Luận án Năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Năng lực là một trong bốn thành tố quan trọng cấu thành nên bộ mặt nhân cách cá nhân- là yếu tố giúp cá nhân tiến hành có hiệu quả các hoạt động thực tiễn. Một người có năng lực bao giờ cũng hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Ngược lại, người không có năng lực sẽ thực hiện công việc một cách khó khăn. Đối với nhà quản lý, năng lực quản lý sẽ giúp họ đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao. Đồng thời, năng lực quản lý còn giúp nâng cao uy tín, sức ảnh hưởng của người đứng đầu tổ chức đến đội ngũ nhân viên và tập thể mình quản lý. Mặt khác, quản lý được hiểu như là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác (Mary Parker Follet). Do đó, chìa khóa của sự thành công trong quản lý lãnh đạo là khả năng thu được kết quả từ con người, thông qua con người và kết hợp với con người. Theo các tác giả Campbell & Pritchard (1976), năng lực của con người chỉ là con số không tròn trĩnh nếu như người lãnh đạo không biết cách động viên, khích lệ và hướng dẫn nhằm khai thác năng lực ấy. Vì vậy, có thể khẳng định động viên là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với thành công của mỗi nhà quản lý, lãnh đạo nói riêng và một tổ chức nói chung.

pdf228 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN N¡NG LùC §éNG VI£N GI¸O VI£N CñA HIÖU TR¦ëNG tr-êng TIÓU HäC LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN N¡NG LùC §éNG VI£N GI¸O VI£N CñA HIÖU TR¦ëNG tr-êng TIÓU HäC Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đào Thị Oanh 2. PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Liên LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến PGS.TS Đào Thị Oanh và PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào lời tri ân chân thành nhất. Với tâm huyết, lòng say mê khoa học, sự tận tâm với nghề, với trò, Thầy, Cô đã không quản ngại thời gian, công sức để định hướng, chỉ bảo, động viên và khích lệ tôi tìm được một hướng nghiên cứu rõ ràng và phù hợp. Thầy, Cô luôn hỗ trợ và là nguồn động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn phát sinh trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý giáo dục, Bộ môn Tâm lý học đại cương, cùng các Thầy, Cô giáo khoa Tâm lý giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình nghiên cứu Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý giáo dục, các Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp trong Khoa Quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ và nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn thành luận án đúng thời hạn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Tập thể cán bộ, giáo viên các trường tiểu học đã phối hợp trong nghiên cứu này, đặc biệt là Hiệu trưởng và giáo viên của hai trường tiểu học đã nhiệt tình tham gia, đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu chân dung hiệu trưởng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè, luôn là điểm tựa vững chắc, động viên và khích lệ tôi khi tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Do còn những hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu nên công trình khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, các anh, chị, em và các bạn đồng nghiệp để công trình được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Liên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC ĐỘNG VIÊN GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................... 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 18 1.2. Một số vấn đề lý luận về năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học .......................................................................................................... 25 1.2.1. Năng lực ................................................................................................. 25 1.2.2. Động viên ............................................................................................... 30 1.2.3. Hiệu trưởng và giáo viên trường tiểu học .............................................. 37 1.2.4. Năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học ................ 43 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực động viên giáo viên của Hiệu trưởng ...... 54 1.3.1. Các yếu tố thuộc về bản thân hiệu trưởng .............................................. 54 1.3.2. Các yếu tố thuộc về môi trường ............................................................. 56 1.3.3. Các yếu tố thuộc về đào tạo và bồi dưỡng về năng lực quản lý, lãnh đạo ............................................................................................................ 57 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 58 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 59 2.1. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 59 2.1.1. Mẫu khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu ...................................... 59 2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu ............................................................................. 60 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 64 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu ............................................. 64 2.2.2. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 65 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 66 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu................................................................... 68 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu tình huống ...................................................... 68 2.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ....................................... 70 2.2.7. Phương pháp nghiên cứu chân dung ...................................................... 70 2.2.8. Phương pháp quan sát ............................................................................ 71 2.2.9. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................... 71 2.2.10. Phương pháp thông kế toán học ........................................................... 74 2.3. Thang đánh giá và cách tính điểm .................................................................. 74 2.3.1. Thang đánh giá ....................................................................................... 74 2.3.2. Cách tính điểm ........................................................................................ 75 2.3.3. Cách đánh giá và phân loại..................................................................... 75 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 77 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NĂNG LỰC ĐỘNG VIÊN GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ....................... 78 3.1. Thực trạng năng lực động viên giáo viên của Hiệu trưởng trường tiểu học ..................................................................................................................... 78 3.1.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học ....................................................................... 78 3.1.2. Phân tích thực trạng các năng lực thành phần trong năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ........................................................... 83 3.1.3. Mức độ được động viên và thỏa mãn trong công việc của giáo viên tiểu học ................................................................................................... 108 3.1.4. So sánh các mặt biểu hiện của năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học theo khách thể nghiên cứu ............................................ 112 3.1.5. Mối tương quan giữa các năng lực thành phần trong năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ................................................ 115 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ...................................................................................................... 117 3.2.1. Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ......................... 117 3.2.2. Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhóm yếu tố ................................. 118 3.3. Kết quả thực nghiệm trên 2 chân dung điển hình ...................................... 126 3.3.1. Mô tả chân dung thực nghiệm .............................................................. 126 3.3.2. Kết quả thực nghiệm nâng cao hiểu biết và rèn kỹ năng tìm hiểu giáo viên và dự kiến cách thức động viên giáo viên ...................................... 135 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán bộ quản lý ĐLC: Độ lệch chuẩn ĐTB: Điểm trung bình ĐV: Động viên GV: Giáo viên HT: Hiệu trưởng NL: Năng lực NLĐV: Năng lực động viên PP: Phương pháp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Năng lực triển khai động viên giáo viên của hiệu trưởng thông qua tác động vào nhu cầu .................................................................... 49 Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là hiệu trưởng ................................. 59 Bảng 2.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là giáo viên ..................................... 60 Bảng 2.3. Độ tin cậy Cronbach's Alpha của thang đo năng lực động viên giáo viên .............................................................................................. 63 Bảng 2.4. Độ hiệu lực của thang đo năng lực động viên giáo viên ..................... 63 Bảng 2.5. Cấu trúc thang đo năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ................................................................................................ 67 Bảng 2.6. Tính khả thi của các bài tập tình huống .............................................. 69 Bảng 2.7. Cách cho điểm và đánh giá mức độ năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ...................................................................... 75 Bảng 3.1. Đánh giá chung của hiệu trưởng và giáo viên tiểu học về năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ............................... 78 Bảng 3.2. Mức độ năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học qua các năng lực thành phần ................................................. 80 Bảng 3.3. Biểu hiện năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học thông qua giải quyết bài tập tình huống .............................................. 82 Bảng 3.4. Biểu hiện năng lực tìm hiểu đối tượng động viên của hiệu trưởng tiểu học ................................................................................................ 83 Bảng 3.5. Các mong muốn trong công việc của giáo viên tiểu học .................... 86 Bảng 3.6. Biểu hiện năng lực dự kiến cách thức động viên giáo viên ................ 88 Bảng 3.7. Biểu hiện năng lực triển khai động viên giáo viên ............................. 91 Bảng 3.8. Mức độ chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhà trường ............ 96 Bảng 3.9. Biểu hiện năng lực điều chỉnh hoạt động.......................................... 104 Bảng 3.10. Năng lực động viên giáo viên biểu hiện thông qua một số phẩm chất tâm lý cá nhân của Hiệu trưởng tiểu học .................................. 106 Bảng 3.11. Đánh giá về cảm nhận mức độ được động viên của GV tiểu học .... 108 Bảng 3.12. Mức độ thỏa mãn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học (theo lý thuyết của Henzberg) ........................................................................ 110 Bảng 3.13. Mối tương quan giữa các năng lực thành phần trong năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ................................... 115 Bảng 3.14. Đánh giá về mức độ đáp ứng của đào tạo/bồi dưỡng so với nhu cầu, mong muốn của hiệu trưởng...................................................... 121 Bảng 3.15. Đánh giá về ảnh hưởng của tính chất mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường đến năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học .................................................................................. 123 Bảng 3.16. Biểu hiện năng lực động viên giáo viên của Hiệu trưởng N.T.P ...... 127 Bảng 3.17. Biểu hiện năng lực động viên giáo viên của Hiệu trưởng ĐTM ...... 131 Bảng 3.18. Giáo viên đánh giá về kỹ năng tìm hiểu đối tượng động viên của hiệu trưởng trước thực nghiệm ......................................................... 136 Bảng 3.19. Giáo viên đánh giá về kỹ năng tìm hiểu đối tượng động viên của hiệu trưởng sau thực nghiệm ............................................................ 142 Bảng 3.20. Đánh giá của hiệu trưởng về hiệu quả của tài liệu và phần hướng dẫn rèn kỹ năng ................................................................................. 144 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 3.1. Biểu hiện năng lực động viên giáo viên theo giới tính ..................... 112 Biểu đồ 3.2. Biểu hiện năng lực động viên giáo viên theo địa bàn nghiên cứu .... 113 Biểu đồ 3.3. Biểu hiện năng lực động viên giáo viên theo thâm niên công tác .... 114 Biểu đồ 3.4. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học .................................................... 117 Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bản thân hiệu trưởng đến năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học .................... 118 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của đào tạo, bồi dưỡng đến năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ............................................................ 120 Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường đến năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học ................................... 122 Hình 1.1. Mô hình lý thuyết về năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng tiểu học .................................................................................... 51 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Năng lực là một trong bốn thành tố quan trọng cấu thành nên bộ mặt nhân cách cá nhân- là yếu tố giúp cá nhân tiến hành có hiệu quả các hoạt động thực tiễn. Một người có năng lực bao giờ cũng hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Ngược lại, người không có năng lực sẽ thực hiện công việc một cách khó khăn. Đối với nhà quản lý, năng lực quản lý sẽ giúp họ đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao. Đồng thời, năng lực quản lý còn giúp nâng cao uy tín, sức ảnh hưởng của người đứng đầu tổ chức đến đội ngũ nhân viên và tập thể mình quản lý. Mặt khác, quản lý được hiểu như là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác (Mary Parker Follet). Do đó, chìa khóa của sự thành công trong quản lý lãnh đạo là khả năng thu được kết quả từ con người, thông qua con người và kết hợp với con người. Theo các tác giả Campbell & Pritchard (1976), năng lực của con người chỉ là con số không tròn trĩnh nếu như người lãnh đạo không biết cách động viên, khích lệ và hướng dẫn nhằm khai thác năng lực ấy. Vì vậy, có thể khẳng định động viên là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với thành công của mỗi nhà quản lý, lãnh đạo nói riêng và một tổ chức nói chung. 1.2. Năng lực động viên là một thành tố quan trọng trong năng lực quản lý lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường giúp cho việc thu hút, tập hợp và thúc đẩy các thành viên hoạt động tích cực hướng tới thực hiện mục tiêu chung. Nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của năng lực động viên giáo viên của hiệu trưởng đối với giáo viên nói riêng và hiệu quả hoạt động của nhà trường nói chung. Trong đó các nghiên cứu khẳng định, động viên từ hiệu trưởng ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của giáo viên (Chapman and Lowther (1982)), ảnh hưởng đến lòng trung thành và sự kiên định với nghề của giáo viên (Richard Ingersoll (2001)), và do đó ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh (Brumback (1986)) Mặt khác, năng lực động viên nằm trong năng lực lãnh đạo quản lý nhà trường. Vì vậy, nó có khả năng làm tăng sức ảnh hưởng và uy tín của hiệu trưởng nhà trường, giúp cho hiệu trưởng xây dựng hình ảnh bản thân và tăng cường hiệu quả của các tác động quản lý khác. 2 1.3. Trong thực tế, tuy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, thể hiện trong nhiều chủ chương, chính sách, chiến lược của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục. Nhưng các chính sách này khi đi vào thực tế vẫn chưa được như mong muốn. Trong một bài viết của mình, Phạm Đỗ Nhật Tiến khẳng định: Theo một cách nhìn nào đó có thể nói, vị thế và hình ảnh nhà giáo trong thực tế không những không được như mong muốn trong các văn bản nhà nước mà còn có xu thế đang bị xói mòn [85, tr.5-11]. Chính “xu thế” này đang có tác động không nhỏ đến động lực nghề nghiệp của giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Mặt khác, do đặc thù của cấp học, giáo viên tiểu học rất căng thẳng về thời gian và áp lực chuyên môn. Thêm nữa, chế độ đãi ngộ, chế độ lương thưởng đối với giáo viên tiểu học so với mặt bằng chung về tài chính nhìn chung còn hạn chế. Một công bố gần đây của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho thấy: Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân. Trong khuôn khổ đề tài trên, tác giả Vũ Trọng Rỹ- Viện Khoa học giáo dục đã điều tra trên hơn 500 giáo viên ở 3 cấp trong đó có GV tiểu học với câu hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Kết quả là số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9% [4]. Như vậy, theo khảo sát trên có tới gần một nửa giáo viên tiểu học hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa. Thêm vào đó, ngành giáo dục đã khẳng định con người là yếu tố then chốt trong công cuộc chấn hưng giáo dục sắp tới. Giáo viên tiểu học lại giữ vị trí “then chốt” hơn nữa khi họ là những người đầu tiên áp dụng những đổi mới và cũng là những người “đặt viên gạch đầu tiên” cho toàn bộ hệ thống giáo dục- chất lượng giáo dục của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó, nếu không có chính sách và được động viên phù hợp sẽ khiến họ giảm sút động lực với nghề. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ cũng như thành tích học tập của học sinh tiểu học nói riêng mà cả hệ thống giáo dục nói chung. Những phân tích trên đây cho thấy sự cần thiết phải động viên giáo viên nói chung, đặc biệt là giáo viên tiểu học nhằm tăng cường sức mạnh nguồn lực con người trong giáo dục. 3 Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: động viên từ hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn đến động lực và hiệu quả làm việc của giáo viên [109], [118], [119], [102]. Tuy nhiên, việc động viên giáo viên trong thực tế vẫn chưa được hiệu trưởng quan tâm đúng mức vì vậy hiệu quả động viên chưa cao, chưa tạo được động lực cho giáo viên. Nghiên cứu của Bulach, Clete- Pickett, Winson Brothe, Diana (1998) chỉ đã chỉ ra những hạn chế của các nhà quản lý giáo dục, bao gồm: Kỹ năng quan hệ con người kém, kỹ năng quan hệ nội bộ kém, thiếu khả năng nhìn nhận thất bại trong việc lãnh đạo và ngăn chặn các mâu thuẫn.. thiếu khả năng tạo động lực cho đ
Luận văn liên quan