Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản
Việt Nam sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Từ khi thành lập đến nay, gắn liền
với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành là quá trình biến đổi về cơ
cấu tổ chức, biên chế lực lượng, trang bị cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
từng giai đoạn phát triển; bảo đảm phương hướng xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất
lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao; thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy
của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Nhóm sĩ quan nói chung, sĩ quan cấp úy nói riêng được Đảng, Nhà
nước và quân đội xác định là lực lượng nòng cốt trong xây dựng quân đội, là
thành phần chủ yếu của đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý các cấp, và thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ
đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ
và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
197 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÀO NGỌC TUẤN
MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA NHÓM SĨ QUAN CẤP ÚY
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÀO NGỌC TUẤN
MẠNG LƯỚI XÃ HỘI CỦA NHÓM SĨ QUAN CẤP ÚY
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS PHẠM XUÂN HẢO
2. PGS.TS PHẠM MINH ANH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng, được trích dẫn theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đào Ngọc Tuấn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1. Nghiên cứu về mạng lưới xã hội 11
1.2. Nghiên cứu về nhóm sĩ quan quân đội và mạng lưới xã hội sĩ
quan quân đội 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
CỦA NHÓM SỸ QUAN CẤP ÚY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM 39
2.1. Các khái niệm cơ bản 39
2.2. Một số lý thuyết xã hội học vận dụng trong nghiên cứu 59
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây
dựng quân đội, xây dựng đội ngũ sĩ quan 69
2.4. Đặc điểm về đơn vị nghiên cứu 74
Chương 3: MẠNG LƯỚI XÃ HỘI GIA ĐÌNH CỦA SĨ QUAN CẤP
ÚY HIỆN NAY 78
3.1. Mạng lưới xã hội gia đình bố mẹ đẻ 78
3.2. Mạng lưới xã hội gia đình bố mẹ vợ 85
3.3. Mạng lưới xã hội gia đình vợ, con 91
3.4. Tác động của mạng lưới xã hội gia đình đối với sĩ quan cấp úy 100
Chương 4: MẠNG LƯỚI XÃ HỘI BẠN BÈ CỦA SĨ QUAN CẤP ÚY
HIỆN NAY 111
4.1. Mạng lưới xã hội bạn bè trước khi nhập ngũ 111
4.2. Mạng lưới xã hội bạn bè sau khi nhập ngũ 118
4.3. Tác động của mạng lưới xã hội bạn bè đối với sĩ quan cấp úy 132
KẾT LUẬN 144
KHUYẾN NGHỊ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 160
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra sĩ quan cấp úy 8
Bảng 3.1: So sánh tương quan nơi sinh với hình thức và tần suất liên
hệ với gia đình bố mẹ đẻ sĩ quan cấp úy 82
Bảng 3.2: Tương quan nơi sinh của sĩ quan cấp úy với thời gian và
nội dung liên hệ với bố mẹ đẻ 85
Bảng 3.3: Nghề nghiệp gia đình bố mẹ vợ 86
Bảng 3.4: Tương quan so sánh nơi sinh sống của gia đình bố mẹ 86
Bảng 3.5: Tương quan so sánh khoảng cách từ nơi sinh sống của gia
đình bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ đến đơn vị 87
Bảng 3.6: Tương quan hình thức, tần suất liên hệ với gia đình
bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ 89
Bảng 3.7: Thời gian và nội dung liên hệ với gia đình bố mẹ vợ 91
Bảng 3.8: Nghề nghiệp của vợ 92
Bảng 3.9: Tương quan nơi sinh sống của gia đình 93
Bảng 3.10: So sánh khoảng cách từ gia đình bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ và vợ,
con đến đơn vị 95
Bảng 3.11: Hình thức, tần suất liên hệ với gia đình vợ, con 96
Bảng 3.12: So sánh thời gian và nội dung liên hệ giữa gia đình bố mẹ
đẻ, bố mẹ vợ với gia đình vợ, con 98
Bảng 3.13: Tương quan ảnh hưởng của gia đình bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ và
vợ, con với sĩ quan cấp úy 103
Bảng 4.1: Tương quan cấp bậc và hình thức, tần suất liên hệ của sĩ
quan cấp úy với bạn bè trước khi nhập ngũ
112
Bảng 4.2: Tương quan xuất thân nghề nghiệp gia đình sĩ quan cấp úy và
hình thức, tần suất liên hệ với bạn bè trước khi nhập ngũ
115
Bảng 4.3: Tương quan xuất thân nghề nghiệp gia đình sĩ quan cấp úy
và thời gian, nội dung liên hệ với bạn bè trước khi nhập ngũ
117
Bảng 4.4: Hình thức, tần suất liên hệ với bạn bè trong quân đội, đơn vị
119
Bảng 4.5: So sánh tương quan loại hình cán bộ và hình thức, tần suất
liên hệ với bạn bè trong quân đội, đơn vị
123
Bảng 4.6: So sánh tương quan cấp bậc và hình thức, tần suất liên hệ
với bạn bè trong quân đội, đơn vị
124
Bảng 4.7: Tương quan thời gian, nội dung liên hệ của sĩ quan cấp úy với
bạn bè trong quân đội và gia đình bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, vợ, con
125
Bảng 4.8: Hình thức, tần suất liên hệ với bạn bè ngoài quân đội, đơn
vị sau khi nhập ngũ 127
Bảng 4.9: Tương quan loại hình cán bộ và hình thức, tần suất liên hệ
với bạn bè ngoài quân đội, đơn vị sau khi nhập ngũ 128
Bảng 4.10: Tương quan loại hình cán bộ và hình thức, tần suất liên hệ
với bạn bè ngoài quân đội, đơn vị sau khi nhập ngũ 129
Bảng 4.11: Thời gian, nội dung liên hệ với bạn bè ngoài quân đội, đơn
vị sau khi nhập ngũ 131
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của bạn bè trong quân đội, đơn vị
137
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Trang
Sơ đồ 1: Khung phân tích luận án 5
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổng quát về mạng lưới xã hội nhóm sĩ quan cấp úy 51
Sơ đồ 2.2: Mô hình mạng lưới xã hội gia đình nhóm sĩ quan cấp úy 52
Sơ đồ 2.3: Mô hình mạng lưới xã hội bạn bè nhóm sĩ quan cấp úy 53
Biều đồ 3.1: Nghề nghiệp của bố đẻ hiện nay 79
Biều đồ 3.2: Khu vực sống của gia đình bố mẹ đẻ 80
Biểu đồ 3.3: Khoảng cách từ gia đình bố mẹ đẻ đến đơn vị 81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản
Việt Nam sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Từ khi thành lập đến nay, gắn liền
với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành là quá trình biến đổi về cơ
cấu tổ chức, biên chế lực lượng, trang bị cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
từng giai đoạn phát triển; bảo đảm phương hướng xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lý, với chất
lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao; thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy
của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Nhóm sĩ quan nói chung, sĩ quan cấp úy nói riêng được Đảng, Nhà
nước và quân đội xác định là lực lượng nòng cốt trong xây dựng quân đội, là
thành phần chủ yếu của đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý các cấp, và thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ
đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ
và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trong đội ngũ sĩ quan, nhóm sĩ quan cấp úy có vai trò quan trọng, là
đội ngũ cán bộ đảm nhiệm thực hiện nhiệm vụ cấp phân đội, trực tiếp lãnh
đạo, chỉ huy bộ đội thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,
chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhóm sĩ quan cấp úy có số lượng lớn nhất
trong biên chế của sĩ quan quân đội, là lực lượng trẻ, khoẻ được đào tạo cơ
bản; lực lượng kế cận, kế tiếp để xây dựng đội ngũ sĩ quan trung, cao cấp
của quân đội. Trên thực tế nhóm sĩ quan cấp úy có động cơ phấn đấu tốt, ý
thức trách nhiệm cao, luôn nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; khẳng
định vai trò trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; là lực lượng kế tục xuất
sắc để xây dựng quân đội.
2
Thực tiễn cho thấy, nhóm sĩ quan quân đội nói chung và nhóm sĩ quan
cấp úy nói riêng sẽ vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có cơ cấu xã
hội hợp lý, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu nhiệm xây dựng quân đội
trong từng thời kỳ, giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Hiện nay, những biến
đổi về kinh tế - xã hội của đất nước đã và đang tác động nhiều chiều đối với
nhóm sĩ quan cấp úy. Sĩ quan cấp úy là nhóm sĩ quan trẻ, với đặc thù về nghề
nghiệp, tâm lý lứa tuổi, kinh nghiệm cuộc sống,... nên có sự thích nghi và biến
đổi rất mạnh mẽ về cơ cấu xã hội, về quan hệ xã hội theo xu hướng mở rộng
nhằm thiết lập thêm các quan hệ mới đồng thời tạo môi trường xã hội thuận
lợi để "lập thân, lập nghiệp", tự hoàn thiện để trở thành trụ cột gia đình. Bên
cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế về lĩnh vực quân sự, quốc phòng đã tạo
môi trường thuận lợi cho sĩ quan quân đội nói chung, sĩ quan cấp úy nói riêng
mở rộng quan hệ xã hội không chỉ các mối quan hệ trong phạm vi quân đội và
ngoài xã hội, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.
Với những biến đổi như vậy, đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề về quản
lý các quan hệ xã hội này của nhóm sĩ quan cấp úy, để nhóm xã hội này trung
thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Mạng
lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay"
làm đề tài luận án của mình. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang tính
thực tiễn trong xây dựng nhóm sĩ quan cấp úy giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng
mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mạng lưới xã hội của nhóm
sĩ quan cấp úy Quân đội nhân dân Việt Nam.
3
- Đánh giá thực trạng mạng lưới xã hội gia đình của nhóm sĩ quan cấp úy
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng mạng lưới xã hội bạn bè của nhóm sĩ quan cấp úy
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá tác động của mạng lưới xã hội đối với việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và hình thành phẩm chất con người xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy Quân đội nhân dân Việt Nam.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sĩ quan cấp úy Quân đội nhân dân Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp
tại Đoàn B01, Quân đội nhân dân Việt Nam).
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Lý luận và thực tiễn mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
+ Nghiên cứu ở hai loại mạng lưới xã hội: Mạng lưới xã hội gia đình
và mạng lưới xã hội bạn bè.
Mạng lưới xã hội gia đình gồm: gia đình bố mẹ đẻ; gia đình bên vợ (với
sĩ quan đã có vợ) và gia đình vợ, con sĩ quan (với sĩ quan đã có vợ).
Mạng lưới xã hội bạn bè gồm: Bạn bè trước khi nhập ngũ và bạn bè
sau khi nhập ngũ.
- Phạm vi về không gian: Đoàn B01, Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Khảo sát tài liệu, số liệu từ năm 2011 đến năm
2016. Điều tra, khảo sát thực tiễn năm 2016.
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi thứ nhất: Mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy hiện
nay như thế nào?
4
- Câu hỏi thứ hai: Mạng lưới xã hội tác động như thế nào đến quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của sĩ quan cấp úy?
- Câu hỏi thứ ba: Mạng lưới xã hội tác động như thế nào đến việc hoàn
thiện phẩm chất con người xã hội của sĩ quan cấp úy?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết thứ nhất: Mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy hiện nay
phong phú, đa dạng: mở rộng về phạm vi, về tính chất; chủ yếu diễn ra gián tiếp,
vào tất cả các ngày, giờ và cường độ thông tin diễn ra nhanh.
- Giả thuyết thứ hai: Mạng lưới xã hội tác động mạnh đến việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của sĩ quan cấp úy theo hai chiều tích cực và tiêu cực.
- Giả thuyết thứ ba: Mạng lưới xã hội tác động mạnh đến việc hình
thành, phát huy phẩm chất con người xã hội của sĩ quan cấp úy theo hai chiều
tích cực và tiêu cực.
5.3. Các biến số
- Biến độc lập:
+ Thành phần xuất thân (nghề nghiệp của bố mẹ).
+ Khu vực sống của gia đình: nông thôn - đô thị; vùng - miền; đồng
bằng và miền núi, hải đảo.
+ Tuổi quân.
+ Quân hàm.
+ Loại hình cán bộ (chính trị, quân sự, hậu cần kỹ thuật).
+ Thiết chế quân sự.
- Biến phụ thuộc:
+ Mạng lưới xã hội gia đình
Gia đình bố mẹ đẻ (gia đình nơi sĩ quan cấp úy sinh ra và lớn lên) gồm
các thành viên trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
Gia đình bố mẹ vợ (những sĩ quan đã có vợ) gồm những thành viên trong
gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.
Gia đình vợ, con gồm: vợ, con.
5
+ Mạng lưới xã hội bạn bè:
Bạn bè trước khi nhập ngũ: bạn học phổ thông, bạn cùng làng xóm, tổ
dân phố, phường.
Bạn bè sau khi nhập ngũ: bạn bè trong quân đội (cùng đơn vị và khác
đơn vị); bạn bè nơi đóng quân; bạn bè thông qua các mạng xã hội.
- Biến can thiệp:
+ Đặc điểm tình hình thế giới, khu vực, đối tác và đối tượng.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng quân đội, xây dựng
nhóm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ quân đội thời kỳ mới.
+ Sự vận động, biến đổi định hướng nghề nghiệp nhóm sĩ quan cấp úy.
5.4. Khung phân tích
Sơ đồ 1: Khung phân tích luận án
Mạng lưới xã hội
sĩ quan cấp úy
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về XDQĐ, xây dựng nhóm sĩ quan QĐ;
Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ quân đội thời kỳ mới;
Sự vận động, biến đổi định hướng nghề nghiệp của nhóm SQCU
Đặc điểm tình hình thế giới, khu vực, đối tác và đối tượng;
Đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước
Thành phần xuất thân
Khu vực sống
Thiết chế quân sự
MLXH bạn
bè:
- Trước
nhập ngũ
- Sau nhập
ngũ
Tuổi quân
Quân hàm;
Loại hình cán bộ
MLXH gia
đình:
- Bố mẹ đẻ
- Bố mẹ vợ
- Vợ, con
MLXH
nhóm
SQCU
MLXH tác động đến
việc hình thành, phát
huy phẩm chất con
người xã hội của
SQCU
MLXH tác động đến
thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của SQCU
6
6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận
+ Học thuyết Mác - Lênin về quân đội vô sản.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
cán bộ, sĩ quan trong quân đội.
+ Lý thuyết xã hội học về mạng lưới xã hội và vốn xã hội; lý
thuyết tổ chức xã hội được vận dụng cho việc xem xét, đánh giá thực
trạng mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy trong Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay.
+ Các văn bản pháp luật Nhà nước, của Bộ Quốc phòng về cán bộ, sĩ
quan quân đội; điều lệnh, điều lệ, biểu biên chế của quân đội.
- Cơ sở thực tiễn
+ Thực tiễn tổ chức thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà
nước về xây dựng quân đội trong tình hình mới.
+ Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng nhóm sĩ quan cấp úy từ năm
2011 đến 2016.
+ Các báo cáo tổng kết, đánh giá, phân loại sĩ quan cấp úy của các đơn vị
khảo sát từ năm 2011 đến 2016.
+ Đặc điểm tình hình về đơn vị nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về sĩ
quan, sĩ quan cấp úy trong quân đội.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu như: Phân tích và tổng hợp; thống kê, so sánh; lôgíc, lịch sử
Phương pháp cụ thể:
6.2.1. Phân tích tài liệu có sẵn
+ Thu thập tài liệu, số liệu về nhóm sĩ quan cấp úy trong quân đội,
nhóm sĩ quan cấp úy Đoàn B01.
7
+ Sưu tìm, phân tích Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ
VIII, IX, X; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các khóa của Đoàn B01; Các
báo cáo, thống kê về sĩ quan cấp úy; Công trình nghiên cứu khoa học,
bài viết về mạng lưới xã hội, mạng lưới xã hội của các nhóm xã hội, về
sĩ quan cấp úy.
+ Tham khảo và kế thừa hai công trình nghiên cứu trực tiếp về
nhóm sĩ quan cấp úy: "Quản lý các quan hệ xã hội của quân nhân ở đơn
vị cơ sở trong tình hình mới" [56], đây là cuốn sách được biên soạn năm
2015 dựa trên kết quả nghiên cứu đề tàì cấp Bộ Quốc phòng và được tiến
hành khảo sát trong toàn quân, và "Cơ cấu xã hội của nhóm sĩ quan cấp
úy Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới" [31], đề tài khoa học
mà tác giả luận án là thành viên; đây là công trình được nghiên cứu khảo
sát ở ba đơn vị đại diện cho toàn quân ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam;
công trình được in thành sách năm 2016.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến với sĩ quan cấp úy.
- Tổng thể điều tra: Đoàn B01 có ba trung đoàn. Do tính chất của tổ
chức quân sự, các trung đoàn thuộc Đoàn B01 có tính chất xã hội tương đồng
về biên chế, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.
- Mẫu điều tra: Trong ba trung đoàn của Đoàn B01, bốc thăm ngẫu
nhiên một trung đoàn để tiến hành điều tra toàn bộ số sĩ quan cấp úy của
trung đoàn. Hai trung đoàn còn lại, bốc thăm ngẫu nhiên ở mỗi trung đoàn
một tiểu đoàn để điều tra toàn bộ sĩ quan cấp úy của tiểu đoàn đó. Tổng số
mẫu điều tra bằng phiếu: 232 người (Số sĩ quan cấp úy có mặt tại đơn vị
vào thời điểm điều tra).
- Về cơ cấu mẫu điều tra:
8
Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra sĩ quan cấp úy
STT Cơ cấu mẫu điều tra sĩ quan cấp úy SL %
1 Cấp bậc quân hàm Thiếu úy 46 19,8
Trung úy 73 31,5
Thượng úy 83 35,8
Đại úy 30 12,9
2 Chức vụ Cán bộ trung đội 88 37,9
Cán bộ đại đội 102 44,0
Cán bộ tiểu đoàn 22 9,5
Trợ lý tiểu đoàn, trung đoàn 20 8,6
3 Loại hình cán bộ (chuyên
môn, nghiêp vụ)
Cán bộ chính trị 91 39,2
Cán bộ quân sự 121 52,2
Cán bộ hậu cần - kỹ thuật 20 8,6
4 Trình độ đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ
Sơ cấp 29 12,5
Trung cấp 25 10,8
Cao đẳng 15 6,5
Đại học 163 70,3
5 Tuổi đời Dưới 25 tuổi 49 21,1
Từ 26 đến 30 tuổi 77 33,2
Từ 31 đến 35 tuổi 73 31,5
Trên 36 tuổi 33 14,2
6 Tuổi quân (trải nghiệm
thực tiễn)
Dưới 5 năm 46 19,8
6 năm đến 10 năm 65 28,0
11 năm đến 15 năm 89 38,4
Trên 16 năm 32 13,8
7 Tình trạng hôn nhân Đã có gia đình 168 72,4
Chưa có gia đình 64 27,6
8 Thành phần dân tộc Dân tộc Kinh 220 94,8
Dân tộc khác 12 5,2
Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án, tháng 8 năm 2016.
9
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Phỏng vấn sâu sĩ quan cấp tá và cấp úy của các đơn vị đã chọn điều
tra. Số lượng 30 người.
+ Tọa đàm với một nhóm sĩ quan cấp úy và một nhóm sĩ quan cấp tá;
mỗi nhóm 10 người.
6.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Số liệu của cuộc điều tra được phân tích, xử lý bằng chương trình SPSS
16.0 trên máy vi tính và được phân tích tần suất, tương quan so sánh về cấp
bậc, chức vụ, loại hình cán bộ, tuổi quân, tình trạng hôn nhân, nơi sinh, xuất
thân nghề nghiệp gia đình.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần bổ sung, hoàn thiện về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành Xã hội học nói chung, Xã hội học quân sự nói riêng về mạng lưới
xã hội của nhóm sĩ quan cấp úy trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định tính đúng đắn và phù hợp
của lý luận trong các chủ trương, quốc sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng
quân đội; về đào tạo, giáo dục, rèn luyện nhóm sĩ quan.
- Luận án gợi mở ra hướng nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu hơn (có thể
nâng cấp thành đề tài ngành cấp Tổng cục Chính trị và đề tài cấp Bộ Quốc
phòng) cho cùng chủ đề này, nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của nhóm sĩ
quan cấp úy trong quân đội, bảo đảm cho người sĩ quan cấp úy hoàn thành
xuất sắc mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
về công tác giáo dục nói chung trong các nhà trường quân đội, công tác xây
dựng môi trường văn hoá nói riêng của quân đội.
- Cung cấp cơ sở khoa học - thực tiễn cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp, nhất
là các đơn vị cơ sở trong việc tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh, xây dựng
10
được các mạng lưới đúng đắn trong và ngoài quân đội của người sĩ quan cấp úy;
bên cạnh đó giúp cho quá trình quản lý và xây dựng đơn vị hiệu quả, làm tiền đề
cho các cá nhân và đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Các khuyến nghị mà luận án đưa ra có thể được vận dụng một cách
khoa học, hiệu quả cho các đơn vị có những điều kiện tương đồng trong
toàn quân hiện nay.
8. Đóng góp của đề tài luận án
- Luận án làm sáng tỏ về tính chất mạng lưới xã hội của nhóm sĩ quan cấp
úy trước những biến đổi, tác động của tình hình đất nước, khu vực và trên thế
giới, cũng như chức năng, nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn mới hiện nay.
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu và giảng dạy ở
các nhà trường quân đội; là cơ sở cho các đơn vị trong quản lý và phát huy mạng
lưới xã hội nhóm sĩ quan cấp úy ở đơn vị hiện nay, trên cơ sở đó góp phần xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, làm tiền đề cho sĩ quan cấp úy và đơn vị hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
9. Kết cấu đề tài luận án
Ngoài phần mở đầu, kế