Ngày nay, nhân loại đang rất nỗ lực trong việc giải quyết 3 vấn đề lớn, đó là
(i) Tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và năng
lượng, (ii) Giảm thiểu thiên tai, ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí
hậu, (iii) Phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống(AFCconference
2012).
Các giải pháp sinh học theo hướng ―tiếp cận xanh‖ (Green approach) được
nghiên cứu và hưởng ứng áp dụng mạnh mẽ nhằm làm tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, giảm thiểu thiên tai, ô nhiễm môi trường và thích ứng tốt nhất với biến
đổi khí hậu. Nghiên cứu phát triển ứng dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, dần
thay thế các loại sản phẩm hóa học cho tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi
trường đang ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển.
Nâm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) được nghiên cứu sử dụng
như một loại phân bón sinh học, một mặt có tác dụng làm tăng cường hấp thụ dinh
dưỡng của cây trồng, đặc biệt là hấp thụ Lân và giữ nước trên những lập địa thoái
hóa, do đó làm tăng sinh trưởng và năng suất, mặt khác nó cũng có tác dụng làm
ổn định cấu trúc, đặc tính sinh học của đất và là yếu tố chỉ thị cho mức độ suy
thoái của môi trường đất.
Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng nấm rễ nội cộng sinh AM mới chỉ tập
trung nhiều cho các cây trồng ngắn ngày, công nghệ chế phẩm AM vẫn phổ biến
áp dụng ở dạng thô sơ truyền thống là ―chất nhiễm đất‖ (soil innoculum), bẫy thực
vật (AM trap plant), chưa đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của xản xuất cả về mặt
số lượng, chất lượng sản phẩm, cũng như quy mô và hiệu quả của việc áp dụng vào
sản xuất. Do vậy, hướng đi đột phá mới trong nghiên cứu AM là công nghệ nhân
sinh khối AMinvitrocó khả năng góp phần giải quyết được các vấn đề tồn tại nêu
trên của các loại chế phẩm AM truyền thống, trong đó môi trường nuôi cấy và giá
thể rễ thực vật chủ là những yếu tố rất quan trọng trong nghiên cứu về công nghệ
nhân sinh khối AM invitro.
90 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và giá thể mô rễ đến khả năng nhân sinh khối cộng sinh nấm rễ AM (Arbuscular Mycorrhiza) In Vitro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
NGUYỄN THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU
ẢNH HƢỞNG CỦA MÔI TRƢỜNG VÀ GIÁ THỂ MÔ RỄ ĐẾN
KHẢ NĂNG NHÂN SINH KHỐI CỘNG SINH NẤM RỄ AM
(ARBUSCULAR MYCORRHIZA)IN VITRO
Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC
Mã số: 60 42 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.LÊ QUỐC HUY
Hà Nội– Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị và gia đình.
Với tất cả tấm lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Lê Quốc Huy, Phòng Công nghệ vi sinh và Sinh học môi trường, Trung tâm Công
nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu, góp ý và sửa chữa để tôi
hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giáo viên bộ môn Vi
sinh vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, những người Thầy đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập, tạo mọi thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo sau Đại Học
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn,giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn CN. Ngô Thị Thanh Huệ và tập thể cán bộ Phòng
Công nghệ vi sinh và Sinh học môi trường cũng như tập thể cán bộ thuộc Trung
tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã
dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn đã động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình thân yêu của
tôi,những người đã luôn ở bên tôi, ủng hộ, động viên và là chỗ dựa vững chắc để
tôi yên tâm học tập hoàn thành khóa học này./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
1.1. Đặt vấn đề.. 2
1.2. Mục tiêu đề tài... 2
1.2.1. Mục tiêu chung.... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học. 2
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 3
1.1. Tổng quan về nấm rễ nội cộng sinh AM... 3
1.1.1. Khái niệm. 3
1.1.2. Đặc điểm của Nấm rễ nội cộng sinh AM(Arbuscular mycorrhiza). 4
1.1.3. Vai trò của nấm rễ nội cộng sinh với cây chủ.. 9
1.2. Tổng quan về vi khuẩn Agrobacterium rhizogense 12
1.3. Nghiên cứu nẫm rễ nội cộng sinh trên Thế giới và Việt Nam.. 13
1.3.1. Trên thế giới ... 13
1.3.2. Trong nước 19
Chƣơng 2. VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu.. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu.... 23
2.2.1. Nghiên cứu tạo vật liệu giá thể mô rễ in vitro.. 23
2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân sinh
khối cộng sinh nấm rễ AM in vitro...
23
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân
sinh khối cộng sinh nấm rễ AM in vitro
23
2.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của giá thể mô rễ đến khả năng nhân sinh khối
cộng sinh nấm rễ AM in vitro..
23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm... 24
2.3.2. Phương pháp tạo vật liệu mô rễ in vitro 24
2.3.3. Phương pháp cấy chuyển và nhân sinh khối mô rễ 28
2.3.4. Phương pháp tạo cộng sinh AM in vitro 28
2.3.5. Phương pháp nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro .. 29
2.3.6. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý thống kê số liệu thí
nghiệm.
29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 31
3.1. Kết quả tạo vật liệu giá thể mô rễin vitro .. 31
3.2.Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitro..
32
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitro..
38
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của giá thể mô rễ đến nhân sinh khối cộng sinh AM
in vitro.
44
Chƣơng 4. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ..... 50
4.1. Kết luận 50
4.2. Tồn tại và kiến nghị.......... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 52
PHỤ LỤC........................................................................ 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 AM Arbuscular mycorrhiza
2 EM Ectomycorrhiza
3 IBA Indole butylic acid
4 IP Infective propagules
5 M Minimal medium
6 MS Murashige and Skoog medium
7 MSR Strullu and Romand medium
8 PCR Polymerase chain reaction
9 Ri-tDNA Root inducing –transfer Deoxyribonucleic acid
10 rRNA Ribosomal Ribonucleic acid
11 TY trypton-yeast extract medium
12 VAM Vesicular arbuscular mycorrhiza
13 VM Vesicular mycorrhiza
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng sinh
AM in vitrogiữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA
32
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng sinh
AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA.
34
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng sinh
AM in vitro giữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA........
35
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng sinh
AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA.
36
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA
38
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA
40
Bảng 3.7:Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitro giữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA..
41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA.........
42
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các loại giá thể mô rễ khác nhau đến nhân sinh
khối cộng sinh AM in vitro trên chủng 41833..
45
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các loại giá thể mô rễ khác nhau đến nhân sinh
khối cộng sinh AM in vitro trên chủng M7..
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ3.1: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA.
33
Biểu đồ3.2: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA.
35
Biểu đồ3.3: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng sinh AM
in vitro giữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA.
36
Biểu đồ3.4: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA.
37
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối
cộng sinh AM in vitro giữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen
Ri-tDNA
39
Biểu đồ3.6: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-
tDNA
41
Biểu đồ3.7:Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng sinh
AM in vitro giữa chủng 41833 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-tDNA.
42
Biểu đồ3.8: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến nhân sinh khối cộng
sinh AM in vitrogiữa chủng M7 với giá thể mô rễ Medicago chuyển gen Ri-
tDNA.
43
Biểu đồ3.9: Kết quả nhân sinh khối AM in vitro của 41833-Cà rốt Ri-tDNA,
M7-Cà rốt Ri-tDNA, 41833-Medicago Ri-tDNA, M7-Medicago Ri-tDNA
trên môi trường MSR 0,5% agar, pH 5,5..
44
Biểu đồ3.10: Ảnh hưởng của các loại giá thể mô rễ khác nhau đến nhân sinh
khối cộng sinh AM in vitro trên chủng 41833..
46
Biểu đồ3.11: Kết quả nhân sinh khối AM in vitro của 4 loại giá thể mô rễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cộng sinh với chủng 41833 trên môi trường MSR 0,5% agar, pH 5,5 47
Biểu đồ3.12: Ảnh hưởng của các loại giá thể mô rễ khác nhau đến nhân sinh
khối cộng sinh AM in vitro trên chủng M7..
49
Biểu đồ3.13: Kết quả nhân sinh khối AM in vitro của 4 loại giá thể mô rễ
cộng sinh với chủng M7 trên môi trường MSR 0,5% agar, pH 5,5.
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cây phân loại nấm rễ nội cộng sinh AM..........5
Hình 1.2.a: Búi sợi nấm (Arbuscules).....6
Hình 1.2.b: Túi sợi nấm (Vesicules)........................6
Hình 1.3.a : Sợi nấm ngoại bào(extraradical hyphae) .....7
Hình 1.3.b : Bào tử (spores) .........7
Hình 1.4: Sơ đồ cấu trúc AM điển hình8
Hình 1.5.a: Cây Medicago truncatula phát triển bình thường............11
Hình 1.5.b: Cây Medicago truncatula có cộng sinh nấm rễ.......11
Hình 1.6: Cấu trúc vòng Ri-plasmids của vi khuẩn A. rhizogenes(Veena and
Taylor 2007)....13
Hình 2.1.a: Gieo hạt Medicago...........24
Hình 2.1.b: Rễ Medicago phát triển sau 5 ngày.........24
Hình 2.2.a: Hạt Cà rốt nảy mầm sau 4 ngày gieo hạt.............................................25
Hình 2.2.b: Rễ Cà rốt không chuyển gen Ri-tDNA phát triển sau 30 ngày...........25
Hình 3.1.a : Rễ Cà rốt không có gen Ri-tDNA......................................................31
Hình 3.1.b :Rễ Cà rốt có gen Ri-tDNA.................................................................31
Hình 3.2. Phân tích PCR cho mô rễ Cà rốt chuyển gen Ri-tDNA và không chuyển
gen Ri-tDNA. Băng 1: có gen rolB; băng 2: có gen rolC (cho mẫu chuyển gen);
băng 3 và 4: không có gen rolB và rolC (cho mẫu không chuyển gen); M: DNA
thang chuẩn 100 bp (Fermentas).......................................................................32
Hình 3.3.a: Rễ Medicago không có gen Ri-tDNA.................................................32
Hình 3.3.b: Rễ Medicago có gen Ri-tDNA...........................................................32
Hình 3.4.a: Rễ cộng sinh phát triển trên môi trường MSR 0,5% agar...37
Hình 3.4.b: Rễ cộng sinh phát triển trên môi trường MSR lỏng........37
Hình 3.4.c: Rễ cộng sinh phát triển trên môi trường MS 0,5% agar......37
Hình 3.5.a: AM cộng sinh vào rễ Cà rốt và sinh trưởng sợi nấm mới.......45
Hình 3.5.b: AM cộng sinh vào rễ Medicago và sinh trưởng sợi nấm mới.....45
Hình 3.6.a: Sinh sản bào tử AM trên giá thể Cà rốt có Ri-tDNA sau 1 tháng.......50
Hình 3.6.b: Sinh sản bào tử AM trên giá thể Cà rốt có Ri-tDNA sau 4 tháng.......50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, nhân loại đang rất nỗ lực trong việc giải quyết 3 vấn đề lớn, đó là
(i) Tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và năng
lượng, (ii) Giảm thiểu thiên tai, ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí
hậu, (iii) Phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống(AFCconference
2012).
Các giải pháp sinh học theo hướng ―tiếp cận xanh‖ (Green approach) được
nghiên cứu và hưởng ứng áp dụng mạnh mẽ nhằm làm tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, giảm thiểu thiên tai, ô nhiễm môi trường và thích ứng tốt nhất với biến
đổi khí hậu. Nghiên cứu phát triển ứng dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, dần
thay thế các loại sản phẩm hóa học cho tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi
trường đang ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển.
Nâm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) được nghiên cứu sử dụng
như một loại phân bón sinh học, một mặt có tác dụng làm tăng cường hấp thụ dinh
dưỡng của cây trồng, đặc biệt là hấp thụ Lân và giữ nước trên những lập địa thoái
hóa, do đó làm tăng sinh trưởng và năng suất, mặt khác nó cũng có tác dụng làm
ổn định cấu trúc, đặc tính sinh học của đất và là yếu tố chỉ thị cho mức độ suy
thoái của môi trường đất.
Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng nấm rễ nội cộng sinh AM mới chỉ tập
trung nhiều cho các cây trồng ngắn ngày, công nghệ chế phẩm AM vẫn phổ biến
áp dụng ở dạng thô sơ truyền thống là ―chất nhiễm đất‖ (soil innoculum), bẫy thực
vật (AM trap plant), chưa đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của xản xuất cả về mặt
số lượng, chất lượng sản phẩm, cũng như quy mô và hiệu quả của việc áp dụng vào
sản xuất. Do vậy, hướng đi đột phá mới trong nghiên cứu AM là công nghệ nhân
sinh khối AMinvitrocó khả năng góp phần giải quyết được các vấn đề tồn tại nêu
trên của các loại chế phẩm AM truyền thống, trong đó môi trường nuôi cấy và giá
thể rễ thực vật chủ là những yếu tố rất quan trọng trong nghiên cứu về công nghệ
nhân sinh khối AM invitro.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại đã nêu trên của nghiên cứu ứng
dụng công nghệ AM, đặc biệt trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Đề tài nghiên cứu Thạc
sĩ ―Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng và giá thể mô rễ đến khả năng
nhân sinh khối cộng sinh nấm rễ AM (Arbuscular mycorhiza) in vitro ‖đã được
đề xuất thực hiện. Đề tài Thạc sĩ này của tôi được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài
cấp Nhà nước về ―Nghiên cứu sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular
mycorrhiza) cho cây Lâm nghiệp‖thuộc Chương trình trọng điểm phát triển và
ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
đến năm 2020.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho công nghệ nhân sinh khối cộng
sinh AM invitro và sản xuất chế phẩm ứng dụng cho cây trồng và bảo vệ môi
trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhằm nghiên cứu lựa chọn được môi trường phù hợp cho hình thành cộng
sinh và nhân sinh khối cộng sinh nấm rễ AM in vitro.
- Nhằm nghiên cứu lựa chọn được giá thể mô rễ phù hợp cho nhân sinh khối
cộng sinh nấm rễ AM in vitro.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các cơ sở khoa học quan trọng
cho công nghệ nhân sinh khối cộng sinh AM invitro và sản xuất chế phẩm ứng
dụng cho cây trồng và bảo vệ môi trường.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đề xuất được loại môi trường và giá thể mô
rễ phù hợp nhất cho công nghệ nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro, làm nguyên
liệu sản xuất chế phẩm AM phục vụ gây trồng cây lâm nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi phòng thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về nấm rễ nội cộng sinh AM
1.1.1.Khái niệm
Mycorrhiza là thể cộng sinh giữa hệ sợi nấm trong đất với rễ của thực vật bậc
cao.Frank là người đầu tiên phát hiện ra đặc điểm kết hợp đặc biệt này ở rễ của cây
Cupulifereae vào năm 1885 và gọi đó là mycorrhiza. Từ ―mycorrhiza‖ có nghĩa là
―nấm- rễ‖, tác giả đã dùng từ này để nhấn mạnh mối quan hệ giữa nấm và rễ cây
(Roger et al. 2004a).
Nấm rễ nội cộng sinh AM được xác định là mối quan hệ không thể thiếu ở
hầu hết các loài thực vật (hơn 90% các loài thực vật có khả năng hình thành cộng
sinh AM). Sự kết hợp đó mang lại lợi ích cho cả thực vật và vi sinh vật, qua đó,
nấm có được các hợp chất đồng hóa từ thực vật để sống, đồng thời nấm lại giúp rễ
cây tăng cường khả năng hấp thụ nước, các chất hữu cơ hòa tan trong đất đặc biệt
là phospho, chống chịu các yếu tố bệnh hại cũng như các chất độc kim loại nặng.
Do đó, có tác dụng cải tạo và ổn định cấu trúc đất, cân bằng hệ sinh thái.Quan hệ
cộng sinh này đặc biệt thể hiện vai trò trên những vùng đất khô cằn, hệ sinh thái bị
xáo trộn nghiêm trọng, nghèo dinh dưỡng hay có tiềm năng độc hại cao. Vì vậy
công nghệ AM có khả năng áp dụng rộng cho nhiều loài cây lâm nghiệp, không chỉ
giúp tạo ra được nguyên liệu cây trồng rừng có chất lượng cao, khả năng thích nghi
và năng suất tốt trên những lập địa cằn cỗi mà còn đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo mục tiêu mở rộng diện tích cây trồng
rừng nhưng không cạnh tranh với đất trồng cây nông nghiệp, tăng cường hiệu quả
sử dụng các vùng đất hoang hóa theo cách bền vững và thân thiện với môi trường.
Mycorrhiza có phân bố ở hầu khắp các nơi, thấy ở cây cỏ, rêu, dương xỉ, một
số cây lá kim, và hầu hết các cây lá rộng. Sự phổ biến cùng với những vai trò tích
cực của nấm rễ đã kích thích việc nghiên cứu về mycorrhiza ngày càng mở rộng và
sâu sắc hơn. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, những nghiên cứu cơ bản được thực
hiện bởi hàng trăm các nhà nghiên cứu từ các nước khác nhau trên thế giới đã đem
lại nhiều kết quả hết sức ý nghĩa cho ứng dụng mycorrhiza trong hệ sinh thái nông
nghiệp,lâm nghiệp và môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Dựa trên đặc điểm xâm nhiễm của nấm vào rễ cây chủ, mycorrhiza được phân
thành 2 nhóm chính là ngoại cộng sinh (Ectomycorrhiza, EM), và nội cộng sinh
(Endomycorrhiza, AM).
Ectomycorrhiza:Ectomycorrhiza có ở những cây gỗ lớn, điển hình là thông,
sồi, cáng lò, những cây có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên ectomycorrhiza có tính đặc
trưng loài. Đặc điểm của ectomycorrhiza là sợi nấm nội bào chỉ xâm nhập vào
khoảng gian bào của các tế bào vùng vỏ rễ và sợi nấm ngoại bào phân nhánh mạnh
tạo thành lớp vỏ bao quanh rễ nên làm biến đổi hình thái bên ngoài của rễ. Hầu hết
ectomycorrhiza thuộc LớpBasidiomycetes như Agaricales, số ít thuộc
LớpAscomycetes.
Endomycorrhiza:Hình thành ở khoảng 80% thực vật bậc cao. Đặc điểm của
endomycorrhyza là sợi nấm của chúng xâm nhập vào bên trong tế bào vỏ rễ của
thực vật bậc cao và không gây nên những biến đổi hình thái bên ngoài của rễ,
thường có một phần của sợi nấm còn nằm phía ngoài nhưng chúng không tạo lớp
vỏ bao ngoài rễ. Cấu trúc điển hình của endomycorrhiza là sự hình thành những
cấu trúc đặc biệt vesicules và arbuscules. Ở một số nhóm endomycorrhiza người ta
quan sát thấy có vesicules(Vesicular mycorrhiza, VM) hoặc arbuscules
(Arbuscular mycorrhiza, AM) hoặc đồng thời cả hai cấu trúc này trong tế bào vỏ rễ
(Vesicular arbuscular mycorrhiza, VAM).
Vậy AMlà thể cộng sinh giữa nấm với rễ cây ở thực vật bậc cao mà hình thành
nên cấu trúc đặc biệt vesicules, arbuscules trong tế bào vỏ rễ và không gây biến đổi
hình thái ngoài của rễ.
Do tính phổ biến, có lợi và không cố hữu cho 1 loài nên nhóm
vesiculesarbuscular mycorrhiza rất được quan tâm nghiên cứu để ứng dụng trong
nông nghiệp cũng như trong lâm nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza)
a. Phân loại
Trong một thời gian dài AM được xếp vào ngành phụ nấm tiếp hợp
(Zygomycota) do cấu trúc sợi nấm không có vách ngăn, lớp nấm tiếp hợp
(Zygomycetes). Hiện nay, bằng những nghiên cứu mức độ phân tử hệ thống phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sinh loài đã cho thấy Zygomycota là ngành đa hệ (poli-phyletic), do đó nấm AM
được tách ra khỏi ngành Zygomycota hình thành lên ngành mới là Glomeromycota.
Phân loại đến cấp họ cho AM được dựa trên 4 tiêu chí cơ bản:
- Cấu trúc mycorrhiza cộng sinh trong rễ.
- Phương thức hình thành bào tử khi được phân lập trong đất.
- Cấu trúc nội bào tử.
- Phương thức nảy mầm bà