong tỉnh Quảng Bình .......... 94
Hình 3.10. Sơ đồ tổng thể cấu trúc mạng lưới liên kết các bên liên quan trong phát triển
du lịch tỉnh Quảng Bình ................................................................................. 95
Hình 3.11. Chỉ số Moran’s I tổng thể về doanh thu du lịch lữ hành của các địa phương
thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ............................. 100
Hình 3.12. Biểu đồ phân tán chỉ số Moran’s I địa phương về doanh thu du lịch lữ hành
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2012 và 2019 ........ 101
Hình 3.13. Đánh giá của doanh nghiệp về tác động của kết nối vùng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình ................................... 102
Hình 3.14. GRDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành miền Trung năm 2018 ..... 104
Hình 3.15. Đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của tỉnh Quảng Bình .................... 105
Hình 3.16. Tác động xã hội của mô hình du lịch cộng đồng tại vùng đệm VQG PNKB
...................................................................................................................... 106
x
Hình 3.17. Đánh giá cảm nhận của khách du lịch về môi trường tại các điểm du lịch ở
tỉnh Quảng Bình ........................................................................................... 108
Hình 3.19. Số lượng khách du lịch đến Phong Nha – Kẻ Bàng theo tháng trong năm
2018 .............................................................................................................. 113
Hình 3.20. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện vào lĩnh vực dịch vụ trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội ở tỉnh Quảng Bình ............................................................................. 115
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, liên kết (kết nối) vùng trong phát triển du lịch đang nổi
lên như một xu t