1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, kinh tế du lịch (KTDL) trở thành ngành mới, hiệu quả cao
và ngày càng phát triển ở mỗi quốc gia. KTDL là ngành kinh tế tổng hợp, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển KTDL không chỉ đáp
ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan
trọng trong “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra nước
ngoài. KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà
còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm
và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh của quốc gia
trong bối cảnh hội nhập.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển
rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, năm 2016 đóng góp trực tiếp đạt
6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP của cả nước. Đối với Việt
Nam, du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Ngày 16/01/2017, Bộ
Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn với 5 quan điểm và 8 nhóm giải pháp cụ thể.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, phát triển
KTDL ở các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) nói chung, vùng KTTĐ phía
Bắc nói riêng là điều tất yếu nhằm tạo sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương, các vùng lân cận và cả nước
186 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 37453 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ TRANG
KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ TRANG
KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những
kết luận trong luận án chưa từng được công bố ở bất cứ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đoàn Thị Trang
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 8
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến những khía cạnh
chung của kinh tế du lịch 8
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan về kinh nghiệm phát
triển kinh tế du lịch ở các nước và giải pháp phát triển du lịch
trong hội nhập quốc tế 20
1.3. Kết quả nghiên cứu ở các công trình đã công bố và những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 27
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 31
2.1. Kinh tế du lịch và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của kinh tế
du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm trong hội nhập quốc tế 31
2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm
và hội nhập quốc tế 56
2.3. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế du lịch ở một số quốc gia -
bài học cho Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 64
Chương 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN
2011 - 2015 73
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển
kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 73
3.2. Thực trạng kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011 - 2015 83
3.3. Đánh giá chung về kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011 - 2015 và
những vấn đề đặt ra 106
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
BẮC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030 118
4.1. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 118
4.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 126
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GMS: Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng
HNQT: Hội nhập quốc tế
KHCN: Khoa học, công nghệ
KTDL: Kinh tế du lịch
KTTĐ: Kinh tế trọng điểm
LLSX Lực lượng sản xuất
MICE: Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo.
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PATA: Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương
PCLĐ: Phân công lao động
SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước và các vùng
kinh tế trọng điểm (2011-2014) 76
Bảng 3.2: Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015) 85
Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc (2011-2015) 89
Bảng 3.4: Số khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao tại vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2015 91
Bảng 3.5: Các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc năm 2015 92
Bảng 3.6: Doanh thu của các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành ở
vùng KTTĐ phía Bắc (2011-2015) 93
Bảng 3.7: Hiện trạng khách quốc tế đến vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc (2011- 2015) 95
Bảng 3.8: Lượng khách nội địa đến vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc (2011 - 2015) 98
Bảng 3.9: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của các tỉnh
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 105
Bảng 3.10: Tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015) 107
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực du lịch ở vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2030 122
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: So sánh lượng khách quốc tế đến vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc với các vùng khác trong nước (2011-2015) 97
Biểu đồ 3.2: So sánh lượng khách nội địa đến vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc với các vùng khác trong nước (2011-2015) 99
Biểu đồ 3.3: So sánh tổng thu từ khách du lịch ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc với các vùng khác trong nước (2011-2015) 108
Biểu đồ 3.4: Giá trị gia tăng GDP du lịch của các tỉnh trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc (2011-2015) 109
Biểu đồ 3.5: Số lao động du lịch được giải quyết việc làm ở vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc (2011-2015) 110
Biểu đồ 4.1: Dự báo tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến năm 2030
118
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, kinh tế du lịch (KTDL) trở thành ngành mới, hiệu quả cao
và ngày càng phát triển ở mỗi quốc gia. KTDL là ngành kinh tế tổng hợp, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Phát triển KTDL không chỉ đáp
ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan
trọng trong “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra nước
ngoài. KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà
còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm
và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh của quốc gia
trong bối cảnh hội nhập.
Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển
rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, năm 2016 đóng góp trực tiếp đạt
6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP của cả nước. Đối với Việt
Nam, du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Ngày 16/01/2017, Bộ
Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn với 5 quan điểm và 8 nhóm giải pháp cụ thể.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, phát triển
KTDL ở các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) nói chung, vùng KTTĐ phía
Bắc nói riêng là điều tất yếu nhằm tạo sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương, các vùng lân cận và cả nước.
Vùng KTTĐ phía Bắc là một trong bốn vùng KTTĐ của Việt Nam,
nằm ở vị trí trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc,
giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung và các tỉnh phía Nam. Do vị trí địa lý
tự nhiên, vùng KTTĐ phía Bắc vừa là khu vực hướng ra biển Đông, vừa là
cửa ngõ của các tỉnh/thành phía Bắc, có hai hành lang và một vành đai kinh tế
2
trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Do vậy, vùng có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị và quốc phòng - an ninh. Đây là
trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và
Việt Nam.
So với các khu vực khác, vùng KTTĐ phía Bắc có điều kiện thuận lợi
nổi bật để phát triển KTDL, là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh của Việt Nam, vành đai vùng hình thành tam giác tăng trưởng
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với cửa ngõ ra biển Đông, đến với
các nước trong khu vực và trên thế giới; vùng bao gồm thủ đô Hà Nội - trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học, công nghệ (KHCN) của cả nước
với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành tổ chức kinh tế lớn, các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai KHCN quốc gia, đang giữ vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Chính vì vậy, phát
triển KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
của vùng nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Trong những năm qua, KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc đã có những
bước phát triển đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho
người lao động và bảo đảm an sinh xã hội... Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay
của KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT)
còn mờ nhạt, chưa thể hiện được sự liên kết vùng và nội vùng để trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn; chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vùng
trước yêu cầu HNQT. Một số địa phương trong vùng bước đầu có sự phát
triển về KTDL nhưng đã gây ra những bức xúc về xã hội và môi trường, thiếu
tính bền vững. KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc có xu hướng manh mún, thiếu
gắn kết, không đúng với mục tiêu phát triển trọng tâm của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Đây là những vấn đề hết sức cấp bách ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng KTTĐ phía Bắc nói
3
riêng và của cả nước nói chung, cần được nghiên cứu, tổng kết và đề xuất giải
pháp khắc phục.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Kinh tế
du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế” làm luận
án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn góp phần vào
việc khẳng vai trò quan trọng của KTDL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
làm rõ thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong bối cảnh HNQT, chỉ ra
những hạn chế, nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, luận
án đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía
Bắc trong HNQT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ hơn cơ sở lý luận về KTDL ở vùng
KTTĐ trong bối cảnh HNQT.
- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển KTDL ở một số quốc gia trên thế giới
trong HNQT. Từ đó rút ra bài học cho vùng KTTĐ phía Bắc của Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong bối cảnh HNQT.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển KTDL ở vùng KTTĐ phía
Bắc trong HNQT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Có nhiều hướng tiếp cận để nghiên cứu chuyên sâu về KTDL vùng. Từ
cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị, đối tượng nghiên cứu của
luận án được xác định là nội dung KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc bao gồm:
hệ thống những hoạt động kinh tế của các chủ thể thuộc KTDL; kết cấu hạ
tầng phục vụ KTDL; tài nguyên du lịch và các sản phẩm du lịch của vùng
4
KTTĐ phía Bắc. Trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ lợi ích giữa các chủ
thể thuộc KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, KTDL có thể
được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, luận án xác định
phạm vi nghiên cứu chủ yếu theo ba nhóm vấn đề trong bối cảnh HNQT:
Một là, các hoạt động kinh tế của các chủ thể trong KTDL và mối quan
hệ lợi ích giữa các chủ thể đó.
Hai là, kết cấu hạ tầng phục vụ KTDL và tài nguyên du lịch.
Ba là, các sản phẩm du lịch.
- Về không gian: Trong luận án này, “Vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc” được xét trong phạm vi của vùng KTTĐ Bắc Bộ theo Quyết định số
747/TTg ngày 11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: thành phố Hà
Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Trong Hội
nghị các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ
đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ Bắc Bộ, sau đó Văn phòng
Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của
Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định “đồng ý bổ sung 3
tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” thì
Vùng có 8 tỉnh, thành phố. Sau khi Quốc hội quyết định mở rộng địa giới
thành phố Hà Nội (sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội) thì vùng KTTĐ Bắc Bộ bao
gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Như vậy, không gian
nghiên cứu của luận án được xác định là toàn bộ lãnh thổ của 07 tỉnh và thành
phố, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc và Bắc Ninh.
- Về thời gian: Các số liệu được sử dụng, trình bày và phân tích đánh
giá trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, dự báo đến năm 2020, tầm
5
nhìn đến năm 2030. Với lý do là tính từ thời điểm này, số liệu đảm bảo tính
ổn định và thống nhất của Hà Nội mới (khi có sự sáp nhập của Hà Tây) với
các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ.
4. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Câu hỏi 1: Nội hàm và đặc thù của KTDL ở vùng KTTĐ trong HNQT
tiếp cận theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị?
Câu hỏi 2: Tiêu chí nào thể hiện hiệu quả của KTDL ở vùng KTTĐ xét
trong bối cảnh hội nhập?
Câu hỏi 3: Thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc thể hiện như thế
nào trong HNQT?
Câu hỏi 4: Những giải pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng KTTĐ
phía Bắc trong HNQT?
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về KTDL.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích đề ra,
luận án sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương
pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích thống kê, so sánh,
nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp
mô hình hóa, phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức (SWOT).
+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp đặc thù
của kinh tế chính trị được sử dụng cơ bản trong các chương, các tiết của luận
án. KTDL trong HNQT đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học
các cấp và các luận án tiến sĩ... Vì vậy, những vấn đề được bàn luận, bản luận
6
án này không nhắc lại, mà căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối
tượng nghiên cứu, luận án chỉ tập trung phân tích, đánh giá dựa trên tư duy
khoa học rút ra những kết luận để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
“Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế”.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp: Luận án đã nghiên cứu
một số công trình trong nước và nước ngoài có liên quan đến KTDL từ đó xây
dựng khung lý thuyết, đồng thời cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển
KTDL ở một số quốc gia và rút ra bài học cho vùng KTTĐ phía Bắc.
+ Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, mô hình hóa: Luận án đã
sử dụng những nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ Viện
Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Tổng
cục Thống kê và các số liệu, tư liệu từ khảo sát các tỉnh/thành phố ở vùng
KTTĐ phía Bắc... với phương pháp phân tích, thống kê, mô hình hóa dưới các
dạng bảng, biểu đồ để đánh giá thực trạng KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc, kết
hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mức độ phát triển KTDL ở vùng
KTTĐ phía Bắc so với các vùng khác trong cả nước.
+ Phương pháp phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức
(SWOT): Từ thực trạng về KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc, luận án đã sử dụng
phương pháp phân tích SWOT để đánh giá một cách tổng thể, chỉ ra những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KTDL ở vùng KTTĐ phía
Bắc trong HNQT.
+ Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Trên cơ sở khung lý thuyết và thực
trạng đã phân tích, luận án sử dụng phương pháp quy nạp và diễn dịch để xây
dựng quan điểm, dự báo phương hướng và đề xuất một số giải pháp có tính
khách quan, khoa học, khả thi nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về KTDL ở vùng KTTĐ trong
HNQT. Trong đó, luận án phân tích rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa
7
KTDL ở vùng KTTĐ và HNQT; xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả
KTDL ở vùng KTTĐ trong HNQT.
- Đánh giá thực trạng và chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với KTDL ở
vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT.
- Xây dựng quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển
KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc trong HNQT, trong đó có giải pháp đổi mới tư
duy, nhận thức về phát triển KTDL, đặc biệt là tư duy liên kết vùng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu gồm 4 chương 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến kinh tế du
lịch ở vùng kinh tế trọng điểm trong hội nhập quốc tế.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch ở vùng kinh tế
trọng điểm trong hội nhập quốc tế.
Chương 3: Thực trạng kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011 - 2015.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du
lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và
đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới. Hiện nay, KTDL là
một trong những ngành phát triển sôi động và ngày càng được nhiều quốc gia
chú trọng đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu về KTDL ngày càng thu hút sự quan
tâm của của nhiều tổ chức, các chuyên gia ở trong và ngoài nước. Sau đây là
một số công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề của luận án:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG
KHÍA CẠNH CHUNG CỦA KINH TẾ DU LỊCH
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của kinh tế du lịch
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Công trình “Tourism as a driver of economic growth and development
in the EU-27 and ASEAN regions” “Du lịch là một động lực thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế trong khu vực EU 27 và ASEAN”, của tác giả
Anna Athanasopoulou [70]. Nội dung nghiên cứu nổi bật của công trình vai
trò và tầm quan trọng của KTDL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là
hướng tiếp cận theo chuyên ngành kinh tế chính trị. Dựa theo số liệu của Tổ
chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, tác
giả đã phân tích sự đóng góp rất lớn của du lịch vào GDP, việc làm, đầu tư và
xuất khẩu ở Liên minh Châu Âu EU 27 và ASEAN năm 2013. Tuy nhiên, bên
cạnh những tác động tích cực thì phát triển KTDL cũng có những tác động
tiêu cực như: hoạt động du lịch có thể hủy hoại môi trường tự nhiên, hủy hoại
các di sản quốc gia, ảnh hưởng tới văn hóa địa phương và các làng nghề
truyền thống; tính cạnh tranh cao có thể gây khó khăn cho người dân và các
doanh nghiệp địa phương hay sự gia tăng thất nghiệp trong các giai đoạn mà
9
du lịch chưa vào vụ Do vậy, kế hoạch phát triển KTDL trong tương lai phải
đảm bảo các yếu tố về môi trường, văn hóa và xã hội.
- Công trình “Economic Impacts of Tourism Industry” “Các tác động
về mặt kinh tế của ngành du lịch” của tiến sĩ Fateme Tohidy Ardahaey được
đăng trên International Journal of Business and Management [75]. Bài báo
bàn về các tác động kinh tế của ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển; các tác động bao gồm trực tiếp trong ngành du lịch và
tác động gián tiếp đối với những ngành khác có liên quan. KTDL có thể làm
thay đổi giá c