Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Nguyễn Minh Khải (2013), “Hoạt động nghiên cứu khoa học với thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong nhà trường quân đội hiện nay” [104]. Bài viết đã khẳng định: “Nghiên cứu khoa học đã và đang là một động lực quan trọng thúc đẩy xã hội loài người phát triển và là một hoạt động không thể thiếu trong thời đại hiện nay” [104, tr.250]. Đặc biệt, trong các nhà trường quân đội, NCKH nói chung, KHXH&NV nói riêng đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, một đòi hỏi khách quan để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bài viết cho rằng: giảng dạy, học tập và NCKH là 3 yếu tố làm nên rường cột của quá trình đào tạo ở một nhà trường. Các công trình NCKH, sáng kiến kinh nghiệm đã và đang tạo ra sự đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo giảng viên, học viên. Nguyễn Đức Tỉnh (2014), “Kết hợp giáo dục, đào tạo với nghiên cứu khoa học trong các học viện, trường đại học và sĩ quan” [139]. Bài viết luận giải về tầm quan trọng của nhiệm vụ NCKH, mối quan hệ biện chứng giữa NCKH và giáo dục và đào tạo. Khẳng định: “Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ trọng tâm của các học viện, trường đại học và trường sĩ quan” [139, tr.3]. Tuy hai nhiệm vụ này thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng có sự tác động qua lại, hỗ trợ mật thiết cho nhau. Việc kết hợp giáo dục, đào tạo với NCKH là yêu cầu cấp thiết nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng học viện, nhà trường. Mục tiêu hàng đầu của hoạt động NCKH là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ, phẩm chất, năng lực tốt. NCKH còn góp phần giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội, thực tiễn hoạt động quốc phòng, quân sự đã và đang đặt ra. Nguyễn Ngọc Hồi (2015), “Khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” [98]. Bài viết nêu rõ: KHXH&NV quân sự là một bộ phận hợp thành của KHXH&NV, tập trung nghiên cứu lĩnh vực quân sự ở khía cạnh chính trị - xã hội, về mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa con người với vũ khí, trang bị, với môi trường quân sự, tùy vào từng chuyên ngành cụ thể. Bài viết khẳng định: các ngành KHXH&NV quân sự đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Nhiều kết luận của các ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã được dùng làm cơ sở để hoạch định các chủ trương, phương hướng, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh” [98, tr.22].

doc260 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Quý MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 21 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở CÁC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THUỘC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 35 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 35 2.2. Quan niệm, yếu tố quy định, tiêu chí đánh giá chất lượng lãnh đạo và những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 63 Chương 3 CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở CÁC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THUỘC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 83 3.1. Thực trạng chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội 83 3.2. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng lãnh đạo và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 117 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở CÁC KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THUỘC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 131 4.1. Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 131 4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 138 KẾT LUẬN 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 191 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chất lượng lãnh đạo CLLĐ 2 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 3 Học viện, trường sĩ quan HV, TSQ 4 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 5 Nghiên cứu khoa học NCKH 6 Nhà xuất bản Nxb 7 Quân đội nhân dân QĐND 8 Quân ủy Trung ương QUTW 9 Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ 10 Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được Đảng, Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Các học viện, trường sĩ quan (HV, TSQ) quân đội là những trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) của quân đội và quốc gia. Trong cơ cấu tổ chức của các HV, TSQ quân đội, các khoa khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) là lực lượng nòng cốt, trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu KHXH&NV. Là một trong hai nhiệm vụ chính trị trung tâm, chức năng, hoạt động cơ bản của các khoa KHXH&NV, NCKH vừa giữ vai trò định hướng, dẫn đường, vừa phục vụ thiết thực công tác giáo dục, đào tạo của các HV, TSQ quân đội; đồng thời góp phần nghiên cứu, phát triển, ứng dụng hệ thống lý luận KHXH&NV vào trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam vững mạnh về chính trị và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong đời sống xã hội, trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội là hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết, lãnh đạo các mặt công tác và mọi hoạt động của các khoa, góp phần xây dựng các đảng bộ HV, TSQ quân đội trong sạch vững mạnh, các HV, TSQ quân đội vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”. Lãnh đạo nhiệm vụ NCKH là chức năng của cấp ủy, tổ chức đảng ở các khoa KHXH&NV. Sự lãnh đạo của TCCSĐ là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ NCKH của các khoa KHXH&NV. CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV được quy định bởi các yếu tố khách quan, chủ quan, nhất là nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và phẩm chất, năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV đã thường xuyên chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ NCKH. Cấp ủy, tổ chức đảng ở các khoa KHXH&NV xác định đúng nội dung, vận dụng khá linh hoạt, sáng tạo phương thức lãnh đạo nhiệm vụ NCKH. Vì vậy, kết quả NCKH của các khoa KHXH&NV ngày càng được nâng lên, các khoa KHXH&NV đã hoàn thành tốt nhiệm vụ NCKH được giao. Tuy nhiên, nhận thức của một số cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ NCKH, vai trò của TCCSĐ trong lãnh đạo nhiệm vụ NCKH và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lãnh đạo (CLLĐ) nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ chưa đầy đủ, sâu sắc; chưa phát huy cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ NCKH được giao; năng lực của một số chủ thể, lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ NCKH ở các khoa KHXH&NV còn hạn chế, bất cập. Nội dung, phương thức lãnh đạo nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở một số khoa KHXH&NV còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đồng bộ, chậm đổi mới. Thực trạng “đào tạo vẫn thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học” [37, tr.82] chậm được khắc phục. Sản phẩm NCKH của một số khoa KHXH&NV còn hạn chế về chất lượng và khả năng, phạm vi ứng dụng, chuyển giao trong thực tiễn. Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, “cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm” [37, tr.105]; hợp tác NCKH vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là giải pháp quan trọng. Yêu cầu khai thác, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực hiện nhiệm vụ NCKH ngày càng cao trong khi phẩm chất, năng lực của một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa thực sự tương xứng. Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những tiêu cực xã hội, mặt trái cơ chế thị trường tác động không nhỏ đến cán bộ, giảng viên. Bên cạnh đó, yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là nhiệm vụ đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; yêu cầu xây dựng QĐND Việt Nam “tinh, gọn, mạnh”, vững mạnh về chính trị ngày càng cao và yêu cầu “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” [21, tr.4] càng đòi hỏi các HV, TSQ quân đội phải tăng cường gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ NCKH với nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, đồng thời, phải có những cách thức, biện pháp mới để tiếp tục nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của tổ chức cơ sở đảng ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn thuộc đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất những giải pháp nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án và xác định rõ những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CLLĐ và nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Đánh giá đúng thực trạng CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội hiện nay. Phân tích sự tác động của tình hình, nhiệm vụ; xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CLLĐ nhiệm vụ NCKH và nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Đối tượng tiến hành điều tra, khảo sát là các khoa KHXH&NV, cơ quan quản lý khoa học, đơn vị quản lý học viên ở một số HV, TSQ quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, trực thuộc các quân chủng, binh chủng, tổng cục. Tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến với đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên ở Học viện Lục quân, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Hải quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Pháo binh. Các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay. Các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KHXH&NV; về đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; về bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vững mạnh. Cơ sở thực tiễn Thực trạng CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội; các báo cáo sơ kết, tổng kết của cấp ủy, TCCSĐ, các cơ quan, đơn vị ở các đảng bộ HV, TSQ quân đội về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ NCKH và những số liệu, tư liệu thu thập, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả tại một số HV, TSQ quân đội. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành. Trong đó, chú trọng các phương pháp: hệ thống hóa, khái quát hóa được sử dụng nhiều ở chương 1; kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; tổng kết thực tiễn; thống kê, so sánh; phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được sử dụng ở các chương của luận án, nhất là chương 2, chương 3. 5. Những đóng góp mới của luận án Một là, xây dựng, luận giải rõ quan niệm CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ và nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Xác lập, luận giải rõ các yếu tố quy định CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ và tiêu chí đánh giá CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội về mức độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực; mức độ thực hiện nội dung, phương thức lãnh đạo nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ; kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH và ứng dụng các sản phẩm NCKH trong thực tiễn của các khoa KHXH&NV thuộc HV, TSQ quân đội. Hai là, từ thực trạng CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV làm rõ những vấn đề đặt ra đối với nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội hiện nay và trong những năm tới, nhất là khắc phục tình trạng dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Ba là, đề xuất một số nội dung, biện pháp mới có tính khả thi trong các giải pháp góp phần nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội, nhất là giải pháp xác định đúng nội dung, đổi mới phương thức lãnh đạo nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về CLLĐ nhiệm vụ NCKH và nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học để cấp ủy, tổ chức đảng các cấp xác định những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các môn học có liên quan ở các HV, TSQ quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn trong và ngoài quân đội A.A.Ê-Pi-Sép (Chủ biên, 1974), Tóm tắt lịch sử Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô từ 1918 - 1973 [78]. Cuốn sách luận giải về giá trị, tầm quan trọng của khoa học đối với Quân đội và Hải quân Liên Xô, dẫn lời của V.I. Lênin: “Dù trong thời bình hay thời chiến, đều không được quên việc huấn luyện lính mới, nghiên cứu khoa học xạ kích và truyền bá sâu rộng trong quần chúng những kiến thức thông thường về quân sự” [78, tr.36]. Muốn tiến hành tốt CTĐ, CTCT trong quân đội, phải: “Hiểu biết những vấn đề tâm lý xã hội khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của quần chúng, của các nhóm và tập thể người” [78, tr.39]. Không chỉ riêng đối với lĩnh vực quân sự, V.I. Lênin còn yêu cầu: “Ở nước ta khoa học không chỉ dừng lại ở những chữ viết hay những câu nói mốt (mà chẳng dấu gì khuyết điểm, cái đó ở nước ta đặc biệt thường xẩy ra), để cho khoa học thấm vào máu, trở thành một nhân tố không thể tách rời của cuộc sống” [78, tr.41]. E. XA-Kha-Rốp (1979), Bàn về quan điểm khoa học đối với sự lãnh đạo Quân đội [171]. Cuốn sách cho rằng: “Mỗi sĩ quan cần có kiến thức sâu sắc về tâm lý học và sư phạm học như cần không khí vậy” [171, tr.13]. Bởi lẽ, những kiến thức đó giúp cho sĩ quan nắm được các quy luật hành động của con người trong quá trình huấn luyện và giáo dục, trong các tình huống chiến đấu. NCKH giúp cho việc: “Tìm ra con đường đúng đắn, đến thẳng trái tim người lính trong những tình huống nguy ngập, sự phức tạp căng thẳng trong chiến đấu, những khó khăn trong sinh hoạt có ảnh hưởng đến mỗi quân nhân” [171, tr.13]. Cuốn sách còn chỉ ra: “Khoa sư phạm và tâm lý học quân sự vũ trang cho người sĩ quan những phương pháp huấn luyện và giáo dục bộ đội có hiệu quả nhất” [171, tr.14]; luận giải về vai trò của một số ngành khoa học: “Trong thực tế công tác của cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị phải áp dụng các công trình nghiên cứu xã hội học quân sự như: sự hình thành thế giới quan cộng sản chủ nghĩa của các quân nhân, việc giáo dục cho quân nhân phẩm chất chính trị và tinh thần cao” [171, tr.15]. Phát huy vai trò của các ngành khoa học trong nghiên cứu kinh nghiệm huấn luyện quân sự và huấn luyện chính trị, nghiên cứu các phương pháp lãnh đạo bộ đội. Srikanth Kondapalli (1996), “Hiện đại hóa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” [107]. Bài viết phân tích những xu hướng lớn trong hiện đại hóa, chính quy hóa, cách mạng hóa quân đội Trung Quốc, nhấn mạnh: “Trung Quốc chú trọng xây dựng các học viện quân sự nhằm nâng cao trình độ giáo dục đào tạo và công nghệ hiện đại” [107, tr.8]. Việc huấn luyện ở các nhà trường này bao gồm hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sự phối hợp trong các bài tập binh chủng hợp thành theo học thuyết về chiến tranh nhân dân trong các điều kiện hiện đại. Bài viết khẳng định: “Trung Quốc thường xuyên đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào chỉ huy tác chiến” [107, tr.4]. Trung Quốc đầu tư hiện đại hóa quân đội trên quy mô lớn, đã tập trung mua sắm các vũ khí công nghệ cao, mới nhất của các nước tiên tiến. Nhấn mạnh: “Những chi phí vẫn được giữ bí mật dành cho nghiên cứu quốc phòng” [107, tr.9]. Khuất Thạch (Chủ biên, 2003), Những sự kiện quan trọng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [134]. Cuốn sách nhấn mạnh về tầm quan trọng của khoa học - là nhân tố quyết định, có quan hệ với văn hóa, kinh tế, quốc phòng; muốn giành được thế chủ động, giành chiến thắng trên mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế của thế giới ngày nay phải dựa vào cơ sở ưu thế khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định tới sự suy, thịnh, yếu, mạnh của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc, xác định: “Đem hết khả năng nhanh chóng đưa thành tựu khoa học tối tân nhất thế giới vào các bộ môn khoa học, như: quốc phòng, sản xuất và ngành giáo dục” [134, tr.381]. Lưu Kim Huân (2003), Trung Quốc - Thách thức nghiêm trọng của thế kỷ XXI [99]. Cuốn sách dẫn lời Giang Trạch Dân: “Quân giải phóng cần quan tâm chú ý khoa học kỹ thuật để làm cho quân đội mạnh lên” [99, tr.288]. Từ xưa đến nay, quân sự và khoa học kỹ thuật gắn chặt với nhau, yêu cầu quân sự là lực thúc đẩy quan trọng cho sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật làm cho quân đội mạnh là sự lựa chọn chiến lược, thuận theo sự phát triển của thời đại. Khoa học kỹ thuật phát triển tất nhiên cũng gây men và xúc tiến sự biến đổi trên phương diện quân sự. Trong chiến tranh, khoa học kỹ thuật cao đã tràn vào một lượng lớn, một cuộc đọ sức dựa vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tăng cường xây dựng quân đội, giành điểm cao khống chế chiến lược trong thế kỷ XXI đã được triển khai trong phạm vi toàn thế giới. Iaxuhicô Nacaxônê (2004), Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỷ XXI [116]. Cuốn sách cho rằng: Cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện khả năng tính toán được các tuyến đạn đạo, loài người đã hiểu ra rằng có thể đem khoa học phục vụ cho các mục đích quân sự. Chính phủ các nước bắt đầu tăng cường quan tâm đến khoa học. Nhân dân Nhật Bản được hưởng đầy đủ những thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khẳng định: “Chúng ta có thể khắc phục được những khó khăn do thế kỷ XX để lại và mở ra cho nhân loại những chân trời xán lạn của tương lai” [116, tr.340]. Về định hướng, chiến lược phát triển khoa học, cuốn sách nêu rõ: “Cả các nhà khoa học và cả những người hưởng thành quả của các nhà khoa học đều phải cùng nhau hướng tới sự công khai. Chính phủ phải định hướng, làm cho công luận hiểu rõ các mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học” [116, tr.341]. Nhật Bản cần phải vạch ra chính sách khoa học kỹ thuật mới, để dựa vào những luận điểm của chính sách ấy mà bắt tay vào cải cách. Chính phủ có trách nhiệm đưa ra những biện pháp kiên quyết nhằm bảo đảm cấp kinh phí từ ngân sách cho hoạt động của các tập thể khoa học. Trịnh Vĩnh Hiền (2013), Nhân tài - nguồn tài nguyên số 1 [85]. Cuốn sách khẳng định: nhân tài là nguồn tài nguyên số 1 để phát triển khoa học, ưu tiên, trọng dụng nhân tài là con đường phát triển khoa học hiệu quả. Khẳng định: “Các trường đại học, cao đẳng, học viện, đặc biệt là những trường đại học theo mô hình nghiên cứu, vừa là cơ sở quan trọng bồi dưỡng nhân tài cao cấp, vừa là suối nguồn của những thành quả sáng tạo từ những nghiên cứu mang tính nền tảng” [85, tr.214]. Với những lập luận chặt chẽ, có căn cứ thực tiễn, cuốn sách đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động NCKH trong các trường đại học: “Qua điều tra cho thấy, khoảng 70% thành quả nghiên cứu khoa học quan trọng có ảnh hưởng đến phương thức sống của con người đều ra đời từ các trường đại học theo mô hình nghiên cứu”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_lanh_dao_nhiem_vu_nghien_cuu_kho.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Nguyen Van Quy.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Nguyen Van Quy.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾN VIỆT - Nguyen Van Quy.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Van Quy.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Nguyen Van Quy.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Nguyen Van Quy.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Nguyen Van Quy.doc
Luận văn liên quan