Nghệ thuật triều Nguyễn (1802 - 1945) đã được hình thành và phát
triển trải qua chặng đường dài lịch sử, tạo nên một diện mạo kiến trúc cung
đình, lăng tẩm rất đặc trưng trên đất Huế. Những di sản văn hóa và các giá trị
đặc sắc về nghệ thuật tạo hình là sự kết tinh công sức, trí tuệ và thành quả lao
động sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân của cả nước. Các đề tài trong nghệ
phong kiến nói chung luôn hàm chứa tính đa nghĩa tượng trưng bên cạnh các
ý nghĩa tâm linh, thẩm mỹ khác nhau. Đặc biệt đối với thời Nguyễn, ý nghĩa
đề tài thể hiện ra rõ nét khi chúng được đặt trong những quan hệ với không
gian mà các nghệ nhân thời Nguyễn đã đưa vào sử dụng.
Về tương quan nghệ thuật, thời Nguyễn lấy nho giáo làm tư tưởng chủ
đạo, đồng thời dung hòa với nghệ thuật dân gian, đan xen với yếu tố nghệ
thuật khác như nghệ thuật Phật giáo, Champa Nghệ thuật thời Nguyễn đã
thể hiện qua nhiều chủ đề tư tưởng, kiểu thức trang trí, điêu khắc, hội họa, tất
cả làm cho diện mạo tạo hình trở nên đặc sắc và phong phú. Nghệ thuật thời
Nguyễn được nhìn nhận trên hai bình diện là nghệ thuật trang trí cung đình và
dân gian. Từ đó đã phản ánh diện mạo của một kinh đô trong quá khứ với các
kiểu thức trang trí qua các chất liệu chủ đạo như: nề, đồng, đá, gỗ, gốm, pháp
lam Dưới thời Nguyễn, kiến trúc thường rất quy mô, cấu trúc tuân thủ những
nguyên tắc kết cấu qua đề tài, chủ đề và kiểu thức của các loại hình kiến trúc,
bên cạnh đó còn phải tuân theo nguyên tắc phong thủy liên quan đến các thực
thể địa lý tự nhiên như sông, núi, ao hồ, khe suối Những đặc điểm ấy đã
được nhận thấy thông qua hệ thống kiến trúc trang trí thời Nguyễn. Cấu trúc
lăng thường có la thành, nghi môn, tượng chầu hai bên, trụ biểu, nhà bia, hồ,
cầu, điện, cổng tam quan được thể hiện một cách hợp lý, hài hòa và đầy sinh
động. Trong đó việc lựa chọn các hoa văn họa tiết kiến trúc là vấn đề mà các
nghệ nhân đặt lên hàng đầu trong việc đưa vào trang trí cung đình.
222 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Vũ Lân
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở LĂNG THIỆU TRỊ - HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Tp. Hồ Chí Minh, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Vũ Lân
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở LĂNG THIỆU TRỊ - HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phan Thanh Bình
Tp. Hồ Chí Minh, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ với đề tài Nghệ thuật trang trí ở
lăng Thiệu Trị - Huế là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, các thống kê,
số liệu, trích dẫn và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có
nguồn xuất xứ rõ ràng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Vũ Lân
0MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................8
5. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................9
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu....................................................9
7. Những đóng góp mới của luận án...............................................................11
8. Kết cấu của luận án......................................................................................12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở
LĂNG THIỆU TRỊ........................................................13
1.1. Cơ sở lý luận và một số khái niệm về vấn đề nghiên cứu........................13
1.2. Khái quát về mỹ thuật thời Nguyễn, lăng Thiệu Trị và một số công trình
liên quan..........................................................................................................24
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mỹ thuật thời Nguyễn và nghệ thuật
trang trí lăng Thiệu Trị....................................................................................43
Chương 2. NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở LĂNG THIỆU
TRỊ..........................................................................59
2.1 Nhận diện nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị thông qua nội dung đề tài
chủ đạo............................................................................................................60
2.2. Nhận diện nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị từ hình thức thể hiện bố cục
“Nhất thi, nhất họa”, “Nhất tự, nhất họa”........................................................73
12.3. Hình thức biểu đạt nghệ thuật trang trí qua các chất liệu ở lăng Thiệu Trị....80
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở
LĂNG THIỆU TRỊ, LUẬN BÀN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................105
3.1. Đặc điểm nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị qua yếu tố dân gian và sự
đặc sắc các kiểu thức “hóa”...........................................................................106
3.2. Giá trị nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị qua sự dung hợp các yếu tố
Phật giáo và ảnh hưởng từ nghệ thuật Champa.............................................126
3.3. Mối quan hệ giữa chức năng thẩm mỹ, chức năng thực dụng và hiệu quả
trong nghệ thuật trang trí...............................................................................135
3.4 Một số bàn luận rút ra từ kết quả nghiên cứu luận án.............................140
KẾT LUẬN..................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................154
MỤC LỤC PHỤ LỤC.................................................................................164
2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B.A.V.H Bullentin des amis du Vieux Húe
NCS Nghiên cứu sinh
NXB Nhà xuất bản
PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ
PL Phụ lục
TG Tác giả
TP,HCM Thành phố, Hồ Chí Minh
TTBTDT Trung tâm Bảo tồn Di tích
USA United States of America
VHTT Văn hóa thể thao
3MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật triều Nguyễn (1802 - 1945) đã được hình thành và phát
triển trải qua chặng đường dài lịch sử, tạo nên một diện mạo kiến trúc cung
đình, lăng tẩm rất đặc trưng trên đất Huế. Những di sản văn hóa và các giá trị
đặc sắc về nghệ thuật tạo hình là sự kết tinh công sức, trí tuệ và thành quả lao
động sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân của cả nước. Các đề tài trong nghệ
phong kiến nói chung luôn hàm chứa tính đa nghĩa tượng trưng bên cạnh các
ý nghĩa tâm linh, thẩm mỹ khác nhau. Đặc biệt đối với thời Nguyễn, ý nghĩa
đề tài thể hiện ra rõ nét khi chúng được đặt trong những quan hệ với không
gian mà các nghệ nhân thời Nguyễn đã đưa vào sử dụng.
Về tương quan nghệ thuật, thời Nguyễn lấy nho giáo làm tư tưởng chủ
đạo, đồng thời dung hòa với nghệ thuật dân gian, đan xen với yếu tố nghệ
thuật khác như nghệ thuật Phật giáo, Champa Nghệ thuật thời Nguyễn đã
thể hiện qua nhiều chủ đề tư tưởng, kiểu thức trang trí, điêu khắc, hội họa, tất
cả làm cho diện mạo tạo hình trở nên đặc sắc và phong phú. Nghệ thuật thời
Nguyễn được nhìn nhận trên hai bình diện là nghệ thuật trang trí cung đình và
dân gian. Từ đó đã phản ánh diện mạo của một kinh đô trong quá khứ với các
kiểu thức trang trí qua các chất liệu chủ đạo như: nề, đồng, đá, gỗ, gốm, pháp
lam Dưới thời Nguyễn, kiến trúc thường rất quy mô, cấu trúc tuân thủ những
nguyên tắc kết cấu qua đề tài, chủ đề và kiểu thức của các loại hình kiến trúc,
bên cạnh đó còn phải tuân theo nguyên tắc phong thủy liên quan đến các thực
thể địa lý tự nhiên như sông, núi, ao hồ, khe suối Những đặc điểm ấy đã
được nhận thấy thông qua hệ thống kiến trúc trang trí thời Nguyễn. Cấu trúc
lăng thường có la thành, nghi môn, tượng chầu hai bên, trụ biểu, nhà bia, hồ,
cầu, điện, cổng tam quan được thể hiện một cách hợp lý, hài hòa và đầy sinh
4động. Trong đó việc lựa chọn các hoa văn họa tiết kiến trúc là vấn đề mà các
nghệ nhân đặt lên hàng đầu trong việc đưa vào trang trí cung đình.
Một trong những nét nổi bật của nghệ thuật thời Nguyễn là nghệ thuật
kiến trúc cung điện và lăng tẩm, góp phần tạo nên một hình hài đặc sắc của mỹ
thuật Nguyễn và đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong mỹ thuật của dân tộc.
Trong hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, sau hai lăng của các vua
tiền nhiệm là lăng vua Gia Long và lăng vua Minh Mạng, đến lăng vua Thiệu
Trị có những nét chuyển đổi một cách vượt bậc trong nghệ thuật tạo hình trang
trí, tạo cho kiến trúc lăng mang một nét khác lạ riêng biệt, trang nhã, lãng mạn.
Quá trình xây dựng lăng Thiệu Trị, vua Tự Đức kết hợp một số nghệ thuật kiến
trúc hai lăng trước đó để đưa ra đồ án tối ưu khi xây dựng lăng.
Lăng Thiệu Trị (Xương lăng) cách trung tâm thành phố Huế khoảng
11km về phía Tây Nam. Đây là lăng thứ ba trong hệ thống kiến trúc lăng tẩm
của các vua triều Nguyễn, trước đó có lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, về sau
còn có các lăng như: lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định Có
một điểm chung là tất cả các lăng vua đều nằm ở phía tây thành phố Huế, nơi
mặt trời lặn (khuất núi) biểu thị ẩn dụ về cõi vĩnh hằng. Quá trình xây dựng
lăng Thiệu Trị chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng (1848) đã hoàn tất các công
trình chủ yếu và vua Thiệu Trị được an táng tại chân một dãy núi thấp tên là
núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy. Lăng được xây
dựng thành hai tiểu khuôn viên song song với khoảng cách chừng 100m trên
núi Thuận Đạo, tổng diện tích là 475 ha. Phía trước là dòng sông Hương chảy
qua tạo cho kiến trúc lăng hòa hợp với thiên nhiên, thơ mộng, từ xa có đồi
Vọng Cảnh và núi Ngọc Trản hình thành thế phong thủy rồng chầu, hổ phục.
Kiến trúc lăng Thiệu Trị được thể hiện bởi ngôn ngữ kiến trúc, phong
thủy khá riêng biệt, mang ý nghĩa thâm sâu qua từng chi tiết về bố cục, đề tài,
kiểu thức hoa văn trang trí hòa quyện vào thiên nhiên. Với triết lý dung hòa
5giữa đạo và đời, khiến cho kiến trúc lăng không chỉ giàu tính nghệ thuật mà
còn là dấu ấn cõi trần của người đã khuất.
Khi xây dựng lăng triều đình đã có những cải tạo, biến đổi một phần
không gian để thích ứng với địa hình, địa mạo, lẫn nguyên vật liệu chế tác,
thích hợp với khí hậu, thời tiết. Do điều kiện hết sức hạn hẹp về sức người
và sức của, khi xây dựng lăng triều đình cho tận dụng thiên nhiên xung
quanh và những gì có sẵn để trang trí, vì vậy mà ở lăng, từ kiến trúc đến
trang trí cho ta thoáng nhìn rất đơn sơ, giản dị, nhưng khi chuyên sâu vào
từng mảng hoa văn, họa tiết và chất liệu trang trí mới thấy được sự phát triển
nghệ thuật một cách khác lạ so với các lăng tẩm thời Nguyễn khác.
Lăng Thiệu Trị có những nét riêng biệt góp phần trong việc tạo dựng
phong cách nghệ thuật trang trí thời Nguyễn phong phú hơn. Tuy nhiên, cho
đến nay các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chưa quan tâm và đề cập
nhiều đến vấn đề này, nếu có chỉ mang tính khái quát về lịch sử, văn hóa. Việc
nghiên cứu, đánh giá nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị từ trước tới nay vẫn
chưa được đi sâu một cách đầy đủ, toàn diện những giá trị riêng biệt, độc đáo
và rất xứng đáng được trân trọng lưu giữ. Nghệ thuật trang trí thể hiện rất rõ
nét một phần dấu ấn đặc trưng của lăng Thiệu Trị và những giá trị sáng tạo của
các nghệ nhân cung đình thế kỉ XIX trong chặng đường dài của lịch sử là vô
cùng to lớn. Điều này cho thấy việc đi sâu nghiên cứu, khẳng định, làm sáng tỏ
giá trị nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị là điều rất cần thiết.
Từ những vấn đề đặt ra và hướng tiếp cận trên, nghiên cứu sinh (NCS)
chọn đề tài Nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị - Huế để nghiên cứu, góp
thêm tiếng nói trong việc phát huy và gìn giữ các giá trị nghệ thuật, hướng
đến vận dụng trong bảo tồn, trùng tu nghệ thuật lăng Thiêu Trị đang được đặt
ra cấp thiết hiện nay.
62. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết mỹ thuật học, luận án xác định và phân tích
nghệ thuật tạo hình trang trí mang tính đặc thù ở lăng Thiệu Trị - Huế. Qua đó
khẳng định vị trí của kiến trúc lăng Thiệu Trị với sự tiếp nối của mỹ thuật thời
Nguyễn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX trong dòng chảy mỹ thuật truyền
thống dân tộc.
Luận án hướng đến đúc kết và thực tiễn để phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy và là nguồn dữ liệu tham khảo trong hoạt động phục hồi, trùng tu, tôn tạo
công trình kiến trúc lăng Thiệu Trị trong quần thể kiến trúc lăng tẩm thời
Nguyễn tại Huế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến nghệ thuật trang trí lăng
Thiệu Trị
Tìm hiểu nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị với các mô típ trang trí,
phong cách, hình tượng, đặc trưng, ý nghĩa nhân văn và tính tượng trưng của
các đề tài.
Xác định những giá trị tạo hình độc đáo, tiêu biểu trong trang trí kiến
trúc lăng vua Thiệu Trị; đối chiếu, so sánh giá trị nghệ thuật trang trí ở lăng
Thiệu Trị với các hệ thống lăng tẩm khác dưới thời Nguyễn, qua đó làm rõ
những nét riêng biệt và những đóng góp của di sản kiến trúc này.
Xây dựng luận cứ khoa học trong hoạt động trùng tu, tôn tạo lăng
Thiệu Trị nói riêng cũng như các di sản kiến trúc thời Nguyễn ở Huế nói
chung trong tương lai, qua đó góp phần vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa
Cố đô Huế đã được thế giới vinh danh.
73. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị - Huế từ
các khía cạnh: các chất liệu tạo hình, đề tài và hiệu quả của nghệ thuật trang trí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nghệ thuật trang trí ngoại thất, nội thất gắn liền với kiến
trúc, bao gồm các chất liệu trang trí, hội họa, điêu khắc, ở lăng Thiệu Trị, Huế.
Tuy nhiên, để làm rõ diện mạo và sự đóng góp dưới góc độ nghệ thuật
trang trí lăng Thiệu Trị, luận án nghiên cứu ở một số công trình lăng tẩm thời
Nguyễn khác ở Huế dưới góc nhìn liên hệ, so sánh.
Về phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị, tuy
nhiên khi phân tích những vấn đề liên quan, NCS mở rộng phạm vi thời gian về
trước và sau để đưa ra những nhận định, đánh giá về các giá trị nghệ thuật, yếu
tố tạo hình trang trí ở lăng Thiệu Trị.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu của luận án, NCS đã đưa ra một số
câu hỏi nghiên cứu sau:
Nghệ thuật trang trí thời Thiệu Trị có những đặc điểm nổi bật gì so với
trang trí lăng tẩm khác dưới thời Nguyễn?
Nho giáo là tư tưởng chủ đạo, nhưng tại sao Phật giáo và Đạo giáo có ảnh
hưởng khá rõ nét đến nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị? Không chỉ tác động đến
nghệ thuật trang trí ở lăng mà yếu tố Phật giáo còn in đậm nét trong hệ thống trang
trí kiến trúc qua ý nghĩa đề tài và cách thức thể hiện?
Yếu tố Champa đã xuất hiện như thế nào trên các công trình kiến trúc
trang trí lăng Thiệu Trị?
8Nét đặc sắc và nổi bật của nghệ thuật trang trí dân gian ở lăng Thiệu Trị
đã thể hiện sự tiếp biến và tương tác qua lại như thế nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án chỉ ra phong cách riêng của nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu
Trị so với các lăng tẩm khác thời Nguyễn qua nghệ thuật nề họa, pháp lam,
chạm khắc gỗ thô mộc, đồ đồng nổi bật và tiêu biểu nhất, hệ thống bát bửu đan
xen nhau theo lối bố cục “Nhất thi, nhất họa” chạm nổi trên chất liệu gỗ nhiều
nhất Những đặc trưng của nghệ thuật thời Thiệu Trị đã phản ánh được giá trị
thẩm mỹ, yếu tố tạo hình trang trí, hình thức biểu hiện, hay các chủ đề. Đặc điểm
riêng về nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, mô típ trang trí hoa văn có sự ảnh hưởng
của văn hóa Champa hay Trung Hoa và quá trình Việt hóa.
Ảnh hưởng Phật giáo trong nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị đã tạo nên
một nét độc đáo của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn. Những hoa văn trang trí
được chọn lọc một cách hài hòa, mang tính gắn kết sâu sắc với tư tưởng của
Phật giáo. Từ đó làm sáng tỏ các giá trị tư tưởng và đặc trưng nghệ thuật trang
trí ở lăng Thiệu Trị.
Tính dân gian trong trang trí lăng Thiệu Trị đã đã góp phần vào sự
hình thành phong cách tạo hình, bố cục, không gian họa tiết một cách gần
gũi với đời sống. Điều này cho thấy, nghệ thuật trang trí dân gian đã tạo
được ấn tượng, đồng thời làm tăng thêm tính chất đặc trưng trong trang trí
kiến trúc lăng.
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở nắm vững quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật, từ các phương pháp luận, đề tài
luận án nhìn nhận đối tượng nghiên cứu nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị
về tổng thể là một hiện tượng văn hóa nghệ thuật lịch sử, ở đó thể hiện sự
9tương tác giữa các lĩnh vực mỹ thuật - kiến trúc đã và đang tồn tại khách quan
và nằm trong mối quan hệ tổng thể với những phương diện khác...
Coi trọng sự trải nghiệm khảo sát trên thực địa và việc tiếp cận các vấn đề
lý thuyết của các học giả trong và ngoài nước, kế thừa kết quả nghiên cứu của
các công trình đi trước, trên cơ sở đó vận dụng hài hòa giữa lý thuyết và thực
tiễn vào giải quyết các vấn đề khoa học của luận án.
6.2. Cách tiếp cận
Xuất phát từ việc nhận diện đối tượng nghiên cứu từ góc độ tổng thể là
một hiện tượng văn hóa nghệ thuật, NCS đã lựa chọn và vận dụng cách tiếp cận
liên ngành - cách tiếp cận đang là xu thế của khoa học xã hội và nhân văn trong
thời gian gần đây để nhìn nhận hiện tượng, lý giải các vấn đề nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau. Theo hướng tiếp cận liên ngành, các giá trị nghệ thuật
trang trí ở lăng Thiệu Trị, với tư cách là “cái tổng thể” - tức là một hệ thống
phức tạp hợp thành từ nhiều thành phần (chất liệu, đề tài, ý nghĩa...), ở đó có
những thuộc tính của cái tổng thể và có cả thuộc tính của các thành phần.
6.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, với sự kết hợp và hỗ trợ của
nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm tìm hiểu và khai thác các khía cạnh
nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, bao gồm các thao tác nghiên
cứu cụ thể sau đây:
Khảo sát điền dã tại quần thể kiến trúc lăng Thiệu Trị và các công trình
có liên quan, kết hợp với các phương pháp quan sát tham dự, tiếp cận với các
nguồn sử liệu, điều tra hồi cố...
Vận dụng phương pháp Mỹ thuật học trong phân tích, đánh giá, so sánh,
tạo hình và tiếp biến thẩm mỹ của nghệ thuật trang trí tại lăng Thiệu Trí. Từ
các nguyên lý mỹ thuật, tiếp cận sâu về đặc trưng tạo hình, trang trí, lý giải các
đặc điểm và sự vận dụng của bố cục trang trí, nét mảng, cấu trúc và tính chất,
10
sự chuyển dịch của màu sắc, khối trong trang trí tạo hình lăng Thiêu Trị
Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh...trong việc thu thập những cứ liệu cụ thể nhằm làm sáng tỏ nội dung
nghiên cứu của luận án.
Lưu ý đến mối quan hệ, ảnh hưởng tác động qua lại giữa các yếu tố lịch
sử - văn hóa - mỹ thuật - kiến trúc. Đây là hướng tiếp cận cần thiết khi nghiên
cứu về nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị trong tư cách là một hiện tượng nghệ
thuật mang tính tổng thể
Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án ở nhiều hình thức
khác nhau: các tài liệu đã xuất bản thành sách, các bài đăng trên báo, tạp chí,
các tài liệu còn ở dạng bản thảo đánh máy, tư liệu thư tịch gồm chính sử,
hương ước, sắc phong... đang được lưu giữ tại địa phương, các viện nghiên
cứu và thư viện. Sử dụng những tiện ích của Internet (ở những mức độ phù
hợp) trong việc thu thập tài liệu cũng là một thao tác được sử dụng trong quá
trình thực hiện đề tài này.
7. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án là sự bổ sung hữu ích vào lịch sử
nghiên cứu về nghệ thuật thời Nguyễn vốn đã được nhiều thế hệ học giả khảo
cứu và bồi đắp... Từ trường hợp nghiên cứu cụ thể là nghệ thuật trang trí lăng
Thiệu Trị, luận án còn góp phần hướng mọi người quan tâm hơn nữa đến vấn
đề gìn giữ các di sản văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn nói riêng và vốn di sản
văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung.
Nghiên cứu nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị góp phần bổ sung những
thông tin tư liệu về nghệ thuật thời Nguyễn, qua đó đóng góp vào việc nghiên
cứu và cung cấp những cứ liệu cho công tác bảo tồn các giá trị nghệ thuật thời
Nguyễn ở Cố đô Huế trong bối cảnh hiện nay.
11
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (10
trang) và Phụ lục (49 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận, thực tiễn và tổng quan tình hình nghiên cứu nghệ
thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị (46 trang)
Chương 2. Nhận diện nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị (46 trang)
Chương 3. Đặc điểm và giá trị nghệ thuật trang trí ở lăng Thiệu Trị, luận bàn
kết quả nghiên cứu (44 trang)
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở LĂNG THIỆU TRỊ
1.1. Cơ sở lý luận và một số khái niệm về vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Cơ sở lý luận
Nghệ thuật trang trí lăng Thiệu Trị từ góc độ thẩm mỹ với tư cách là
đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án được nhìn nhận là một hiện tượng văn
hóa, ở đó thể hiện mối tương tác giữa các lĩnh vực mỹ thuật - kiến trúc trên
nền tảng văn hóa Việt Nam, nó tồn tại và vận động trong một khu vực/vùng
địa lý - văn hóa (tiểu vùng văn hóa xứ Huế nằm trong vùng văn hóa Trung Bộ
của Việt Nam), với quan niệm như vậy N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghe_thuat_trang_tri_o_lang_thieu_tri_hue.pdf
- Thông tin tóm tắt về những kết luận mới. Tiếng việt.doc