Mạng xã hội là một tập hợp các thực thể được kết nối với nhau bằng
một tập hợp các mối quan hệ hay liên kết, như mối quan hệ bạn bè, gia
đình, mối quan hệ kinh doanh, quá trình lây lan bệnh tật, sự phát tán tin
tức, các biểu đồ cộng tác, mạng ngữ nghĩa cho mô tả ngôn ngữ, . . . Mạng
xã hội thường được biểu diễn dưới dạng đồ thị, trong đó các nút (đỉnh)
biểu diễn cho các thực thể và các cạnh biểu diễn cho mối quan hệ giữa các
thực thể với nhau. Khai phá đồ thị là quá trình phát hiện, truy xuất và
phân tích các mẫu không tầm thường trong dữ liệu dưới dạng cấu trúc đồ
thị. Ngày nay, khai phá dữ liệu đồ thị nổi lên như một kỹ thuật quan trọng
trong xã hội học hiện đại, đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong
nhiều lĩnh vực như: nhân chủng học, sinh học, nhân khẩu học, nghiên cứu
truyền thông, kinh tế, địa lý, lịch sử, khoa học thông tin, khoa học máy
tính, . . .
Trong lĩnh vực khai phá đồ thị, việc phân tích và phát hiện cấu trúc
cộng đồng mang nhiều ý nghĩa quan trọng và có rất nhiều ứng dụng cả
trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Cấu trúc cộng đồng (cộng đồng) được hiểu
là một nhóm các thực thể trong mạng có những tính chất tương tự nhau,
liên kết chặt chẽ với nhau và cùng đóng một vai trò nhất định đối với mỗi
bài toán thực tế. Việc phát hiện và phân tích các cộng đồng trên đồ thị
mạng xã hội sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá để hiểu
1
biết sâu sắc hơn và hình dung rõ ràng hơn những cấu trúc của mạng.
Trong những năm gần đây, việc phân tích và phát hiện cấu trúc cộng
đồng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu chính trong khai thác, phân
tích dữ liệu đồ thị nói chung và đồ thị mạng xã hội nói riêng. Đặc biệt,
trong bối cảnh bùng nổ thông tin, vấn đề này lại càng thu hút các học
giả nối tiếng của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nhiều thuật toán
phát hiện cấu trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội được nhiều người
tập trung nghiên cứu và phát triển ứng dụng. Song hầu hết các thuật toán
trên đều có độ phức tạp khá lớn do phải tính các độ đo khác nhau ở mỗi
bước xử lý. Một cách tiếp cận mới là thuật toán lan truyền nhãn (LPA)
[74], có ưu điểm: thời gian tính toán gần tuyến tính và chỉ cần dựa vào
một chút thông tin tiên nghiệm ban đầu về cấu trúc mạng. Nhưng nhược
điểm chính của phương pháp này là sử dụng hàm heuristic, không tạo ra
lời giải duy nhất, kết quả chỉ mang tính gần đúng. LPA phù hợp với loại
bài toán có dữ liệu cực kỳ lớn. Nhiều cải tiến đã được thực hiện trên LPA
để cải thiện tính ổn định và nâng cao hiệu quả của các thuật toán phát
hiện cấu trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội.
146 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Một số kỹ thuật phát hiện cấu trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Nguyễn Hiền Trinh
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÁT HIỆN
CẤU TRÚC CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỒ THỊ
MẠNG XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2023
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Nguyễn Hiền Trinh
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÁT HIỆN
CẤU TRÚC CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỒ THỊ
MẠNG XÃ HỘI
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 9. 48. 01. 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đoàn Văn Ban
2. TS. Vũ Vinh Quang
THÁI NGUYÊN, NĂM 2023
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những nội dung được đề xuất trong luận án là hoàn
toàn mới, chưa có tác giả nào công bố.
Các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn trung
thực khách quan.
Tác giả: NCS Nguyễn Hiền Trinh
i
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Văn Ban và TS. Vũ Vinh
Quang đã tận tình giúp đỡ, động viên, định hướng, hướng dẫn tôi nghiên
cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Khoa Công nghệ thông tin đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
án.
Tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, tư vấn, hỗ trợ từ các
thầy, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện luận
án này.
Trân trọng cám ơn!
NCS. Nguyễn Hiền Trinh
ii
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các thuật ngữ viii
Mở đầu 1
1 Tổng quan về đồ thị mạng xã hội và bài toán phát hiện cấu
trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội 9
1.1 Giới thiệu chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2 Mạng xã hội và đồ thị mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.1 Mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.2 Một số đặc tính của mạng xã hội . . . . . . . . . . . 12
1.2.3 Đồ thị mạng xã hội và cấu trúc cộng đồng của mạng
xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3 Một số độ đo quan trọng trên đồ thị mạng xã hội . . . . . . 16
1.3.1 Độ đo trung tâm theo bậc . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3.2 Độ đo trung gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.3.3 Độ đo trung tâm theo vector riêng . . . . . . . . . . 23
1.3.4 Hệ số phân cụm đồ thị . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.4 Bài toán phát hiện cấu trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã
hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
iii
1.4.1 Nhóm thuật toán phát hiện cấu trúc cộng đồng truyền
thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.4.2 Nhóm thuật toán phát hiện cấu trúc cộng đồng dựa
trên tối ưu hóa độ đo đơn thể . . . . . . . . . . . . . 30
1.4.3 Nhóm thuật toán phát hiện cấu trúc cộng đồng dựa
vào độ đo trung gian . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
1.4.4 Nhóm thuật toán phát hiện cấu trúc cộng đồng dựa
trên lan truyền nhãn . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
1.4.5 Nhóm thuật toán phát hiện cấu trúc cộng đồng dựa
vào mạng học sâu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
1.5 Các độ đo đánh giá thuật toán phát hiện cấu trúc cộng đồng
trên đồ thị mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
1.5.1 Độ đo đơn thể Modularity . . . . . . . . . . . . . . 43
1.5.2 Thông tin tương hỗ chuẩn NMI . . . . . . . . . . . 44
1.6 Tổng kết chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2 Phát hiện cấu trúc cộng đồng rời nhau trên đồ thị mạng
xã hội 46
2.1 Phát hiện cấu trúc cộng đồng rời nhau bằng phương pháp
phân cụm phổ (Spectral) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2.1.1 Những vấn đề cơ bản trong phương pháp phân cụm
phổ (Spectral Clustering) . . . . . . . . . . . . . . 47
2.1.2 Bài toán và phương pháp phân cụm phổ . . . . . . . 50
2.1.3 Thuật toán đề xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.1.4 Các kết quả thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . 64
2.2 Cải tiến thuật toán lan truyền nhãn LPA . . . . . . . . . . 67
2.2.1 Thuật toán lan truyền nhãn LPA . . . . . . . . . . . 67
2.2.2 Thuật toán lan truyền nhãn LPAMD với hàm f đề
xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.2.3 Kết quả thực nghiệm thuật toán LPAMD . . . . . . 76
2.2.4 Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
2.3 Kết hợp rút gọn đồ thị và thuật toán lan truyền nhãn . . . 83
iv
2.3.1 Thuật toán LPARLV (LPA Reduce Leaf Vertex) . . 83
2.3.2 Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2.3.3 Kết quả thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
2.4 Tổng kết chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
3 Phát hiện cấu trúc cộng đồng chồng chéo trên đồ thị mạng
xã hội 94
3.1 Khái quát về vấn đề cộng đồng chồng chéo . . . . . . . . . 94
3.2 Hệ số phân cụm đồ thị và hệ số thuộc về cộng đồng . . . . 96
3.2.1 Hệ số phân cụm đồ thị . . . . . . . . . . . . . . . . 96
3.2.2 Hệ số thuộc về cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . 99
3.2.3 Phát hiện cấu trúc cộng đồng chồng chéo theo lan
truyền nhãn và dựa vào hệ số thuộc về cộng đồng . . 101
3.2.4 Độ phức tạp thuật toán COPA-BC . . . . . . . . . 108
3.2.5 Kết quả thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
3.2.6 Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
3.3 Tổng kết chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
Kết luận và hướng phát triển của luận án 115
Danh mục các công trình khoa học có liên quan đến luận án118
Tài liệu tham khảo 120
v
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết
tắt
STT Từ viết tắt Dạng đầy đủ
1 AE Auto Encoder
2 BIRCH
Balanced iterative reducing and clustering
using hierarchies
3 BFS Breadth first search
4 CNN Convolution Neural Network
5 CONGA Cluster Overlap Newman-Girvan Algorithm
6 CONGO CONGA Optimized
7 COPRA Community Overlap Propagation Algorithm
8 COPA-BC
Community Overlap Propagation Algorithm
Based on New Belonging Coefficient
9 DFS Depth-first search
10 DSF Deep Sparse Filtering
11 GAN Generative Adversarial Network
12 GCN Graph Convolutional Networks
13 GN Girvan-Newman
14 GNN Graph neural networks
15
IVIC-
COPRA
Improved Vertex Imitation Co-efficient based
COPRA
Bảng tiếp tục ở trang sau
vi
Tiếp tục từ trang trước
STT Từ viết tắt Dạng đầy đủ
16 LPA Label propagation algorithm
17 LPAMD
Label Propagation Algorithm with
Modularity and Density
18 LPARLV LPA Reduce Leaf Vertex
19 MCG Make Compact Graph
20 MLE Maximum-likelihood estimation
21 NMI Normalized mutual information
22 NMF Deep Nonnegative Ma-trix Factorization
23 OLP Optimized label propagation
24 PCB Belief Propagation and Conflict
25 RCL ReClustering
26 RE Remove edge
27 SC Stanford large network dataset collection
28 SCN Spectral Clustering New
29 SN Social network
30 SNAP Stanford Network Analysis Platform
31 SpcSA
Spectral clustering combining information on
both the network Structure and node
Attributes
32 WTG Weight Triangle
vii
Danh mục các thuật ngữ
STT Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
1 Actor Tác nhân
2 Adjacency list Danh sách liền kề (lân cận kề)
3 Adjacency matrix Ma trận liền kề (lân cận kề)
4 Betweenness Độ đo trung gian
5 Betweenness centrality Độ đo trung tâm trung gian
6 Big data Dữ liệu lớn
7 Bio-logical networks Mạng sinh học
8 Breadth first search Duyệt theo chiều rộng
9 Closeness Độ gần nhau
10 Closeness centrality Hệ số trung tâm gần nhau
11 Clustering Coefficient Hệ số phân cụm
12 Chemical compound Hợp chất hóa học
13 Collaborative Networks
Mạng cộng tác trong nghiên cứu
khoa học
14 Communication network Mạng truyền thông
15 Community detection Phát hiện cấu trúc cộng đồng
16 Community social structure Cấu trúc cộng đồng mạng xã hội
17 Degree Bậc
18 Degree centrality Độ đo trung tâm theo bậc
19 Diameter Đường kính
Bảng tiếp tục ở trang sau
viii
Tiếp tục từ trang trước
STT Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
20 Direction Có hướng
21 Dynamic Động
22 Edge Cạnh
23 Edge betweenness centrality Độ đo trung gian của cạnh
24 Eigenvector centrality Độ đo theo vecto đặc trưng
25 Evolutionary algorithms Thuật toán tiến hóa
26 Extremal Optimization Tối ưu hóa mở rộng
27 Frequent subgraph Đồ thị con phổ biến
28 Graph Đồ thị
29 Graph clustering Phân cụm đồ thị
30 Graph partitioning Phân vùng đồ thị
31 Graph evolution Tiến hóa đồ thị
32 Graph Mining Khai phá đồ thị
33 Greedy techniques Tìm kiếm tham lam
34 Ground truth Cộng đồng thực
35
Hierarchical Agglomerative
Clustering
Phân cụm phân cấp có thứ bậc
36 Information theory Lý thuyết thông tin
37 Isomorphism Đẳng cấu
38
K-Nearest Neighbors
Classifier
Phương pháp phân loại k-hàng
xóm gần nhất
39
Label Propagation
Algorithm
Thuật toán lan truyền nhãn
40 Leaf vertex Đỉnh treo
41 Network Mạng
42 Measure Độ đo
43 Modularity Modul
Bảng tiếp tục ở trang sau
ix
Tiếp tục từ trang trước
STT Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt
44
Modularity Optimisation
Based Community
Detection Techniques
Thuật toán phát hiện cấu trúc
cộng đồng dựa trên tối ưu hóa
modul
45 Overlapping Chồng chéo⧸ Chồng chéo
46 Pair betweenness Độ đo trung gian cặp
47 Pair-counting Tính toán cặp
48 Partitional clustering Phân cụm phân hoạch
49 Pattern Mẫu
50 Protein structure Cấu trúc protein
51 Run times Thời gian chạy/thực hiện
52 Simulated annealing Mô phỏng luyện kim
53 Social Networks Mạng xã hội
54 Social Network Analysis Phân tích mạng xã hội
55
Social network community
structure
Cấu trúc cộng đồng mạng xã hội
56 Social network community Cộng đồng mạng xã hội
57 Sparse graph Đồ thị thưa
58 Spectral clustering Phân cụm phổ
59 Support Độ độ hỗ trợ/ phổ biến
60
Support Vector Machine
learning
Máy học vectơ hỗ trợ
61 Supervised Neural Networks Mạng neural có giám sát
62
Traditional Community
Detection Techniques
Thuật toán phát hiện cấu trúc
cộng đồng truyền thống
63 Triangle Tam giác
x
Danh sách bảng
1.1 Độ đo trung tâm theo bậc và độ đo theo bậc chuẩn hóa . . 17
1.2 Tính độ đo trung gian cho các đỉnh của đồ thị hình 1.4 . . . 22
2.1 Kết quả phân cụm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.2 Kết quả thực nghiệm về thời gian thực hiện SCN, SpcSA
và UVonLB trên mạng thực, đơn vị tính s (giây). Với các
bộ dữ liệu: AdjNoun, Caltech36, Simmons81, Pages tvshow,
Lehigh96 lấy từ [64] . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
2.3 Kết quả thực nghiệm về chất lượng cộng đồng (Modular-
ity)với SCN, SpcSA và UVonLB . . . . . . . . . . . . . . . 65
2.4 Kết quả thực nghiệm về độ đo thông tin tương hỗ chuẩn
(NMI) với SCN, SpcSA và UVonLB . . . . . . . . . . . . . 66
2.6 Kết quả thực nghiệm về thời gian thực hiện LPAMD, đơn
vị tính s (giây) Với các bộ dữ liệu Page - food, Hamsterster,
Hepth Oregon_2 , Email - Enron, Brightkite [64], Musae -
wiki [43] . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
2.7 Kết quả thực nghiệm về chất lượng cộng đồng (Modular-
ity)với LPAMD . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
2.8 Kết quả thực nghiệm về độ đo thông tin tương hỗ chuẩn
(NMI) với LPAMD . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
2.9 Kết quả thực nghiệm về thời gian thực hiện LPARLV . Với
các bộ dữ liệu: Dolphin Group, Les Misérables Group, Wiki-
Vote, Youtube, Wiki-Elec lấy theo [64] . . . . . . . . . . . 90
2.10 Kết quả thực nghiệm về chất lượng cộng đồng với LPARLV 91
xi
2.11 Kết quả thực nghiệm về thông tin tương hỗ chuẩn hóa NMI
với LPARLV . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.1 Quá trình gắn nhãn ở các bước t = 1, 2, 3, 4 . . . . . . . . 104
3.2 Kết quả thực nghiệm về thời gian thực hiện. Với các bộ dữ
liệu: Karate Club, Dolphin Group lấy theo [64]; Email-Eu-
core, DBLP, Amazon, Youtube [43] . . . . . . . . . . . . . 110
3.3 Kết quả thực nghiệm về chất lượng cộng đồng qua chỉ số
Modularity với COPA-BC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111
3.4 Kết quả thực nghiệm về thông tin tương hỗ chuẩn hóa NMI
với COPA-BC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
xii
Danh sách hình vẽ
1.1 Cấu trúc dữ liệu đồ thị có mặt ở khắp nơi: Mạng đồng biểu
hiện; mạng xã hội; các luồng chương trình; trong hợp chất
hóa học và cấu trúc protein, . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2 Cấu trúc cộng đồng trong mạng thể hiện mối quan hệ giữa
các nhân vật trong tác phẩm Những người khốn khổ . . . . 15
1.3 Đồ thị vô hướng 7 nút và độ đo trung tâm theo bậc . . . . 17
1.4 Đồ thị vô hướng 6 nút . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.1 Minh họa đồ thị phân thành 2 cụm . . . . . . . . . . . . . 48
2.2 Mạng 8 đỉnh, các liên kết và trọng số . . . . . . . . . . . . 61
2.3 Hình ảnh phân 3 cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.4 Đánh giá thời gian thực hiện giữa SCN, SpcSA và UVonLB 65
2.5 Đánh giá Modularity giữa SCN, SpcSA và UVonLB . . . . 66
2.6 Đánh giá NMI giữa SCN, SpcSA và UVonLB . . . . . . . . 67
2.7 Minh họa các đỉnh láng giềng . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
2.8 Mạng giả định 2.8 với 12 đỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . 73
2.9 Minh họa thuật toán ở vòng lặp thứ nhất, đỉnh chọn ngẫu
nhiên x = 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
2.10 Minh họa thuật toán ở vòng lặp thứ nhất, đỉnh chọn ngẫu
nhiên x = 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
2.11 Minh họa thuật toán ở vòng lặp thứ nhất, đỉnh chọn ngẫu
nhiên x = 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
2.12 Kết quả phát hiện cộng đồng của mạng giả định 2.8 . . . . 76
2.13 Mạng Karate Club ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
2.14 Mạng Karate Club với cộng đồng được hình thành . . . . . 78
xiii
2.15 Mạng Karate Club sau 5 lần lặp với các cộng đồng kết quả . 78
2.16 Mạng Karate Club với 2 cộng đồng khi chạy LPAMD với
hàm gắn nhãn theo công thức (2.10) . . . . . . . . . . . . . 79
2.17 Đánh giá thời gian thực hiện giữa LPAMD với LPA, CLPA
và NLPPC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
2.18 Đánh giá Modularity giữa LPAMD với LPA, CLPA và NLPPC 81
2.19 Đánh giá giữa LPAMD với LPA, CLPA và NLPPC dựa trên
đo đo thông tin tương hỗ chuẩn (NMI) . . . . . . . . . . . 82
2.20 Kết quả các cộng đồng của mạng Les Misérables . . . . . . 89
2.21 So sánh thời gian thực hiện giữa LPARLV, OLP, LPA . . . 90
2.22 So sánh chất lượng cộng đồng (Modularity) giữa LPARLV,
OLP, LPA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
2.23 So sánh thông tin tương hỗ chuẩn hóa NMI giữa LPARLV,
OLP, LPA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.1 Đồ thị mạng xã hội đơn giản 4 nút có 2 cộng đồng C,D . . 95
3.2 Đồ thị mạng G có 14 nút thành viên . . . . . . . . . . . . . 98
3.3 Mạng G có 3 cộng đồng chồng chéo với hai nút chồng chéo
2, 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
3.4 So sánh thời gian thực hiện thuật toán COPA-BC trên 6
mạng thực với COPRA, IVIC-COPRA . . . . . . . . . . . . 110
3.5 So sánh chất lượng cộng đồng được phát hiện trên 6 mạng
thực giữa COPA-BC, COPRA, IVICCOPRA . . . . . . . . 111
3.6 So sánh NMI của các cộng đồng được phát hiện trên 6 mạng
thực giữa COPA-BC, COPRA, IVICCOPRA . . . . . . . . 113
xiv
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của luận án
Mạng xã hội là một tập hợp các thực thể được kết nối với nhau bằng
một tập hợp các mối quan hệ hay liên kết, như mối quan hệ bạn bè, gia
đình, mối quan hệ kinh doanh, quá trình lây lan bệnh tật, sự phát tán tin
tức, các biểu đồ cộng tác, mạng ngữ nghĩa cho mô tả ngôn ngữ, . . . Mạng
xã hội thường được biểu diễn dưới dạng đồ thị, trong đó các nút (đỉnh)
biểu diễn cho các thực thể và các cạnh biểu diễn cho mối quan hệ giữa các
thực thể với nhau. Khai phá đồ thị là quá trình phát hiện, truy xuất và
phân tích các mẫu không tầm thường trong dữ liệu dưới dạng cấu trúc đồ
thị. Ngày nay, khai phá dữ liệu đồ thị nổi lên như một kỹ thuật quan trọng
trong xã hội học hiện đại, đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong
nhiều lĩnh vực như: nhân chủng học, sinh học, nhân khẩu học, nghiên cứu
truyền thông, kinh tế, địa lý, lịch sử, khoa học thông tin, khoa học máy
tính, . . .
Trong lĩnh vực khai phá đồ thị, việc phân tích và phát hiện cấu trúc
cộng đồng mang nhiều ý nghĩa quan trọng và có rất nhiều ứng dụng cả
trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Cấu trúc cộng đồng (cộng đồng) được hiểu
là một nhóm các thực thể trong mạng có những tính chất tương tự nhau,
liên kết chặt chẽ với nhau và cùng đóng một vai trò nhất định đối với mỗi
bài toán thực tế. Việc phát hiện và phân tích các cộng đồng trên đồ thị
mạng xã hội sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá để hiểu
1
biết sâu sắc hơn và hình dung rõ ràng hơn những cấu trúc của mạng.
Trong những năm gần đây, việc phân tích và phát hiện cấu trúc cộng
đồng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu chính trong khai thác, phân
tích dữ liệu đồ thị nói chung và đồ thị mạng xã hội nói riêng. Đặc biệt,
trong bối cảnh bùng nổ thông tin, vấn đề này lại càng thu hút các học
giả nối tiếng của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nhiều thuật toán
phát hiện cấu trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội được nhiều người
tập trung nghiên cứu và phát triển ứng dụng. Song hầu hết các thuật toán
trên đều có độ phức tạp khá lớn do phải tính các độ đo khác nhau ở mỗi
bước xử lý. Một cách tiếp cận mới là thuật toán lan truyền nhãn (LPA)
[74], có ưu điểm: thời gian tính toán gần tuyến tính và chỉ cần dựa vào
một chút thông tin tiên nghiệm ban đầu về cấu trúc mạng. Nhưng nhược
điểm chính của phương pháp này là sử dụng hàm heuristic, không tạo ra
lời giải duy nhất, kết quả chỉ mang tính gần đúng. LPA phù hợp với loại
bài toán có dữ liệu cực kỳ lớn. Nhiều cải tiến đã được thực hiện trên LPA
để cải thiện tính ổn định và nâng cao hiệu quả của các thuật toán phát
hiện cấu trúc cộng đồng trên đồ thị mạng xã hội.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu bắt đầu tập trung
vào vấn đề cấu trúc cộng đồng chồng chéo, bởi đó tuy là vấn đề phức tạp
song lại mang nhiều ý nghĩa thực tiễn: phần nhiều các cấu trúc cộng đồng
không rời nhau hoàn toàn mà chúng có thể gối lên nhau, chồng chéo hay
giao nhau trong một phạm vi nào đấy, nghĩa là một số nút có thể thuộc
nhiều hơn một cộng đồng. Để xác định các cấu trúc cộng đồng chồng chéo,
các thuật toán sử dụng nhiều kỹ thuật, bao gồm việc loại bỏ các cạnh có
độ trung gian cao [30], phát hiện đồ thị con dày đặc [38], tối ưu hóa modul
[16, 76], phương pháp heuristic dựa vào vai trò của các nút [33, 84] và nhất
là phương pháp lan truyền nhãn [5, 25, 32, 74, 76, 83, 100] . . . Hầu hết các
phương pháp phát hiện cấu trúc cộng đồng chồng chéo không thể cân bằng
giữa hiệu quả và độ chính xác cho các mạng lớn và dày đặc. Để nhanh
chóng xác định các cấu trúc cộng đồng chồng chéo cho các mạng như vậy,
Fu và các cộng sự [25] đề xuất thuật toán PCB (Belief Propagation and
Conflict) sử dụng phương pháp lan truyền dựa vào niềm tin và tránh xung
2
đột để xác định các cấu trúc cộng đồng chồng chéo. Độ phức tạp thời gian
của thuật toán PCB gần như tuyến tính và độ phức tạp không gian của nó
là tuyến tính. Mới đây (2020), Saradha và cộng sự [76] tập trung vào kỹ
thuật phát hiện cấu trúc cộng đồng chồng chéo và tối ưu hóa rời rạc bằng
cách áp dụng thuật toán lan truyền chồng chéo theo đơn thể để phân chia
mạng thành các cộng đồng chồng chéo. Nhìn chung, các phương pháp lan
truyền nhãn thực hiện nhanh, hay hiệu quả về cơ bản đều phụ thuộc vào
việc xác định cơ chế lan truyền nhãn.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về mạng xã hội và phân tích mạng xã
hội đã và đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ, hình thành nhiều
nhóm nghiên cứu khác nhau. Hồ Trung Thành [3] (Đại học quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh) nghiên cứu phân tích mạng xã hội dựa theo mô hình
chủ đề và ứng dụng (2017), nội dung chủ yếu là phát hiện cấu trúc cộng
đồng dựa trên mô hình chủ đề có yếu tố thời gian. Dư Phương Hạnh [2]
(Đại học quốc gia Hà Nội) đề xuất phương pháp nâng cao hiệu năng xử
lý giao tác trong kho dữ liệu không gian (2018), nội dung chủ yếu là tối
ưu hóa truy vấn tương tranh trên đồ thị động và nâng cao hiệu năng quá
trình tính độ trung tâm trên độ thị m