Luận án Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của tổng công ty lương thực Miền Nam

1/ Lý do chọn đề tài Bột mì là ngành lương thựcquan trọng, sản phẩm bột mì được sử dụng để chế biến các loại thực phẩm ăn nhanh như mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt; các loại thực phẩm cao cấp như bánh hộp, bánh snack, bông lan; Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hình thành tác phong làmviệc công nghiệp đã làmtăng nhu cầu về thức ăn nhanh, bên cạnh đó mức sống xã hội được nâng cao làm cho nhu cầu về quà bánh trong các dịp lễ hội, tiệc tùng cũng tăng theo. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy hải sản đã mở ta một hướng nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới- bột mì dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi tôm- một thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất bột mì. Từ năm 1997 đến nay, vớichủ trương mở cửa nền kinh tế, đầu tư nước ngoài vào nước ta tăng nhanh bên cạnh việckhuyến khích đầutư trong nước, hàng loạt các nhà máy bộtmì ra đời vớinhiều hình thức đầu tư như 100% vốn nước ngoài, liên doanh, tư nhân đã tạo ra một môi trườngkinh doanh mới năng động hơn. Việc cấp giấp phép sản xuất bột mì không theo qui hoạch của một số cơ quan chức năng của Nhà nước ta đã làm cho tốc độ tăng cung về bột mì vượt quá xa tốc độ tăng của cầu về bột mì, chính vì thế cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị phần của gần30 nhà máy sản xuất bột mìlớn nhỏ trên cả nước nói chung, và của 3 nhà máy trong TCT Lươngthực Miền Nam nói riêng ngày càng diễn ra gay gắt hơn, khốc liệt hơn, làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh tế của toàn ngành. Trước đây TCT Lương thực Miền Nam đã từng là nhà sản xuất và cung ứng gần như độc quyền sảnphẩm bột mì trên phạm vitoàn quốc nhưng từ khi có cạnh tranh, thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền nam đã và đang bị đang mất dần, các đối thủ cạnh tranh ngày càng chiếm ưu thế. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, cần phải đánh giá lại mình tìm ra điểm mạnh, điểm yếu sovới đối thủ cạnh tranh, phải phân tích thị trường để tìm ra cơ hội hay mối đe dọađể từ đó có thể đưa ra các đối sách nhắm củng cố hay mở rộng thị trường tiêu thụ bột mì của mình, nếukhông ngành sản xuất bột mì của TCT Lương thực Miền Nam sẽ bị cácđối thủ cạnh tranh đánh bật ra khỏi cuộc chiến. Thế nhưng, hiện nay TCT Lương thực Miền Nam chưa thấy được nguy cơ bị đào thải ấy, chưa có một đối sách dài hạn nào nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của mình. Trước thực trạng đó, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trườngbột mì của TCT Lương thực Miền Nam” trên cơ sở phân tích các lợi thế cạnh tranh riêng có của 3 nhà máy bột mì trong TCT Lương thực Miền Nam về vốn, quimô sản xuất, kinh nghiệm, khả năng kỹ thuật, công nghệ, thương hiệu để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần củng cố và mở rộng thị trường bột bì cũng như góp phần giữ vững vị thế đầu ngành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bộtmì của TCT Lương thực Miền Nam. 2/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Giúp cho TCT Lương thực Miền Nam • Đánh giá rõ hơn về nội lực của mình. • Đánh giá rõ hơn về đối thủ cạnh tranh. • Thấy được những cơ hội cũng như những đe dọa từ môi trường bên ngoài công ty Trên cơ sở phân tích để đề ra mộtsố giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2010 3/ Đối tượng và giới hạn của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhà máy sản xuất bột mì của TCT Lương thực Miền Nam. Đây là một lĩnh vực khá rộng và liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, nên phạm vi nghiên cứu của đề tàichỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường bột mì mà cụ thểlà đi sâu phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh bột mì trên toàn quốc. 4/ Phương pháp nghiên cứu Để phân tích và làm rõ những nội dung của đề tài, luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp tổng hợpnhư thống kê- toán, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp hệ thống, so sánh, đối chiếu. 5/ Nội dung kết cấu của luận án Luận án gồm 60 trang, 16 bảng biểu, 2 sơ đồ, 11 phụ lục & đồ thị. Ngoài Phần Mở Đầu, Phần Kết Luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung kết cấu của luận án bao gồm 3 Chương. Chương 1: Tổng quan về thị trường và thị trường bột mì Việt Nam Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm củng cố & mở rộng thị trường bột mì của TCT Lương thực Miền Nam Nguồn số liệu được sử dụng trong luận án : qua số liệu thống kê ngành, qua điều tra thực tế tại một số doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh bột mì, các báo cáo, tổng hợp của các Nhà máy, TCT Lương thực Miền Nam.

pdf66 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số giải pháp nhằm củng cố và mở rộng thị trường bột mì của tổng công ty lương thực Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan