Luận án Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía bắc hiện nay

Mặt trận Lào xây dựng đất nước (XDĐN) được thành lập ngày 13/8/1950, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Mặt trận là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị ở nước CHDCND Lào. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Mặt trận Lào XDĐN đã phát huy tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tập hợp ý chí nguyện vọng của nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Phía Bắc của nước CHDCND Lào là một vùng núi và cao nguyên rộng lớn gồm có 8 tỉnh: Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Luông Pha Bang, U Đôm Xay, Luông Nặm Tha, Xay Nha Bu Ly, Bo Kẹo và Phổng Xa Ly. Khu vực Bắc Lào có đường biên giới giáp với 4 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Việt Nam và Thái Lan. Như vậy đây là vùng tiếp giáp nhiều nhất với các quốc gia láng giềng (Trung Lào chỉ có 2 quốc gia, Hạ Lào chỉ có 3 quốc gia). Trong khu vực các tỉnh này đều là miền núi, trung du với 27 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết hài hòa trong cuộc sống, lao động sản xuất và trong chiến đấu chống kẻ thù chung. Qua hơn 35 năm đổi mới, Mặt trận Lào XDĐN tổ chức triển khai các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về thực hiện CSDT trên phạm vi cả nước nói chung và thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc của nước CHDCND Lào nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.

pdf196 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía bắc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHETSAMONE DUANGPASERT MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2022 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHETSAMONE DUANGPASERT MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 9 22 90 08 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN AN NINH 2. TS. ĐẬU TUẤN NAM HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phetsamone Duangpasert MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 7 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Giá trị của những công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 34 Chương 2: MẶT TRẬN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 39 2.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến luận án 39 2.2. Khái quát về Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc 52 2.3. Kinh nghiệm của Mặt trận một số nước trong thực hiện chính sách dân tộc và bài học cho Mặt trận Lào xây dựng đất nước 83 Chương 3: MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 92 3.1. Khái quát về các tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 92 3.2. Thực trạng Mặt trận tham gia thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh Bắc Lào 103 3.3. Vấn đề đặt ra từ thực trạng Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay 140 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC LÀO HIỆN NAY 146 4.1. Phương hướng nâng cao vai trò của Mặt trận trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay 146 4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Mặt trận trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc Lào hiện nay 149 KẾT LUẬN 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 188 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNXH Chủ nghĩa xã hội CSDT Chính sách dân tộc NDCM Nhân dân cách mạng XDĐN Xây dựng đất nước DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 3.1: Tình hình dân số các tỉnh phía Bắc nước Lào năm 2018 93 Biểu đồ 3.1: Tổng số lượng nhân dân các dân tộc trong 8 tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 94 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các dân tộc ở 8 tỉnh Bắc Lào (Tính đến cuối năm 2020 từ 8 tỉnh, 63 huyện) 101 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng. Thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) nhằm góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị; tăng cường an ninh, quốc phòng ở các vùng dân tộc, nhất là vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, thực hiện chính sách dân tộc còn góp phần giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách sự nghiệp cách mạng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào. Đó chính là vai trò to lớn, không thể phủ nhận của việc thực hiện CSDT đối với nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng NDCM Lào (năm 2021) có chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm ổn định chính trị vững chắc, triển khai đường lối đổi mới đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chất lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Khi xác định tầm nhìn và định hướng phát triển trong 5 năm (2021 - 2026), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào xác định: Cần phải tăng cường công tác mặt trận và công tác quần chúng của Đảng, đáp ứng việc triển khai đường lối của Đảng về xây dựng khối đoàn kết, thống nhất toàn dân; thực hiện tốt CSDT nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Điều đó chứng tỏ, Đảng NDCM Lào luôn chú trọng đến việc phát huy vai trò của mặt trận các cấp trong giữ gìn khối đoàn kết dân tộc nói chung và thực hiện CNDT nói riêng. Đó là định hướng quan trọng của Đảng NDCM Lào cho công tác mặt trận với sự phát triển đất nước nói chung và trong thực hiện CSDT nói riêng. 2 Mặt trận Lào xây dựng đất nước (XDĐN) được thành lập ngày 13/8/1950, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Mặt trận là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị ở nước CHDCND Lào. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Mặt trận Lào XDĐN đã phát huy tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tập hợp ý chí nguyện vọng của nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Phía Bắc của nước CHDCND Lào là một vùng núi và cao nguyên rộng lớn gồm có 8 tỉnh: Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Luông Pha Bang, U Đôm Xay, Luông Nặm Tha, Xay Nha Bu Ly, Bo Kẹo và Phổng Xa Ly. Khu vực Bắc Lào có đường biên giới giáp với 4 quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Việt Nam và Thái Lan. Như vậy đây là vùng tiếp giáp nhiều nhất với các quốc gia láng giềng (Trung Lào chỉ có 2 quốc gia, Hạ Lào chỉ có 3 quốc gia). Trong khu vực các tỉnh này đều là miền núi, trung du với 27 dân tộc anh em cùng sinh sống. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết hài hòa trong cuộc sống, lao động sản xuất và trong chiến đấu chống kẻ thù chung. Qua hơn 35 năm đổi mới, Mặt trận Lào XDĐN tổ chức triển khai các nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về thực hiện CSDT trên phạm vi cả nước nói chung và thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc của nước CHDCND Lào nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện CSDT ở các tỉnh phía Bắc Lào thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập: Điển hình là các tình trạng: việc phối hợp thực hiện CSDT giữa Mặt trận với chính quyền và các tổ chức thành viên chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, đồng bộ; Công tác tuyên truyền về CSDT còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn thậm chí hình thức; Hoạt động kiểm tra, giám sát đôi khi còn mang tính hình thức, hiệu quả còn thấp; hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận với xây dựng 3 chính sách và thực hiện CSDT còn hình thức, thiếu cơ chế hợp lý nên kết quả đạt được chưa tương xứng với vai trò của Mặt trận; nhân sự cho Mặt trận chưa được ưu tiên Hiện nay, bức tranh tổng thể trong thực hiện CSDT ở các tỉnh khu vực Bắc Lào nhìn chung vẫn là sự chênh lệch về trình độ phát triển nhiều mặt giữa các dân tộc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm với tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng một ở số nơi còn yếu kém, điều kiện sinh hoạt và đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn.... Một số hộ dân còn thiếu ý chí tự lực vươn lên và vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại của sự giúp đỡ của Đảng - Nhà nước và xã hội. Những vấn đề đó đều có thể có liên quan đến công tác Mặt trận tham gia thực hiện CSDT... Trình độ, năng lực của cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ Mặt trận ở cơ sở còn hạn chế nên chưa khai thác được mọi tiềm năng để giúp nhân dân ở các vùng các dân tộc. Đội ngũ cán bộ Mặt trận cấp cơ sở còn thiếu về số lượng và hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, phần lớn là cán bộ trẻ năng lực tiếp cận đồng bào các dân tộc còn hạn chế, một số có biểu hiện quan liêu, xa dân. Trong khi đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách lợi dụng khó khăn về kinh kế - xã hội và sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc để thực hiện các mưu đồ chống phá, kích động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định trật tự xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể về thực tiễn thực hiện vai trò của Mặt trận XDĐN trong thực hiện CSDT ở các tỉnh phía Bắc nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để phát huy có hiệu quả vai trò của Mặt trận XDĐN trong thực hiện CSDT, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc và xây dựng một nước Lào ngày càng phồn vinh, thịnh vượng. 4 Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong thực hiện CSDT; luận án phân tích thực trạng vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong thực hiện CSDT ở các tỉnh Bắc Lào, chỉ ra nguyên nhân, những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó; từ đó đưa ra những yêu cầu, giải pháp phát huy vai trò Mặt trận Lào XDĐN các tỉnh Bắc Lào trong thực hiện CSDT trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đánh giá kết quả những công trình được lựa chọn tổng quan đã đạt được; từ đó chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm. Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong thực hiện CSDT. Thứ ba, phân tích thực trạng vai trò của Mặt trận XDĐN trong thực hiện chính sách dân tộc ở Bắc Lào với thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra hiện nay. Thứ tư, đưa ra yêu cầu, giải pháp để nâng cao vai trò của Mặt trận XDĐN trong thực hiện CSDT ở các tỉnh Bắc Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong khi tham gia cùng hệ thống chính trị thực hiện CSDT ở Bắc Lào. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò của Mặt trận ở các tỉnh phía Bắc trong thực hiện chính sách dân tộc, chủ yếu là trên 4 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. - Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trên phạm vi 8 tỉnh phía Bắc của Lào hiện nay. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Mặt trận tham gia thực hiện chính sách dân tộc trong 35 năm đổi mới đến nay và tầm nhìn tới 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Caysỏn Phômvihản và chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng - Nhà nước Lào và Mặt trận Lào xây dựng đất nước về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. - Đề tài dựa trên các nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa...Đồng thời sử dụng một phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội học khác và phương pháp so sánh phân tích số liệu 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần cung cấp, những căn cứ lý luận về Mặt trận Lào xây dựng đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay và đề xuất những quan điểm của Đảng và Nhà nước cho Đảng bộ tỉnh, chính 6 quyền các cấp trong việc hoạch định, chính sách cụ thể trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội. - Luận án sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở một số trường đại học và các hệ đào tạo, bồi dưỡng ở các trường chính trị - hành chính của Lào và những vấn đề có liên quan đến Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay nhằm có được đội ngũ cán bộ Mặt trận có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có tinh thần hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân. 6. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần khái quát tổng hợp và làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng NDCM Lào và Mặt trận Lào XDĐN về dân tộc, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. - Góp phần làm rõ thực trạng Mặt trận Lào XDĐN trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay, từ khi những năm đổi mới đến nay trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. - Đưa ra yêu cầu và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả Mặt trận Lào XDĐN trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh phía Bắc hiện nay. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu trong nước Dựa vào nội dung của luận án, nghiên cứu sinh lựa chọn tổng quan những công trình nghiên cứu trong nước theo các nhóm vấn đề sau: 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về Mặt trận Lào xây dựng đất nước Mặt trận Lào xây dựng đất nước có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp khối đại đoàn kết các dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng... Vì vậy, vấn đề này nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: Thứ nhất, những cuốn sách bàn đến Mặt trận Lào xây dựng đất nước. Cuốn sách Truyền thống và vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong thời kỳ mới [141] đã trình bày về lịch sử, chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò hoạt động của Mặt trận Lào XDĐN. Vai trò đó được thể hiện từ khắp các tỉnh, thành phố đến các cơ sở địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cuốn sách cũng chỉ rõ hoạt động của cán bộ Mặt trận lại còn gặp nhiều khó khăn về chủ trương, phương tiện và kinh phí. Các cán bộ Mặt trận ở các cấp, nhất là cấp địa phương còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mặt trận là một thành viên chiến lược của hệ thống chính trị, nhưng hiện nay sự hoạt động về thực tế vẫn đang còn nhiều hạn chế. Cuốn sách này đã cho thấy vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận và quá trình hoạt động của tổ chức này. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng của luận án về truyền thống lịch sử và vai trò của Mặt trận Lào XDĐN. Cuốn sách Giáo trình tập huấn cán bộ cấp bản Mặt trận Lào XDĐN về việc tập hợp các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, của Ban Tuyên huấn Trung 8 ương Đảng NDCM Lào [100]. Công trình khoa học này đã trình bày yêu cầu đối với Mặt trận trong việc tập hợp các dân tộc phát triển kinh tế là phải tập hợp được mọi lực lượng xã hội vào trong một tổ chức sản xuất nhất định. Trong đó, Mặt trận đã có nhiều kinh nghiệm thành tích rất lớn trong việc huy động và tập hợp các lực lượng xã hội vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận trực tiếp tham gia củng cố chính quyền nhân dân, cùng với Đảng và Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, vận động các tổ chức thực hiện nghiêm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước và đại biểu dân cử. Cuốn sách đã cung cấp cho nghiên cứu sinh cái nhìn bao quát về vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong việc huy động, tập hợp các dân tộc tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cuốn sách Mặt trận Lào XDĐN trong sự nghiệp cách mạng dân chủ, bảo vệ và xây dựng đất nước của Khăm Tay Xỉ Phăn Đon [132] đã nhấn mạnh Mặt trận là một tổ chức quan trọng trong công tác vận động các dân tộc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì Mặt trận là một tổ chức trong hệ thống chính trị nên có nhiệm vụ nâng cao tinh thần và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, Mặt trận phải không ngừng chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ Lào, nhất là những người có uy tín đại diện cho các dân tộc. Mặt trận các cấp còn phải tìm hiểu, quan tâm đến cơm ăn, áo mặc, nhà ở, công ăn việc làm và việc học hành của các em theo các độ tuổi đi học để báo cáo cho cấp trên thường xuyên quan tâm giúp đỡ, làm cho đời sống của nhân dân các dân tộc ngày càng được hạnh phúc. Đây là một tài liệu rất quan trọng vì đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những tri thức cơ bản, quan trọng về sự hình thành, phát triển và vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong sự nghiệp cách mạng của nước CHDCND Lào. Thứ hai, những bài viết bàn đến Mặt trận Lào xây dựng đất nước. Bài viết “Mặt trận Lào XDĐN là một trong những tổ chức thực hiện chính sách dân tộc” trong cuốn sách “Lịch sử Đảng NDCM Lào”, của Ban Chỉ 9 đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng [99] đã trình bày nhiệm vụ của Mặt trận là phải tập hợp về tín ngưỡng tôn giáo và các dân tộc đã theo đạo. Là một phương thức thực thi quyền dân làm chủ. Mặt trận Lào XDĐN thông qua các tổ chức chính trị để nhân dân được phát huy vai trò của mình trong các hoạt động như tham gia bầu cử Quốc hội, xây dựng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, Mặt trận Lào XDĐN có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đời sống chính trị và văn hóa - xã hội của nhân dân các dân tộc. Đây là một bài viết có liên quan trực tiếp đến nội dung luận án, có giá trị tham khảo trong việc phân tích những khía cạnh thể hiện vai trò của Mặt trận Lào XDĐN trong tham gia thực hiện CSDT. Bài phát biểu tại Hội nghị Ủy viên TW Mặt trận Lào xây dựng đất nước lần thứ IV, Khóa IX tại tỉnh Hủa Phăn, của Bun Nhăng Vo La Chít [105] đã nhấn mạnh: Mặt trận là một tổ chức mang tính rộng rãi, đa dạng bao gồm các dân tộc, tôn giáo với nhiều phong tục tập quán, nhiều tầng lớp xã hội, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, giai cấp để xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau. Hoạt động của Mặt trận các cấp cần tham gia góp phần giải quyết mọi vấn đề xảy ra ở các vùng dân tộc ở nông thôn. Công tác Mặt trận phải thực hiện theo nhiệm vụ chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước, triển khai cho nhân dân các bộ tộc hiểu biết rõ hơn về các vấn đề đang tác động đến đời sống và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Mặt trận Lào XDĐN các cấp luôn phải cố gắng tích cực phấn đấu củng cố đoàn kết toàn thể quần chúng nhân dân, vận động, thuyết phục, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu vùng xa thực hiện xóa đói giảm nghèo, tiến hành xây dựng nông thôn mới... Mặt trận cần tham gia vào phát triển tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc Lào anh em với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Bài tham luận tại Đại hội đại biểu lần thứ VII của Mặt trận Lào XDĐN về “Trách nhiệm của Mặt trận Lào xây dựng đất nước" của đồng chí Xỉ Xa Vạt Kẹo Bun Phăn [169] đã nêu rõ về trách nhiệm của Mặt trận, trước tiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mat_tran_lao_xay_dung_dat_nuoc_trong_thuc_hien_chinh.pdf
  • pdfCv Phetsamone Duangpasert.pdf
  • pdfTrang thong tin (T.Anh).pdf
  • pdfTrang thong tin (T.Viet).pdf
  • pdfTT _ PHETSAMONE DUANGPASERT _in 8.12.2022.pdf