Trong cấu trúc nhân cách con người nói chung, người cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân nói riêng, đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng, nó được
coi là "nhân", "lõi", là yếu tố "chưng cất", cô đặc của nhân cách. Nói theo
cách nói của G.Bandzeladze thì: "Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách
con người" [5, tr.48]; Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng: Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Đạo đức một phần được hình thành một cách tự phát, mặt khác đạo đức
được hình thành một cách tự giác thông qua học tập, rèn luyện (tự rèn luyện)
của các chủ thể đạo đức. Con đường tự giác giữ vai trò cực kỳ quan trọng,
trong đó có việc nâng cao và tự nâng cao đạo đức của chủ thể đạo đức và chủ
thể nâng cao.
Lực lượng Công an nhân dân là những người cán bộ, chiến sĩ thường
xuyên công tác, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, gian khổ,
không ít hiểm nguy, kể cả tính mạng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả
tích cực lẫn tiêu cực. Trong bối cảnh đó việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp,
đạo đức cách mạng phải được đặt lên hàng đầu. Bởi các phẩm chất, chuẩn
mực đạo đức là cơ sở, là nền tảng trong cấu trúc nhân cách của con người nói
chung, người cán bộ, chiến sĩ Công an nói riêng; là yếu tố cốt lõi quy định
văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an trong hoạt động thực thi
công vụ. Với ý nghĩa đó việc nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao đạo đức
công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp
thiết, góp phần xây dựng và củng cố "cái gốc", nền tảng vững chắc để mỗi
người cán bộ, chiến sĩ Công an trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Dẫu có khó khăn, gian khổ cũng
không lùi bước.
171 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ VĂN ĐIỆP
N¢NG CAO §¹O §øC C¤NG Vô
CHO C¸N Bé, CHIÕN SÜ C¤NG AN NH¢N D¢N
VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ VĂN ĐIỆP
N¢NG CAO §¹O §øC C¤NG Vô
CHO C¸N Bé,CHIÕN SÜ C¤NG AN NH¢N D¢N
VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRẦN SỸ PHÁN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Vũ Văn Điệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................. 6
1.1. Những công trình nghiên cứu về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao
đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cho
cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng ............................................ 6
1.2. Những công trình nghiên cứu đề cập đến thực trạng và một số giải
pháp nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nói
chung, cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng ........................ 14
1.3. Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những
vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết ........................................... 26
Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN .................................................................................. 28
2.1. Đạo đức và đạo đức công vụ .................................................................... 28
2.2. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân việt nam và nội dung của việc
nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
nước ta hiện nay ...................................................................................... 41
2.3. Những nhân tố tác động đến việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ................................. 49
Chương 3: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........................................................ 60
3.1. Thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an
nhân dân Việt Nam hiện nay ................................................................... 60
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức công vụ cho cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ............................... 105
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................. 113
4.1. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ,
chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ..................................... 113
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay ............................... 120
KẾT LUẬN .................................................................................................... 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 153
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cấu trúc nhân cách con người nói chung, người cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân nói riêng, đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng, nó được
coi là "nhân", "lõi", là yếu tố "chưng cất", cô đặc của nhân cách. Nói theo
cách nói của G.Bandzeladze thì: "Đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách
con người" [5, tr.48]; Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng: Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Đạo đức một phần được hình thành một cách tự phát, mặt khác đạo đức
được hình thành một cách tự giác thông qua học tập, rèn luyện (tự rèn luyện)
của các chủ thể đạo đức. Con đường tự giác giữ vai trò cực kỳ quan trọng,
trong đó có việc nâng cao và tự nâng cao đạo đức của chủ thể đạo đức và chủ
thể nâng cao.
Lực lượng Công an nhân dân là những người cán bộ, chiến sĩ thường
xuyên công tác, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, gian khổ,
không ít hiểm nguy, kể cả tính mạng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả
tích cực lẫn tiêu cực. Trong bối cảnh đó việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp,
đạo đức cách mạng phải được đặt lên hàng đầu. Bởi các phẩm chất, chuẩn
mực đạo đức là cơ sở, là nền tảng trong cấu trúc nhân cách của con người nói
chung, người cán bộ, chiến sĩ Công an nói riêng; là yếu tố cốt lõi quy định
văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an trong hoạt động thực thi
công vụ. Với ý nghĩa đó việc nâng cao đạo đức cách mạng, nâng cao đạo đức
công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp
thiết, góp phần xây dựng và củng cố "cái gốc", nền tảng vững chắc để mỗi
người cán bộ, chiến sĩ Công an trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể hoàn
2
thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Dẫu có khó khăn, gian khổ cũng
không lùi bước.
Tuy nhiên, hiện nay trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh
tế thị trường cùng với đó là hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực
thù địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, âm
mưu "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, chia rẽ tình đoàn kết gắn bó
giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, giữa Công an với nhân dân
và nhất là sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
chiến sĩ Công an dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng. Không ít cán
bộ, chiến sĩ Công an thiếu trách nhiệm trong công việc, sách nhiễu, gây
khó dễ, phiền hà trong giải quyết công việc; thậm chí vô cảm trước khó
khăn, bức xúc của nhân dân; một số cán bộ, chiến sĩ thiếu gương mẫu trong
chấp hành kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh Công an nhân dân; ứng xử thiếu văn
hóa, vi phạm nghiêm trọng những điều cán bộ, chiến sĩ không được làm.
Tại Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ:
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí chưa bị đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức
tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng [33, tr.61].
Có thể nói, từ khi thành lập ngành Công an nhân dân đến nay, chưa bao
giờ sự vi phạm điều lệnh ngành, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công
vụ lại diễn ra một cách tinh vi và nghiêm trọng như hiện nay. Đã có nhiều thứ
trưởng bị thi hành kỷ luật, nhiều tướng lĩnh là cán bộ chủ chốt ở một số đơn
vị Công an bị bắt giam; không ít cán bộ, chiến sĩ bị tai tiếng về "mãi lộ" v.v...
Tất cả điều đó đang làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của một bộ phận
không nhỏ người dân đối với chế độ, với lực lượng Công an, là nguy cơ trực
tiếp ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.
3
Để chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, lệch
chuẩn về đạo đức trong hoạt động thực thi công vụ, lối sống, văn hóa ứng xử
của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; để xây dựng lực lượng
Công an "vừa hồng, vừa chuyên" vừa có năng lực chuyên môn giỏi, vừa có
đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ trong sáng, luôn luôn hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao trong tình hình mới thì việc nâng cao đạo đức trong hoạt
động thực thi công vụ đang trở thành một đòi hỏi bức thiết không chỉ của nền
hành chính quốc gia, mà còn là nhu cầu của toàn xã hội.
Với các lý do đó, tác giả chọn vấn đề "Nâng cao đạo đức công vụ cho
cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên
cứu cho luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công vụ, đạo
đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân Việt Nam hiện nay, luận án khảo sát thực trạng, đề xuất phương hướng và
một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công
an nhân dân trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công vụ, đạo đức
công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
Việt Nam.
- Phân tích thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân Việt Nam thời gian qua, đồng thời chỉ ra những nguyên
nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức
công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam trong thời gian tới.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đạo đức công vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trên cả nước. Thời gian chủ yếu từ năm
2010 đến nay (đây là khoảng thời gian cho thấy sự vi phạm về đạo đức công
vụ ngày càng nghiêm trọng hơn).
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo
đức, về công vụ, đạo đức công vụ. Đồng thời, luận án có kế thừa một số kết
quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp đến
nội dung mà đề tài luận án nghiên cứu.
4.2. Cơ sở thực tiễn
- Nghiên cứu và sử dụng các số liệu trong các văn bản, báo cáo tổng kết
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của cơ quan đào tạo các học viện, nhà
trường và các cơ quan quản lý thuộc Bộ Công an.
- Nghiên cứu và sử dụng các số liệu trong các văn bản, báo cáo tổng kết
công tác nội chính, công tác phòng chống tham nhũng và tổng hợp một số
phản ánh của cơ quan truyền thông có liên quan đến đề tài luận án từ năm
2010 đến nay.
- Xin ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng về một số
vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp thống
5
kê, phân tích, tổng hợp, ý kiến của các chuyên gia, phương pháp kết hợp lôgíc
và lịch sử để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đạo đức công
vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt
Nam, chỉ ra thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công
an nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đạo đức công
vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt
Nam, chỉ ra thực trạng nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công
an nhân dân Việt Nam hiện nay hướng tới xây dựng Công an nhân dân Việt
Nam chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến đạo đức công vụ nói chung, đạo đức công vụ của
cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các công trình khoa học đã
được công bố của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm
4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG VỤ, ĐẠO ĐỨC CÔNG
VỤ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
NÓI CHUNG, CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN NÓI RIÊNG
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công vụ, đạo đức công vụ, nâng
cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung
Đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được
áp dụng cho cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực công vụ. Người cán
bộ, công chức có đạo đức công vụ là những người thể hiện lương tâm và trách
nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái
cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó. Vì vậy, vấn đề
nâng cao đạo đức nói chung và nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân nói riêng, thời gian qua đã có nhiều tác giả, các tổ chức
quản lý quan tâm nghiên cứu và tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Có thể
nêu ra một số công trình tiêu biểu, như:
Cuốn sách: "Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới" của tác giả
Hồ Sĩ Vịnh [161], ví đạo đức công chức như một cái phanh hãm để ngăn chặn
sự suy thoái của thể chế, của bản thân công chức. Sức mạnh đó đủ để tự bảo vệ
để con người công chức và thể chế nhà nước không tự đánh mất mình, không
làm hủy hoại bản thân v.v và chính nó là động lực tinh thần, giá trị văn hóa
cho sự phát triển của xã hội và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.
Trong cuốn sách: "Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế
thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý nước ta hiện
nay" của Nguyễn Chí Mỳ [98], đã chỉ ra sự suy thoái về đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên trong quá trình chuyển sang kinh
tế thị trường. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng, làm giảm
7
sút lòng tin của nhân dân, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân,
làm suy giảm sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cuốn: "Đạo đức trong nền công vụ" của Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn,
Nguyễn Thị Kim Thảo [44]. Trong cuốn sách này, các tác giả đưa ra các quy
định về chuẩn mực đạo đức của người cán bộ công chức trong thực thi công
vụ như: Về phẩm chất chính trị; về năng lực quản lý; về trình độ và khả năng
chuyên môn; về hiệu quả công tác. Ngoài ra, các tác giả còn nêu ra thực trạng
và một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức
nước ta hiện nay.
Tuy không trực tiếp đề cập đến đạo đức công vụ là gì, nhưng trong
cuốn: "Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay. Thực trạng và giải
pháp"
của Nguyễn Thế Kiệt [73], Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm
2005, đã phân tích rõ vai trò, nội dung và tiêu chí đạo đức của người cán bộ lãnh
đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường và khẳng định tầm quan trọng
của đạo đức đối với người cán bộ lãnh đạo chính trị ở nước ta hiện nay.
Cuốn: "Nghiên cứu, so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số
quốc gia và Việt Nam" do Đỗ Thị Ngọc Lan làm chủ biên [76]. Cuốn sách
gồm 3 chương, trong đó chương 1 các giả bàn đến một số vấn đề chung về
những khái niệm, thuật ngữ đề cập đến công vụ, đạo đức công vụ, hệ thống quản
lý đạo đức công vụ. Đây là những tư liệu tham khảo có giá trị đối với tác giả
luận án khi bàn đến các khái niệm này trong công trình khoa học của mình.
Trong cuốn "Văn hóa, đạo đức và niềm tin xã hội trước yêu cầu phát
triển của đất nước hiện nay" do Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành năm
2018 [60], có bài "Văn hóa công vụ ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải
pháp phát triển" cũng đã trực tiếp đề cập đến văn hóa công vụ trong đó có
đạo đức công vụ. Theo tác giả, bên cạnh những ưu điểm mà công chức và nền
công vụ của chúng ta đạt được, thì "đạo đức công vụ của một bộ phận đội ngũ
cán bộ, công chức đang là vấn đề quan ngại" [60, tr.173].
8
Bài: "Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội
ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Hữu Khiển [68].
Trong bài viết này, tác giả trực tiếp đề cập đến vấn đề nâng cao đạo đức công
vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Ngoài ra tác giả còn đi
sâu phân tích mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã
hội và nhấn mạnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người cán bộ, công chức cũng
phải nâng cao đạo đức công vụ vì một nền hành chính trong sạch, vững mạnh.
Trong bài: "Vấn đề nâng cao đạo đức công vụ trong cải cách hành
chính ở nước ta hiện nay" tác giả Lê Thị Hằng [50] đã góp phần làm sáng tỏ
một số vấn đề liên quan đến khái niệm công chức, công vụ. Cách tiếp cận của
tác giả bài viết là những tư liệu tham khảo có giá trị nhất định khi đề cập đến
vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ ngành Công an nước ta
hiện nay.
Bài "Xây dựng đạo đức công vụ theo chuẩn mực đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Duy Hạnh [47] đã góp phần làm sáng tỏ
khái niệm đạo đức công vụ, chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng đạo đức công
vụ theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Hay bài "Một số vấn đề về đạo đức
công vụ trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Bùi Thị Long [81], ngoài việc
đưa ra và phân tích khái niệm đạo đức công vụ, tác giả đi sâu phân tích thực
trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay và trên cơ sở
đó đề ra giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ cho đối tượng này.
Bài "Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay" của
tác giả Trần Sỹ Phán [108] đã bàn về thực chất của "Nâng cao đạo đức công
vụ là quá trình tác động tích cực, có mục đích của các chủ thể tới đối tượng
với nội dung, hình thức và phương pháp thích hợp nhằm làm biến đổi đời
sống đạo đức của đội ngũ công chức theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn"
[108, tr.50-51]. Ngoài việc phân tích, góp phần làm sáng tỏ khái niệm đạo đức
công vụ, tác giả còn làm rõ những ưu điểm cũng như hạn chế trong đời sống
9
đạo đức công vụ của đội ngũ công chức nước ta hiện nay từ đó đề ra giải pháp
nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm về đạo đức công vụ của đối tượng
trên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bài "Trách nhiệm công vụ trong thực thi chính sách công" của
Trương Quốc Chính và Trương Thị Quỳnh Hoa đăng ở tạp chí Thông tin
khoa học chính trị, số 9-2018 [15], các tác giả đã trực tiếp bàn đến đạo đức
công vụ và cho rằng: Để khắc phục mâu thuẫn lợi ích trong thực thi công vụ
thì bản thân chủ thể công chức phải xác định rõ và cụ thể những tiêu chí về
đạo đức công vụ của người công chức [15, tr.28].
Trong đề tài khoa học cấp bộ: "Nghiên cứu khảo sát xây dựng nội dung,
chương trình môn học đạo đức công vụ, công chức" do Hoàng Quang Đạt làm
chủ biên [35]. Trong đề tài này nhóm tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng
đạo đức trong nền công vụ ở nước ta hiện nay và đưa ra các tiêu chí về đạo
đức công vụ. Các tiêu chí đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đạo đức công chức trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Học viện Hành chính [61]. Hội thảo đã
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhiều tham luận trong Hội thảo
đã đề cập trực tiếp đến khái niệm đạo đức công vụ; đến thực trạng đạo đức
công vụ của đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay. Một số tham luận đã đề xuất giải pháp ngăn chặn sự suy thoái đạo đức
công vụ đang diễn ra trong một bộ phận công chức nước ta hiện nay. Đây
cũng