Luận án Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn có vai trò quan trọng vì đây là đối tượng kinh doanh cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó. Vai trò cơ bản của nguồn vốn là đảm bảo hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, hạn chế những RR không mong muốn và củng cố niềm tin của khách hàng (Kristian, 2010). Do đó, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tại ngân hàng là vấn đề đã và đang được các nhà quản trị ngân hàng cũng như ngành ngân hàng quan tâm. Năm 1988, với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và quy định Tỷ lệ vốn dựa trên RR. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của tổng tài sản. Basel I được xem là hiệp ước đầu tiên về tiêu chuẩn vốn. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong cơ chế quản lý và kinh doanh ngân hàng, Basel I đã phát sinh nhiều điểm bất cập, không còn phù hợp như đặc thù RR của từng ngân hàng, sự đa dạng của RR trọng yếu, yêu cầu về hệ thống QLRR. Để khắc phục những thiếu sót trên, Basel II ra đời đã chuyển dần từ cơ chế điều tiết vốn dựa trên tỉ lệ, hướng đến một sự điều tiết vốn mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. Trụ cột 2 là trọng tâm của Basel II, đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng phải duy trì vốn đảm bảo cho RRTD, RRTT và RRHĐ. Ngoài ra, các ngân hàng cần triển khai đầy đủ ICAAP (The World Bank Group, 2018). Mục đích của ICAAP là nhận diện, đo lường, kiểm soát được toàn bộ các RR trọng yếu của ngân hàng và tính toán lượng vốn cần dự phòng cho những RR này cũng như các RR khác có thể phát sinh trong tương lai nhằm đảm bảo ổn định tài chính (Rosaria, 2015). Đối với NHTM, ICAAP giúp nâng cao năng lực QLRR của ngân hàng, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng cường sự vững chắc của hệ thống ngân hàng. Việc triển khai ICAAP gồm các cấu phần: Nhận diện, đánh giá RR trọng yếu và KVRR; Lượng hóa và tổng hợp RR và vốn; Đánh giá sự đầy đủ vốn, lập kế hoạch và quản lý; Sử dụng vốn (đo lường hiệu quả trên cơ sở RR); Giám sát vốn và báo cáo (BCBS, 2006).

pdf206 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----*----- NCS. LÊ THANH TÙNG KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ (ICAAP) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2022 0 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo---------------- NCS. LÊ THANH TÙNG KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ (ICAAP) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Tín Nghị 2. PGS. TS. Đỗ Thị Kim Hảo Phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương 2. PGS. TS. Lê Thị Kim Nhung HÀ NỘI, 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Đề tài nghiên cứu này tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Tín Nghị và PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo. Tác giả Luận án tiến sĩ Lê Thanh Tùng i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban lãnh đạo Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học Học viện ngân hàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập tại Học viện Ngân hàng cũng như việc hoàn thành luận án. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tận tâm của tập thể giáo viên hướng dẫn gồm TS.Bùi Tín Nghị và PGS.TS.Đỗ Thị Kim Hảo đã giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng các cấp, các nhà khoa học đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý cho tôi những kiến thức học thuật và thực tiễn, góp phần vào sự hoàn thiện của luận án. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Lãnh đạo các cấp, các Chuyên gia và Cán bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I MỤC LỤC ................................................................................................................ II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... V DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................... VII LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 3 3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 16 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................... 17 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................... 18 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 19 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................ 25 8. KẾT CẤU LUẬN ÁN .......................................................................................... 26 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................... 27 1.1. TỔNG QUAN VỀ KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ .......... 27 1.1.1. Khái quát về Basel II và Khung Quản lý rủi ro tổng thể tại Ngân hàng Thương mại......................................................................................................... 27 1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ .... 30 1.1.3. Cấu phần Khung đánh giá mức độ an toàn vốn nội bộ ............................ 36 1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ..... 39 1.2. NỘI DUNG KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ ..................... 46 1.2.1. Nhận diện, đánh giá rủi ro trọng yếu và xác định khẩu vị rủi ro .............. 46 1.2.2. Lượng hóa và Tổng hợp rủi ro và vốn ....................................................... 49 1.2.3. Lập kế hoạch và quản lý đảm bảo mức độ đủ vốn ..................................... 54 1.2.4. Đo lường hiệu quả trên cơ sở điều chỉnh rủi ro ........................................ 56 1.2.5. Chế độ giám sát và báo cáo về rủi ro và vốn ............................................ 60 1.2.6. Kiểm soát sau ........................................................................................... 61 1.2.7. Hồ sơ Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ của Ngân hàng ....................... 62 iii 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO VIETINBANK . 63 1.3.1. Căn cứ lựa chọn trường hợp điển hình .................................................... 63 1.3.2. Kinh nghiệm quốc tế về khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ................... 64 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho cơ quan quản lý và Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................................................. 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 77 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................................................................................... 78 2.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO VÀ AN TOÀN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ........ 78 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ................................................................................................. 78 2.1.2. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý rủi ro và an toàn vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .................................................... 79 2.1.3. Thực tế công tác quản lý rủi ro và an toàn vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ......................................................................... 83 2.2. THỰC TRẠNG KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.................. 87 2.2.1. Phân tích điều kiện cần thiết để thực hiện Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ tại VietinBank ................................................................................................ 87 2.2.2. Thực trạng Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ...................................... 96 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHUNG AN TOÀN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM................ 124 2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................... 124 2.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 128 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 143 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ............................................................................ 144 iv 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ......................................................................................... 144 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ............................................................................ 146 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ .......................................................................................................................... 146 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện điều kiện thực hiện Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ ......................................................................................................... 161 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 164 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................. 164 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ....................................................... 166 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 174 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viêt tắt Nghĩa đầy đủ (Tiếng Anh và Tiếng Việt) BĐH Ban Điều hành BCBS Basel Committee on Banking Supervision CNTT Công nghệ thông tin ICAAP Internal Capital Adequacy Assessment Process - Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ. KVRR Khẩu vị rủi ro HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TCTD Tổ chức tín dụng RR Rủi ro RRHĐ Rủi ro hoạt động RRTD Rủi ro tín dụng RRTT Rủi ro thị trường RRLS Rủi ro lãi suất RRTK Rủi ro thanh khoản Stress Test Kiểm tra sức chịu đựng QLRR Quản lý rủi ro Thông tư 13 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của NHNN về quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 41 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có; tài sản tính theo RRTD; vốn yêu cầu cho RRHĐ, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư 22 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của vi Viêt tắt Nghĩa đầy đủ (Tiếng Anh và Tiếng Việt) NHNN về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ TT Bảng, hình vẽ, biểu đồ Trang 1 Bảng 1. Mô tả dữ liệu khảo sát 23 2 Bảng 1.1. So sánh Phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản và phương pháp tiếp cận nội bộ nâng cao 51 3 Bảng 2.1. Tổng hợp hệ số CAR tại VietinBank giai đoạn 2016 – 2020 86 4 Bảng 2.2. Tổng hợp các hệ số đòn bẩy vốn, ROA, ROE tại VietinBank giai đoạn 2016 – 2020 86 5 Bảng 2.3. Tổng hợp phương pháp đo lường các loại rủi ro tại VietinBank 102 6 Sơ đồ 1.1. Quá trình đánh giá độc lập bởi cơ quan quản lý (SRP) 40 7 Hình 1.1: Ba trụ cột của Hiệp ước Basel II 28 8 Hình 1.2: Quan hệ giữa Khả năng kiểm soát Rủi ro và Tài chính 33 9 Hình 1.3: Mô phỏng các cấu phần cơ bản của ICAAP 36 10 Hình 1.4: Mô phỏng các phương pháp đo lường hiệu quả 39 11 Hình 1.5: Minh họa Bảng điều khiển rủi ro 47 12 Hình 1.6: Khung KVRR 48 13 Hình 1.7: Công thức tính vốn cho RRTD theo phương pháp IRB 50 15 Hình 1.8: Quy trình tổng quan về lập kế hoạch và phân bổ vốn dựa trên rủi ro 55 16 Hình 1.9: Đường hiệu quả tối ưu hóa danh mục ngân hàng 57 17 Hình 1.11: Lợi nhuận rào và mục tiêu trong đánh giá lợi nhuận điều chỉnh RR 58 18 Hình 1.11: Các cấu phần lãi suất cơ bản 59 19 Hình 1.12: SREP đối với ICAAP 68 20 Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ quan tâm của HĐQT đến việc triển khai ICAAP tại VietinBank 87 21 Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ quan tâm của các đơn vị đến việc triển khai ICAAP tại VietinBank 88 viii TT Bảng, hình vẽ, biểu đồ Trang 22 Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ đầy đủ quy định, quy trình nội bộ về ICAAP tại VietinBank 97 23 Biểu đồ 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai ICAAP 98 24 Biểu đồ 2.5: Đánh giá về quy trình về đo lường rủi ro trọng yếu và việc tích hợp, quản lý toàn diện các loại rủi ro tại VietinBank 99 25 Biểu đồ 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lượng hóa rủi ro tại VietinBank 114 26 Biểu đồ 2.7: Các khó khăn chủ quan quan trong việc triển khai ICAAP tại Vietinbank 138 27 Biểu đồ 2.8: Các khó khăn khách quan trong việc triển khai ICAAP tại Vietinbank 141 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn có vai trò quan trọng vì đây là đối tượng kinh doanh cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó. Vai trò cơ bản của nguồn vốn là đảm bảo hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, hạn chế những RR không mong muốn và củng cố niềm tin của khách hàng (Kristian, 2010). Do đó, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh tại ngân hàng là vấn đề đã và đang được các nhà quản trị ngân hàng cũng như ngành ngân hàng quan tâm. Năm 1988, với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và quy định Tỷ lệ vốn dựa trên RR. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của tổng tài sản. Basel I được xem là hiệp ước đầu tiên về tiêu chuẩn vốn. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong cơ chế quản lý và kinh doanh ngân hàng, Basel I đã phát sinh nhiều điểm bất cập, không còn phù hợp như đặc thù RR của từng ngân hàng, sự đa dạng của RR trọng yếu, yêu cầu về hệ thống QLRR. Để khắc phục những thiếu sót trên, Basel II ra đời đã chuyển dần từ cơ chế điều tiết vốn dựa trên tỉ lệ, hướng đến một sự điều tiết vốn mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. Trụ cột 2 là trọng tâm của Basel II, đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng phải duy trì vốn đảm bảo cho RRTD, RRTT và RRHĐ. Ngoài ra, các ngân hàng cần triển khai đầy đủ ICAAP (The World Bank Group, 2018). Mục đích của ICAAP là nhận diện, đo lường, kiểm soát được toàn bộ các RR trọng yếu của ngân hàng và tính toán lượng vốn cần dự phòng cho những RR này cũng như các RR khác có thể phát sinh trong tương lai nhằm đảm bảo ổn định tài chính (Rosaria, 2015). Đối với NHTM, ICAAP giúp nâng cao năng lực QLRR của ngân hàng, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng cường sự vững chắc của hệ thống ngân hàng. Việc triển khai ICAAP gồm các cấu phần: Nhận diện, đánh giá RR trọng yếu và KVRR; Lượng hóa và tổng hợp RR và vốn; Đánh giá sự đầy đủ vốn, lập kế hoạch và quản lý; Sử dụng vốn (đo lường hiệu quả trên cơ sở RR); Giám sát vốn và báo cáo (BCBS, 2006). 2 Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, nhất là các hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU- Việt Nam (EVFTA) đã được ký kết, việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nghiệp nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng tại Việt Nam là rất cần thiết. Nguyên nhân là do thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi cả trong nước và trên toàn thế giới. Liên quan đến quy định về ICAAP, Hiệp ước Basel là chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã và đang được NHNN áp dụng. Nhằm cụ thể hóa chuẩn mực này, NHNN đã ban hành Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với toàn ngành Ngân hàng và Thông tư 13 quy định về hệ thống kiểm soát hoạt động và yêu cầu đến 01/01/2021 tất cả các ngân hàng trong nước phải đáp ứng 3 trụ cột của Basel II, trong đó có ICAAP. Bên cạnh đó, Nghị quyết 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững có nội dung yêu cầu đến 2020, các NHTM triển khai áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II. Đến nay, bên cạnh mục đích đáp ứng yêu cầu của NHNN trong công tác QLRR, một số NHTM đã triển khai ICAAP nhằm đánh giá toàn diện về vốn, bao gồm sự giám sát của quản lý cấp cao đối với KVRR, hồ sơ RR, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vốn cũng như sự phối hợp của các đơn vị đối với kiểm tra sức chịu đựng về vốn, tính toán mức vốn yêu cầu cho các RR trọng yếu trong điều kiện bình thường và điều kiện căng thẳng. Rõ ràng, ICAAP giúp ngân hàng thiết lập chiến lược kinh doanh đảm bảo hài hòa giữa ba yếu tố lợi nhuận, RR và quản lý vốn. Chính vì vậy trong thời gian qua, đây là vấn đề được nhiều ngân hàng quan tâm, nghiên cứu và thí điểm để đảm bảo an toàn vốn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của NHNN đề ra cũng như tiệm cận được tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý vốn. Từ tháng 01/2013, VietinBank đã xây dựng cơ cấu QLRR phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung (theo nguyên tắc ba vòng kiểm soát của Basel II) và yêu cầu ICAAP nói riêng. Mặc dù được triển khai từ khá sớm, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, VietinBank vẫn chưa hoàn thành ba trụ cột của Basel II, trong đó có ICAAP. Bên cạnh 3 đó, tháng 6/2021, NHNN chấp thuận cho VietinBank thực hiện tăng mức vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống. Yêu cầu đề ra cho VietinBank lúc này cần tăng cường công tác quản lý vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Để làm được điều này, một trong những yêu cầu đầu tiên và trước nhất của ngân hàng là phải sớm có giải pháp hoàn tất việc triển khai ICAAP. Đây là tiền đề quan trọng giúp tăng mức độ uy tín của VietinBank, nâng cao hiệu quản quản lý vốn và củng cố niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông và các cơ quan quản lý. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nghiên cứu công tác triển khai ICAAP ở VietinBank, đánh giá thực trạng triển khai cũng như có những hàm ý chính sách phù hợp. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về công tác quản lý an toàn vốn tại VietinBank được triển khai. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” để nghiên cứu là hoàn toàn cần thiết. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến ICAAP, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã được thực hiện và được phân loại thành nhiều tuyến khác nhau. Ngược lại, các nghiên cứu chuyên sâu trong nước về vấn đề này chưa nhiều. Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau: 2.1. Nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, nhiều nghiên cứu liên quan đến xây dựng ICAAP đã được thực hiện, có thể phân loại thành 2 xu hướng nghiên cứu như sau: 2.1.1. Nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ 2.1.1.1. Khái niệm về Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ Khái niệm ICAAP đầu tiên được nhắc đến tại Basel II vào tháng 6/2004, sau đó bản hoàn chỉnh được ban hành vào 2006 (BCBS, 2006). Dựa trên nền tảng lý luận của BCBS, các ngân hàng trên thế giới dựa trên thực tiễn hệ thống ngân hàng tại quốc gia mình đã đưa ra các khái niệm khác về ICAAP, cụ thể là NHTW Trinidad và Tobago (2020) cho rằng ICAAP là quy trình liên tục về QLRR và sắp xếp để giảm thiểu tổn thất 4 của RR trọng yếu cũng như đảm bảo việc đủ vốn. Trong đó, vốn dự phòng phải đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra RR trong bất cứ điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở góc độ khác, NHTW Châu Âu (2018) đưa ra định nghĩa ICAAP là tập hợp đánh giá RR về vốn, kiểm soát được những RR trọng yếu dựa trên hệ thống QLRR phù hợp cùng chiến lược QLRR đã được xác định trước. Ngoài ra, NHTW Slovenia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khung_danh_gia_an_toan_von_noi_bo_icaap_cua_ngan_han.pdf
  • pdf7. Tóm tắt Luận án bảo vệ cấp học viện Final.pdf
  • docx8. Tổng hợp điểm mới Eng version.docx
  • docx8. Tổng hợp điểm mới.docx
  • pdfTom tat luan an_Eng Version.pdf