Luận văn Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới

Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đến chỗ thiếu khám phá, thiếu chiều sâu tư tưởng. Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tài năng. Triết luận - thế sự về cái ngày hôm nay đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thế giới của cái ngày hôm nay biến ảo đa đoan, và cõi nội tâm của con người cũng tràn ngập những khoảng tối sáng lẫn lộn. Đi theo hướng này, nhà văn đã khước từ việc hòa mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc để có một cái nhìn tỉnh táo trước những mâu thuẫn, xung đột và giằng xé của thời đại và trong tâm tư tình cảm con người. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một công cuộc khám phá những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và trong công cuộc xây dựng, kiến tạo một xã hội mới. Nguyễn Khải đã kiên trì mở đường khám phá, giải quyết những vấn đề xã hội chính trị và càng về sau càng hướng tới vấn đề của đời sống nhân sinh với giọng văn ngày càng nghiêng về suy ngẫm, triết luận. Tác phẩm của ông luôn đạt tới một tầm tư tưởng, khái quát cao thông qua hình thức nghệ thuật đặc sắc, biến hóa. Mục đích của đề tài là nghiên cứu các đặc điểm triết luận trong văn xuôi của nhà văn Nguyễn Khải. Những đặc điểm này giúp nhận thức, đánh giá đúng hơn về phong cách nghệ thuật, nhìn nhận thỏa đáng hơn về sở trường sở đoản của ngòi bút Nguyễn Khải. Thêm vào đó nó còn cho thấy quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu của sự nghiệp đến sự trưởng thành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo

pdf119 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải, thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Hạnh Thảo TÍNH CHẤT TRIẾT LUẬN TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẢI, THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Đề tài này được truyền trao ý tưởng và cảm hứng ban đầu từ PGS.TS Nguyễn Thành Thi. Nhờ sự hướng dẫn quý báu, chỉ bảo tận tình của thầy cùng sự đóng góp ý kiến của các Giáo sư - Tiến sĩ phản biện đã giúp em hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Ngữ Văn đã hết lòng dạy dỗ và sự giúp đỡ của Phòng Sau Đại học. Người thực hiện. DẪN NHẬP 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi đến chỗ thiếu khám phá, thiếu chiều sâu tư tưởng. Nó sẽ không sản sinh ra nhiều tài năng. Triết luận - thế sự về cái ngày hôm nay đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thế giới của cái ngày hôm nay biến ảo đa đoan, và cõi nội tâm của con người cũng tràn ngập những khoảng tối sáng lẫn lộn. Đi theo hướng này, nhà văn đã khước từ việc hòa mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc để có một cái nhìn tỉnh táo trước những mâu thuẫn, xung đột và giằng xé của thời đại và trong tâm tư tình cảm con người. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một công cuộc khám phá những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và trong công cuộc xây dựng, kiến tạo một xã hội mới. Nguyễn Khải đã kiên trì mở đường khám phá, giải quyết những vấn đề xã hội chính trị và càng về sau càng hướng tới vấn đề của đời sống nhân sinh với giọng văn ngày càng nghiêng về suy ngẫm, triết luận. Tác phẩm của ông luôn đạt tới một tầm tư tưởng, khái quát cao thông qua hình thức nghệ thuật đặc sắc, biến hóa. Mục đích của đề tài là nghiên cứu các đặc điểm triết luận trong văn xuôi của nhà văn Nguyễn Khải. Những đặc điểm này giúp nhận thức, đánh giá đúng hơn về phong cách nghệ thuật, nhìn nhận thỏa đáng hơn về sở trường sở đoản của ngòi bút Nguyễn Khải. Thêm vào đó nó còn cho thấy quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu của sự nghiệp đến sự trưởng thành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần tìm hiểu toàn diện hơn cảm hứng triết luận được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn như một phong cách độc đáo riêng. Tư tưởng triết luận ấy cũng liên tục vận động, vượt qua những lối mòn, hạn chế của chính mình rất đáng để chúng ta nghiên cứu, bàn luận. Ngoài ra việc nghiên cứu chất triết luận trong các sáng tác của ông cũng giúp ta có những định hướng trong việc dạy- học tác phẩm của ông trong nhà trường tốt hơn. Vì vậy, đề tài luận văn sẽ góp phần tìm hiểu những tư tưởng triết luận trong các tác phẩm của Nguyễn Khải để thấu hiểu chân dung con người thời hiện đại. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thạch Lam từng đánh giá về nền văn học Việt Nam là "Cái mà chúng ta thiếu nhất, ấy là sự sâu sắc". Đó là chiều sâu cảm hứng triết luận trong văn học. Năm 1977 với bài Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết, Nguyễn Văn Long đã phát hiện ra Nguyễn Khải là người mở ra một khuynh hướng mới – đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận. Ông nêu lên các tiêu chí để nhận diện. Một là căn cứ vào nội dung có thể đặt tên cho các sáng tác của Nguyễn Khải là thể loại thời sự luận đề. Hai là để phục vụ mục đích luận đề, nhà văn không chú trọng khắc họa tính cách nhân vật mà thường phân tích nhân vật của mình như một nhà khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu. Ba là tuy cùng đi theo một khuynh hướng nhưng ở mỗi tác phẩm nhà văn đều có sự thay đổi nhất định về cách viết. Năm 1985, trong bài Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển, Nguyễn Đăng Mạnh cũng xem Nguyễn Khải là cây bút mở ra xu hướng tiểu thuyết chính luận-triết luận “riêng Nguyễn Khải thì từ lâu đã viết theo hướng này. Bây giờ anh vẫn tiếp tục viết như thế. Càng ngày càng như thế” [93]. Sau đó thì khái niệm "triết luận" được dùng rộng rãi trong các bài nghiên cứu, phê bình các tác phẩm của Nguyễn Khải cũng như khuynh hướng phong cách của Nguyễn Khải. Đào Thủy Nguyên nhận định:" Nghiêng về tư tưởng - đó là nét đặc sắc riêng của Nguyễn Khải. Nhưng mặt khác, cũng do thế nên thế giới nhân vật của Nguyễn Khải lại có phần nhẹ đi, nhạt đi về tính cách. Chúng tôi muốn xem đó là đặc điểm đồng thời là nhược điểm. Vì sự kết hợp giữa những nhân vật tính cách, theo ý chúng tôi, đó mới là con đường đạt được độ cao và sâu của hiện thực" [104]. Theo luận văn nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải của Trần Văn Phương: Nội dung các sáng tác của Nguyễn Khải là một sự tổng hợp nhiều yếu tố bao hàm cả chính luận và triết luận lẫn miêu tả, thuật kể. Yếu tố chính luận thể hiện ở việc vận dụng các thao tác của tư duy chính luận vào tư duy tiểu thuyết: đề cập trực tiếp đến những vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng được đặt ra trong thực tiễn đời sống, và nhà văn tham gia vào giải quyết những vấn đề đó với tư cách một nhà hoạt động xã hội, một nhà tư tưởng. Phương pháp luận của nó là đưa ra những luận điểm, luận cứ vững chắc nhằm lí giải, biện minh cho tính đúng đắn, khoa học của vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm của mình. Còn yếu tố triết luận được thể hiện ở cảm hứng khai thác các chiều sâu triết lí của hiện thực đời sống (bao gồm tất cả những khái quát triết lí được đúc rút ra từ những chiêm nghiệm về mọi mặt của đời sống nhân sinh). Mặt khác, lối tiếp cận hiện thực cuộc sống từ nhiều chiều, từ nhiều phía để đi tới một cái nhìn toàn diện cũng có thể xem là lối tiếp cận chịu ảnh hưởng của tư duy triết học. Tuy nhiên, nếu xét đến cùng thì không có một cuốn tiểu thuyết nào không có sự gợi ý, hoặc sự bắt nguồn từ một cơ sở triết học nào đó. Song rõ ràng mật độ xuất hiện ngày càng đậm đặc những yếu tố chính luận, triết luận trong sáng tác Nguyễn Khải đã đem lại những khoái cảm trí tuệ thẩm mĩ cho người đọc. Với Nguyễn Khải chính luận thường gắn liền với triết luận. Các bài phê bình, nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khải đã nhận định, lí giải về chất triết luận trong sáng tác và quá trình hình thành khuynh hướng này của ông một cách sâu sắc. Các ý kiến thường tập trung vào hai trọng tâm: sáng tác của Nguyễn Khải có sự song hành với thời hiện tại – “cái hôm nay” và chuyển hóa dần từ chính luận sang triết luận. 2.1. Những tác phẩm song hành cùng “cái hôm nay” của cuộc sống Lịch sử văn học đã in đậm dấu ấn của nhà văn vì tất cả những chuyển động bão táp, phức tạp, trăn trở của số phận đất nước và nhân dân sẽ được tìm thấy và đọc lại nhiều nhất, sâu nhất trong Nguyễn Khải. Trong cuốn Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945) của Chu Nga, bà đã đánh giá rất cao tính hiện thực trong những tác phẩm của Nguyễn Khải viết về nông thôn, đồng thời khẳng định ngòi bút của tác giả "thông minh, sâu sắc, giàu tính chiến đấu, (...), luôn có sự đòi hỏi cao với bản thân và đối với mọi người" [14]. Sáu năm sau đó, Phan Cự Đệ tiếp tục viết về Nguyễn Khải trong Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập 2). Bài viết bao quát một khối lượng tác phẩm lớn của nhà văn sáng tác trong vòng 30 năm và 20 bài nghiên cứu có giá trị về tác phẩm Nguyễn Khải. Ông nhấn mạnh: "Với một ngòi bút hiện thực tỉnh táo, Nguyễn Khải luôn luôn xông thẳng vào những mâu thuẫn địch ta và mâu thuẫn nội bộ nhân dân trong xã hội, những xung đột giữa các tính cách, những đấu tranh giằng xé trong tâm tư tình cảm của mỗi con người"... Đấy là phong cách độc đáo của tác giả khác xa với "những phong cách hiện thực tỉnh táo trong văn học hiện thực phê phán"[14]. Lê Thanh Nghị thì thích thú với cái hiện thực đầy sắc bén được Nguyễn Khải thể hiện rất độc đáo trong các tác phẩm:“Một số lượng trang viết ít, hướng vào một vấn đề sâu sắc của cuộc sống, có khi lại trở thành thứ vũ khí sắc bén hơn cả trong tay người đọc.” [102]. Khi lí giải về chất chính luận, triết luận đậm đặc trong sáng tác mà về sau thực sự trở thành phong cách của nhà văn Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng:“Trong định hướng tinh thần của xã hội ta từ 1945 tới nay, nếu có khía cạnh nào nổi lên đặc biệt rõ rệt thì đó là sự xâm nhập của chính trị vào đời sống bình thường mỗi người, khiến cách suy nghĩ của bất cứ ai cũng trở nên sắc bén hơn hẳn. Các vấn đề xã hội chính trị là đầu đề để chúng ta bàn bạc, sự lợi hại về chính trị là tiêu chuẩn chính để xem xét mối quan hệ giữa người với người.”. Và ông đã làm một phép so sánh thú vị giữa Nguyễn Khải và Nam Cao:“Trước đây mấy chục năm, trong sự tẻ nhạt đều đều của một xã hội thuộc địa, một ngòi bút như Nam Cao có triết lí, thì cũng là nhân những chuyện cụ thể trong mối quan hệ giữa người với người mà khái quát lên. Nam Cao hay nói sự no đói ảnh hưởng đến tâm lí con người ra sao, cái nghèo có thể làm nhân cách con người thay đổi đến đâu. Mỗi mệnh đề triết lí của Nam Cao thường ngắn gọn, đôi khi như là những điều nghiền ngẫm quá lâu, im đi không đành nên phải buột ra, sự suy nghĩ mang dáng dấp một lời tự nhủ hoặc một lời chì chiết, đay nghiến. Nay ở Nguyễn Khải, không riêng tác giả mà các nhân vật cũng hay nói, thích nói, người nọ đối diện với người kia, đồng tình, phản bác nhau; xét nét, "gí điện" nhau.” [108]. Đến cuối năm 1996 Tuyển tập Nguyễn Khải ra đời do Vương Trí Nhàn tuyển chọn đã đặt Nguyễn Khải vào trong tiến trình văn học Cách mạng qua nửa thế kỉ với những biến động dữ dội của lịch sử, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn kết luận: "Ông là một trong những nhà dẫn đầu của thời đại. Với cuộc Cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải" [106]. Để thay lời tổng kết cho văn nghiệp của Nguyễn Khải với tất cả niềm cảm kích, nhà văn Nguyên Ngọc đã viết:“Trước hết, tôi muốn nói điều này: Đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kì lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa () các bước đường tư tưởng và sáng tác của Nguyễn Khải. Theo tôi, đấy là con đường rất tiêu biểu của chuyển động văn học ta suốt một thời kì lịch sử dài và không hề đơn giản, dễ dàng, tiêu biểu nhất là ở Nguyễn Khải, chính vì đấy đúng là cái tạng của anh và cũng vì anh là người tài năng nhất, cũng trung thực nhất với chính mình.” [86]. 2.2 Chuyển hóa từ chính luận sang triết luận Đầu những năm 80 đánh dấu bước chuyển mạnh của văn xuôi nói chung từ việc phản ánh những năm tháng chiến tranh sang cuộc sống thời bình với những vấn đề nổi lên là gia đình, tình yêu, những vấn đề thế sự - đạo đức hướng vào các giá trị nhân bản, mạnh dạn đề xuất những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với thời đại. Là một trong những nhà văn tiên phong của phong trào đổi mới, Nguyễn Khải viết rất sung sức và dường như văn ông càng có duyên và thu hút người đọc hơn trước. Tác phẩm của ông lúc đầu giàu tính chính luận thời sự, khám phá những vấn đề xã hội - chính trị nổi lên trong từng thời điểm cụ thể của đời sống, càng về sau (nhất là các sáng tác sau 1978 của ông) càng có thiên hướng vươn tới những khái quát triết lí về đời sống. Rất nhiều cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khải thu hút sự chú ý trong các năm này như Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Thượng đế thì cười. Sự vận động trong khuynh hướng sáng tác của Nguyễn Khải chuyển dịch từ chính luận tới triết luận: giai đoạn đầu nó mới dừng lại ở những vấn đề cấp thiết của lợi ích Cách mạng, lợi ích cộng đồng mà chưa vươn tới những vấn đề có tính quy luật cuộc sống vĩnh cửu. Sự phát hiện vấn đề của tác giả cũng xuất phát chủ yếu từ yêu cầu công tác tư tưởng mang đậm tinh thần giáo huấn (đánh giá các hiện tượng đời sống theo lập trường quan điểm chính trị - đạo đức Cách mạng). Đến giai đoạn sau tuy vẫn gắn bó với thời sự chính trị nhưng nó còn gắn với cá nhân, nó hướng vào những cuộc đối thoại tư tưởng để giải quyết những vấn đề vĩnh cửu của đời sống con người. Từ Cha và con và... đến Một cõi nhân gian bé tí: sáu cuốn tiểu thuyết ra đời liên tiếp trong một thập kỉ đã chứng minh cho kết luận của A.Guluga: "Nghệ thuật trong thời đại khoa học đặc biệt quan tâm đến triết học, nó sáp gần và đôi khi hòa lẫn với triết học" [1]. Cùng chung những suy nghĩ ấy, năm 1998 Nguyễn Thị Bình khẳng định:“Nguyễn Khải ngày càng định hình một phong cách văn xuôi triết luận. Trước đây ông thiên về chính luận và triết lí xung quanh các vấn đề chính trị () nên văn ông trí tuệ mà hơi khô khan (). Giai đoạn sau này, Nguyễn Khải hướng sự chú ý vào các vấn đề thế sự nhân sinh () văn phong ông chuyển từ chính luận sang triết luận và năng lực hiểu lòng người, năng lực phân tích đã khiến cho nhiều kết luận của ông đưa ra đạt tới chiều sâu triết học” [6]. Tuyết Nga nhận xét:“Với năng lực chiếm lĩnh hiện thực khái quát và một khuynh hướng triết luận sâu sắc, với cái nhìn mới mẻ và độc đáo về hiện thực và con người, Nguyễn Khải đã tạo dựng nên được một thế giới nghệ thuật, trong đó bên cạnh hơi thở ấm nóng của đời sống, con người hiện lên nổi bật bởi những vẻ đẹp của tinh thần, của trí tuệ. Tác phẩm của ông đạt được giá trị nhận thức cao và một sức hấp dẫn mạnh mẽ.” [101]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đi đến một kết luận:“... triết luận là một đặc điểm nhất quán trong tư duy văn học của Nguyễn Khải nó làm cho ngòi bút ông khi bốc lên sôi nổi, lúc đằm xuống, trầm tư suy ngẫm và không thiếu vẻ tinh tế. Tuy nhiên, lại cũng phải thấy nhất quán như vậy nhưng cùng với thời gian, màu sắc triết luận ở Nguyễn Khải mỗi năm một khác. Từ chỗ cuồng nhiệt (đôi khi là lối áp đặt một chiều) nay cách nghĩ đó đã phần nào có được cái lui tới, cái chừng mực cần thiết. Nếu hôm qua, Nguyễn Khải đã rất thành công trong việc diễn tả những gay gắt quyết liệt của đời sống thì hôm nay nhà văn có phần thấm thía sự đời hơn, cái nhìn ra chiều độ lượng và thông cảm hơn. Từ Xung đột qua Cha và con và.., từ Hòa Vang Họ sống và chiến đấu, qua Thời gian của người, cách đặt vấn đề giọng điệu tác giả đều có đổi khác. Như tất cả chúng ta, Nguyễn Khải cũng ở trong một quá trình vận động liên tục.” [109]. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng khảo sát là các tiểu thuyết giai đoạn trước năm 1975 và đặc biệt tập trung vào các sáng tác của Nguyễn Khải từ năm 1975 đến nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là một quá trình vận động liên tục trên con đường nhận thức và tự nhận thức. Vì vậy thực hiện đề tài này người nghiên cứu vận dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp miêu tả là dùng cách thức miêu tả, kể chuyện để tái hiện lại những sự kiện. tình tiết mang ý nghĩa triết luận trong tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu hệ thống sẽ được sử dụng để xác lập các nguyên tắc tư duy nghệ thuật mang phong cách triết luận của nhà văn Nguyễn Khải. Dùng phương pháp so sánh văn học để đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để vấn đề được xem xét, đánh giá khách quan. Luận văn cũng sử dụng phương pháp loại hình (loại hình thể loại, loại hình người kể chuyện,), còn gọi là loại hình hóa nhằm xác lập đặc trưng loại hình tư duy nghệ thuật và phong cách tự sự của nhà văn từ đó có thể tìm ra những đóng góp thuộc về cá nhân nhà văn. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN DẪN NHẬP 1. Lí do lựa chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nhiên cứu 5. Cấu trúc luận văn Chương 1: Nguyễn Khải – triết nhân trong địa hạt văn chương 1.1 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Khải 1.2 Nguyễn Khải và hành trình đi tìm bản thể Chương 2: Nguyễn Khải – cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu tính triết luận 2.1. Nhà văn – con đường của một triết nhân cô độc 2.2. Kiểu nhân vật thấp thoáng dáng dấp của một triết nhân cô đơn 2.3. Đi tìm con đường của con người tự do 2.4 Những người đàn bà trong sáng tác của Nguyễn Khải – một âm bản của cuộc sống ngọt ngào Chương 3: Nguyễn Khải – những tìm tòi thể nghiệm trong kĩ thuật triết luận 3.1 Khai thác những thế mạnh triết luận trong kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật trần thuật, lời văn nghệ thuật 3.2 Khai thác những thế mạnh triết luận trong kĩ thuật xây dựng nhân vật KẾT LUẬN Chương 1: NGUYỄN KHẢI – TRIẾT NHÂN TRONG ĐỊA HẠT VĂN CHƯƠNG 1.1 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN KHẢI Nhà văn Nguyễn Khải từng tâm sự vào những năm cuối đời: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn. Hãy tin vào lời nói của người sắp ra đi mãi mãi. Họ không còn thì giờ để hưởng danh, hưởng lợi nữa. Họ chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn ngủi để nói cho thật, để bộc lộ bằng hết những nỗi u uẩn trong lòng mình [84]. Nguyễn Khải là người luôn coi viết văn là một thứ "nghề". Ông từng đặt tên cho các tự truyện của mình là "Con đường dẫn tôi tới nghề văn", "Nghề văn cũng lắm công phu". Nhiều tạp văn xung quanh cuộc sống được ông gọi chung là Chuyện nghề. Đã là nghề tức là phải học, phải khổ luyện. Thực ra ý thức về nghề của Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở đó. Sâu xa hơn, nó thể hiện thái độ thẳng thắn, tinh thần dám chịu trách nhiệm của người cầm bút về những đứa con tinh thần của mình. Ngay từ những ngày đầu cầm bút cho đến khi cuối đời, nhà văn Nguyễn Khải đã sống trọn vẹn cho lí tưởng nghệ thuật của mình. Lí tưởng nghệ thuật chi phối cuộc sống nhà văn ở tất cả các mặt: bản lĩnh, nhân cách và trước hết là dám hi sinh suốt đời để phụng sự con người, làm cho con người "người" hơn. Hứng thú khám phá sự thật lòng người, sự thật của đời sống đã làm sáng tác Nguyễn Khải tách khỏi dòng chung và ngày càng có khuynh hướng riêng. Nó không phản ánh hiện thực một cách trung thành hay lãng mạn mà nó khám phá sự thật, đáp ứng nhu cầu hiểu biết sự thật của con người hiện đại.“Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội với mọi sự phức tạp, tinh vi, ngoắt ngoéo có thực của nó; như thế mới là sự thật chân thật theo quan niệm của tôi...” [26]. Những tác phẩm được viết ra không đơn thuần chỉ vì những thương ghét nhất thời mà phải giúp người ta hiểu biết, nhận thức những sự thật trong đời. Nhu cầu hiểu biết sự thật là nhu cầu lớn của thời đại và hiển nhiên con đường nhận biết nó không thể nào đơn giản, dễ dàng. Với quan niệm nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người, nhà văn đã trực tiếp tham gia vào đời sống như một nhà tư tưởng, một nhà khoa học về đời sống. Đối với nhà văn, thì sự thật là không khí. Vấn đề là cái nhìn, điểm nhìn. Nguyễn Khải có thể “lúc thế này, lúc thế kia” là vì phải đuổi theo cái sự thật luôn luôn biến đổi đến chóng mặt đó. Nhưng luôn luôn ông là người biết nghĩ. Và ông đã tự nguyện lấy chính nghệ thuật ra để nghiên cứu những sự thật ấy. Vì vậy, tính triết luận, ở đây, trở thành một nguyên tắc mỹ học trong kiến tạo thế giới nghệ thuật cũng như định hướng sáng tạo ngôn ngữ văn chương trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải. Đó là một thứ triết luận toát ra không phải từ đôi ba câu trữ tình ngoại đề của tác giả, hay vài câu nói trứ danh của nhân vật, mà từ thể tài tiểu thuyết, từ sự tương tác thẩm mỹ giữa các yếu tố, giữa nhiều cấp độ trong thế giới nghệ thuật của ông. 1.1.1 Sự kết hợp giữa tư duy hình tượng và phân tích khoa học trong việc phản ánh hiện thực đời sống: Nguyễn Khải bộc bạch: Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người (...) Sự thật chỉ có thể viết về những tấm lòng, những tâm trạng của các giai cấp trong xã hội và mọi sự phức tạp, tinh vi, ngoắt ngoéo có thực của nó, như thế mới là sự chân thật theo quan niệm của tôi (...) Hãy nói về sự thật lòng người, sự chân thật, kết quả của sự nghiên
Luận văn liên quan