1. Lý do chọn đề tài:
Thu nhập của người lao động nói chung, của nông dân nói riêng là một trong nhừng phạm trù mà khoa học kinh tế chính trị luôn quan tâm. Bời lè việc nâng cao thu nhập cho người lao động không nhừng phản ánh sự phát triên của lực lượng sàn xuất mà còn đàm bảo hoàn thiện quan hệ phân phối, một khâu của quan hệ sàn xuất xã hội.
Là phạm trù kinh tế, thu nhập mang tính lịch sử, nó luôn biến đôi theo sự phát triên cùa lịch sử phát triên kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, khi mà sự phát triên kinh tể thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trờ thành xu hướng tất yếu cùa các nước đang phát triển như Việt Nam, thu nhập của ngirời lao động nói chung, của nông dân nói riêng cùng có sự biến đôi. Các lý thuyết thu nhập đã chỉ ra cơ cấu thu nhập cùa nông dân đa dạng hơn, các nguồn hình thành thu nhập của nông dân cũng có sự biến đôi theo hướng tăng thu nhập từ lình vực dịch vụ và công nghiệp, giảm tỳ lệ thu nhập từ nông nghiệp; đồng thời thu nhập cùa nông hộ từ nguồn chuyên khoản do người thân tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế gửi về cùng như từ sự trợ giúp cùa chính phù cùng tãng lên. Chính sự biến đồi cơ cấu nguồn thu nhập này đã tác động đến sự thay đồi thu nhập của nông dân rất mạnh mè.
13 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Kinh tế chính trị - Nâng cao thu nhập của nông dân Hảl phòng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PHẠM MINH ĐỨC
N¢NG CAO THU NHËP
CñA N¤NG D¢N H¶I PHßNG HIÖN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62310102
BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. MAI NGỌC CƯỜNG
Hà Nội tháng 05 năm 2015
1
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thu nhập của người lao động nói chung, của nông dân nói riêng là một trong
những phạm trù mà khoa học kinh tế chính trị luôn quan tâm. Bởi lẽ việc nâng cao thu
nhập cho người lao động không những phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất mà
còn đảm bảo hoàn thiện quan hệ phân phối, một khâu của quan hệ sản xuất xã hội.
Là phạm trù kinh tế, thu nhập mang tính lịch sử, nó luôn biến đổi theo sự phát
triển của lịch sử phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, khi mà sự phát
triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) trở thành xu hướng tất yếu của các nước đang phát triển như
Việt Nam, thu nhập của người lao động nói chung, của nông dân nói riêng cũng có sự
biến đổi. Các lý thuyết thu nhập đã chỉ ra cơ cấu thu nhập của nông dân đa dạng hơn,
các nguồn hình thành thu nhập của nông dân cũng có sự biến đổi theo hướng tăng thu
nhập từ lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp; đồng
thời thu nhập của nông hộ từ nguồn chuyển khoản do người thân tham gia vào thị
trường lao động trong nước và quốc tế gửi về cũng như từ sự trợ giúp của chính phủ
cũng tăng lên. Chính sự biến đổi cơ cấu nguồn thu nhập này đã tác động đến sự thay
đổi thu nhập của nông dân rất mạnh mẽ.
Sự biến đổi thu nhập của nông dân như trên cũng đúng với thực tiễn nước ta, trong
đó có nông dân Hải Phòng. Trong những năm vừa qua, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đời sống vật chất
và tinh thần của dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong khi khu vực công nghiệp,
dịch vụ phát triển nhanh thì khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Mặc dù là một thành phố phát triển khá sớm, có lợi thế cảng biển,
nhưng việc làm, thu nhập và đời sống của người nông dân Hải Phòng vẫn nằm trong tình
trạng khó khăn chung của người nông dân cả nước. Năm 2010, mức thu nhập bình quân
của người dân Hải Phòng là 1694 ngàn đồng /người/tháng. Nông dân Hải Phòng chủ yếu
ở nhóm 20% thu nhập thấp nhất với số tiền là 510 ngàn đồng/người tháng [7]. Đó là mức
thu nhập khá thấp so với một thành phố có lợi thế cảng biển và có ngành công nghiệp
phát triển sớm như Hải Phòng. Điều này là bất cập để thực hiện quyết tâm của Thành
phố đưa Hải Phòng trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Mặc dù những năm qua, thành phố Hải Phòng đã có nhiều biện pháp phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm cải thiện thu nhập và đời sống nông dân, song
những thành tựu mạng lại còn rất chậm. Nông dân vẫn còn trong tình trạng khó khăn do
tình trạng thiếu vốn sản xuất, do tiến bộ kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi, việc đa
2
2
dạng hóa sinh kế, đa dạng hóa phát triển ngành nghề trong thôn thôn còn chưa mạnh, các
chính sách khuyến nông phát huy chưa mạnh, công tác tổ chức và quản lý sản xuất nông
nghiệp, phối hợp thực hiện của các ban ngành còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ tốt cho sự
phát triển sản xuất kinh doanh của nông dân. Về phía nông dân, tình trạng tiếp cận giáo
dục, đào tạo thấp, nguồn vật lực, tài lực còn nhiều khó khăn. Tất cả những điều đó hạn
chế đến tốc độ tăng thu nhập cũng như đa dạng hóa nguồn thu của nông dân. Chính vì
thế việc nghiên cứu Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay là có ý
nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ nội hàm của phạm trù thu nhập của nông dân, những nhân tố tác động
đến thu nhập của nông dân; những tiêu chí được sử dụng để đánh giá thu nhập của
nông dân.
- Khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số tỉnh thành phố
nước ta trong việc nâng cao thu nhập của nông dân, rút ra những khuyến nghị cho
thành phố Hải Phòng
- Phân tích, đánh giá tình hình thu nhập của nông dân thành phố Hải Phòng, chỉ ra
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thu nhập của nông dân hiện nay.
- Khuyến nghị phương hướng và các giải pháp nâng cao thu nhập đối với nông dân
trên địa bàn Hải Phòng những năm tới.
3. Giả định nghiên cứu:
Luận án này dựa trên hai giả định:
Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, khi mà CNH, HĐH ngày càng mạnh, phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì thu nhập của
nông dân ngày càng được đa dạng với các bộ phận cấu thành như i) thu nhập từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp; ii) thu nhập phi sản xuất nông nghiệp trong nông
thôn; iii) thu nhập từ phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động; iv) các
khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng; v) các khoản thu nhập
khác; quy mô thu nhập sẽ tăng lên, tỷ trọng thu nhập sẽ biến đổi theo hướng thu từ
sản xuất nông nghiệp giảm xuống, thu nhập từ phi sản xuất nông nghiệp, phục vụ
các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động tăng lên.
Thứ hai, trong bối cảnh đó, việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân sẽ thực
hiện được khi nông dân biết đa dạng hóa việc làm, đa dang hóa sinh kế gắn với sự
phát triển của công nghiệp, dịch vụ; tăng cường năng lực các yếu tố sản xuất của
nông dân, trong một môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý của
nhà nước ngày càng hoàn thiện.
3
3
Toàn bộ nghiên cứu của các chương của luận án kể từ nghiên cứu lý thuyết, đến
phân tích thực trạng và khuyến nghị quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao thu
nhập đối với các hộ nông dân đều dựa trên hai giả thuyết này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Là thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay dưới
tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đến thu nhập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về nội dung: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về hệ thống lý luận cũng như
thực tiễn về vấn đề thu nhập đối với hộ nông dân. Cụ thể như: Khái niệm, đặc điểm và
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong bối cảnh hiện nay; Tiêu chí đánh
giá về thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay; Thực trạng thu nhập và những nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân ở Hải Phòng hiện nay; Những giải pháp chủ yếu
tăng thu nhập đối với nông dân ở Hải Phòng trong những năm tới.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thu
nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay và lấy số liệu minh chứng từ khảo sát tại
thành phố Hải Phòng.
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và thứ cấp
liên quan thu nhập của người nông dân Hải Phòng giai đoạn 2006-2013
5. Kết cấu luận án:
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo các bảng phụ
lục và 4 chương.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thu nhập của nông dân.
Luận án đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên
quan đến xu thế đa dạng hóa việc làm của nông dân do tác động của công nghiệp hóa
hiện đại hóa; về nguồn hình thành thu nhập của nông hộ trong bối cảnh CNH, HĐH;
tác động của quá trình công nghiệp hóa đến biến đổi thu nhập của nông dân cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong bối cảnh CNH, HĐH. Trên cơ sở
đó chỉ ra những khoảng trống về các nguồn hình thành thu nhập; về sự biến đổi cơ cấu
thu nhập của hộ nông dân.
Đồng thời luận án cũng đưa ra các câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, trong bối cảnh
hiện nay thu nhập của nông dân bao gồm những nguồn nào? Xu hướng biến đổi của
các nguồn thu nhập này như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của
nông dân? Nhà nước có vai trò như thế nào đến việc nâng cao thu nhập của nông
dân? Thứ hai, thực trạng thu nhập và biến đổi thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện
nay như thế nào? Cơ chế chính sách, các yếu tố lao động, đất đai, vốn, khoa học công
nghệ, sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, sự phát triển thị trường lao động,
4
4
sự phát triển các KCN, CCN, công tác quản lý nhà nước có ảnh hưởng như thế nào
(tăng, giảm) đến thu nhập của nông dân? Thứ ba, làm thế nào để nâng cao thu nhập của
nông dân Hải Phòng những năm tới?
1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Luận án cũng đã làm rõ phương pháp tiếp cận, xây dưng khung nghiên cứu như
sơ đồ 1.1. Trên cơ sở đó đã thiết kế bảng hỏi, phương pháp chọn mẫu điều tra; khái
quát kết quả điều tra và phương pháp xử lý dữ liệu.
Chương này luận án cũng xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm hai
nhóm. Nhóm thứ nhất là các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra về mặt lượng và mặt
chất của thu nhập. Về mặt lượng là các chỉ tiêu phản ánh Quy mô thu nhập là số thu
nhập của hộ gia đình; tỷ lệ tích lũy, tài sản, khoảng cách thu nhập hay bình đẳng thu
nhập, mức độ đói nghèo trong nông thôn, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của người dân. Nhóm thứ hai là các chỉ tiêu nghiên cứu về yếu tố ánh hưởng đến thu
nhập của nông hộ như môi trường luật pháp và cơ chế, chính sách về thu nhập; mức
độ dồi dào của các yếu tố sản xuất; tác động của sự phát triển công nghiệp và thị
trường lao động; đánh giá về tổ chức quản lý của nhà nước.
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích thu nhập của nông hộ
1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và tính toán.
1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra bao gồm các chỉ tiêu đánh giá thu nhập về
mặt lượng và các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nông hộ về mặt chất.
1.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về yếu tố ánh hưởng đến thu nhập của nông hộ
như môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất,
sự phát triển của công nghiệp và thị trường lao động, công tác tổ chức quản lý nhà
nước về nông nghiệp, phát triển nông thôn.
Nhân tố ảnh hưởng
- Sự phát triển của công
nghiệp và thị trường lao
động
- Mức độ dồi dào của các
yếu tố sản xuất
- Môi trường luật pháp, cơ
chế chính sách, tổ chức
quản lý của nhà nước
Thu nhập
- Các chỉ tiêu về lượng
như quy mô, cơ cấu, tốc
độ tăng thu nhập
- Các chỉ tiêu về chất
như tỷ lệ tích lũy, bất
bình đẳng, chất lượng
cuộc sống, khả năng
thanh toán các dịch vụ
xã hội
Chỉ tiêu
nghiên cứu
- Các chỉ tiêu
phản ánh kết
quả đầu ra
- Các chỉ tiêu
phân tích
nguồn lực
đầu vào
Giải pháp tăng thu nhập
5
5
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU
NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1. Khái quát lịch sử tư tưởng về thu nhập của người lao động.
2.1.1. Những nghiên cứu về thu nhập của người lao động từ A.Smith đến C.Mác.
2.1.1.1. Lý thuyết thu nhập của người lao động của Adam Smith và David Ricardo
Luận án chỉ ra theo Adam Smith và David Ricardo, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
công nhân là người làm thuê, họ nhận được một số tiền từ phía chủ sau khi đã làm việc cho
chủ với một thời gian nhất định. Số tiền đó được gọi là tiền lương. Tiền lương này là giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục, nuôi
dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thế trên thị trường lao động.
2.1.1.2. Lý luận về thu nhập của S. Sismondi.
Là một nhà kinh tế học cổ điển có xu hướng bảo vệ sản xuất nhỏ, S. Sismondi
coi công nhân là người sáng tạo ra của cải vật chất. Ông chỉ rõ sự khác nhau giữa thu
nhập có lao động của công nhân với thu nhập không lao động của nhà tư bản. Theo
ông, tiền lương phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công nhân.
2.1.1.3 Lý luận của C.Mác về tiền lương..
Tiếp tục tư tưởng của những nhà cổ điển, C. Mác cho rằng công nhân làm việc
cho các nhà tư bản trong một thời gian nào đó, sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó,
thì nhận được một số tiền trả công nhất định. Tiền công đó chính là tiền lương. Tiền
lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. C.Mác cũng chỉ rõ giá
trị sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình
anh ta. Nó bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần lịch sử. Vì vậy khi xác
định tiền lương phải xác định các yếu tố sau: Giá trị tư liệu sinh hoạt nuôi sống người
công nhân và gia đình anh ta; Nhu cầu về tinh thần, lịch sử, dân tộc; Chi phí học tập,
nâng cao trình độ; Chi phí nuôi sống người công nhân khi về hưu.
2.1.1.4. Nhận xét chung về lý thuyết thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và
của C.Mác.
Nét chung trong lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế học tư sản cổ
điển và C.Mác là các lý thuyết này đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị- lao
động, thu nhập là bộ phận giá trị mới do lao động của người sản xuất tạo ra trong quá
trình sản xuất (V+M) sau khi đã trừ đi những chi phí vật chất (C). Phần giá trị mới đó
bao gồm: V là phần trả công cho người sản xuất, gọi là tiền lương. Như vậy bản chất
của tiền lương là thu nhập của người công nhân, thu nhập có lao động. Người lao
động làm việc cho chủ, sẽ tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân mình.
6
6
2.1.2. Các lý thuyết hiện đại về thu nhập.
Thừa kế các quan niệm về thu nhập của các nhà kinh tế học cổ điển và C. Mác
các nhà kinh tế học hiện đại quan tâm đến thu nhập như là một chính sách, một công
cụ chủ yếu của kinh tế vĩ mô, nhằm để giải quyết vấn đề công bằng, một trong những
mục tiêu mà bất cứ một nền kinh tế hiện đại nào cũng phải tính tới. Chính vì thế, nội
dung cốt lõi của chính sách thu nhập là vấn đề phân phối thu nhập. Luận án đã khái
quát một số lý thuyết hiện đại về phân phối thu nhập.
2.2. Thu nhập của nông dân hiện nay: khái niệm, đặc điểm, nhân tố ảnh
hưởng và tầm quan trọng.
2.2.1. Khái niệm thu nhập của nông dân trong bối cảnh hiện nay.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển hiện nay, sự phát triển của CNH, HĐH,
của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm biến đối quy mô và cơ cấu
thu nhập của nông hộ, luận án đã trình bày các quan niệm khác nhau về thu nhập của
nông hộ. Từ đó, tác giả luận án cho rằng, thu nhập của nông dân là tổng các khoản
tiền mà họ thu được trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm các khoản tiền
nhận được từ các hoạt động nông nghiệp của gia đình, các khoản tiền từ các hoạt
động phi nông nghiệp và các khoản tiền khác như trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các
tổ chức xã hội khác.
Nói cách khác, thu nhập của nông dân được hình thành từ hai nguồn. Thứ nhất
từ việc làm của họ trên thị trường lao động; và thứ hai, là từ sự trợ giúp từ chính phủ
và các tổ chức xã hội. Trong đó, nguồn thứ nhất là chủ yếu, nó đảm bảo để nuôi sống
người nông dân và gia đình họ. Nguồn thứ hai, hỗ trợ cho người dân khi gặp phải
những biến đổi không lường trước như thiên tai, dịch họa...
2.2.2. Đặc điểm cấu thành thu nhập của nông hộ hiện nay. Luận án chỉ ra 5 bộ
phận cấu thành thu nhập của nông hộ là: Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp của hộ; Thứ hai, thu nhập phi nông nghiệp; Thứ ba, thu nhập từ phục vụ
các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động; Thứ tư, các khoản thu nhập từ trợ giúp
của chính phủ và cộng đồng; Thứ năm, các khoản thu nhập khác.
2.2.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
Luận án chỉ ra các nhân tố chủ yếu sau: Thứ nhất, tác động của sự phát triển
công nghiệp và thị trường lao động. Thứ hai, mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất;
Thứ ba, môi trường luật pháp và cơ chế chính sách, công tác tổ chức quản lý của nhà
nước và phối hợp thực hiện phát triển nông nghiệp nông thôn.
2.2.4. Tầm quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập của người nông dân
trong bối cảnh CNH, HĐH. Luận án chỉ rõ việc nâng cao thu nhập của nông dân có
ý nghĩa, tầm quan trong cả về kinh tế, về chính trị và về mặt xã hội.
7
7
2.3. Thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông dân và kinh nghiệm cho Hải Phòng
2.3.1. Thực tiễn nâng cao thu nhập cho nông dân của một số nước trên thế giới
Luận án đã phân tích thực tiễn nâng cao thu nhập cho nông dân ở một số nước
trên thế giới như ở châu Âu, từ các nước Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan và Bỉ, các
nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong đó luận án đặc biệt chú trọng kinh
nghiệm của Hàn Quốc.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải Phòng.
Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra, các bài học thành công từ các quốc gia cho thấy
việc nâng cao thu nhập của nông dân phụ thuộc vào: (i) Cơ chế chính sách trong việc
hỗ trợ nông dân tiếp cận tới các phương tiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; (ii) Khả
năng tiếp nhận các chuyển giao công nghệ phát triển, đa dạng hóa việc làm của người
nông dân. Từ đó, để nâng cao thu nhập cho người nông dân, một số bài học kinh
nghiệm của các nước có thể gợi ý đối với Hải Phòng như: Thứ nhất, đầu tư cho giáo
dục đào tạo là cách thoát nghèo hiệu quả nhất. Thứ hai, chú ý chăm sóc sức khỏe cho
nông dân. Thứ ba, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn với hệ thống chính sách cụ thể như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung
cấp các dịch vụ khoa học công nghệ không phải trả tiền Thứ tư, tăng cường trợ
giúp của chính phủ để nông dân có điều kiện tăng thu nhập. Thứ năm, tạo điều kiện
cho các thành viên tham gia vào những quá trình hoạch định chính sách giải quyết
tình trạng đói nghèo, thu nhập thấp.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY
3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội liên quan đến thu nhập của nông
dân Hải Phòng.
Trong mục này, luận án trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình phát
triển kinh tế, tình hình lao động dân số, lao động việc làm, thu nhập và chi tiêu, tình
hình đời sống của người dân nông thôn Hải Phòng qua đó thấy được bối cảnh phát
triển và tình hình chung về thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay.
3.2. Phân tích thu nhập của hộ nông dân Hải Phòng qua điều tra khảo sát.
3.2.1. Thu nhập bình quân của hộ nông dân Hải Phòng qua điều tra khảo sát.
3.2.1.1. Về quy mô thu nhập bình quân .
Thứ nhất, theo tiêu chí hộ. Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của 203 nông hộ cho
thấy quy mô thu nhập bình quân hộ ở năm 2011 là 49.620.000 đồng/hộ. Năm 2011 là
54.440.000 đồng/hộ và năm 2012 là 58.810.000 đồng/hộ. Xem xét cả khía cạnh thu
nhập bình quân của hộ, cũng như hộ có thu nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất đều
cho thấy quy mô thu nhập của hộ năm sau đều cao hơn năm trước.
8
8
Bảng 1: Quy mô thu nhập bình quân Hộ một năm giai đoạn 2010-2012
Tổng số hộ
điều tra
Hộ
Thu nhập bình
quân của Hộ
Triệu đồng/năm
Hộ có thu nhập
thấp nhất
Triệu đồng/năm
Hộ có thu nhập
cao nhất
Triệu đồng/năm
Năm 2010 203 49.62 4.70 152.30
Năm 2011 203 54.44 5.30 162.00
Năm 2012 203 58.81 5.40 190.00
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Thứ hai, thu nhập theo tiêu chí khẩu. Kết quả điều tra cho thấy thu nhập bình
quân năm 2010 là 13.700.000 đồng/khẩu, năm 2011 là 14.940.000 đồng/khẩu và năm
2012 là 16.130 000 đồng/khẩu. Xem bảng 2.
Bảng 2: Thu nhập bình quân nhân khẩu một năm giai đoạn 2010-2012
Tổng số khẩu điều tra
Người
Thu nhập
nhân khẩu
bình quân
Triệu
đồng/Năm
Thu nhập
nhân khẩu
thấp nhất
Triệu
đồng/Năm
Thu nhập
nhân khẩu
cao nhất
Triệu
đồng/Năm
Năm 2010 730 13.70 2.40 36.00
Năm 2011 730 14.94 2.63 35.00
Năm 2012 730 16.13 2.47 38.00
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
3.2.1.2. Về cơ cấu nguồn thu nhập bình quân.
Thứ nhất, về sự đóng góp của các nguồn thu trong tổng thu nhập. Trong cơ
cấu nguồn thu, nguồn từ phi sản xuất nông nghiệp của hộ (gồm các khoản thu từ làm
thuê, làm công, bán hàng, vận chuyển phục vụ các khu công nghiệp, các doanh
nghiệp, các ngành nghề thủ công phi nông nghiệp khác, từ người thân gửi về) chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu nhập của nông hộ, từ 56,268% đến 57,20%;
Tiếp đến là thu từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản chiếm khoảng 32,9% đến 34,28%. Tr