Luận án Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam

Trong suốt 30 năm đổi mới ở nước ta, doanh nghiệp có vốn nhà nước (DNCVNN) vẫn duy trì được vai trò quan trọng, đồng thời từng bước đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng là, cho đến nay DNCVNN là lực lượng hỗ trợ Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp lớn vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm và thu ngân sách lớn cho nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai Bên cạnh những thành tựu nêu trên, có thể thấy, so với những nguồn lực nắm giữ, DNCVNN chưa thực hiện đầy đủ vai trò mà Nhà nước kỳ vọng. Những hạn chế rõ thấy nhất là một số DNCVNN có tiến độ thực hiện chủ trương, giải pháp cơ cấu lại DNCVNN của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội còn chậm, việc sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ vốn được cổ phần hoá thấp; quản trị doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, đầu tư của DNCVNN kém hiệu quả, Kết cục là, nhiều DNCVNN năng lực cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCVNN bị giảm sút, thất thoát, tham nhũng, lãng phí làm giảm uy tín sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và xói mòn lòng tin của nhân dân. Nếu DNCVNN không khắc phục được các yếu kém này, thì với việc nắm giữ 33% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp gần 30% GDP, DNCVNN sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.

pdf178 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG TRƯỜNG GIANG MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 62 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐINH THỊ NGA 2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TOÀN HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Hoàng Trường Giang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 11 1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước ................................................ 11 1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước ................................. 19 1.3 Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án ...................... 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ............................................................................................................... 24 2.1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn nhà nước ........................................... 24 2.2. Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ............ 29 2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ...................................................................................... 54 2.4. Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam .................................................. 55 Chương 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ................................................... 76 3.1. Thực trạng doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam ............................................... 76 3.2 Thực trạng mô hình chủ sở hữu có vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1995-2020 .......................................................................................................... 92 3.3. Đánh giá khái quát mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1995-2020 .................................................................... 109 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ........................................................................................................................ 120 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ................................................................. 120 4.2. Định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam ....................................................................................................... 122 4.3. Quan điểm và nhiệm vụ hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam đến 2030.......................... 129 4.4. Giải pháp và lộ trình hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp cố vốn nhà nước ở Việt Nam đến 2030.......................... 132 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 153 DANH MỤC ..................................................................................................................... 156 CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................................................. 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 158 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DN oanh nghiệp DNCVNN Doanh nghiệp có vốn nhà nước DNNN Doanh nghiệp nhà nước DATC Công ty mua bán nợ Việt Nam NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QLNN Quản lý Nhà nước SASAC Uỷ ban Quản lý và giám sát tài sản nhà nước các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. SCIC Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước TCT Tổng công ty nhà nước TĐ Tập đoàn kinh tế UBQLVNN Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nghiêp nghiệp nghiệp VAMC Công ty quản lý tài sản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp và quy mô đầu tư vốn nhà nước ở một số quốc gia giai đoạn năm 2010-2011 .................................................... 28 Bảng 2.2: Ưu điểm, nhược điểm mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ................................................................................................ 51 Bảng 2.3: Cơ quan chủ sở hữu theo mô hình tập trung .................................. 55 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp quy mô, cơ cấu, đóng góp ...................................... 81 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động của scic giai đoạn 2010 – 2020 ...................... 101 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Khung phân tích ................................................................................ 6 Hình 2.1: Sơ đồ các yếu tố cấu thành mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ........................................................................................... 32 Hình 2.2: Sơ đồ mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (SASAC – Trung Quốc) ............................................................................................ 58 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của bộ dnnn (Indonesia) .......................................... 60 Hình 2.5: Mô hình đầu tư và quản lý vốn đầu tư nhà nước tại DNCVNN (Pháp) ...................................................................................................... 63 Hình 2.6: Quản lý đầu tư vốn nhà nước của chính phủ MA-LAI-XI-A đối với các LCS ............................................................................................. 66 Hình 2.7: Mô hình giám sát của canada đối với vốn nhà nước đầu tư vào DNCVNN ................................................................................................ 68 Hình 2.8 : mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước ở một số nước Bắc Âu ............................................................................................ 70 Hình 3.2: Mô hình chủ sở hữu nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước ....... 94 Hình 3.3: Mô hình của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) ..................................................................................................... 99 Hình 3.4: Mô hình tổ chức bộ máy của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước ....... 104 Hình 4.1: Sơ đồ mô hình quỹ đầu tư quốc gia .............................................. 135 Hình 4.2: Sơ đồ mô hình tập đoàn đầu tư quốc gia ..................................... 138 Hình 4.3: Sơ đồ mô hình cơ quan quản lý nhà nước (ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) từ tháng 9/2018 đến nay .............................. 142 Hình 4.4: Sơ đồ mô hình cơ quan quản lý nhà nước (ủy ban) giai đoạn 1 ... 146 Hình 4.5: Đề xuất mô hình cơ quan chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2030 (giai đoạn 2) ............................ 148 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đồ thị về mức độ tăng tổng tài sản .............................................. 83 Biểu đồ 3.2: Đồ thị về mức độ tăng tổng tài sản 2012 - 2019 so với GDP ...... 84 Biểu đồ 3.3: Đồ thị về mức độ đóng góp vào gdp của DNCVNN từ 2012- 2019 ......................................................................................................... 84 Biểu đồ 3.4: Đồ thị về tỷ trọng dncvnn đóng góp vào NSNN từ 2012-2019 ................................................................................................................. 85 Biểu đồ 3.5: Đồ thị về tỷ trọng vốn chủ sở hữu của dncvnn so với GDP từ 2012-2019 ................................................................................................ 85 Biểu đồ 3.6: Đồ thị về tỷ trọng vốn đầu tư của dncvnn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2012-2019 ..................................................................... 86 Biểu đồ 3.7: Đồ thị về doanh thu DNCVNN từ 2012-2019 ............................. 86 Biểu đồ 3.8: Đồ thị về số lượng DNCVNN từ 2012-2019 ............................... 87 Biểu đồ 3.9: Đồ thị về lợi nhuận của dncvnn từ 2012-2019 ............................ 87 Biểu đồ 3.10: Đồ thị về nợ phải trả của DNCVNN so với GDP từ 2012-2019 ....... 88 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của luận án Trong suốt 30 năm đổi mới ở nước ta, doanh nghiệp có vốn nhà nước (DNCVNN) vẫn duy trì được vai trò quan trọng, đồng thời từng bước đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng là, cho đến nay DNCVNN là lực lượng hỗ trợ Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp lớn vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm và thu ngân sách lớn cho nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai Bên cạnh những thành tựu nêu trên, có thể thấy, so với những nguồn lực nắm giữ, DNCVNN chưa thực hiện đầy đủ vai trò mà Nhà nước kỳ vọng. Những hạn chế rõ thấy nhất là một số DNCVNN có tiến độ thực hiện chủ trương, giải pháp cơ cấu lại DNCVNN của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội còn chậm, việc sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ vốn được cổ phần hoá thấp; quản trị doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, đầu tư của DNCVNN kém hiệu quả, Kết cục là, nhiều DNCVNN năng lực cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCVNN bị giảm sút, thất thoát, tham nhũng, lãng phí làm giảm uy tín sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và xói mòn lòng tin của nhân dân. Nếu DNCVNN không khắc phục được các yếu kém này, thì với việc nắm giữ 33% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp gần 30% GDP, DNCVNN sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực tìm các biện pháp cơ cấu lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN. Tuy nhiên, 2 những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Đi sâu nghiên cứu, có thể thấy, nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém nêu trên còn chưa được khắc phục, nên tái cơ cấu DNCVNN không đạt mục tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân đó là mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các DNCVNN hiện nay còn chưa hoàn thiện, hoạt động chưa hiệu quả và chưa thực hiện tốt chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trên các mặt: Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN; trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, chủ sở hữu nhà nước phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các quy định về công tác tổ chức - cán bộ tại doanh nghiệp. Chức năng quản lý nhà nước về DNCVNN còn hạn chế nhất là thể chế quản lý DNCVNN chưa đủ sức kích thích doanh nghiệp bảo toàn và sử dụng vốn nhà nước hiệu quả; cơ chế giao quyền tự chủ và kiểm soát cho các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước còn nhiều cấp trung gian, không rõ ràng, thiếu phối hợp, đùn đẩy trách nhiệm, nhiệm vụ giữa các cơ quan chức năng đối với hậu quả hoạt động của DNCVNN Từ năm 2001, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên gần 20 năm sau, chủ trương này chưa thực hiện được hoàn toàn việc tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, mới cơ bản được thực hiện bằng việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào năm 2018, vẫn còn DNCVNN trực thuộc một số bộ ngành (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính) và địa phương (TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh); một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ đó là quyết tâm chính trị và lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong quản lý DNCVNN. Đến khi lựa chọn mô hình chủ sở hữu mới cơ bản tập trung thống nhất (mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập 3 năm 2018) thì hoạt động của mô hình này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cả chủ quan và khách quan như chậm chễ, lúng túng trong ra quyết định đầu tư, xây dựng chiến lược phát triển, thiếu nguồn nhân lực điều hành doanh nghiệp, tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn diễn ra chậm , nếu không có những điều chỉnh kịp thời mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN thì sự thất bại trong quản lý nhà nước đối với DNCVNN sẽ lại diễn ra. Bên cạnh đó, những vấn đề lý luận, luận cứ khoa học của mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN chưa được đề cập, nghiên cứu thấu đáo về mô hình được xác lập trên cơ sở khoa học nào; những nhân tố ảnh hưởng đến mô hình chủ sở hữu nhà nước; những kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học cho Việt Nam khi lựa chọn mô hình chủ sơ hữu nhà nước phù hợp với thực tiễn về quy mô, sứ mệnh của DNCVNN ở Việt Nam cho từng giai đoạn cụ thể. Bối cảnh nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở nước ta hiện nay để đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNCVNN và hiệu quả hoạt động của DNCVNN nhất là giai đoạn từ nay đến 2030, tạo sự đột phá trong cơ cấu lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đó là lý do luận án: “Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu trong luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện mô hình chủ 4 sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam từ nay đến 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án dự kiến phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích và hệ thống hóa, bổ sung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận về mô hình chủ sở hữu nhà nước; Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước của một số nước trên thế giới, làm rõ những mặt được và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của từng mô hình và rút ra bài học kinh nghiệm; Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua, rút ra những ưu điểm, hạn chế; Thứ tư, đề xuất quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam từ nay đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam. Tập trung vào cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN từ nay đến năm 2030 trên các nội dung: Mô hình tổ chức, thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước và cơ chế phối hợp, con người vận hành tổ chức bộ máy để thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiệu quả nhất. Về phạm vi doanh nghiệp có vốn nhà nước: Phần vốn nhà nước trong DNCVNN là rất khác nhau, đa dạng, từ 100% vốn nhà nước đến nhỏ 100% vốn. 5 Trong phạm vi của luận án sẽ tập trung nghiên cứu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có phần vốn nhà nước chi phối (trên 50% vốn nhà nước). Về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu chủ yếu là các cơ quan chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN hiện nay: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành và địa phương. Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện từ 1995 đến nay. Các giải pháp và khuyến nghị được đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2030. Về số liệu DNCVNN từ 2012 đến 2020. Quá trình nghiên cứu có đề cập và tham khảo tài liệu trước năm 2012 và sau năm 2020 để phục vụ cho công tác so sánh, đánh giá. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNCVNN, kết hợp với các tri thức hiện đại của khoa học quản lý và kinh tế học, có tính đến đặc thù của DNCVNN tại Việt Nam. Đồng thời kế thừa có phê phán những thành tựu khoa học đã đạt được trong các công trình khoa học đã công bố. Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng đặt trong mối quan hệ tác động qua lại nhau và thường xuyên vận động. Quá trình nghiên cứu luận án tiến hành dựa trên các luận điểm cơ bản khung lý thuyết về tổ chức bộ máy, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Quản lý nhà nước đối với DNCVNN tại Việt Nam sử dụng trong luận án được xây dựng trên nền tảng khoa học quản lý kinh tế. 6 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu luận án 4.2.1 Cách tiếp cận và khung phân tích Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đặt trong khung khổ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam. Hình 1.1. Khung phân tích 4.2.1 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu Số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được khai thác qua các kênh như: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các xuất bản phẩm đã có, các công trình khoa học đã được công bố, các báo cáo hàng năm về tình hình hoạt động DNCVNN Nghiên cứu lý luận về chủ sở hữu, tổ chức về mô hình tổ chức chủ sở hữu Khung lý thuyết về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN Các mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN Đề xuất giải pháp, kiến nghị Phân tích, đánh giá thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN tại VN Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN Bài học kinh nghiệm Đánh giá các mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN 7 của Bộ Tài chính, thông tin số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan có liên quan của Trung ương Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu về hoạt động DNCVNN, qua báo chí, qua internet, đài, truyền hình, các Đề án, tọa đàm, hội thảo khoa học liên quan đến luận án Tuy nhiên, nghiên cứu sinh sẽ xử lý, phân tích lại các số liệu thứ cấp cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mo_hinh_chu_so_huu_nha_nuoc_tai_doanh_nghiep_co_von.pdf
  • pdf80. TOM TAT LUAN AN TIEN SY - HOANG TRUONG GIANG - 28.3.2022 - VIET - NO pass - VU DAO TAO.pdf
  • pdfHoàng Trường Giang.pdf
Luận văn liên quan