Luận án Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam

Nguyễn Văn Thúy (2012), Bộ đội Biên phòng tỉnh vận động quần chúng tham gia bảo vệ biên giới Tây Bắc trong tình hình mới, [102], cho rằng: Để hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng ở khu vực biên giới có hiệu quả, Bộ đội Biên phòng phải có kỹ năng vận động quần chúng, biết kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục với đem lại lợi ích thiết thực cho đồng bào ở khu vực biên giới; phải có niềm tin và tình thương yêu đồng bào, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cao và tác phong công tác sâu sát, khoa học, tỷ mỷ. Nguyễn Văn Sơn (2013), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay” [86]. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế trong công tác VĐQC, tác giả cho rằng: Để nâng cao hiệu quả hoạt động VĐQC của BĐBP ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, cần thực hiện tốt các biện pháp, như: thường xuyên quan tâm đến công tác VĐQC; chăm lo xây dựng, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, các chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong Nhân dân; thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng”, gắn bó máu thịt với Nhân dân; nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của Nhân dân; quản lý chặt chẽ địa bàn, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc của Nhân dân; làm tốt công tác kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm vận động quần chúng; kịp thời động viên, khen thưởng những cán bộ có thành tích cao trong vận động quần chúng. Phạm Xuân Kính (2013), “Bộ đội Biên phòng các tỉnh Tây Bắc vận động quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới” [51]. Tác giả khái quát đặc điểm tình tình khu vực biên giới Tây Bắc và tác động, ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Bắc. Đồng thời, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng các tỉnh Tây Bắc, gồm: tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng; tích cực bám nắm địa bàn, bám dân, bám bản, thực hiện bốn cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” và thực hiện tốt phương châm “nghe được dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; phát huy vai trò đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vận động quần chúng.

doc209 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ DƯƠNG NGỌC THƯỞNG Kü N¡NG VËN §éng quÇn chóng cña c¸n bé c¸c ®ån biªn phßng ë khu vùc biªn giíi t©y b¾c viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Mã số: 931 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Tạ Quang Đàm 2. PGS, TS Nguyễn Thị Tình HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là khách quan, trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Tác giả luận án Dương Ngọc Thưởng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 16 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 16 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 36 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA CÁN BỘ CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG 41 2.1. Lý luận về kỹ năng 41 2.2. Lý luận về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 45 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 69 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 82 3.1. Tổ chức nghiên cứu 82 3.2. Phương pháp nghiên cứu 88 3.3. Mức độ và tiêu chí đánh giá kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 98 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA CÁN BỘ CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY BẮC VIỆT NAM 104 4.1. Thực trạng kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam 104 4.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam 127 4.3. Phân tích chân dung tâm lý 134 4.4. Biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 179 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Bộ đội Biên phòng BĐBP 2 Biên giới quốc gia BGQG 3 Điểm trung bình ĐTB 4 Độ lệch chuẩn ĐLC 5 Khu vực biên giới KVBG 6 Vận động quần chúng VĐQC DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 3.1 Biểu hiện kỹ năng chuẩn bị vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 93 3.2 Biểu hiện kỹ năng thực hiện hoạt động vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 93 3.3 Biểu hiện kỹ năng đánh giá kết quả vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 94 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của các bộ các đồn biên phòng 94 3.5 Mức độ và tiêu chí đánh giá kỹ năng vận động quần chúng của các bộ các đồn biên phòng 102 4.1 Thực trạng chung kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc 104 4.2 Thực trạng mức độ kỹ năng chuẩn bị vận động quần chúng 108 4.3 Thực trạng mức độ kỹ năng thực hiện hoạt động vận động quần chúng 110 4.4 Thực trạng mức độ kỹ năng đánh giá kết quả vận động quần chúng 112 4.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng vận động quần chúng của các bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc 128 4.6 Dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 132 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 4.1 Tự đánh giá của cán bộ các đồn biên phòng về thực trạng kỹ năng vận động quần chúng 113 4.2 So sánh mức độ kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng qua tự đánh giá của cán bộ biên phòng với đánh giá của chỉ huy đồn và cán bộ, công chức xã ở khu vực biên giới 116 4.3 So sánh giữa ba nhóm khách thể về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 120 4.4 Đánh giá kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng theo số năm làm công tác vận động quần chúng 121 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 80 4.1 Tương quan giữa các kỹ năng thành phần kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 114 4.2 Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 125 4.3 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 130 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào Nhân dân, lấy dân làm gốc, Nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách [7, tr.4]. Bộ đội Biên phòng đóng quân chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; điều kiện kinh tế khó khăn, an ninh trật tự xã hội phức tạp, trình độ dân trí thấp, tôn giáo, tín ngưỡng phức tạp, các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo chống, chống phá. Để Nhân dân ở khu vực biên giới biết, hiểu, tin tưởng và làm theo chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; tránh xa tệ nạn xã hội, loại bỏ các hủ tục; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới đòi hỏi cán bộ các đồn biên phòng phải có phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ biên phòng; am hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ địa phương và phải có kỹ năng vận động quần chúng. Kỹ năng vận động quần chúng giúp cán bộ các đồn biên phòng thực hiện hoạt động vận động quần chúng một cách thuần thục, linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong mọi điều kiện, hoàn cảnh; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân ở khu vực biên giới chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng mà trực tiếp và thường xuyên là Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới khu vực Tây Bắc, các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; làm tốt vai trò làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong củng cố quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xoá đói giảm nghèo ở khu vực biên giới, qua đó tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với Nhân dân tạo điều kiện quan trọng để Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống... Tuy nhiên, hoạt động vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc vẫn còn những hạn chế như: một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa thực sự chú trọng đến hoạt động vận động quần chúng; nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động có lúc chưa linh hoạt, đa dạng, cụ thể; một số cán bộ chưa thực sự tích cực, chủ động trong nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là tự học tiếng dân tộc; khả năng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng Nhân dân còn chậm và đặc biệt là còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng vận động quần chúng [14], [18], [22], [26]. Trong Tâm lý học, vấn đề kỹ năng được nhiều tác giả trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu về các kỹ năng, như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng dạy học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng tự học, kỹ năng quản lý cảm xúc... Nghiên cứu một cách trực tiếp, chuyên sâu, có hệ thống về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Do vậy, nghiên cứu về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam là việc làm mang cấp thiết; có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng, từ đó đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng vận động quần chúng và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. - Phân tích chân dung tâm lý về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. - Đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Cán bộ, chỉ huy các đồn biên phòng và cán bộ, công chức xã ở khu vực biên giới Tây Bắc. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc gồm nhiều kỹ năng khác nhau, luận án tập trung nghiên cứu 03 kỹ năng thành phần cơ bản, gồm: kỹ năng chuẩn bị vận động quần chúng; kỹ năng thực hiện hoạt động vận động quần chúng và kỹ năng đánh giá kết quả vận động quần chúng. - Về khách thể và địa bàn khảo sát: Luận án nghiên cứu, khảo sát 357 người (210 cán bộ các đồn biên phòng; 95 chỉ huy đồn biên phòng và 52 cán bộ, công chức xã) tại 04 tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam, gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai. - Về thời gian: Các số liệu sử dụng nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2019 - 2023. 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Trong đó, kỹ năng chuẩn bị và kỹ năng đánh giá kết quả vận động quần chúng được thực hiện ở mức cao, kỹ năng thực hiện hoạt động vận động quần chúng được thực hiện ở mức thấp hơn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau, trong đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và số năm làm công tác vận động quần chúng là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu đề xuất được các biện pháp tâm lý khoa học, phù hợp với đặc điểm hoạt động của cán bộ các đồn biên phòng thì có thể phát triển được kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động quần chúng (công tác dân vận). Đồng thời, luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các nguyên tắc nghiên cứu của Tâm lý học mác xít, như: nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; nguyên tắc tiếp cận nhân cách; nguyên tắc tiếp cận hệ thống; nguyên tắc phát triển; nguyên tắc tiếp cận văn hóa dân tộc. - Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và được biểu hiện thông trong hoạt động và định hướng, kích thích, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, tâm lý, ý thức con người mới được hình thành, phát triển. Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng cũng được hình thành, phát triển trong thực tiễn hoạt động vận động quần chúng ở đồn biên phòng. Do vậy, nghiên cứu kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc phải thông qua thực tiễn hoạt động vận động quần chúng, thông qua những biểu hiện cụ thể và những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. Nguyên tắc này định hướng cho việc xây dựng môi trường làm việc, điều kiện sống và hoạt động ở đồn biên phòng, qua đó giúp cán bộ các đồn biên phòng phát triển kỹ năng vận động quần chúng của bản thân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. - Nguyên tắc tiếp cận nhân cách Nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp cận từng con người cụ thể với toàn bộ các thuộc tính, phẩm chất tâm lý nhân cách của họ. Nghiên cứu tâm lý con người theo quan điểm tiếp cận nhân cách là phải nhìn nhận mỗi nhân cách là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, là sản phẩm của môi trường giáo dục nhất định, là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân. Do đó, khi nghiên cứu về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc phải tiếp cận nhân cách những cán bộ biên phòng cụ thể, đang sống, hoạt động, công tác tại các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại trong hệ thống và chịu sự tác động của hệ thống. Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng cũng tồn tại trong hệ thống nó được hình thành, phát triển trên cơ sở hệ thống kiến thức, kinh nghiệm, các phương thức vận động quần chúng và chịu sự tác động của hệ thống tổ chức chỉ huy ở đồn biên phòng... Do vậy, nghiên cứu kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc phải đặt trong hệ thống, trong môi trường nhất định, với các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng. Từ đó, đề xuất các biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. - Nguyên tắc phát triển Các hiện tượng tâm lý của con người đều có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi. Kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng cũng được hình thành, phát triển và biến đổi trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân. Do đó, nghiên cứu, đánh giá, luận giải, dự đoán kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc phải đặt trong sự vận động, phát triển, biến đổi, sự tác động của các hiện tượng khác cũng như các yếu tố tâm lý cấu thành chúng. - Nguyên tắc tiếp cận văn hóa dân tộc Hoạt động vận động quần chúng ở đồn biên phòng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó sự hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Do vậy, để vận động đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới có hiệu quả cán bộ các đồn biên phòng phải biết tiếng dân tộc, đồng thời phải am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ở địa phương. Cơ sở thực tiễn Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác vận động quần chúng. Từ thực tiễn hoạt động vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc; kết quả công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng 04 tỉnh biên giới Tây Bắc, gồm: Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu và Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng về kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp so sánh, khái quát hóa các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến kỹ năng, kỹ năng vận động quần chúng để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Luận án sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xin ý kiến chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng kỹ năng vận động quần chúng, thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa và xác định được những vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng, kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ ở các đồn biên phòng. Đặc biệt, luận án xây dựng được những khái niệm cơ bản, làm rõ các kỹ năng thành phần, những yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tâm lý học trong lĩnh vực dân vận. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những cơ sở lý luận cho việc phát triển kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ ở các đồn biên phòng. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện các kỹ năng thành phần kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Đồng thời, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới kỹ năng vận động quần chúng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những kiến nghị và đề xuất những biện pháp tâm lý phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các học viện nhà trường trong Bộ đội Biên phòng và trong toàn quân. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm lý luận về kỹ năng nói chung, kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng nói riêng. Đặc biệt, luận án xác định và phân tích làm rõ những biểu hiện của các kỹ năng thành phần và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận án phân tích làm rõ thực trạng mức độ kỹ năng vận động quần chúng, thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu cung cấp những dữ liệu khoa học về thực trạng kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng ở khu vực biên giới Tây Bắc, những điểm mạnh, điểm còn tồn tại, trên cơ sở đó có những định hướng phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ các đồn biên phòng, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận, kiến nghị; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến kỹ năng vận động quần chúng của cán bộ các đồn biên phòng 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng * Hướng nghiên cứu về bản chất của kỹ năng Về vấn đề bản chất của kỹ năng, được các tác giả trong nước và trên Thế giới quan tâm nghiên cứu. - Quan niệm thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động, hoạt động Đại diện cho hướng nghiên cứu này là các tác giả như: A.G. Covaliov, Ph. N. Gonobolin, V. A. Crucheski, V. X. Cudin, Hoàng Anh ,Trần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_ky_nang_van_dong_quan_chung_cua_can_bo_cac_don_bien.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan