Luận án Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Lợi ích (LI) vật chất và tinh thần là một trong những động cơ hoạt động của con người, với ý nghĩa đó, lợi ích cũng chính là động lực cho sự phát triển xã hội. C.Mác, Ph.Ăngghen đã từng nói: lợi ích chuyển đời sống của con người. Để phát triển kinh tế - xã hội, cần có nhiều động lực, trong đó, giải quyết tốt các lợi ích kinh tế (LIKT), đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động (NLĐ) là một động lực quan trọng. Thực tiễn ở Việt Nam, trước đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV, với những tìm tòi thử nghiệm "giải phóng lực lượng sản xuất" với tư tưởng "làm cho sản xuất bung ra", tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp 3 lợi ích, quan tâm đến lợi ích thiết thân của NLĐ đã tạo ra động lực mạnh mẽ và quan trọng trong sự vận động và phát triển toàn diện của đất nước trong hơn 30 năm qua. Tỉnh Thừa Thiên Huế (T.T.Huế) là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau mười năm thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nói riêng đã có sự khởi sắc đáng kể. Năm 2005, trên địa bàn toàn tỉnh có 915 doanh nghiệp (DN), tính đến cuối năm 2015, số DNTN tăng lên 2.946 DN, chiếm đến 91% trong tổng số DN đang hoạt động trên toàn tỉnh. DNTN tham gia vào hầu hết tất cả các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là lực lượng đi đầu trong giải quyết việc làm cho người lao động, năm 2015, loại hình doanh nghiệp này đã giải quyết được việc làm cho 53.400 lao động, chiếm hơn 60,4% lực lượng lao động của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vấn đề thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động cũng được các DNTN quan tâm. Tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, như: tiền công, tiền lương của người lao động chưa cao, tính đến năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong các DNTN khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mức thu nhập này chưa đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất2 sức lao động; Các DNTN vẫn chưa mặn mà trong việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ, nếu có thì chỉ một phần trong tổng số lao động tại DN, tình trạng nợ đọng bảo hiểm bắt buộc vẫn còn nhiều. Để tránh đóng bảo hiểm bắt buôc một số DN không ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc ký kết dưới hình thức giao khoán, cộng tác viên,. Vấn đề vệ sinh và an toàn lao động (ATLĐ) vẫn chưa bảo đảm, Từ đó dẫn đến tình trạng xâm hại LIKT của NLĐ, mặt khác gia tăng những xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ LIKT, giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ. Sự xung đột này không chỉ tác động xấu đến các DNTN, mà còn gây bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp bảo đảm thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế" cho luận án Tiến sĩ của mình.

pdf191 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THƯƠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Phạm Thị Thương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế của người lao động .................................................................... 6 1.2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những điểm "trống" cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN .............................................................................. 31 2.1. Lý luận về lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân .......................................................... 31 2.2. Nội dung, hình thức biểu hiện; nhân tố ảnh hưởng và cơ chế bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân................................................................................................. 40 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh trong nước về bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp và bài học cho tỉnh T.T.Huế ................................................... 65 Chương 3: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............... 79 3.1. Điều kiên tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ......... 79 3.2. Tình hình bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 ..... 92 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................... 125 4.1. Quan điểm về bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................... 125 4.2. Giải pháp bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế .................................. 130 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 154 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ An toàn lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CTCP Công ty cổ phần CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân HĐLĐ Hợp đồng lao động KTTN Kinh tế tư nhân LI Lợi ích LIKT Lợi ích kinh tế NC Nhu cầu NCKT Nhu cầu kinh tế NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động TULĐTT Thỏa ước lao động tập thể T.T.Huế Thừa Thiên Huế XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Cơ cấu GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006- 2016 phân theo nhóm ngành kinh tế (theo giá hiện hành) .................. 82 Bảng 3.2. Quy mô dân số, lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2016 ............................................................................................ 83 Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo phân theo loại hình doanh nghiệp ............................................... 85 Bảng 3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 ..................................................................................................... 87 Bảng 3.5. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 89 Bảng 3.6. Trình độ người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .............................. 90 Bảng 3.7. Mức lương tối thiểu vùng của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................................... 93 Bảng 3.8. Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, phân theo loại hình doanh nghiệp ....................................................................................... 94 Bảng 3.9. Năng suất lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 96 Bảng 3.10. Tiền thưởng bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................... 97 Bảng 3.11. Tình hình tai nạn lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 107 Bảng 3.12. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .... 108 Bảng 3.13. Mức đóng bảo hiểm theo quy định qua các thời kỳ .......................... 110 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.14. Hoàn cảnh cư trú của người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ........................................................... 112 Bảng 3.15. Tổ chức đại diện quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ............................................... 123 Bảng 3.16. Đánh giá của người lao động về hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân ................................................ 124 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 .. 81 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GDP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, 2016 ............................... 82 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, phân theo loại hình doanh nghiệp ............................... 86 Biểu đồ 3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về thu nhập ................... 99 Biểu đồ 3.5. Hình thức đào tạo và đào tạo lại lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ......................................................................... 105 Biểu đồ 3.6. Đánh giá của người lao động về thời gian nghỉ ngơi ............................ 103 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lợi ích (LI) vật chất và tinh thần là một trong những động cơ hoạt động của con người, với ý nghĩa đó, lợi ích cũng chính là động lực cho sự phát triển xã hội. C.Mác, Ph.Ăngghen đã từng nói: lợi ích chuyển đời sống của con người. Để phát triển kinh tế - xã hội, cần có nhiều động lực, trong đó, giải quyết tốt các lợi ích kinh tế (LIKT), đặc biệt là lợi ích kinh tế của người lao động (NLĐ) là một động lực quan trọng. Thực tiễn ở Việt Nam, trước đổi mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV, với những tìm tòi thử nghiệm "giải phóng lực lượng sản xuất" với tư tưởng "làm cho sản xuất bung ra", tạo động lực cho sản xuất, chú ý kết hợp 3 lợi ích, quan tâm đến lợi ích thiết thân của NLĐ đã tạo ra động lực mạnh mẽ và quan trọng trong sự vận động và phát triển toàn diện của đất nước trong hơn 30 năm qua. Tỉnh Thừa Thiên Huế (T.T.Huế) là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau mười năm thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nói riêng đã có sự khởi sắc đáng kể. Năm 2005, trên địa bàn toàn tỉnh có 915 doanh nghiệp (DN), tính đến cuối năm 2015, số DNTN tăng lên 2.946 DN, chiếm đến 91% trong tổng số DN đang hoạt động trên toàn tỉnh. DNTN tham gia vào hầu hết tất cả các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là lực lượng đi đầu trong giải quyết việc làm cho người lao động, năm 2015, loại hình doanh nghiệp này đã giải quyết được việc làm cho 53.400 lao động, chiếm hơn 60,4% lực lượng lao động của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vấn đề thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động cũng được các DNTN quan tâm. Tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, như: tiền công, tiền lương của người lao động chưa cao, tính đến năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động trong các DNTN khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, mức thu nhập này chưa đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất 2 sức lao động; Các DNTN vẫn chưa mặn mà trong việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ, nếu có thì chỉ một phần trong tổng số lao động tại DN, tình trạng nợ đọng bảo hiểm bắt buộc vẫn còn nhiều. Để tránh đóng bảo hiểm bắt buôc một số DN không ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc ký kết dưới hình thức giao khoán, cộng tác viên,.. Vấn đề vệ sinh và an toàn lao động (ATLĐ) vẫn chưa bảo đảm,Từ đó dẫn đến tình trạng xâm hại LIKT của NLĐ, mặt khác gia tăng những xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ LIKT, giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ. Sự xung đột này không chỉ tác động xấu đến các DNTN, mà còn gây bất ổn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng và giải pháp bảo đảm thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế" cho luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế, chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, pháp giải nhằm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận LIKT nói chung và LIKT của NLĐ trong các DNTN nói riêng. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và tỉnh/thành trong nước về thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN, từ đó luận án rút ra những bài học tham khảo cho các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. - Phân tích thực trạng giải quyết LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế trong giai đoạn từ nay năm 2006 đến năm 2016. Rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm LIKT của NLĐ trong DNTN ở tỉnh T.T.Huế. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu LIKT của NLĐ trong các DNTN dưới góc độ kinh tế chính trị học, bao gồm: thu nhập bằng tiền; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao trình độ; chế độ bảo hiểm và hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại của NLĐ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Bản chất, nội dung, hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN và những giải pháp bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. - Về không gian nghiên cứu: LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế. Các DNTN được nghiên cứu trong luận án này là các loại hình DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) (không kể đến những DN có vốn đầu tư nước ngoài), cụ thể bao gồm: công ty cổ phần tư nhân, các công ty TNHH tư nhân, công ty hợp danh và các DNTN theo quy định trong Luật DN năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Về thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2016 là quãng thời gian đề tài khảo sát đánh giá thực trạng, lấy số liệu, tư liệu về LIKT của NLĐ trong DNTN ở tỉnh T.T.Huế. 4. Cơ sở phương pháp uận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án bám sát những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng bộ của tỉnh T.T.Huế và các chính sách của Nhà nước về phát triển khu vực KTTN, về các cơ chế, chính sách liên quan để LIKT của NLĐ, , các lý thuyết kinh tế khác liên quan đến đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, với các phương pháp cụ thể: phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp phân tích và tổng hợp; luận án cũng sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn giải quyết LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh. 4 - Luận án sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu: nhằm phụ vụ chứng minh các luận điểm, lập luận và những nhận định, đánh giá về thực trạng LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế, luận án sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thứ nhất, thu thập các nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp, bao gồm: + Các văn bản, chính sách và báo cáo tổng kết, đề tài, đề án của tỉnh về tình hình phát triển của DNTN, khu vực KTTN; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh T.T.Huế + Nguồn số liệu thống kê từ Cục thống kê tỉnh và các Sở ban ngành về tình hình hoạt động, kết quả đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNTN, khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế; Số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở ban ngành về tình hình lao động và thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh. + Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về DNTN, KTTN, LIKT của NLĐ nói chung và LIKT của NLĐ trong các DNTN được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí và các tài liệu có liên quan khác Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học. Mục đích điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin về NLD làm việc trong các DNTN; nội dung điều tra hướng đến những LIKT mà NLĐ nhận được trong các DNTN, đó là: Thu nhập của NLĐ; Tuyển dụng và ký kết hợp đồng; Đào tạo và đào tạo lại lao động; Chế độ làm việc và nghỉ ngơi; Điểu kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp và ATLĐ; Thực hiện bảo hiểm cho NLĐ; Tình trạng nhà ở của NLĐ; Công đoàn và các tổ chức khác bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Phương pháp điều tra, tiến hành phỏng vấn được áp dụng cho 02 loại lao động: lao động quản lý và lao động trực tiếp; số lao động được tiến hành điều tra là 300 lao động. Đối với DN, số DN được tiến hành điều tra là 150, chọn mẫu có phân loại DN trên cơ sở danh sách DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế được cung cấp bởi Cục thống kê tỉnh T.T.Huế Bên cạnh đó, luận án còn tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tình hình hoạt động của các DNTN, KTTN; lao động và những LIKT của NLĐ trong các 5 DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế. Từ thực tiễn khảo sát LIKT của NLĐ; thông qua ý kiến nhận định của các chuyên gia giúp luận án đánh giá chính xác thực trạng LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án tiếp cận vấn đề LIKT của NLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị học, vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về LIKT của NLĐ, cụ thể: - Luận án tập trung làm rõ quan niệm, nội dung và hình thức biểu hiện LIKT của NLĐ các DNTN. - Luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và cơ chế thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN. Từ đó, tác giả đưa ra khung phân tích để đánh giá LIKT của NLĐ trong các DNTN Thứ hai, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện LIKT của NLĐ trong các DNTN trên địa bàn tỉnh T.T.Huế, luận án đã khái quát những kết quả đạt được và chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc tìm giải pháp bảo đảm thực hiện tốt LIKT của NLĐ trong các DNTN. Thứ ba, dựa vào kết quả đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các quan điểm và các nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của NLĐ trong các DNTN ở tỉnh T.T.Huế trong thời gian tới, các nhóm giải pháp mang tính toàn diện và khả thi cao. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế là vấn đề quan trọng trong sản xuất và đời sống xã hội, nên từ lâu có nhiều tác giả nước ngoài, trong nước quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khoa học triết học, kinh tế chính trị, xã hội học, tâm lý học 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lợi ích kinh tế ở nước ngoài + Nhóm vấn đề thứ nhất: Quan niệm và bản chất của LIKT. Theo C.Mác – Angghen, động lực sâu xa nhất thúc đẩy con người hành động đó chính là LI, thật vậy, mọi hoạt động của con người luôn có động cơ nhất định. Động cơ thúc đẩy con người hành động, hành động mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào nhận thức và thực hiện LI của họ. Thông qua quá trình nghiên cứu cho thấy các tác giả đều thống nhất quan điểm: LI không phải là cái gì trừu tượng và có tính chủ quan, mà cơ sở của LI là nhu cầu (NC) khách quan của con người. LIKT là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế (NCKT) của các chủ thể kinh tế. Con người không thể tự lựa chọn, định đoạt được LIKT của mình. LIKT là là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất trước hết là quan hệ sở hữu, vì thế LI của con người là tuỳ thuộc vào vai trò, vị trí của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất. Những lý luận về LIKT nêu trên được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây: Trong tác phẩm "Vấn đề nhà ở", khi phân tích quan điểm của Proudhon về nguyên lý tối cao chi phối mọi nguyên lý khác là công lý, Ph.Ăngghen đã khẳng định LIKT là một phạm trù phản ánh quan hệ kinh tế. LIKT là hình thức biểu hiện trước hết, nên nó tác động đến các hình thức khác [4,749]. Điểm này hoàn toàn phù 7 hợp với quan điểm của C.Mác trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức: "Lợi ích là nguyên tắc điều tiết cơ bản mà các nguyên tắc khác tuân theo" [11, 481]. Như vậy, trong tất cả các LI, thì LIKT là lợi ích quan trọng nhất, LIKT được thực hiện sẽ tạo cơ sở để thực hiện các LI còn lại. Ph.Ăngghen viết: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức LI" [8,376] V.I.Lênin đã viết: Lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trò mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện sống của họ. D.I.Chesnocov [15], là tác giả nghiên cứu LI và LIKT theo xu hướng coi LIKT gắn bó mật thiết với NCKT song LIKT không phải là NCKT. Tác giả xem xét LIKT với tư cách là một phạm trù khách quan và cho rằng: "Lợi ích là mối quan