“Dạy toán là dạy hoạt động Toán học” [165] là một luận điểm đã được
thừa nhận. Luận điểm này có thể được hiểu như sau: Muốn dạy Toán có hiệu quả
thì nhất thiết phải cho học sinh hoạt động, chỉ bằng con đường đó mới có thể làm
cho học sinh nắm bắt được tri thức một cách vững vàng. Luận điểm này cũng hoàn
toàn phù hợp với một câu thành ngữ của người Trung Quốc:
“Anh nghe thì anh quên,
anh nhìn thì anh nhớ,
anh làm thì anh hiểu”.
Trong Tâm lý học cũng có những khẳng định tương tự, chẳng hạn: Năng lực
chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động.
Tâm lý học và Lí luận dạy học hiện đại khẳng định, con đường có hiệu quả
nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo,
là phải đưa học sinh vào vị trí của chủ thể HĐ nhận thức, thông qua HĐ tự lực, tự
giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo.
Định hướng đổi mới PPDH hiện nay cũng lấy các luận điểm đó làm nền tảng.
Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau cho nên không phải giáo viên nào cũng
biết và hiểu rõ luận điểm đó. Vì vậy, đã và đang tồn tại cách dạy theo lối truyền thụ
một chiều. Đối với họ, giảng giải các kiến thức Toán học một cách chi tiết rồi sau
đó cho học sinh áp dụng xem như là đủ. Có người không tin vào điều này nhưng
cũng không thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, bởi vì nó đụng chạm đến thời gian, suy
ngẫm, chuẩn bị bài và cả tình hình thực tế về mức độ tiếp thu của học sinh
251 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khai thác và tập luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh tri thức trong dạy học đại số - Giải tích ở bậc trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------***--------
NGUYỄN HỮU HẬU
KHAI THÁC VÀ TẬP LUYỆN CHO HỌC SINH
CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH TRI THỨC
TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH
Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
VINH - 2012
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------***--------
NGUYỄN HỮU HẬU
KHAI THÁC VÀ TẬP LUYỆN CHO HỌC SINH
CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH TRI THỨC
TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH
Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Toán
Mã số: 62. 14. 10. 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Thuận
2. PGS. TS. Ngô Hữu Dũng
VINH - 2012
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Hữu Hậu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt Viết đầy đủ
PP Phương pháp CNTT Công nghệ thông tin
PPDH Phương pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học
DH Dạy học HT Học tập
GV Giáo viên VĐ Vấn đề
HS Học sinh GQVĐ Giải quyết vấn đề
SGK Sách giáo khoa PTTQ Phương tiện trực quan
HĐPP Hoạt động phê phán CH Câu hỏi
TT Tri thức GTLN Giá trị lớn nhất
THPT Trung học phổ thông BPT Bất phương trình
DĐ Dự đoán PT Phương trình
SLCL Suy luận có lí LT Liên tưởng
CLTT Chiếm lĩnh tri thức GTNN Giá trị nhỏ nhất
HĐ Hoạt động ĐN Định nghĩa
BT Bài toán ĐL Định lí
TN Thực nghiệm BĐT Bất đẳng thức
ĐC Đối chứng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Dạy toán là dạy hoạt động Toán học” [165] là một luận điểm đã được
thừa nhận. Luận điểm này có thể được hiểu như sau: Muốn dạy Toán có hiệu quả
thì nhất thiết phải cho học sinh hoạt động, chỉ bằng con đường đó mới có thể làm
cho học sinh nắm bắt được tri thức một cách vững vàng. Luận điểm này cũng hoàn
toàn phù hợp với một câu thành ngữ của người Trung Quốc:
“Anh nghe thì anh quên,
anh nhìn thì anh nhớ,
anh làm thì anh hiểu”.
Trong Tâm lý học cũng có những khẳng định tương tự, chẳng hạn: Năng lực
chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động.
Tâm lý học và Lí luận dạy học hiện đại khẳng định, con đường có hiệu quả
nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo,
là phải đưa học sinh vào vị trí của chủ thể HĐ nhận thức, thông qua HĐ tự lực, tự
giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo.
Định hướng đổi mới PPDH hiện nay cũng lấy các luận điểm đó làm nền tảng.
Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau cho nên không phải giáo viên nào cũng
biết và hiểu rõ luận điểm đó. Vì vậy, đã và đang tồn tại cách dạy theo lối truyền thụ
một chiều. Đối với họ, giảng giải các kiến thức Toán học một cách chi tiết rồi sau
đó cho học sinh áp dụng xem như là đủ. Có người không tin vào điều này nhưng
cũng không thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, bởi vì nó đụng chạm đến thời gian, suy
ngẫm, chuẩn bị bài và cả tình hình thực tế về mức độ tiếp thu của học sinh.
1.2. Các cơ sở Lí luận dạy học đã khẳng định rằng “Tri thức không phải là cái
dễ dàng cho không” [74, tr. 127]. Để dạy một tri thức nào đó, thầy giáo thường
không thể trao ngay cho học sinh điều thầy muốn dạy; cách làm tốt nhất thường là
cài đặt tri thức đó vào những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông
qua hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo của bản thân.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
6
Thực tiễn sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của nhận định này. Chẳng
phải những mong muốn của thầy về sự tiếp thu của học sinh đều trở thành hiện
thực. Điều này cho thấy rằng, truyền thụ được tri thức cho học sinh là việc làm
không dễ nếu không có cách thức và con đường đúng đắn.
Để học sinh chiếm lĩnh được các tri thức Toán học một cách chắc chắn thì con
đường hợp lí nhất là tạo ra tình huống dạy học sao cho học sinh phát huy được sự
chủ động tối đa trong chừng mực có thể. Không thể nào có một sự chiếm lĩnh tốt
thông qua con đường thụ động.
1.3. “Hoạt động” là một khái niệm rất phổ biến; những nghiên cứu cấu trúc của
hoạt động đã có tương đối nhiều thế nhưng trong từng hoàn cảnh khác nhau thì các
dạng thức HĐ, các cấp độ HĐ, các ý nghĩa của từng loại HĐ,... còn cần và có thể
được nghiên cứu thêm. Ngay trong nội bộ môn Toán cũng vậy, dù đã có nhiều công
trình, chẳng hạn của Nguyễn Bá Kim, đề cập khá kĩ về các dạng HĐ, nhưng hoàn
toàn có thể được nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung tìm kiếm các dạng HĐ khác.
1.4. Đã có những công trình đề cập đến hoạt động ở các mức độ khác nhau và
bình diện khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu việc khai thác và tập
luyện cho học sinh các hoạt động nhằm nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức.
Hơn nữa, kể từ năm 2008, Chương trình và SGK Phân ban THPT sẽ được đưa
vào sử dụng chính thức đến lớp 12. Một trong những sự cải tiến đáng kể so với
Chương trình và SGK trước đây đó là những hoạt động được đặt ra cho học sinh.
Tuy nhiên, như các tác giả SGK đã nói thì, những hoạt động được nêu trong SGK
chỉ mang tính chất gợi ý mà thôi, còn trong những hoàn cảnh cụ thể thì người giáo
viên cần có sự bổ sung và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Trên tinh thần đó, giáo viên thiết kế và tập luyện cho học sinh những HĐ để họ
chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và hiệu quả. Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ
thể của nhà trường và HS hiện nay, nhiều khi cần phải có sự trợ giúp nhiều hay ít
của GV. Thậm chí, có khi GV phải sử dụng cả việc thông báo, giảng giải minh họa
để giúp HS có thể vượt qua những chỗ quá khó, để rồi tiếp tục HĐ tự lực ở giai
đoạn tiếp theo một cách có hiệu quả. Chính vì vậy rất cần nghiên cứu kĩ VĐ này.
1.5. Theo định hướng đổi mới PPDH người ta đề cao tính tích cực độc lập sáng
tạo của học sinh.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
7
Phương pháp dạy học có đặc điểm riêng khác biệt với PP tác động của con
người lên các đối tượng vô tri trong HĐ sản xuất vật chất nói chung. Đối với việc
dạy học, GV là một chủ thể của HĐ dạy học, HS là đối tượng của sự dạy và do đó là
đối tượng của HĐ dạy, nhưng đồng thời HS là chủ thể của sự học và do đó cũng là
một chủ thể của HĐ dạy học [146, tr. 135]. HĐ dạy học này có đối tượng là cái mà
HS cần học. Để đạt được mục đích dạy học được vạch ra bởi giáo viên, GV phải tổ
chức tài liệu dạy, tức là phải tác động lên, tư liệu của HĐ dạy học, nhưng đồng thời,
và cũng rất quan trọng là, GV phải tác động tới HS sao cho HS tự xác định được
mục đích HĐ của mình (phù hợp với mục đích DH), dẫn tới những hành động tương
ứng của HS và đạt tới kết quả phù hợp với mục đích được vạch ra bởi GV [146].
Bởi vậy đối với HĐ dạy học, việc suy nghĩ, thảo luận về PPDH gắn liền với sự
suy nghĩ, thảo luận về việc tổ chức tình huống học tập và định hướng HĐ nhận thức
của HS bởi GV. Phải giải đáp CH sau: GV thực hiện chức năng tổ chức, kiểm tra
định hướng hoạt động của HS như thế nào? Nói cách khác là, GV cần tổ chức tình
huống như thế nào để dẫn tới sự thích ứng của HS? Định hướng hành động tự chủ
của HS như thế nào để HĐ dạy đạt hiệu quả tối ưu?
Mặc dù có nhiều định nghĩa về PPDH, nhưng có thể hiểu, về bản chất, PPDH
là một hệ thống các hành động có mục đích của GV tổ chức HĐ trí óc và tay chân
của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được nội dung DH, đạt được mục tiêu xác
định. Một cách trực giác, thuật ngữ “chiếm lĩnh” ít nhiều nói lên trạng thái có tính
nỗ lực, mang phong cách chủ động trong quá trình trong quá trình tiếp cận TT.
Từ những sự phân tích trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của Luận án là:
“Khai thác và tập luyện cho học sinh các hoạt động nhằm phát triển khả năng
chiếm lĩnh tri thức trong dạy học Đại số - Giải tích ở bậc THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu phương thức khai thác và tập luyện cho
học sinh THPT những hoạt động trong quá trình dạy học Đại số - Giải tích, nhằm
phát triển ở họ khả năng chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và hiệu quả.
3. Giả thuyết khoa học
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
8
Nếu quan tâm đúng mức và tiến hành hợp lí việc khai thác, tập luyện cho học
sinh THPT những HĐ trong quá trình dạy học Đại số - Giải tích thì sẽ phát triển được
ở họ khả năng CLTT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi khoa học sau đây:
4.1. Nội hàm khái niệm chiếm lĩnh tri thức được hiểu ra sao và trong môn
Toán có những cấp độ nào để chiếm lĩnh tri thức? Những dạng tri thức nào cần phải
quan tâm khai thác và tập luyện cho học sinh; ý nghĩa của từng loại tri thức?
4.2. Vì sao phải tập luyện các hoạt động thì mới có thể hình thành và phát triển
được kĩ năng, kiến thức và tư duy? Các dạng hoạt động trong môn Toán?
4.3. Tình hình thực tế của việc tập luyện cho học sinh các hoạt động trong dạy
học Toán là như thế nào? Những định hướng nào cần thực hiện trong quá trình khai
thác, tập luyện các hoạt động cho học sinh? Hiện thực hoá những định hướng đó
vào tình huống cụ thể như thế nào? Kết quả thực nghiệm sư phạm ra sao?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận: tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước
về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.
5.2. Điều tra, quan sát: điều tra, khảo sát thực trạng của việc khai thác và tổ
chức cho HS các hoạt động chiếm lĩnh tri thức trong dạy học môn Toán bằng phiếu.
Phỏng vấn, tọa đàm với giáo viên để thu thập thông tin về thực hiện đổi mới PPDH,
vấn đề sử dụng các hoạt động chiếm lĩnh tri thức trong QTDH Đại số - Giải tích.
5.3. Thực nghiệm sư phạm: tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả
thi và hiệu quả của các định hướng đã đề xuất.
6. Cái mới và đóng góp của Luận án
6.1. Về mặt lý luận
6.1.1. Đã xác định được (kèm theo những lý giải xác đáng) các dạng hoạt động
chiếm lĩnh tri thức trong dạy học Đại số - Giải tích nói riêng và dạy học toán nói
chung, đưa ra những lưu ý cần thiết khi vận dụng các hoạt động này trong QTDH;
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
9
6.1.2. Trên cơ sở phân tích đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực đã
đưa ra nội hàm khái niệm chiếm lĩnh tri thức, các cấp độ CLTT của học sinh; những
thể hiện của sự CLTT trong dạy học toán.
6.1.3. Đã đưa ra những định hướng nhằm góp phần phát triển khả năng chiếm
lĩnh tri thức cho HS trong dạy học Đại số - Giải tích. Không chỉ dừng lại ở việc đề
xuất mà còn hiện thực hoá việc thực hiện các định hướng (theo hướng tích cực hoá
HĐ của HS - phù hợp với định hướng đổi mới PPDH Toán trong giai đoạn hiện
nay), nói cách khác, luận án rất quan tâm đến phương thức dẫn dắt, lôi cuốn một
cách hợp lý để HS tham gia tích cực vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề.
6.2. Về mặt thực tiễn
Có thể sử dụng luận án để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.
7. Những luận điểm đưa ra bảo vệ
7.1. Các dạng hoạt động chiếm lĩnh tri thức, những lưu ý cần thiết khi thực
hiện các hoạt động này trong quá trình dạy học, các hoạt động đó mang ý nghĩa lí
luận và thực tiễn;
7.2. Các định hướng để khai thác và tập luyện các hoạt động cho học sinh góp
phần nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức Toán học trong dạy học Đại số - Giải
tích (đề xuất trong luận án) là khả thi và hiệu quả;
7.3. Trong khi thực hiện các định hướng, đã quan tâm hợp lý đến việc tăng
cường hoạt động, bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh;
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề về cở sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Những định hướng để khai thác, tập luyện các hoạt động cho học
sinh nhằm nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức Toán học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Quan điểm về hoạt động trong tâm lí học và Giáo dục học hiện đại
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theo tâm lý học Macxit, cuộc
sống con người là một dòng HĐ, con người là chủ thể của các HĐ thay thế nhau.
HĐ là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự
nhiên, xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động và các phẩm chất tâm
lý khác của bản thân vào sự vật, vào thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách
những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn
liếng tinh thần của chủ thể.
Như vậy, trong HĐ, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra
tâm lý của chính mình. Có thể nói tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình
thành trong HĐ và thông qua HĐ.
Các đặc điểm của HĐ bao gồm:
- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng: Hoạt động như đã ĐN trên là quá
trình tác động vào thế giới cho nên nó là HĐ có đối tượng. Bản thân khái niệm HĐ
đã bao hàm cả đối tượng của HĐ. Ví dụ: HĐ học tập có đối tượng là các TT, kĩ
năng. HĐ học tập là nhằm vào TT, kỹ năng, kỹ xảo để biết, hiểu, tiếp thu và đưa
vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các TT, kỹ năng, kỹ xảo ấy.
- Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành: Giáo viên là chủ thể của HĐ
dạy học. HS là chủ thể của HĐ học tập. Chủ thể có khi là một người, có khi là một
số người. Chẳng hạn, GV tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo HĐ dạy và HĐ học. HS thực
hiện HĐ học, tức là giáo viên và HS cùng nhau tiến hành một HĐ để đi đến một sản
phẩm là nhân cách học sinh.
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: Trong HĐ lao động người ta
dùng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động. Công cụ lao động giữ
vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao động, tạo ra tính chất gián
tiếp trong HĐ lao động. Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, con số và các hình
ảnh tâm lý khác là công cụ tâm lý được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh
thần ở mỗi con người. Công cụ lao động và công cụ tâm lý đều giữ chức năng trung
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
11
gian trong HĐ và tạo ra tính chất gián tiếp của hoạt động.
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định: Trong mọi HĐ của con
người, tính mục đích nổi lên rõ rệt. Mục đích của HĐ thường là tạo ra sản phẩm có
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với việc thõa mãn nhu cầu của chủ thể. Tính mục
đích gắn bó chặt chẽ với tính đối tượng. Khi có đối tượng của HĐ, chủ thể theo đích
đó mà hướng tới.
1.1.1. Lý thuyết HĐ tâm lý của A. N. Leonchev
Tất cả các HĐ đều cùng có một cấu trúc chung. Qua nghiên cứu, nhà tâm lý
học A.N. Leonchiev đã nghiên cứu, đi đến kết luận quan trọng là “HĐ là bản thể
của tâm lý”. Bằng HĐ và thông qua HĐ mỗi người tự sinh thành ra mình, tạo dựng
và phát triển ý thức của mình. Cống hiến to lớn của A. N. Leonchiev là chỉ ra bản
chất của tâm lý, với các luận điểm: Hoạt động là bản thể của tâm lý; tâm lý, ý thức
là sản phẩm của HĐ và làm khâu trung gian để con người tác động vào đối tượng;
các hiện tượng tâm lý đều có bản chất hoạt động. A. N. Leonchiev đã chỉ ra được
quan hệ giữa tâm lý và HĐ là quan hệ giữa một bên là động cơ, mục đích, điều kiện
và một bên là HĐ, hành động, thao tác [86]. Sáu thành tố vừa kể trên cùng với mối
quan hệ qua lại giữa chúng tạo thành cấu trúc vĩ mô của HĐ, mà nhờ đó xây dựng
được PP tiếp cận HĐ.
Khái niệm HĐ gắn liền một cách tất yếu với khái niệm động cơ. Không có HĐ
nào không có động cơ; HĐ “không động cơ” không phải là HĐ thiếu động cơ mà là
HĐ với một động cơ ẩn giấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan” [86, tr. 117].
Thành phần cơ bản “hợp thành” những HĐ riêng rẽ của con người là những
hành động thực hiện HĐ ấy. Chúng ta gọi hành động là quá trình bị chi phối bởi
biểu tượng về cái kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm một mục đích
được ý thức. Khái niệm mục đích quan hệ với khái niệm hành động cũng giống như
khái niệm động cơ quan hệ với khái niệm HĐ [86, tr. 117].
Việc tách ra những hành động có mục đích hợp thành nội dung của những HĐ
cụ thể, đương nhiên đặt ra VĐ mối quan hệ bên trong gắn liền chúng lại với nhau.
Như trên kia đã nói, HĐ không phải là quá trình cộng thành. Do đó, hành động
không phải là những “bộ phận riêng lẻ” đặt biệt cấu thành HĐ. Hoạt động của con
người không tồn tại bằng cách nào khác hơn là dưới hình thức những hành động hay
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
12
những chuỗi hành động [86, tr. 119]. Phương thức thực hiện hành động gọi là thao tác.
Các thuật ngữ “hành động” và “thao tác” thường không phân biệt nhau. Nhưng
trong khung cảnh phân tích HĐ về mặt tâm lý thì phân biệt rành mạch hai thuật ngữ
ấy là hoàn toàn cần thiết. Hành động liên quan đến mục đích, còn thao tác liên quan
với điều kiện .
“Tuy vậy, thao tác vẫn không phải là “phần riêng rẽ” của hành động, giống
như hành động so với HĐ” [86, tr. 124].
Như vậy, HĐ của con người có những thành tố đặc thù là con người vươn tới
đối tượng, chuyển sự vật, hiện tượng,… thành đối tượng của HĐ, nhằm tạo ra sản
phẩm của HĐ, thực hiện mục đích của con người. Các quá trình này vừa chứa đựng,
vừa thực hiện động cơ của con người với tinh thần là chủ thể của HĐ. Để thực hiện
động cơ, chủ thể phải dùng sức căng cơ bắp, thần kinh, năng lực, kinh nghiệm thực
tiễn... để thỏa mãn động cơ, gọi là HĐ. Quá trình chiếm lĩnh từng mục đích gọi là
hành động. Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng những điều kiện xác định.
Mỗi điều kiện quy định một cách thức hành động gọi là thao tác.
Hoạt động luôn có tính hướng đích và hành động là quá trình hiện thực hóa
mục đích, còn thao tác do điều kiện quy định. Do đó, sự khác nhau giữa mục đích
và điều kiện quy định sự khác nhau giữa hành động và thao tác. Nhưng sự khác
nhau đó chỉ là tương đối, bởi để đạt một mục đích ta có thể dùng các phương tiện
khác nhau. Khi đó, hành động chỉ thay đổi về mặt kĩ thuật, tức là cơ cấu thao tác
chứ không hề thay đổi bản chất. Về mặt tâm lý, hành động sinh ra thao tác, nhưng
thao tác không phải là phần riêng lẻ của hành động. Sau khi được hình thành, thao
tác có khả năng tồn tại độc lập và có thể tham gia vào nhiều hành động khác.
Hoạt động có biểu hiện bề ngoài là hành vi, hai phạm trù này hỗ trợ cho nhau,
trong đó, HĐ bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, ý thức. HĐ của con người tất yếu dẫn
đến chỗ nảy sinh ý thức và ý thức là thành tố thực sự trong sự vận động của HĐ. Vì
vậy, ý thức tâm lý của con người bao giờ cũng mang tính chất tích cực. Hơn nữa,
đây là tính tích cực HĐ đặc thù của con người, tức là nó mang tính chất say mê, vì
nó luôn gắn bó với việc thực hiện mục đích của hoạt động.
Theo A. N. Leonchivev, cấu trúc chức năng của HĐ bao gồm các thành tố có
thể mô hình hóa như sau:
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
13
Mối liên hệ bên trong của HĐ là mối liên hệ giữa: Hoạt động - Hành động -
Thao tác, tương ứng với liên hệ giữa: Động cơ - Mục đích - Phương tiện.
1.1.2. Thuyết lịch sử - văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lí cao cấp
của L. X. Vưgotxki
Theo L. X. Vưgotxki thì bất kì chức năng tâm lí cao cấp của trẻ em trong quá
trình phát triển đều được thể hiện hai lần: lần đầu là HĐ tập thể, HĐ xã hội, tức là
chức năng tâm lí bên ngoài; lần thứ hai là HĐ cá nhân, là chức năng tâm lí bên t