Chương mở đầu của luận án trình bày các vấn đề sau: (1) lý do lựa chọn đề tài;
(2) mục tiêu nghiên cứu; (3) đối tượng nghiên cứu; (4) phạm vi nghiên cứu; (5)
phương pháp nghiên cứu; (6) nguồn số liệu; (7) cấu trúc nghiên cứu và (8) đóng góp
của luận án.
1.1Lý do lựa chọn đề tài
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu thế giới
Tăng trưởng năng suất đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Do
đó, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm dưới góc độ kinh tế vĩ
mô, ngành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng năng suất các yếu tố (viết tắt
là TFP). Lý thuyết tăng trưởng cổ điển là lý thuyết đầu tiên đề cập đến tăng trưởng
của năng suất mà đại diện tiêu biểu này đó là Solow (1957) và Swan (1956) thừa nhận
rằng tiến bộ công nghệ chính là nguồn gốc dẫn đến sự tăng trưởng sản lượng trong
dài hạn. Tuy nhiên, lý thuyết của trường phái cổ điển lại xem tiến bộ công nghệ là
yếu tố ngoại sinh và không giải thích được nguồn gốc của tiến bộ công nghệ. Lucas
(1988) và Romer (1994) là những người tiên phong trong việc phát triển dòng lý
thuyết nội sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới nằm giải thích nguồn gốc của tiến bộ
công nghệ mà mô hình tăng trưởng cổ điển không giải thích được. Lý thuyết tăng
trưởng nội sinh nhấn mạnh vai trò quan trọng của R&D và vốn nhân lực là một trong
các yếu tố quan trọng giải thích cho sự tiến bộ công nghệ
241 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng suất của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam: vai trò của xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ HOÀNG THẢO TRANG
NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở
VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU, HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP.HCM, tháng 10 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở
VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU, HOẠT
ĐỘNG ĐỔI MỚI VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH
TP.HCM, tháng 10 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu xin cam đoan đây là luận văn của chính nghiên cứu và không sao chép
bất kỳ luận văn tiến sĩ nào. Các lý thuyết, số liệu và phương pháp tiến hành nghiên
cứu đều trích nguồn rõ ràng.
Người cam đoan
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè luôn
ở bên để động viên nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ. Tác giả xin gửi lời tri ân sâu
sắc đến hai thầy hướng dẫn nghiên cứu hoàn thành đề tài là PGS. TS. Nguyễn Hữu
Dũng và TS. Vũ Thành Tự Anh. Tiếp theo tác giả xin chân thành cảm ơn đến GS.TS
Nguyễn Trọng Hoài, TS. Nguyễn Hoàng Bảo, PGS. TS Nguyễn Thuấn, TS. Phạm
Khánh Nam, TS. Trương Đăng Thụy, thầy Phùng Thanh Bình, TS. Trần Thị Tuấn Anh
đã cho nghiên cứu những nhận xét, góp ý cho luận văn nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn những người đồng nghiệp, bạn bè luôn là nguồn cổ vũ tinh
thần trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Cô Hay
Sinh, cô Thu Vân, hội T+, anh Khánh Duy.
Tác giả tri ân sâu sắc đến hai bậc sinh thành của nghiên cứu đã luôn ở bên cạnh
động viên nghiên cứu, lo từng miếng ăn giấc ngủ, chăm sóc bé Nam Anh để tác giả có
thời gian để vừa làm việc vừa hoàn thành luận văn. Công ơn cha mẹ suốt cả cuộc đời
con luôn ghi tạc trong lòng.
Tác giả cảm ơn đến gia đình nhỏ của nghiên cứu, người chồng và đứa con gái nhỏ
luôn là nguồn động viên để nghiên cứu hoàn thành ước mơ của mình là hoàn thành bậc
học tiến sĩ.
Tác giả nhận thức rằng bản thân mình cần cố gắng thật nhiều trên con đường học
thuật sắp tới nên nghiên cứu sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ vẫn sẽ nỗ lực học hỏi
không ngừng.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng biểu
Danh mục chữ viết tắt
Chương 1: Giới thiệu 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1
1.1.1 Bối cảnh thế giới 01
1.1.2 Bối cảnh Việt Nam 03
1.1.3 Vấn đề nghiên cứu 09
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 11
1.3 Đối tượng nghiên cứu 12
1.4 Phạm vi nghiên cứu 12
1.5 Phương pháp nghiên cứu 12
1.6 Nguồn số liệu 13
1.7 Cấu trúc luận án 13
1.8 Đóng góp của luận án 17
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 18
2.1 Khái niệm về năng suất 18
2.2 Nguồn gốc sự khác biệt và tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố 19
2.3 Lý thuyết phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến TFP của doanh nghiệp 23
2.4 Lý thuyết về mối liên hệ giữa xuất khẩu và năng suất 26
2.5 Lý thuyết về mối liên hệ giữa đổi mới và năng suất 33
2.6 Lý thuyết mối liên hệ giữa môi trường kinh doanh và năng suất thông qua vai trò
trung gian của hoạt động đổi mới 41
2.7 Khung phân tích 53
Chương 3: Thực trạng phát triển DNNVV trong giai đoạn 2005-2013 55
3.1 Khái niệm DNNVV 55
3.2 Chủ trương của chính phủ trong việc phát triển DNNVV 56
3.3 Thực trạng DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2005-2013 56
Chương 4: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 77
4.1 Dữ liệu nghiên cứu 77
4.2 Phương pháp nghiên cứu 77
4.3 Đo lường các biến trong các mô hình nghiên cứu 98
Chương 5: Kết quả nghiên cứu 109
5.1 Kết quả ước tính và phân tích tổng năng suất các yếu tố (TFP) 109
5.2 Kết quả nghiên cứu năng suất với hoạt động xuất khẩu 115
5.3 Kết quả nghiên cứu quan hệ năng suất và hoạt động đổi mới 122
5.4 Kết quả nghiên cứu quan hệ giữa năng suất và môi trường kinh doanh 135
5.5 Kết luận tổng hợp và thống nhất kết quả nghiên cứu 141
Chương 6: Kết luận và kiến nghị 148
6.1 Kết luận 148
6.2 Hàm ý chính sách 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mqh Mối quan hệ
MTKD Môi trường kinh doanh
NĐ Nghị định
NLSX Năng lực sản xuất
QĐ Quy mô
QĐ-TTg Quyết định-thủ tướng
R&D Research and Development
SH Sở hữu
SP Sản phẩm
TFP Tổng năng suất các yếu tố
TT Thông tư
DANH BẢNG BIỂU
Bảng Trang
Bảng 1.1: Các trở ngại chính của DNNVV trong quá trình phát triển 8
Bảng 2.1: Các biến đo lường mạng lưới theo ba cấp độ 46
Bảng 3.1 Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy mô lao động và theo
nguồn vốn
55
Bảng 3.2 Quy mô và tính chính thức của DNNVV theo năm 57
Bảng 3.3 Hình thức sở hữu của DNNVV theo năm 57
Bảng 3.4: Loại máy móc thiết bị DN sử dụng theo thời gian 58
Bảng 3.5: Tỷ lệ % đầu tư vào các khoản mục 58
Bảng 3.6: Mục đích chính của việc đầu tư 59
Bảng 3.7 Tỷ lệ lao động có chuyên môn, kỹ năng 59
Bảng 3.8 Tỷ lệ lao động có chuyên môn theo quy mô doanh nghiệp 60
Bảng 3.9: Đào tạo lao động 60
Bảng 3.10: Tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu theo thời gian 61
Bảng 3.11 Hình thức xuất khẩu và phần trăm xuất khẩu trực tiếp trên doanh
thu
61
Bảng 3.12: Tỷ lệ xuất khẩu đến các quốc gia theo thời gian 62
Bảng 3.13: Tỷ lệ xuất khẩu đến các quốc gia theo quy mô 63
Bảng 3.14 Tỷ lệ DN cho rằng xuất khẩu giúp chuyển giao công nghệ 64
Bảng 3.15: Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đổi mới 65
Bảng 3.16 Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành đổi mới theo quy mô 66
Bảng 3.17: Lý do doanh nghiệp tiến hành áp dụng quy trình sản xuất mới/
công nghệ mới
67
Bảng Trang
Bảng 3.18: Chi phí giao dịch không chính thức 68
Bảng 3.19: Mục đích của các giao dịch không chính thức theo thời gian 68
Bảng 3.20: Số lần tiếp thanh tra, thời gian giải quyết thủ hành chính và thời
gian để có đăng ký kinh doanh
69
Bảng 3.21: Hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp 70
Bảng 3.22: Điều kiện vận chuyển của doanh nghiệp 71
Bảng 3.23: Vị trí tọa lạc của doanh nghiệp 71
Bảng 3.24: Tiếp cận tín dụng chính thức theo loại hình doanh nghiệp và
theo thời gian
71
Bảng 3.25: Nhu cầu vay chính thức theo quy mô và theo thời gian 72
Bảng 3.26: Lý do vay chính thức theo thời gian 72
Bảng 3.27: Lý do không làm đơn vay từ các nguồn không chính thức 72
Bảng 3.28: Tiếp cận internet, web, mail 73
Bảng 3.29: Trở ngại và tiềm năng kinh tế 74
Bảng 3.30: Dự kiến phát triển sản phẩm mới và dây chuyền mới 74
Bảng 3.31: Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới và dây chuyền
mới
75
Bảng 3.32 Các trở ngại chính trong việc phát triển 75
Bảng 3.33 Biện pháp giúp đỡ của nhà nước 76
Bảng 4.1 Mô hình nhiều biến trung gian đồng thời 99
Bảng 4.2 Biến đầu ra trong mô hình ước tính TFP 100
Bảng 4.3 Mô tả đo lường các biến đầu vào để ước lượng năng suất trong mô
hình hàm sản xuất
101
Bảng Trang
Bảng 5.1 Kết quả ước lượng hàm sản xuất và ước tính TFP theo các
phương pháp khác nhau
109
Bảng 5.2: Tổng năng suất các yếu tố theo ngành và theo thời gian 110
Bảng 5.3: Kiểm định sự khác biệt năng suất theo quy mô 111
Bảng 5.4: Kiểm định khác biệt năng suất giữa doanh nghiệp xuất khẩu và
không xuất khẩu
111
Bảng 5.5: Kiểm định khác biệt năng suất giữa doanh nghiệp đổi mới và DN
không đổi mới
112
Bảng 5.6: Kiểm định khác biệt năng suất giữa các miền 114
Bảng 5.7: Kiểm định sự khác biệt năng suất trước khủng hoảng và sau
khủng hoảng
114
Bảng 5.8 Kết quả hồi quy ảnh hưởng của xuất khẩu và nơi xuất khẩu lên
năng suất
115
Bảng 5.9 Mô hình hồi quy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
đầu tư
123
Bảng 5.10 Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất các đầu ra
đổi mới
127
Bảng 5.11: Mô hình phân tích ảnh hưởng của hoạt động đổi mới lên năng
suất
131
Bảng 5.12: Mô hình phân tích ảnh hưởng của MTKD lên năng suất 134
Bảng 5.13: Kết luận tổng hợp từ các mô hình phân tích
144
Bảng 5.14: Mức độ tác động của xuất khẩu, hoạt động đổi mới và MTKD
lên năng suất theo các mô hình định lượng khác nhau
147
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình Trang
Hình 1.1 Tổng số doanh nghiệp cả nước từ 2006 đến 2014 4
Hình 1.2 Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo khu vực va theo thời gian 5
Hình 1.3: tỷ lệ DN ngoài nhà nước theo quy mô 6
Hình 1.4: TFP của DNNVV ở một số quốc gia 7
Hình 1.5: Số lượng DN đăng ký thành lập và giải thể giai đoạn 2007-2015 7
Hình 2.1 : Tiến bộ công nghệ đóng góp vào trong tăng trưởng TFP. 20
Hình 2.2: Hiệu quả về mặt kỹ thuật và tính kinh tế theo quy mô tác động
lên năng suất
21
Hình 2.3: Phân bổ nguồn lực hiệu quả ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP 23
Hình 2.4: Sơ đồ khung phân tích luận án 54
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng
suất
Phụ lục 2:Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa hoạt động đổi
mới và năng suất
Phụ lục 3: Tóm tắt nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa MTKD và năng suất
Phụ lục 4:Nghị định thông tư liên quan đến DNNVV
Phụ lục 5: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Phụ lục 6: Ma trận tương quan các biến đưa vào mô hình nghiên cứu
Phục lục 7: Kiểm tra đa cộng tuyến ở các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của xuất
khẩu lên năng suất
Phục lục 8: Kết quả hồi quy ảnh hưởng xuất khẩu lên năng suất theo Fixed Effect
Phụ lục 9: Mô hình ảnh hưởng xuất khẩu lên năng suất theo Random Effect
Phụ lục 10:Mô tả mô hình tác động tổng hợp cho biến hỗ trợ của doanh nghiệp
Phục lục 11: Kinh nghiệm phát triển DNNVV của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan
Phụ lục 12: Luật hỗ trợ DNNVV 2017
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương mở đầu của luận án trình bày các vấn đề sau: (1) lý do lựa chọn đề tài;
(2) mục tiêu nghiên cứu; (3) đối tượng nghiên cứu; (4) phạm vi nghiên cứu; (5)
phương pháp nghiên cứu; (6) nguồn số liệu; (7) cấu trúc nghiên cứu và (8) đóng góp
của luận án.
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu thế giới
Tăng trưởng năng suất đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Do
đó, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm dưới góc độ kinh tế vĩ
mô, ngành để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng năng suất các yếu tố (viết tắt
là TFP). Lý thuyết tăng trưởng cổ điển là lý thuyết đầu tiên đề cập đến tăng trưởng
của năng suất mà đại diện tiêu biểu này đó là Solow (1957) và Swan (1956) thừa nhận
rằng tiến bộ công nghệ chính là nguồn gốc dẫn đến sự tăng trưởng sản lượng trong
dài hạn. Tuy nhiên, lý thuyết của trường phái cổ điển lại xem tiến bộ công nghệ là
yếu tố ngoại sinh và không giải thích được nguồn gốc của tiến bộ công nghệ. Lucas
(1988) và Romer (1994) là những người tiên phong trong việc phát triển dòng lý
thuyết nội sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới nằm giải thích nguồn gốc của tiến bộ
công nghệ mà mô hình tăng trưởng cổ điển không giải thích được. Lý thuyết tăng
trưởng nội sinh nhấn mạnh vai trò quan trọng của R&D và vốn nhân lực là một trong
các yếu tố quan trọng giải thích cho sự tiến bộ công nghệ.
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TFP
dưới góc độ vĩ mô. Tuy nhiên, việc phân tích các yếu tố tăng trưởng dưới góc độ vĩ
mô (quốc gia, ngành) cũng có những hạn chế nhất định như: (1) sai số trong đo lường
do sự khác biệt về chất lượng dữ liệu không đồng nhất giữa các quốc gia (Del Gatto
và cộng sự, 2011); (2) khó khăn trong việc kiểm soát các yếu tố thuộc về thể chế và
đặc điểm của từng quốc gia (Ozler và Yilmaz, 2009); và (3) hạn chế trong việc xác
định cơ chế tác động đến năng suất (Lopex, 2005) [trích trong Tran, 2014]. Do đó,
2
xu hướng gần đây là các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tập trung phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tổng năng suất các yếu tố dưới góc độ vi mô. Lập luận của cách
tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng suất dưới góc độ vi mô (doanh nghiệp)
là vì TFP của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của
doanh nghiệp và cuối cùng là ảnh hưởng đến tăng trưởng và sự thịnh vượng của một
quốc gia (Hulten, 2001; Iqbal, 2001; Isaksson, 2007). Ngoài ra, cách tiếp cận năng
suất dưới góc độ doanh nghiệp có thêm những ưu điểm như sự sẵn có của bộ dữ liệu;
gợi ý chính sách tốt hơn cho chính phủ trong vấn đề năng cao tổng năng suất của quốc
gia mà doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế.
Theo cách tiếp cận vi mô thì tổng năng suất cũng được hiểu theo nhiều cách
khác nhau. Theo cách hiểu của Solow thì TFP của doanh nghiệp là trình độ công nghệ
hay tiến bộ công nghệ và tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố là do tiến bộ công
nghệ. Còn theo Collie và cộng sự (2005) thì TFP của doanh nghiệp được phân thành
bốn thành tố là tiến bộ công nghệ, hiệu quả kỹ thuật, tính kinh tế theo quy mô và phân
bổ đầu vào hiệu quả.
Ở một khía cạnh khác, các nghiên cứu cho thấy DNNVV là một thành phần
vô cùng quan trọng đối với một nền kinh tế kể cả ở quốc gia phát triển và đang phát
triển. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ rất
cao trong nền kinh tế và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển
của quốc gia đó. Theo Halberg (2000), DNNVV đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn doanh
nghiệp lớn trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn và giúp cho tăng trưởng kinh
tế.
Trong những thập niên gần đây khi với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng của các quốc gia; sự thay đổi chính sách công nghiệp của các chính
phủ theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho các DNNVV hoạt động thì các nghiên
cứu thực nghiệm cho thấy xuất khẩu, hoạt động đổi mới; môi trường kinh doanh đóng
vai trò quan trọng cho việc tăng năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV)
(Bernard và Jensen, 1997, 1999, 2003; Crepon và cộng sự, 1998; Lee và Kang, 2007;
3
Hedge và Shapira, 2007; Aw và cộng sự, 2008; Arza và Lopez, 2010; Dollar và cộng
sự, 2005; Hallward-Dremeier và cộng sự, 2003; Beck và cộng sự, 2005).
Mặt khác, các nghiên cứu về chính sách công nghiệp và kinh nghiệm phát triển
DNNVV của các quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và
Nhật Bản (Xem phụ lục 11) cho thấy các vấn đề trọng tâm để phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa là làm thế nào tạo ra môi trường để DNNVV phát triển về mặt công nghệ,
thể chế, tín dụng, tham gia chuỗi toàn cầu và xuất khẩu được sản phẩm và DNNVV
phải tận dụng được các nguồn lực của mình (Acs và cộng sự, 1997; Berry, 1997;
Humphrey, 2003; Rodrik, 2004; Harvie, 2004; Tambunan, 2005; Chaminade và cộng
sự, 2007; Brimble, 2008; Thanh và cộng sự, 2009; Aldaba, 2010; Botho và cộng sự,
2009; Muhammad và cộng sự, 2010; Kimura, 2016).
Vì mỗi quốc gia, mỗi ngành là mỗi thực thể duy nhất do vậy việc tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng TFP của doanh nghiệp thì chỉ đúng cho quốc gia hoặc ngành đó.
Điều đó có nghĩa là kết quả tìm thấy ở các nghiên cứu thực nghiệm ở quốc gia này
thì không thể ứng cho quốc gia khác hoặc ngành khác. Chính vì điều này mà cần thêm
nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn để kiểm chứng các yếu tố ảnh hưởng TFP ở cấp
độ doanh nghiệp của từng quốc gia là cần thiết.
1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam
Nhận thức tầm quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển
kinh tế quốc gia thì sau đổi mới 1986 thì rất nhiều luật lệ được ban hành nhằm hỗ trợ
cho sự phát triển của khu vực tư. Đầu tiên phải kể đến đó là Luật Doanh Nghiệp Tư
Nhân và Luật Công Ty được ban hành vào năm 1990, đưa ra khung pháp lý cho các
doanh nghiệp tư nhân. Luật Doanh Nghiệp đầu tiên được chấp thuận vào năm 1999
và thực thi vào năm 2000 thay thế cho Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân và Luật Công
Ty và đơn giản hóa quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp. Luật Doanh Nghiệp
thống nhất được giới thiệu vào năm 2005 để tạo ra môi trường bình đẳng cho tất cả
các thành phần kinh tế. Sau khi luật doanh nghiệp ban hành thì có những nghị định
và thông tư hướng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: Vào năm 2001 thì văn bản
luật đầu tiên về doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành. Đó là nghị định số
4
90/2001/NĐ-CP cung cấp định nghĩa chính thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề
ra những biện pháp hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2006,
Chính phủ chấp nhận kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tiên 2006-
2010. Tiếp theo là nghị định số 59/2009/NĐ-CP ban hành hỗ trợ cho phát triển
DNNVV vào 30/6/2009 thay thế cho nghị định 90/2001/NĐ-CP. Năm 2010, chính
phủ phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn hai từ 2010
đến 2015. Năm 2016 chính phủ ban hành rất nhiều nghị định, thông tư để nhằm phát
triển doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như nghị quyết số 35/NQ-
CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
thông qua luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày tháng 6 năm 2017.
Từ khi có khung pháp lý để mở đường cho sự tăng trưởng và phát triển của
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thì số lượng doanh
nghiệp tăng lên nhanh chóng sau khi luật doanh nghiệp 2000 được ban hành. Một bức
tranh về tổng số DN giai đoạn 2006-2014 cho thấy số lượng DN trong nền kinh tế
tăng theo thời gian. Vào năm 2006 số lượng DN là 125.092 doanh nghiệp thì đến năm
2014 số lượng DN tăng lên gấp 3 lần là 402.326 (Xem hình 1.1).
Hình 1.1: Tổng số doanh nghiệp cả nước từ 2006 2014
Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê (2016)
125092
149069
192179
236584
279360
324691
346777
373213
402326
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số doanh nghiệp cả nước theo thời gian
5
Về mặt hình thức thì tỷ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất,
trung bình là 95,7% và có xu hướng tăng; tỷ lệ DN khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ
trung bình là 1,5% và có xu hướng giảm theo thời gian; và tỷ lệ DN khu vực nước
ngoài là 2,9% và cũng có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian. (Xem hình 1.2)
Hình 1.2: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo khu vực và theo thời gian
Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê (2016)
Đối với DN ngoài nhà nước số liệu nghiên cứu cho thấy thấy phần lớn DN
ngoài nhà nước có quy mô siêu nhỏ, chiếm tỷ lệ trung bình 56% và có xu hướng tăng
theo thời gian; tỷ lệ DN ngoài nhà nước có quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ trung bình là 27%
có xu hướng giảm theo thời gian; tỷ lệ DN có quy mô vừa chiếm tỷ lệ trung bình là
2%; tỷ lệ DN có quy mô lớn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trung bình chỉ 1% trên tổng số DN
cả nước. (Xem hình 1.3)
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
90.0%
100.0%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ Doanh nghiệp theo khu vực
Khu vực nhà nước
Khu vực ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
6
Hình 1.3: tỷ lệ DN ngoài nhà nước theo quy mô
Nguồn: số liệu của tổng cục thống kê năm (2016)
Từ số liệu trên cho thấy Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước đặc biệt là
DNNVV đóng quan vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Harvie (2004) lập luận rằng việc gia tăng khu vực tư nhân và tăng trưởng của doanh
nghiệp vừa và nhỏ sẽ: (1) hấp thu các lao động mới cũng như lao động dư thừa từ quá
trình cải cách; (2) là động lực tăng trưởng của nền kinh tế; (3) đóng góp đến tăng
trưởng xuất khẩu và (4) đóng góp vào vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa của Việt Nam.
Mặc dù, DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng hiện nay
DNNVV của Việt Nam chưa có tính cạnh tranh canh trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Theo số liệu điều tra của tổng năng suất ở cấp độ DNNVV thì TFP của Việt
Nam năm 2015 là 1,84 thấp hơn so với TFP của DNNVV ở Trung Quốc năm 2012 là
2,01; Philippin năm 2015 là 1,94; Malaysia năm 2015 là 1,89; Thái Lan năm 2016 là
1,98; và Ấn Độ năm 2014 là 2.27. Năng suất của DNNVVN chỉ cao hơn so với
Indonexia, M