Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trên hành trình phát
triển từ sau đổi mới đến nay với những cải cách kinh tế quan trọng đƣợc khởi
xƣớng vào năm 1986 nhằm hƣớng tới nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết, nhờ
vậy mà Việt Nam đã chuyển đổi từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế
giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp và hƣớng tới quốc gia có
mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Để duy trì xu hƣớng tăng trƣởng
ấn tƣợng, đồng thời tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam phải giải quyết
những thách thức chính bao gồm chính sách và quản trị nhà nƣớc về kinh tế,
cơ sở hạ tầng và nhu cầu năng lƣợng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của khu
vực tƣ nhân và cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp bởi lẽ khả
năng hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những tác động
tích cực hay tiêu cực từ môi trƣờng kinh doanh mang lại. Môi trƣờng kinh
doanh thuận lợi về mặt trực tiếp sẽ tạo cơ hội và động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp đầu tƣ kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất, gia tăng lợi nhuận;
gián tiếp sẽ tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, là
động lực để nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế cũng nhƣ
nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia. Do đó, vấn đề cải thiện môi trƣờng kinh doanh
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế không
chỉ riêng Việt Nam mà là hầu hết các nƣớc trên thế giới.
173 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp vùng đông nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THÀNH LONG
MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THÀNH LONG
MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Lê Quang Thông
2. TS. Lƣơng Minh Huân
Hà Nội - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Thành Long
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI
TRƢỜNG KINH DOANH ....................................................................................... 9
1.1. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh ................................................. 9
1.2. Vai trò của nhà nƣớc trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh ............... 14
1.3. Thực tiễn cải thiện môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam thời gian qua ............. 18
1.4. Các yêu cầu về môi trƣờng kinh doanh trong hội nhập quốc tế .................. 21
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 23
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ......................... 24
2.1. Các lý thuyết về môi trƣờng kinh doanh và vai trò của môi trƣờng
kinh doanh trong phát triển kinh tế ...................................................................... 24
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ..................................... 24
2.1.2. Một số lý thuyết về môi trƣờng kinh doanh ........................................... 28
2.1.3. Lựa chọn mô hình lý thuyết nghiên cứu ................................................. 35
2.2. Các yếu tố cấu thành môi trƣờng kinh doanh ............................................... 36
2.2.1. An ninh - chính trị .................................................................................. 36
2.2.2. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................... 37
2.2.3. Thể chế pháp luật ................................................................................... 40
2.2.4. Bộ máy hành chính ................................................................................. 41
2.2.5. Nguồn nhân lực ...................................................................................... 42
2.2.6. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 42
2.3. Vai trò của môi trƣờng kinh doanh đến tình hình hoạt động của doanh
nghiệp ....................................................................................................................... 44
2.4. Hội nhập quốc tế và các cải cách của Việt Nam về môi trƣờng kinh
doanh trong hội nhập .............................................................................................. 51
2.4.1. Bối cảnh hội nhập ................................................................................... 51
2.4.2. Một số cải cách của Việt Nam về môi trƣờng kinh doanh cho doanh
nghiệp trong quá trình hội nhập ....................................................................... 54
iii
2.5. Bài học kinh nghiệm của một số nƣớc về cải thiện môi trƣờng kinh doanh ..... 62
2.5.1. Trung Quốc ............................................................................................. 62
2.5.2. Singapore ................................................................................................ 65
2.5.3. Malaysia ................................................................................................. 66
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH VÙNG ĐÔNG
NAM BỘ................................................................................................................... 70
3.1. Tổng quan vùng Đông Nam bộ ....................................................................... 70
3.1.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................... 70
3.1.2. Tình hình hoạt động các doanh nghiệp tƣ nhân vùng Đông Nam bộ
giai đoạn 2015-2019 ......................................................................................... 72
3.2. Thực trạng môi trường kinh doanh vùng Đông Nam bộ giai đoạn
2015-2019 ................................................................................................................. 81
3.2.1. An ninh - chính trị .................................................................................. 81
3.2.2. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................... 84
3.2.3. Thể chế pháp luật ................................................................................... 92
3.2.4. Bộ máy hành chính ................................................................................. 97
3.2.5. Nguồn nhân lực .................................................................................... 101
3.2.6. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 105
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho
doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ ....................................................................... 110
3.3.1. Thuận lợi............................................................................................... 110
3.3.2. Khó khăn .............................................................................................. 112
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 118
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƢỜNG KINH DOANH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2030 .............................................. 121
4.1. Định hƣớng phát triển môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ ........ 121
4.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và vùng Đông Nam bộ trong tình hình mới ........ 121
iv
4.1.2. Quan điểm và xu hƣớng cải thiện MTKD cho doanh nghiệp vùng
Đông Nam bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế ................................................ 123
4.1.3. Nhận thức vai trò của nhà nƣớc về cải thiện môi trƣờng kinh doanh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................................................................... 125
4.1.4. Định hƣớng phát triển môi trƣờng kinh doanh vùng Đông Nam bộ .......... 128
4.2. Các giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp
vùng Đông Nam bộ trong quá trình hội nhập quốc tế ....................................... 132
4.2.1. Giải pháp về đảm bảo an ninh – chính trị ............................................ 132
4.2.2. Giải pháp về pháp luật kinh doanh ....................................................... 133
4.2.3. Giải pháp về cải cách hành chính và chính sách hỗ trợ ....................... 135
4.2.4. Giải pháp về thuế và các khoản “phải chi” .......................................... 139
4.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ................................................................... 140
4.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 142
4.2.7. Giải pháp về chính sách hội nhập ......................................................... 144
4.2.8. Giải pháp liên kết vùng Đông Nam bộ ................................................. 146
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 152
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 156
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 161
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BR - VT Bà Rịa - Vũng Tàu
CPKCT Chi phí không chính thức
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐNB Đông Nam bộ
EVFTA
(European-Vietnam Free Trade Agreement): Hiệp
định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU
FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTA (Free Trade Agreement) Hiệp định thƣơng mại tự
do
GDP Tổng thu nhập quốc nội
HTPL Hệ thống pháp luật
KTTN Kinh tế tƣ nhân
MTKD Môi trƣờng kinh doanh
LA Luận án
PCI
Provincial Competitiveness Index
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TNCN Thu nhập cá nhân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
USAID
United States Agency For International
Development - USAID) là một cơ quan phát
triển quốc tế do chính phủ Liên bang Mỹ điều
hành.
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số doanh nghiệp khu vực tƣ nhân đang hoạt động ở vùng
ĐNB ...................................................................................................... 74
Bảng 3.2: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp khu vực tƣ
nhân vùng ĐNB (%) ............................................................................. 78
Bảng 3.3. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân
vùng ĐNB ............................................................................................. 79
Bảng 3.4: Thu nhập bình quân một tháng của ngƣời lao động trong khu
vực kinh tế tƣ nhân (nghìn đồng) .......................................................... 80
Bảng 3.5. Các quyết định/kế hoạch cải thiện môi trƣờng kinh doanh ở
các địa phƣơng vùng Đông Nam bộ ..................................................... 93
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình PCI .................................................................................... 29
Hình 2.2. Mô hình tiếp cận nghiên cứu MTKD của GEM ............................. 30
Hình 2.3. Mô hình Chẩn đoán tăng trƣởng HRV ............................................ 32
Hình 2.4. Mô hình phân tích PEST của Francis J. Aguilar ............................. 34
Hình 2.5. Cấu trúc môi trƣờng kinh doanh trong nghiên cứu ......................... 35
Hình 3.1.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng Đông Nam bộ so với cả nƣớc ..... 72
Hình 3.2: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành của doanh nghiệp khu vực tƣ
nhân của cả nƣớc và các tỉnh vùng Đông Nam bộ (nghìn tỷ đồng) ........... 74
Hình 3.3: Số doanh nghiệp khu vực tƣ nhân đăng ký thành lập mới của
cả nƣớc và vùng ĐNB ........................................................................... 75
Hình 3.4: Số doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân đang hoạt động phân
theo quy mô lao động (%) ..................................................................... 76
Hình 3.5. Số doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân đang hoạt động phân
theo quy mô vốn (%) ............................................................................. 77
Hình 3.6. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
phân theo loại hình doanh nghiệp vùng ĐNB (Nghìn tỷ đồng) ............ 78
Hình 3.7: Tổng thu nhập của lao động trong doanh nghiệp vùng ĐNB ......... 80
Hình 3.8. Xếp hạng những trở ngại hàng đầu về môi trƣờng kinh doanh
của doanh nghiệp của Việt Nam năm 2016 .......................................... 82
Hình 3.9.Tình hình an ninh trật tự tại tỉnh là Tốt (%) ..................................... 83
Hình 3.10. Vốn FDI đăng ký đầu tƣ vào các địa phƣơng vùng ĐNB năm 2019 ...... 83
Hình 3.11. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp (%) giai đoạn 2004 – 2020 ...... 87
Hình 3.12. Lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân đối với
các doanh nghiệp KTTN vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2008 – 2019 ...... 89
Hình 3.13. Các kênh tài chính doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ tiếp cận .... 91
viii
Hình 3.14.Tin tƣởng HTPL sẽ đảm bảo quyền tài sản/thực thi hợp đồng
của doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ (%) ........................................... 96
Hình 3.15. Hệ thống pháp luật (HTPL) có cơ chế giúp doanh nghiệp tố
cáo cán bộ nhũng nhiễu (%) .................................................................. 96
Hình 3.16. Đánh giá của DN tham gia điều tra về hệ thống pháp luật
trong kinh doanh ở vùng Đông Nam bộ ............................................... 97
Hình 3.17.Tính năng động của lãnh đạo các địa phƣơng vùng Đông Nam
bộ năm 2015 và 2019 ............................................................................ 98
Hình 3.18. Chi phí không chính thức các tỉnh vùng Đông Nam bộ giai
đoạn 2017-2019 ..................................................................................... 99
Hình 3.19. Các khoản CPKCT ở mức chấp nhận đƣợc (% Đồng ý) .............. 99
Hình 3.20. Chi phí thời gian của doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ năm
2015 và 2019 ....................................................................................... 101
Hình 3.21. Dân số trung bình vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2015-2019 ..... 102
Hình 3.22. Lao động vùng Đông Nam bộ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng
của doanh nghiệp (%) năm 2015 và 2019 ........................................... 102
Hình 3.23. Lao động chuyên môn kĩ thuật bậc cao vùng Đông Nam bộ
năm 2019 ............................................................................................. 104
Hình 3.24. Lao động đang làm việc phân chia theo vị thế việc làm ở
vùng Đông Nam bộ ............................................................................. 104
Hình 3.25: Lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở các tỉnh vùng ... 105
Đông Nam bộ năm 2020 ............................................................................... 105
Hình 3.26: Chỉ số đào tạo lao động trong PCI cấp tỉnh vùng Đông Nam
bộ năm 2020 ........................................................................................ 105
Hình 3.27. Dự báo tổng đầu tƣ cơ sở hạ tầng của vùng Đông Nam bộ giai
đoạn 2016- 2040. ................................................................................. 107
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trên hành trình phát
triển từ sau đổi mới đến nay với những cải cách kinh tế quan trọng đƣợc khởi
xƣớng vào năm 1986 nhằm hƣớng tới nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết, nhờ
vậy mà Việt Nam đã chuyển đổi từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế
giới thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp và hƣớng tới quốc gia có
mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035. Để duy trì xu hƣớng tăng trƣởng
ấn tƣợng, đồng thời tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam phải giải quyết
những thách thức chính bao gồm chính sách và quản trị nhà nƣớc về kinh tế,
cơ sở hạ tầng và nhu cầu năng lƣợng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của khu
vực tƣ nhân và cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp bởi lẽ khả
năng hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những tác động
tích cực hay tiêu cực từ môi trƣờng kinh doanh mang lại. Môi trƣờng kinh
doanh thuận lợi về mặt trực tiếp sẽ tạo cơ hội và động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp đầu tƣ kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất, gia tăng lợi nhuận;
gián tiếp sẽ tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, là
động lực để nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế cũng nhƣ
nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia. Do đó, vấn đề cải thiện môi trƣờng kinh doanh
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế không
chỉ riêng Việt Nam mà là hầu hết các nƣớc trên thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, cả nƣớc có 758.610 doanh
nghiệp đang hoạt động, tăng 6,14% so với năm 2019. Tuy nhiên, đà phá sản
của các doanh nghiệp trong thị trƣờng vẫn tiếp tục tăng đặc biệt là trong bối
cảnh dịch Covid-19 vẫn chƣa đƣợc kiểm soát tốt trên thế giới nhƣ hiện nay.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2020 có 34.300 doanh
nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 24.200 doanh nghiệp
ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ
2
tục giải thể và 30.600 doanh nghiệp không hoạt động, tất cả đều tăng cao so
với cuối năm 20191. Trong báo cáo đánh giá môi trƣờng kinh doanh 2020 của
WB, Việt Nam ở thứ hạng 70/190 quốc gia về chỉ số môi trƣờng kinh doanh
thuận lợi, Việt Nam đạt 69,8 điểm trên 100, cao hơn năm ngoái (68,36), nhƣng
lại tụt một bậc so với năm 2019. Qua đây có thể thấy rõ, cải thiện MTKD ở
Việt Nam là việc làm cần thiết và quan trọng hàng đầu trong ổn định nền kinh
tế vĩ mô và hội nhập kinh tế quốc tế. Xác định rõ vai trò quan trọng của việc
cải thiện kinh doanh đối với sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ đã có
những nỗ lực quan trọng cải cách môi trƣờng kinh doanh (MTKD) thông qua
Nghị quyết số 19/NQ-CP (NQ 19) của Chính phủ về cải thiện MTKD, nâng
cao năng lực cạnh tranh (NLCT) quốc gia đƣợc ban hành hằng năm kể từ năm
2014 đến 2018 và Nghị quyết 02 từ năm 2019 đến nay. Bên cạnh đó, Nghị
quyết số 35/NQ-CP (NQ 35) năm 2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020, để hƣớng đến mục tiêu đƣa MTKD của Việt Nam vào nhóm 4 quốc
gia hàng đầu khu vực ASEAN (ASEAN 4)2.
Vùng Đông Nam bộ (ĐNB) là khu vực kinh tế năng động với mức tăng
trƣởng cao so với cả nƣớc, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp,
thƣơng mại, dịch vụ, khoa học–kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lƣu
quốc tế, có lực lƣợng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công
nghiệp phát triển mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lƣu của các tỉnh
phía Nam với cả nƣớc và quốc tế, đƣợc gắn kết bởi đƣờng bộ, đƣờng biển,
đƣờng hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
Vùng cũng nhƣ mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế. Bên cạnh
đó, năm 2019, vùng Đông Nam bộ đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, với
quy mô GRDP chiếm khoảng 41,97% GDP toàn nền kinh tế, đóng góp gần
1
Trần Thủy (2020), 10 nghìn doanh nghiệp giải thể, hàng vạn doanh nghiệp gặp nguy cơ, Báo điện tử
Vietnamnet ngày 5/9/2020, truy cập ngày 25/01/2021
2
Đặng Thị Mai Hƣơng & Đặng Thị Lan (2019), Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, Tạp chí
Công Thƣơng, truy cập ngày 26/06/2019.
3
43,68% thu ngân sách quốc gia, thu nhập theo đầu ngƣời cao gấp 1,46 lần mức
bình quân cả nƣớc; tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng luôn cao hơn tốc độ
tăng trƣởng bình quân chung nền kinh tế3. Theo thống kê tại Sách trắng doanh
nghiệp Việt Nam 2020, vùng Đông Nam bộ có bình quân 17,4 doanh nghiệp
đang hoạt động trên 1000 dân, cao nhất trong 06 vùng kinh tế xã hội cả nƣớc4.
Từ nhận thức và hành động của chính phủ về cải thiện MTKD của Việt Nam
và vai trò quan trọng của sự phát triển doanh nghiệp ở vùng Đông Nam bộ,
vốn là trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc cho nên việc cải thiện MTKD vùng
ĐNB cần phải quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên hiện nay, có rất ít các nghiên cứu
về MTKD chỉ cho riêng vùng Đông Nam bộ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng
này, lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Môi trường kinh doanh cho doanh
nghiệp vùng Đông Nam bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là rất
cần thiết và có ý nghĩa lớn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là xác định đƣợc cá