Luận án Không gian văn hóa huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong công cuộc dựng xây đất nước. Với nhân cách cao đẹp, Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong dòng chảy lịch sử nhân loại, góp phần làm phong phú và phát triển những giá trị chung của loài người. Vì vậy, nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ sự tác động - ảnh hưởng đa chiều của các điều kiện kinh tế, lịch sử, môi trường văn hóa, xã hội và con người của những nơi Người từng sống, học tập, làm việc, được biểu hiện qua tư tưởng và hành động. Trong các không gian văn hóa ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, Huế có vị trí đặc biệt quan trọng. Nơi đây hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là vùng văn hóa mang sắc thái và dấu ấn đặc trưng của văn hóa cung đình quyện hòa với văn hóa dân gian, Người cùng gia đình sinh sống trong một khoảng thời gian khá dài, thời gian bắt đầu hình thành nhân cách trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Tại kinh đô Huế, sự biến động về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh. Bằng sự mẫn cảm của người học trò thông minh, sự khát khao tìm tòi học hỏi, chiếm lĩnh tri thức mới, Người sớm thâu nhận những giá trị của văn hóa Huế, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Đó là truyền thống yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập, tự do; lối sống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc trong khó khăn hoạn nạn; lòng tự hào, tự tôn dân tộc của những vị vua yêu nước, của những thầy dạy học và những nhà cách mạng tiền bối; tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của văn hóa Pháp; tư tưởng dân tộc, dân chủ của Tân văn, Tân thư. Để từ đó, Hồ Chí Minh có bước trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động, trực tiếp tham gia phong trào Duy Tân, đấu tranh chống thuế cùng nhân dân Thừa Thiên. Những nhân tố quan trọng đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh.

pdf169 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Không gian văn hóa huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN QUANG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN QUANG KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ VỚI SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG 2. TS. LÝ VIỆT QUANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Văn Quang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 1.2. Những vấn đề kế thừa và định hướng triển khai của đề tài 24 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ 28 2.1. Nhân cách Hồ Chí Minh 28 2.2. Không gian văn hóa Huế 40 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH 78 3.1. Một số yếu tố của không gian văn hóa Huế ảnh hướng đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh 78 3.2. Biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế 104 Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH CHO CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 127 4.1. Một số nhận xét về ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh 127 4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh đối với sự phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay 132 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong công cuộc dựng xây đất nước. Với nhân cách cao đẹp, Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong dòng chảy lịch sử nhân loại, góp phần làm phong phú và phát triển những giá trị chung của loài người. Vì vậy, nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ những giá trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ sự tác động - ảnh hưởng đa chiều của các điều kiện kinh tế, lịch sử, môi trường văn hóa, xã hội và con người của những nơi Người từng sống, học tập, làm việc, được biểu hiện qua tư tưởng và hành động. Trong các không gian văn hóa ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh, Huế có vị trí đặc biệt quan trọng. Nơi đây hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là vùng văn hóa mang sắc thái và dấu ấn đặc trưng của văn hóa cung đình quyện hòa với văn hóa dân gian, Người cùng gia đình sinh sống trong một khoảng thời gian khá dài, thời gian bắt đầu hình thành nhân cách trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Tại kinh đô Huế, sự biến động về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh. Bằng sự mẫn cảm của người học trò thông minh, sự khát khao tìm tòi học hỏi, chiếm lĩnh tri thức mới, Người sớm thâu nhận những giá trị của văn hóa Huế, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Đó là truyền thống yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập, tự do; lối sống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc trong khó khăn hoạn nạn; lòng tự hào, tự tôn dân tộc của những vị vua yêu nước, của những thầy dạy học và những nhà cách mạng tiền bối; tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của văn hóa Pháp; tư tưởng dân tộc, dân chủ của Tân văn, Tân thư... Để từ đó, Hồ Chí Minh có bước trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động, trực tiếp tham gia phong trào Duy Tân, đấu tranh chống thuế cùng nhân dân Thừa Thiên. Những nhân tố quan trọng đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh. 2 Thời kì Hồ Chí Minh ở Huế cũng là khoảng thời gian không chỉ để lại những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ hồn nhiên, về cuộc sống đầm ấm bên sự giáo dưỡng của cha, sự yêu thương, đùm bọc của mẹ và làng xóm láng giềng mà còn là nơi ghi dấu những kỉ niệm đau buồn, mất mát về sự ra đi của người mẹ kính yêu, tiếng khóc của em thơ khát sữa. Trên hết, chính nhờ sự giáo dục và nền nếp của một gia đình nhà Nho yêu nước cùng với tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lối sống trọng nghĩa trọng tình, đoàn kết, tương ái của văn hóa và con người xứ Huế, đã hun đúc và hình thành nên nhân cách của một con người mà tương lai làm rạng danh cả một dân tộc. Thời gian sống ở Huế, tiếp nối văn hóa xứ Nghệ, văn hóa Huế đã thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, hành động, góp phần quan trọng định hình nhân cách của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Đúng như lời khẳng định của Phạm Văn Đồng: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, thời gian hình thành một con người lạ lùng, với những ý tưởng lạ lùng, đưa đến những thành tựu lạ lùng” [172, tr.6]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu, luận giải về sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành và phát triển nhân cách Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện nay, ý thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta những năm qua đã ban hành nhiều văn bản quan trọng (Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”) nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, là cơ sở khoa học để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 3 Tuy nhiên, vấn đề nhân cách Hồ Chí Minh và phát huy giá trị nhân cách Hồ Chí Minh lại chưa được chú trọng nghiên cứu và triển khai; chưa có các chuyên đề học tập và sinh hoạt trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, cán bộ đảng viên, trong khi yêu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, không chỉ về thể lực, trí lực, khả năng lao động mà cần có đạo đức và trí tuệ, đúng như Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải xây dựng những con người “vừa có đức vừa có tài”, “vừa hồng vừa chuyên”. Từ ý nghĩa đó, nghiên cứu đề tài Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh để thấy được không gian văn hóa Huế ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, góp phần làm sáng rõ hơn về cuộc đời, tiểu sử, sự nghiệp cách mạng và tư tưởng một con người vĩ đại, một nhân cách vĩ đại - Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu và làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó, phân tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế, từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm và cấu trúc nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh. - Làm rõ những khái niệm, cấu trúc của không gian văn hóa Huế. - Phân tích và luận giải các nhân tố của không gian văn hóa Huế ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. - Phân tích những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. - Rút ra một số nhận xét về sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với sự phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế. Tuy nhiên, trong luận án, nghiên cứu sinh chỉ đề cập đến những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, làm rõ các yếu tố cơ bản của không gian văn hóa Huế có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh; Thứ hai, làm rõ những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian sống ở Huế, dưới sự tác động của không gian văn hóa Huế. - Về không gian: Thừa Thiên Huế những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu không gian văn hóa Huế trong khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, gắn với thời gian Hồ Chí Minh sống, học tập và hoạt động ở Huế đến trước khi ra đi tìm đường cứu nước. 4. Cơ sở lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.1. Cơ sở lí luận Cơ sở lí luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong nghiên cứu về cuộc đời, tiểu sử Hồ Chí Minh và văn hóa. 4.2. Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận của việc nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh được thực hiện trên cơ sở tiếp cận của các khoa học tổng hợp liên ngành; trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 5 - Tiếp cận liên ngành lấy lịch sử, khoa học lịch sử làm nền, sử dụng Hồ Chí Minh học làm trục chính, văn hóa học, nhân học làm chất liệu nghiên cứu, phân tích và luận chứng, làm rõ những vấn đề liên quan đến văn hóa, giá trị, nhân cách con người. Các khoa học tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, nghiên cứu con người làm rõ các vấn đề liên quan đến nhân cách con người, sự ảnh hưởng của đời sống đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. - Ngoài cơ sở lí luận và phương pháp luận nêu trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic, thống kê, so sánh, điền dã, văn bản học, trao đổi với chuyên gia nhằm tìm kiếm, phân tích các kết quả nghiên cứu có sẵn để miêu tả, khái quát hoá toàn cảnh về chủ đề nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Làm rõ những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, luận án góp phần làm rõ những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh từ sự tác động của các yếu tố trong không gian văn hóa Huế, gắn với quá trình Người sống và học tập tại Huế. - Rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về cuộc đời, tiểu sử, nguồn gốc hình thành tư tưởng và nhân cách Hồ Chí Minh; hệ thống hoá các cứ liệu lịch sử về những sinh hoạt, hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thời kì ở Huế (1895-1901 và 1906-1909). - Luận án hệ thống hóa và làm rõ ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh, luận giải về những biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh. 6 - Luận án rút ra một số nhận xét về những tác động của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh và rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc phát triển nhân cách Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng, tiểu sử, sự nghiệp, nhân cách của Hồ Chí Minh tại địa phương. - Luận án có thể sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhân cách Hồ Chí Minh; nghiên cứu những ảnh hưởng của các không gian văn hóa đến Hồ Chí Minh, cũng như là nguồn tư liệu để giáo dục nhân cách cho học sinh sinh viên. - Luận án có thể xây dựng thành tài liệu giáo dục lịch sử địa phương, định hướng để giáo dục và rèn luyện nhân cách cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học, giáo dục lối sống trong gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu không gian văn hóa Huế 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Huế là một trong những trung tâm văn hóa của Việt Nam, luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu Huế chuyên sâu, hệ thống và hoàn chỉnh. Khảo sát thực tế cho thấy, các học giả nước ngoài nghiên cứu Huế trên các lát cắt văn hóa hoặc gắn với các lĩnh vực cụ thể nhất định. Trong đó, Hội Những người bạn Cố đô Huế (Association des Amis du Vieux Hué - B.A.V.H) [118] có hẳn chuyên mục là “sưu tầm, bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị tôn giáo, nghệ thuật và văn học liên quan đến Huế và phụ cận”. Từ ý nghĩa đó, Tập san B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hué) vốn là nội san của Hội Những người bạn của Huế xưa (ra đời từ năm 1914 và hoạt động đến giữa năm 1944 thì bị đình bản vì những biến cố lịch sử) chuyên viết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lí, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, mĩ thuật, ngôn ngữ, dân tộc học Nguồn tư liệu viết được đề cập trong B.A.V.H rất phong phú, bao gồm: tư liệu về Kinh thành Huế và phụ cận, kiến trúc vùng Huế, các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng, dân gian, câu hò, câu hát, ca dao hay cuộc sống trong cung đình hoặc các chủ đề cụ thể như: đền, chùa, am, miếu, lễ nghi cung đình được đề cập sâu sắc. Ngoài ra, tập san còn có những bài viết chuyên sâu vào các chủ đề như: kiến trúc cung đình, tín ngưỡng và tôn giáo như đền, chùa, am, miếu như chùa Thiên Mụ, Quốc Ân, Bảo Quốc, Diệu Đế, Từ Hiếu, Túy Vân, đền Voi Ré, Chiêu Ứng, điện Huệ Nam.... Tác giả Đào Thái Hanh có nhiều bài nghiên cứu về các vị nữ thần làm tăng thêm nét cổ kính của Cố đô Huế với một màu sắc huyền hoặc biểu thị lòng tin vào thần linh của người dân vùng Huế xưa: Histoire de la déesse Thiên Y A Na (Lịch sử nữ thần Thiên Y A Na), La déesse Liễu Hạnh (Nữ thần Liễu Hạnh), Histoire de la déesse Thái Dương Phu Nhơn (Chuyện Thánh mẫu Thái Dương phu 8 nhân), Histoire de la déesse Kỳ Thạch Phù Nhơn (Sự tích của nữ thần Kỳ Thạch phu nhơn)... Bên cạnh các lễ nghi cung đình, mảng tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng của người An Nam cũng được đề cập trong B.A.V.H, nổi bật là các công trình có giá trị của linh mục L.Cadière như: “L'Annam” (An Nam), “Introduction à l'étude l'Annam et du Champa” (Hướng dẫn nghiên cứu về An Nam và Champa) và “La Famille et la religion en pays Annamites” (Gia đình và tôn giáo ở các xứ An Nam). Tác giả Nguyễn Đình Hòe đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu về văn hóa lịch sử Huế có giá trị như: Note sur les pins du Nam Giao (Esplanade des sacrifices) (Ghi chú về những cây thông ở Nam Giao), La pagode de l’éléphant qui barrit (Miếu Voi Ré), Note sur les cendres des Tây Sơn dans la prison du Khám Đường (Ghi chú về các tro di cốt Tây Sơn trong Khám Đường), Histoire de I’Ecole des Hâu Bô de Hué (Lịch sử trường Hậu Bổ ở Huế), Les Barques royales et mandarinales dans le vieux Hue (Thuyền ngự và thuyền quan thời Huế xưa), La pagode de Diệu Đế (Chùa Diệu Đế), Quelques coins de la Citadelle de Hué (Một vài nơi ở Kinh thành Huế). Các công trình nghiên cứu này được giới nghiên cứu đánh giá cao về sự tâm huyết trong sưu tầm, công phu về biên soạn. Đặc biệt, tập san đã dành nhiều trang nghiên cứu về lịch sử Huế và những vấn đề liên quan từ khi Pháp chiếm Việt Nam, như: Quá trình can thiệp của Pháp vào Việt Nam, Các cuộc phế lập ở Huế, Cuộc bôn ba của vua Hàm Nghi và căn cứ Tân Sở, Những lễ nghi của Nam triều... Lịch sử Huế thời cận đại nằm trong khuôn khổ của lịch sử Việt Nam (An Nam) nửa đầu thế kỉ XX, bao gồm các nguồn lịch sử triều Nguyễn: từ Gia Long đến Bảo Đại; cuộc xâm lược An Nam của Pháp; công cuộc bảo hộ của Pháp Ngày nay, tập san B.A.V.H đã trở thành một nguồn tư liệu rất phong phú, quý hiếm và có giá trị cho những ai muốn nghiên cứu về Huế. Các công trình nghiên cứu trong Tập san B.A.V.H rất phong phú, mặc dù không đi trực tiếp nghiên cứu “không gian văn hóa Huế”, nhưng lại tập trung nghiên cứu các vấn đề nhỏ hơn của văn hóa Huế. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Thừa Thiên Huế với tư cách là một vùng văn hóa đặc trưng của Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu. Tuy nhiên, khảo sát các tài liệu 9 nghiên cứu về Huế, phần nhiều các học giả tập trung vào cấu trúc văn hóa (gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Trong số các công trình nghiên cứu về văn hóa tinh thần, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị văn hóa truyền thống của Huế và không gian văn hóa Huế, cũng như những ảnh hưởng của không gian văn hóa Huế đến sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh trong những năm Người sống ở Huế. Liên quan đến nhóm công trình này có thể điểm qua một số tài liệu sau: Địa chí Thừa Thiên Huế là công trình của nhiều nhà khoa học cung cấp nguồn tư liệu phong phú, xác thực về đặc điểm của vùng đất và con người Thừa Thiên Huế. Công trình được xuất bản dưới dang sách và trang tin điện tử. Trang điện tử Địa chí Thừa Thiên Huế [166] được biên soạn dưới hình thức địa chí tổng hợp gồm: tự nhiên, lịch sử, dân cư và hành chính, kinh tế, văn hóa. Sau đó, Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên [167], Phần Lịch sử [168] và Phần Dân cư và hành chính được xuất bản. Về “Phần Văn hóa”, cho đến nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Trong khoa học nghiên cứu về Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế là bộ công trình hữu ích, cung cấp hệ thống thông tin cần thiết trên nhiều phương diện về vùng đất này. Tuy nhiên, bộ công trình này chưa thống nhất trong việc phân tích lĩnh vực “Văn hóa” - một yếu tố quan trọng làm nên không gian văn hóa Huế. Bên cạnh đó, hai công trình Văn hóa cố đô [181] và 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế [185] do Nguyễn Đắc Xuân biên soạn đã giới thiệu tổng hợp về triều Nguyễn và Huế xưa. Các công trình cung cấp bức tranh tổng quan về Huế với địa lí - địa danh, lịch sử - sự kiện, văn hóa - giáo dục, văn hóa nghệ thuật, danh nhân. Bên cạnh đó, ấn phẩm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế - 700 năm hình thành và phát triển [68] đã đề cập tương đối đầy đủ và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế trong hơn 700 năm, trên các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đặc biệt, trong công trình này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tuyết Nga bước đầu
Luận văn liên quan