Ở mỗi giai đoạn khác nhau của vòng đời, con người có thể phải đối mặt nguy cơ
tiềm ẩn của rất nhiều những hành vi rủi ro (HVRR) rất khác nhau. Hành vi rủi ro là
những hành vi có thể gây ảnh hưởng trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ thể chất,
tinh thần, các cơ hội cuộc sống hay các ảnh hưởng xã hội khác cho cá nhân, cộng
đồng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) vì các bằng
chứng từ nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy VTN là giai đoạn phải đối mặt
với nhiều rủi ro sức khoẻ và sự phát triển. Thực tế ở rất nhiều các quốc gia trên thế
giới, VTN đang gặp phải một cuộc khủng hoảng của thực trạng có nhiều hành vi rủi
ro. Thực trạng này đã đặt xã hội đứng trước các thách thức, gánh nặng và những bất
ổn về kinh tế, các vấn đề xã hội, đặt cá nhân vào những rủi ro, nguy cơ bệnh tật, chi
phí chữa trị và cả những nguy cơ tử vong từ những nguyên nhân hoàn toàn có thể
phòng tránh được.
Tại Việt Nam, VTN chiếm khoảng 30% dân số và họ là thế hệ kế cận, nguồn lực
lao động và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặt trong bối cảnh của sự hội nhập,
phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và sự biến đổi nhanh chóng của xã
hội, của thiết chế gia đình hiện nay, VTN Việt Nam có thể đã, đang và sẽ đối mặt với
nhiều hành vi rủi ro khác nhau. Các nghiên cứu VTN Việt Nam cho thấy VTN giai
đoạn cuối đang có xu hướng có các hành vi rủi ro ngày một phổ biến hơn. Vấn đề đặt
ra đối với riêng nhóm học sinh trung học phổ thông (THPT) - nhóm đối tượng dành
phần lớn thời gian sống, học tập và sinh hoạt trong môi trường gia đình và nhà
trường, chịu sự tác động và quản lý của gia đình và nhà trường, vậy họ có liên quan
đến các hành vi rủi ro không? Sống trong môi trường gia đình, nhà trường cũng các
mối quan hệ xã hội khác, vậy đặc điểm và mức độ gắn kết của học sinh với các môi
trường đó có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ có các hành vi rủi ro (HVRR) ở học
sinh? Thực tế, vấn đề này chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều cả ở góc độ lý luận
và thực tiễn tại Việt Nam, đặc biệt từ hướng nghiên cứu xã hội học.
Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra và từ nhu cầu nhận thức lý luận và thực tiễn
như đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội
và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông” với mục đích tiếp cận, phân
tích nhằm bổ sung thêm các hiểu biết về lý luận và thực tiễn từ hướng tiếp cận nghiên
cứu xã hội học đối với vấn đề nghiên cứu.
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông (khảo sát tại Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI
RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Khảo sát tại Hà Nội)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 03 01
Hà Nội - 2017
Luận án được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
2. PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc
Phản biện 1: .....................................................................
.....................................................................
Phản biện 2: .....................................................................
.....................................................................
Phản biện 3: .....................................................................
.....................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi......giờ......ngày......tháng.......na ̆m 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của vòng đời, con người có thể phải đối mặt nguy cơ
tiềm ẩn của rất nhiều những hành vi rủi ro (HVRR) rất khác nhau. Hành vi rủi ro là
những hành vi có thể gây ảnh hưởng trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ thể chất,
tinh thần, các cơ hội cuộc sống hay các ảnh hưởng xã hội khác cho cá nhân, cộng
đồng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) vì các bằng
chứng từ nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy VTN là giai đoạn phải đối mặt
với nhiều rủi ro sức khoẻ và sự phát triển. Thực tế ở rất nhiều các quốc gia trên thế
giới, VTN đang gặp phải một cuộc khủng hoảng của thực trạng có nhiều hành vi rủi
ro. Thực trạng này đã đặt xã hội đứng trước các thách thức, gánh nặng và những bất
ổn về kinh tế, các vấn đề xã hội, đặt cá nhân vào những rủi ro, nguy cơ bệnh tật, chi
phí chữa trị và cả những nguy cơ tử vong từ những nguyên nhân hoàn toàn có thể
phòng tránh được.
Tại Việt Nam, VTN chiếm khoảng 30% dân số và họ là thế hệ kế cận, nguồn lực
lao động và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặt trong bối cảnh của sự hội nhập,
phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và sự biến đổi nhanh chóng của xã
hội, của thiết chế gia đình hiện nay, VTN Việt Nam có thể đã, đang và sẽ đối mặt với
nhiều hành vi rủi ro khác nhau. Các nghiên cứu VTN Việt Nam cho thấy VTN giai
đoạn cuối đang có xu hướng có các hành vi rủi ro ngày một phổ biến hơn. Vấn đề đặt
ra đối với riêng nhóm học sinh trung học phổ thông (THPT) - nhóm đối tượng dành
phần lớn thời gian sống, học tập và sinh hoạt trong môi trường gia đình và nhà
trường, chịu sự tác động và quản lý của gia đình và nhà trường, vậy họ có liên quan
đến các hành vi rủi ro không? Sống trong môi trường gia đình, nhà trường cũng các
mối quan hệ xã hội khác, vậy đặc điểm và mức độ gắn kết của học sinh với các môi
trường đó có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ có các hành vi rủi ro (HVRR) ở học
sinh? Thực tế, vấn đề này chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều cả ở góc độ lý luận
và thực tiễn tại Việt Nam, đặc biệt từ hướng nghiên cứu xã hội học.
Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra và từ nhu cầu nhận thức lý luận và thực tiễn
như đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội
và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông” với mục đích tiếp cận, phân
tích nhằm bổ sung thêm các hiểu biết về lý luận và thực tiễn từ hướng tiếp cận nghiên
cứu xã hội học đối với vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu
2
- Tìm hiểu thực trạng hành vi rủi ro (HVRR) của học sinh THPT trên địa bàn Hà
Nội, cụ thể như: tần suất và mức độ phổ biến của từng HVRR, nhận diện nhóm học
sinh có nguy cơ có từng HVRR cụ thể cũng như có nguy cơ cao có nhiều HVRR.
- Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội của học sinh, trong đó chú
ý đến mối quan hệ gắn kết với gia đình, gắn kết với trường học, gắn kết với các hoạt
động xã hội, mạng xã hội và nguy cơ có các HVRR, từ đó xác định cụ thể các yếu tố
góp phần làm tăng nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ khả năng có các HVRR ở học
sinh THPT.
- Từ những số liệu thực tiễn, nghiên cứu hướng tới việc phát triển và làm giàu
thêm các lý thuyết, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của
học sinh THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về giải pháp thực
tiễn góp phần quản lý, giám sát có hiệu quả HVRR của học sinh THPT Hà Nội.
2.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh THPT: bao gồm nam và nữ học sinh
THPT tại các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội.
Ngoài ra nghiên cứu chọn bổ sung thêm 2 nhóm tham gia phỏng vấn sâu: Phụ
huynh học sinh và giáo viên, đại diện ban giám hiệu tại các trường THPT
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Các quận nội thành thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2015 – 2016.
3. Khung nghiên cứu, biến số nghiên cứu
3.1. Biến số
Biến số độc lập: Có 2 nhóm biến số độc lập:
- Các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh, cụ thể nghiên cứu giới hạn tìm
hiểu 3 nhóm gắn kết cơ bản đối với học sinh bậc THPT:
• Gắn kết gia đình
• Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè
• Gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội.
- Đặc điểm nhân khẩu học (NKH) cá nhân (giới tính, khối học, học lực), đặc
điểm kinh tế - xã hội gia đình và đặc điểm trường học
Biến số phụ thuộc: HVRR của học sinh THPT Hà Nội.
Nghiên cứu tìm hiểu 4 nhóm HVRR, bao gồm 18 HVRR cụ thể.
Các hành vi rủi ro của học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu ở 2 khía cạnh cụ thể:
- Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro.
- Tần suất, mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro cụ thể
3
3.2. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số
Hình dưới đây mô tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số
được phân tích cụ thể trong luận án.
Hình 1: Khung nghiên cứu
4.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
4.3.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hành vi rủi ro (HVRR) của học sinh THPT tại Hà Nội được biểu hiện cụ thể ở
tần suất, mức độ như thế nào? Học sinh THPT Hà Nội có đang đối mặt với nguy cơ
có nhiều HVRR không và những nhóm học sinh nào có nguy cơ cao có nhiều
HVRR?
- Mối quan hệ gắn kết xã hội trong gia đình, trường học, gắn kết với thầy cô, bạn
bè của học sinh hiện nay như thế nào? Học sinh có những mối quan hệ gắn kết xã hội
khác như gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội ở tần suất và mức độ như
thế nào?
- Các mối quan hệ gắn kết xã hội, cụ thể là gắn kết với gia đình, nhà trường, các
gắn kết xã hội khác với có mối quan hệ như thế nào với HVRR của học sinh THPT
tại Hà Nội? Những mối quan gắn kết xã hội nào hệ góp phần bảo vệ nguy cơ có các
4
HVRR của học sinh và những gắn kết xã hội nào góp phần làm tăng nguy cơ HVRR
ở học sinh?
4.3.2. Giả thuyết nghiên cứu:
- Những học sinh có mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, gắn kết
bền chặt với gia đình, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình thường
ít liên quan đến HVRR hơn so với những nhóm học sinh có mối quan hệ gắn kết lỏng
lẻo với gia đình.
- Học sinh có mối quan hệ gắn kết bền chặt với nhà trường, không cảm giác cô
đơn tách biệt tại trường học thường ít liên quan đến các hành vi gây bạo lực với bạn
bè và tự gây bạo lực với bản thân (có ý định tự tử, cố gắng tự tử) so với học sinh có
gắn kết lỏng lẻo hơn với trường học.
- Những học sinh sống trong gia đình có người thân có liên quan đến nhiều
HVRR, chơi với bạn bè có nhiều HVRR thường sẽ có nguy cơ có nhiều HVRR hơn
những những học sinh khác.
- Học sinh ít tham gia các hoạt động xã hội và dành quá nhiều thời gian trong
ngày sử dụng mạng xã hội có nguy cơ có nhiều HVRR hơn so với nhóm học sinh
không đi làm thêm và dành ít thời gian sử dụng mạng xã hội
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận chung nhất được vận dụng là phương pháp luận Macxit (chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp định lượng: điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi có sẵn: Nghiên cứu
sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua công cụ nghiên cứu là bảng hỏi
nhằm thu thập thông tin thông qua các câu hỏi được cụ thể hoá từ các biến số và chỉ
báo nghiên cứu. Số liệu thu được giúp nhà nghiên cứu phân tích tần suất, tương quan,
hồi quy đơn biến, đa biến nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội
trong gia đình, trường học và các hoạt động xã hội khác với nguy cơ có các HVRR
của học sinh. Mẫu nghiên cứu: 1333 học sinh.
- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu đối với học sinh chủ yếu tập trung vào ý
kiến của những học sinh có nhiều HVRR và giáo viên, lãnh đạo trường và phụ huynh
học sinh nhằm tìm hiểu về những chia sẻ, kinh nghiệm tạo dựng gắn kết với học sinh
và ý nghĩa của nó trong việc quản lý HVRR của học sinh.
5
Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn mẫu định lượng
Mẫu được chọn theo nhiều giai đoạn, với hơn 1300 học sinh từ 3 quận nội thành
Hà Nội, gồm Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Chọn mẫu định tính: phỏng vấn 15 học sinh THPT, 8 phụ huynh học sinh và
giáo viên, đại diện lãnh đạo các trường: 15 đại diện.
6. Đóng góp mới về khoa học:
Phát triển hướng tiếp cận nghiên cứu từ góc độ xã hội học, tìm hiểu các yếu tố xã
hội có mối quan hệ với nguy cơ có nhiều HVRR của học sinh THPT. Trong quá trình
phát triển khung nghiên cứu theo hướng nói trên, nghiên cứu cũng mở ra những khám
phá và đóng góp mới về các khía cạnh sau:
- Phát triển hướng nghiên cứu về gắn kết xã hội và vai trò, tác động của các mối
quan hệ gắn kết xã hội đến các cá nhân trong nhóm, cộng đồng. Đây là hướng tiếp
cận nghiên cứu còn ít được quan tâm tại Việt Nam, đặc biệt từ tiếp cận nghiên cứu xã
hội học.
- Vận dụng có kế thừa và phát triển khung phân tích về mối quan hệ giữa gắn kết
xã hội và hành vi con người trong xã hội, trong đó vấn đề được lựa chọn phân tích là
HVRR của học sinh THPT, một trong các vấn đề cần được ưu tiên quan tâm ở VTN.
Cụ thể:
+) Phát triển khái niệm gắn kết xã hội, trong đó đặc biệt là gắn kết gia đình và
gắn kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội và môi trường mạng xã hội
thông qua xây dựng các chỉ báo cụ thể của khái niệm gắn kết xã hội trong từng môi
trường xã hội trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quan điểm của các học giả đi trước.
+) Kế thừa và phát triển có chọn lọc lý thuyết gắn kết xã hội từ hướng nghiên
cứu xã hội học, từ đó xây dựng khung nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ giữa
gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT.
- Nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các hiểu biết về thực trạng gắn kết xã hội
và hành vi rủi ro của học sinh THPT cũng như mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và
hành vi rủi ro từ hướng tiếp cận xã hội học. Bằng chứng từ nghiên cứu sẽ góp phần
trả lời cho câu hỏi về gắn kết xã hội có vai trò hay mối quan hệ như thế nào đến các
thành viên trong nhóm, cộng đồng và xã hội nói chung? Những gắn kết xã hội nào
làm tăng những ảnh hưởng tích cực, bảo vệ nguy cơ có các HVRR và những gắn kết
xã hội nào là yếu tố làm tăng nguy cơ có các HVRR của đối tượng lựa chọn nghiên
cứu là học sinh THPT.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trang hành vi rủi ro
Luận án điểm luận các nghiên cứu đáng chú ý đã khai thác, phân thích thông tin
theo hướng nghiên cứu này, trong đó có đề cập đến các nghiên cứu được tiến hành từ
các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc và các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á
như Lào, Thái Lan cũng như các nghiên cứu đáng chú ý tại Việt Nam. Ở nội dung này,
một số đóng góp chính từ các nghiên cứu đã được đúc kết, tổng hợp như sau:
- Các nghiên cứu góp phần chọn lọc danh sách các HVRR cần quan tâm đối với lứa
tuổi VTN nói chung và đối với riêng nhóm học sinh THPT. Đồng thời xác định cách
thức đánh giá mức độ nguy cơ của các HVRR: trong đó không chỉ chú ý đến thực trạng
cũng như thời điểm bắt đầu, tần suất, mức độ của hành vi.
- Học sinh THPT là một trong những nhóm có nguy cơ cao đối với các HVRR và
được quan tâm chú ý nghiên cứu ở nhiều quốc gia: bằng chứng nghiên cứu từ các quốc
gia cho thấy đây là nhóm có nguy cơ cao đối với các HVRR, thậm chí một số quốc gia
đã xây dựng các chương trình giám sát định kỳ về nguy cơ các HVRR của học sinh
THPT. Tuy nhiên đây là vấn đề chưa có nhiều các nghiên cứu phổ biến và có quy mô tại
Việt Nam, đặc biệt đối với học sinh THPT.
- Thực trạng có nhiều HVRR ở học sinh THPT tóm lược tại một số quốc gia.
1.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
1.2.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
Ở hướng nghiên cứu này, gắn kết xã hội chủ yếu được thao tác ở cấp độ đơn giản
như có hay không có tồn tại mối quan hệ gắn kết xã hội và mối quan hệ của nó với các
HVRR của học sinh. Cụ thể như đối với gắn kết gia đình, một số các nghiên cứu đề cập
đến gắn kết ở dạng đơn giản như: tình trạng hôn nhân của bố & mẹ: sống chung hay ly
thân/ly hôn, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu hay ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân đối
với nguy cơ có HVRR của những đứa trẻ. Hoặc đối với gắn kết nhà trường, các nghiên
cứu dừng lại ở việc xem xét hiện có đi học hay đã bỏ học, có hay không gắn kết với
trường học và nguy cơ có các HVRR. Một số phát hiện chính từ hướng nghiên cứu này
cho thấy tình trạng của các mối quan hệ gắn kết gia đình, thể hiện như được sống trong
môi trường gia đình, tình trạng hôn nhân của bố mẹ, việc tiếp tục duy trì việc đi học,
mối quan hệ với trường học, bạn bè là yếu tố góp phần làm giảm nguy cơ các HVRR
của học sinh THPT hay VTN nói chung.
1.2.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu mức độ gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
Ở hướng nghiên cứu này, khái niệm gắn kết không đơn giản dừng lại ở việc xem
xét có tồn tại hay không tồn tại mối quan hệ gắn kết mà tập trung tìm hiểu các chỉ báo đa
7
chiều cạnh của khái niệm gắn kết. Hay nói cách khác, khái niệm "gắn kết" được xem
như một chỉ số tổng hợp của nhiều chỉ số thành phần thể hiện nội hàm của khái niệm,
hay cụ thể hơn là đánh giá mức độ gắn gắn kết bền chặt hay lỏng lẻo của VTN nói
chung và học sinh THPT nói riêng có mối quan hệ như thế nào với HVRR. Chỉ báo "gắn
kết" đã được các nghiên cứu đi trước đánh giá ở rất nhiều các chiều cạnh, trong đó một
số các chiều cạnh cơ bản được các nghiên cứu đề cập tới như:
- Xây dựng thang đo tính điểm nhằm đánh giá mức độ gắn kết
- Gắn kết không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ quan tâm, mà còn được thao
tác ở các chỉ báo về mức độ cảm nhận thuộc về mối quan hệ đó, mức độ giám sát, ngăn
cản đối với những HVRR từ phía gia đình và nhà trường.
- Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực từ gia đình, nhà trường, bạn bè đến HVRR của VNT
- được một số các nghiên cứu phân tích như là một chỉ báo về hệ quả của gắn kết học
sinh trong các môi trường gia đình và nhà trường.
Phát triển khái niệm và các chỉ báo “gắn kết” ở mức độ cụ thể nhất, có lẽ phải kể
đến tác giả Berkman và cộng sự. Đóng góp của bà và các cộng sự thể hiện ở chỗ: ông
không chỉ đơn thuần quan tâm đến đặc điểm gắn kết bền chặt hay lỏng lẻo, mà quan tâm
đến con đường, cơ chế, các đặc trưng gắn kết xã hội khác nhau tạo ra ảnh hưởng đến
hành vi sức khoẻ. Berkman và các cộng sự đã đưa ra 4 cơ chế, con đường cơ bản mà gắn
kết xã hội có thể ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ, ba gồm: (1) gắn kết tạo ra các hỗ trợ
xã hội; (2) gắn kết tạo ra các ảnh hưởng xã hội; (3): gắn kết tạo ra cơ hội tham gia, thắt
chặt mối quan hệ; (4) gắn kết tạo cơ hội tiếp cận nguồn lực và vật chất. Quan điểm của
tác giả Berkman và các cộng sự đã gợi mở cho luận án hướng nghiên cứu sâu hơn về
gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT, đặc biệt là thao tác khái niệm gắn kết gia
đình.
1.2.3. Hướng nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng từ gắn kết với người thân và bạn
bè đến nguy cơ có các hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông.
Có rất nhiều những lý thuyết xã hội học đã khái quát hoá ảnh hưởng của môi
trường sống đến HVRR của học sinh, ví dụ như lý thuyết học hỏi xã hội hay lý thuyết xã
hội hoá cũng có đề cập đến ảnh hưởng quan trọng của môi trường gia đình và nhà
trường đến các khuôn mẫu hành vi của học sinh, con em trong gia đình. Trong khung
nghiên cứu mối quan hệ giữa gắn cá nhân với mạng lưới xã hội, kết cấu xã hội, Berkman
và cộng sự cũng đã đề cập đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của mối quan hệ gắn kết xã hội,
trong đó có thể bao gồm cả ảnh hưởng tích cực và không tích cực từ những người có
mối quan hệ thân thiết. Các phát hiện từ hướng nghiên cứu này cho thấy rất rõ học sinh
sống trong môi trường gia đình có người thân có các HVRR, có nhiều bạn bè thân có
8
các HVRR có xu hướng có HVRR cao hơn những học sinh khác.
Phân tích tổng quan cho thấy trên thế giới cũng như Việt Nam thực trạng HVRR
của VTN nói chung và học sinh THPT nói riêng là vấn đề đáng đáng quan tâm, cần có
những nghiên cứu toàn diện hướng tới những giải pháp góp phần giúp thế hệ tương lai
của đất nước có một cuộc sống khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Gắn kết xã hội
Từ việc phân tích các quan điểm của một số các nhà nghiên cứu về các khái
niệm có liên quan (quan hệ xã hội, hội nhập xã hội, ràng buộc xã hội) và khái niệm
gắn kết xã hội theo quan điểm của Newcomb (1990), Hagerty và cộng sự (1993),
Timpone (1998), Lee và Robbins (2000), nghiên cứu tổng hợp một số nội hàm chính
của khái niệm gắn kết xã hội được vận dụng trong nghiên cứu như sau:
- Gắn kết xã hội không chỉ bao gồm cả gắn kết theo chiều rộng hay chỉ đề cập
đến mặt lượng, đến tần suất gắn kết mà khía cạnh quan trọng của gắn kết chính là
mối quan hệ theo chiều sâu, chất lượng của mối quan hệ.
- Gắn kết không phải đơn thuần thể hiện thông qua các mối quan hệ rời rạc mà
nó phải tạo cho chủ thể có được cảm giác được thuộc về môi trường đó, cá nhân được
tham gia chủ động vào hoạt động, được thừa nhận, có được cảm giác gắn bó chặt chẽ,
thân mật, được đồng hành cùng các thành viên khác trong môi trường gắn kết đó. Nó
liên quan cả đến khái niệm "được tính đến" (inclussion) và không bị loại trừ
(exclussion) trong nhóm, mạng lưới, cộng đồng.
- Bên cạnh đó, khi nhắc đến gắn kết xã hội thường đề cập đến các hệ quả cá nhân
có được từ sự gắn kết đó, trong đó có thể bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
- Một số hệ quả của việc không tạo dựng được các gắn kết xã hội bao gồm: sự
tách biệt xã hội, không có cảm giác thuộc về nơi nào (mất phương hướng) hay không
có mục đích sống. Đây có thể xem như chỉ báo về gắn kết hay không gắn kết.
2.1.2. Hành vi rủi ro
Các khái niệm như "rủi ro", "hành vi rủi ro", "hành vi rủi ro cho sức khoẻ", một
số điểm thống nhất đưa ra như sau: hành vi rủi ro là những hành vi mà chủ thể thực
hiện hoặc có liên quan ở một tần suất hay mức độ có nguy cơ ảnh hưởng đến bản
thân, gây ảnh hưởng đến bản thân như ảnh hưởng về sức khoẻ thể chất, tinh thần, sự
phát triển
9
Đối với đối tượng và học sinh THPT, luận án giới hạn nghiên cứu 4 nhóm
HVRR với 18 hành vi cụ thể: Hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút shisha, sử dụng ma
tuý, sử dụng thuốc/chất gây ảo giác. Các loại hành vi gây bạo lực cho bạn bè: bao lực
thể chất (đánh nhau), bạo lực tinh thần (bắt nạt, doạ nạt trực tiếp và bắt nạt, xúc
phạm, đe doạ (gián tiếp) trên mạng xã hội, tin nhắn). Hành vi tự gây bạo lực cho bản
thân: Tự gây thương tích cho bản thân, có ý định tự tử; cố gắng tự tử. Hành vi tham
gia giao thông không an toàn, bao gồm 7 hành vi cụ thể: không đội mũ bảo hiểm; lưu
thông trên xe chở quá số người quy định; phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ/đi sai làn
đường; vi