Các nghiên cứu về nội dung giao thông tích hợp và tích hợp trong hệ
thống VTHKCC bao gồm:
+ Nghiên cứu về cơ chế chính sách, quản lý nhà nước về giao thông tích hợp:
- Tài liệu nghiên cứu và đào tạo của tổ chức NEA (2003)- “Integration and
regulatory structures in Public Transport”. Trong tài liệu này đề cập đến một số
khía cạnh của giao thông tích hợp. Nó thể hiện các đặc điểm chung của các dịch vụ
vận tải tích hợp và tìm hiểu các rào cản trong việc thực hiện tích hợp hệ thống
VTHKCC. Các động lực có thể cho các nhà khai thác (cả nhà nước và tư nhân sở
hữu), những hệ lụy về tích hợp có thể có đối với các quyết định thương mại của các
nhà khai thác và các cơ quan liên quan để giải quyết những vấn đề này. Tài liệu bổ
sung cho cách tiếp cận lý thuyết, rút ra từ kinh nghiệm của một số thành phố châu
Âu [66]
- Tác giả John Preston (2012) - “Integration for Seamless Transport”. Trong
nghiên cứu này tác giả đã giới thiệu tổng quan về tích hợp hệ thông VTHKCC, lịch
sử hình thành cũng như những khó khăn trong việc áp dụng các giải pháp tích hợp
hệ thống giao thông đô thị. Đặc biệt là những khó khăn khi áp dụng mô hình cơ
quan quản lý VTHKCC, thông thường các đô thị đã xây dựng lại mô hình cơ quan
quản lý VTHKCC trở thành cơ quan quản lý giao thông vận tải tích hợp (ITAS –
Integraion Transport Authority Sytem) [52]
- Báo cáo nghiên cứu về cơ quan quản lý giao thông công cộng của các đô
thị vừa và nhỏ của Châu Âu (2014) “The EPTA Public Transport Authority (PTA)
Model for smaller and medium sized cities” - EPTA Final Conference Brussels,
May 28th 2014. Trong nghiên cứu này đã khẳng định việc hình thành cơ quan quản
lý giao thông công cộng để đảm bảo hệ thống VTHKCC tích hợp phát triển. Theo
kinh nghiệm phát triển quản lý VTHKCC của các đô thị trên thế giới, khi mức độ
phát triển mạng lưới VTHKCC có nhiều các phương thức khác nhau thì các nhà
quản lý đô thị cần phải tích hợp các dịch vụ của các phương thức này. Do đặc điểm
của các phương thức khác nhau dẫn đến thể chế quản lý khác nhau, và khi tích hợp
10
sẽ xẩy ra xung đột về mặt khai thác và lợi ích của các bên tham gia chung một thị
trường VTHKCC trong đô thị [46].
194 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp tích hợp hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ở Việt Nam – ứng dụng cho Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ THANH TÙNG
Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM – ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ THANH TÙNG
Tên đề tài :
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM – ỨNG DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ: 9.84.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THANH CHƯƠNG
2. GS.TS. TỪ SỸ SÙA
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thanh
Chương, GS.TS Từ Sỹ Sùa - Trường Đại học giao thông vận tải.
Luận án đã sử dụng các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng
quy định trong quá trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày.. tháng.. năm 2022
Tác giả
NCS. Hà Thanh Tùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thanh
Chương và GS.TS Từ Sỹ Sùa. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn đã chỉ
dẫn tận tình và đã đóng góp các ý kiến quý báu để giúp tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Giao Thông Vận tải,
lãnh đạo khoa Vận tải - Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Vận tải đường
bộ và thành phố; Bộ môn Kinh tế vận tải và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập nghiên cứu.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới toàn
thể gia đình và những người thân đã luôn bên cạnh động viên, cổ vũ nghiên cứu
sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, để nghiên cứu sinh có thể hoàn
thành tốt luận án này.
Một lần nữa nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
NCS. Hà Thanh Tùng
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài ................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở ngoài nước ................................................... 4
1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống và phát triển hệ thống VTHKCC đô thị ............ 4
1.1.2. Các nghiên cứu về tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .................................. 5
1.1.3. Tổng kết nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến nội dung luận án ........... 14
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 15
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển hệ thống VTHKCC trong đô thị .. 15
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .............. 18
1.2.3. Tổng kết những nghiên cứu trong nước có liên quan đến nội dung luận án 20
1.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận án........................................................................ 20
1.4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu của đề tài ......................................................... 22
1.4.1. Phương pháp tiếp cận ..................................................................................... 22
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23
1.4.3. Khung nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 24
1.5. Kết cấu của luận án ..................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TÍCH HỢP
HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ .................... 25
2.1. Tổng quan về đô thị và giao thông vận tải đô thị ....................................................... 25
iv
2.1.1. Tổng quan về đô thị ........................................................................................ 25
2.1.2. Hệ thống giao thông vận tải đô thị ................................................................. 26
2.1.3. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị .............................................. 29
2.1.4. Các phương thức vận tải hành khách công cộng đô thị................................. 31
2.1.5. Đặc điểm của VTHKCC đô thị ...................................................................... 36
2.1.6. Vai trò của VTHKCC đô thị. ......................................................................... 38
2.2. Tổng quan tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ......................................................... 39
2.2.1. Khái niệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ............................................. 39
2.2.2. Cấu trúc tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ................................................. 43
2.2.3. Phân loại tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị................................................ 44
2.2.4. Nội dung tích hợp các phương thức VTHKCC đô thị .................................. 46
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyến đi kết hợp nhiều phương thức của hành
khách .................................................................................................................................. 56
2.3. Quá trình và bài học kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .................... 59
2.3.1. Quá trình tích hợp hệ thống VTHKCC một số đô thị trên thế giới .............. 59
2.3.2. Kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC một số đô thị trên thế giới ........ 62
2.3.3. Bài học kinh nghiệm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam ........ 67
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍCH HỢP HỆ
THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT
NAM VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................... 70
3.1. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng tại các đô thị Việt Nam ........................... 70
3.1.1. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt một số đô thị ......................................... 70
3.1.2. Phát triển đường sắt đô thị .............................................................................. 73
3.2. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội .................................... 73
3.2.1. Mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội ..................................... 73
3.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội ............. 75
3.2.3. Hiện trạng đoàn phương tiện xe buýt tại Hà Nội ........................................... 77
3.2.4. Hiện trạng hệ thống vé VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội .............................. 78
3.2.5. Hiện trạng hệ thống thông tin hành khách ..................................................... 79
3.2.6. Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 81
3.2.7. Công tác quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội .............. 83
v
3.2.8. Hiện trạng phát triển tuyến BRT và ĐSĐT tại Hà Nội ................................. 84
3.3. Hiện trạng tích hợp hệ thống VTHKCC tại Hà Nội .................................................. 87
3.3.1. Hiện trạng tích hợp mạng lưới tuyến ............................................................. 87
3.3.2. Hiện trạng tích hợp cơ sở hạ tầng phục vụ .................................................... 90
3.3.3. Hiện trạng tích hợp vé hệ thống VTHKCC ................................................... 93
3.3.4. Hiện trạng tích hợp hệ thống thông tin VTHKCC ........................................ 96
3.3.5. Hiện trạng tích hợp tổ chức quản lý VTHKCC ............................................. 96
3.4. Đánh giá tích hợp hệ thống VTHKCC tại Hà Nội .................................................... 98
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM – ỨNG DỤNG
ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 100
4.1. Định hướng phát triển VTHKCC đô thị ở Việt Nam và tại Thành phố Hà Nội .... 100
4.1.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải đô thị Việt Nam ......................... 100
4.1.2. Định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội ............... 100
4.2. Quan điểm tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam ...................................... 102
4.2.1. Chức năng và vai trò phương thức trong hệ thống VTHKCC đô thị Việt
Nam .................................................................................................................................. 102
4.2.2. Nguyên tắc chung tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam: ............. 104
4.2.3. Yêu cầu tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam .............................. 105
4.2.4. Cấp độ tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị Việt Nam ................................ 106
4.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển tuyến VTHKCC bằng xe buýt tại thành
phố Hà Nội ....................................................................................................................... 107
4.3.1. Dữ liệu, phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển tuyến
VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội................................................................ 107
4.3.2. Xây dựng bảng hỏi và thang đo mức độ ảnh hưởng chuyển tuyến xe buýt tại
Hà Nội .............................................................................................................................. 109
4.3.3. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu khảo sát chuyến đi chuyển tuyến của hành
khách sử dụng xe buýt tại Hà Nội ................................................................................... 110
4.3.4. Phân tích tương quan yếu tố ảnh hưởng chuyển tuyến trong chuyến đi xe
buýt tại Hà Nội ................................................................................................................. 113
vi
4.4. Giải pháp tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ở Việt Nam và áp dụng tại thành phố
Hà Nội .............................................................................................................................. 117
4.4.1. Giải pháp tích hợp mạng lưới tuyến VTHKCC .......................................... 117
4.4.2. Giải pháp tích hợp điểm trung chuyển ......................................................... 123
4.4.3. Giải pháp tích hợp hệ thống vé VTHKCC đô thị ........................................ 133
4.4.4. Giải pháp tích hợp dịch vụ hệ thống VTHKCC đô thị ................................ 139
4.4.5. Giải pháp tích hợp tổ chức quản lý hệ thống VTHKCC đô thị................... 142
4.4.6. Các giải pháp khác ........................................................................................ 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 155
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 162
vii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
CLDV Chất lượng dịch vụ
CNVC Công nhân viên chức
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
ĐSĐT Đường sắt đô thị
GTĐT Giao thông đô thị
GTVT Giao thông vận tải
HK Hành khách
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế xã hội
PTCN Phương tiện cá nhân
PTVT Phương tiện vận tải
PTVTHK Phương tiện vận tải hành khách
PTVTHKCC Phương tiện vận tải hành khách công cộng
QLDA Quản lý dự án
QL Quản lý
TP Thành phố
TƯ Trung ương
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
UBTP Ủy ban thành phố
VTHK Vận tải hành khách
VTHKCC Vận tải hành khách công cộng
viii
Tiếng Anh
Viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng việt
ADB Asian Develoment Bank Ngân hàng Phát triển châu á
BRT Bus Rapid Transit Xe buýt Nhanh khối lớn
GPS Global Positioning Hệ thống định vị toàn cầu
JICA
Japan International Cooperation
Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
O-D Origin - Destination Xuất phát – Điểm đến
P&R Park and Ride
Điểm dừng cho hành khách
chuyển tiếp phương tiện và đỗ xe
TOD Transit Oriented Development
Phát triển định hướng giao thông
công cộng
WB World Bank Ngân hàng thế giới
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô thành phố và phương tiện giao thông chính............................... 36
Bảng 2.2. Vai trò của điểm trung chuyển ................................................................. 47
Bảng 2.3. Chức năng nhiệm vụ các bên trong hệ thống vé tích hợp ........................ 53
Bảng 2.4. Các giai đoạn tích hợp VTHKCC ở Đức ................................................. 60
Bảng 3.1. Hiện trạng VTHKCC xe buýt một số đô thị ............................................ 70
Bảng 3.2. Mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội ........................................................ 73
Bảng 3.3. Các loại vé xe buýt có trợ giá tại Hà Nội ................................................. 78
Bảng 3.4. Các mức giá xe buýt Hà Nội theo thời gian ............................................. 79
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu khai thác tuyến buýt nhanh BRT 01 ............................... 85
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật tuyến ĐSĐT số 2A .................................... 86
Bảng 3.7. Hiện trạng các tuyến buýt đi qua các nhà ga của tuyến ĐSĐT số 2A ..... 89
Bảng 4.1. Câu hỏi quan điểm mức độ ảnh hưởng tới chuyển tuyến của hành khách
sử dụng xe buýt tại Hà Nội ..................................................................................... 110
Bảng 4.2. Bảng ý nghĩa câu trả lời của thang đo Likert – 5 bậc ............................ 110
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát quan điểm chuyển tuyến của hành khách .................. 112
Bảng 4.4. Dự báo các hành khách lên xuống ở mỗi ga ĐSĐT 2A........................ 122
Bảng 4.5. Đề xuất bố trí điểm dừng xe buýt trên tuyến ĐSĐT 2A ....................... 132
Bảng 4.6. Các loại tính giá vé trung chuyển các phương thức .............................. 137
Bảng 4.7. Đề xuất các loại vé trung chuyển VTHKCC tại Hà Nội....................... 138
Bảng 4.8. Các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý VTHKCC ................ 143
Bảng 4.9. Đánh giá lựa chọn mô hình quản lý ....................................................... 146
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc hệ thống GTVT đô thị................................................................ 27
Hình 2.2. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đô thị ........................................ 30
Hình 2.3. Các phương thức vận tải hành khách trong đô thị ................................... 31
Hình 2.4. Tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị ......................................................... 41
Hình 2.5. Cấu trúc tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị............................................ 44
Hình 2.6. Phân loại tích hợp hệ thống VTHKCC đô thị .......................................... 45
Hình 2.7. Tác động đồng bộ hóa thời gian tới chuyến đi chuyển tiếp ..................... 50
Hình 2.8. Cấu trúc phân tầng hệ thống thẻ vé tích hợp ............................................ 52
Hình 2.9. Sơ đồ chuyến đi sử dụng 2 phương thức VTHKCC ................................ 57
Hình 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng chuyến đi tích hợp phương thức VTHKCC ....... 59
Hình 3.1. Đánh giá chung về CLDV xe buýt Hà Nội .............................................. 81
Hình 3.2: Đánh giá chung của hành khách về CLDV xe buýt Hà Nội .................... 82
Hình 3.3. Mô hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội.................................... 84
Hình 3.4. Chất lượng kết nối nhà chờ tuyến BRT 01 ............................................... 92
Hình 3.5. Mẫu vé tháng điện tử buýt nhanh BRT .................................................... 93
Hình 3.6. Mẫu vé lượt, vé ra vào cổng tuyến BRT .................................................. 94
Hình 3.7. Sơ đồ quản lý khai thác vận hành ĐSĐT ở Hà Nội ................................. 97
Hình 4.1. Phân loại tuyến VTHKCC và tính kết nối theo năng lực vận chuyển ... 103
Hình 4.2. Cấp độ tích hợp hệ thống VTHKCC và phương thức ưu tiên trong thành
phố Việt Nam ......................................................................................................... 107
Hình 4.3. Kết quả phân tích EFA yếu tố ảnh hưởng tới chuyến tuyến buýt .......... 114
Hình 4.4. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính yếu tố ảnh hưởng tới
chuyển tuyến buýt tại Hà Nội ................................................................................. 115
Hình 4.5. Các bước tích hợp mạng lưới buýt khi có tuyến đường sắt đô thị ......... 119
Hình 4.6. Xác định các công trình cần thiết của ga trung chuyển .......................... 128
Hình 4.7. Các bước xác định chức năng và diện tích ga trung chuyển .................. 130
Hình 4.8. Quá trình xây dựng chính sách vé tích hợp ............................................ 136
Hình 4.9. Sơ đồ tối ưu thời gian khai thác tuyến buýt và tuyến ĐSĐT ................. 142
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại các đô thị ở Việt Nam, đặc
biệt là các thành phố trung tâm về chính trị, kinh tế xã hội của cả vùng hoặc của cả
nước. Thành phố là nơi tập trung đông dân cư, tuy nhiên vấn đề giao thông đô thị
đang trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển của các thành phố.
Theo dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân số trong giai đoạn
tới đòi hỏi các thành phố Việt Nam phải có kế hoạch phát triển hệ thống VTHKCC
đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho
sự phát triển của hệ thống giao thông thành phố nói chung và hệ thống VTHKCC
nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay hầu hết các thành phố ở Việt Nam
đã phát triển VTHKCC bằng xe buýt và đã có những thành công nhất định. Tuy
nhiên nhu cầu đi lại ngày càng tăng, phát triển kinh tế xã hội và công nghệ đòi hỏi
phải phát triển thêm các phương thức VTHKCC có sức chứa lớn.
Trong những năm gần đây, với điều kiện hiện tại các đô thị ở Việt Nam hệ
thống VTHKCC phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách chủ yếu là bằng xe buýt.
Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay VTHKCC bằng xe buýt mới
đáp ứng khoảng 10-15%, nhu cầu đi lại, đến năm 2020 và định hướng 2030 và các
giai đoạn tiếp theo VTHKCC đáp ứng khoảng 20%, 25% và 30% nhu cầu đi lại
nhất thiết phải có các phương thức vận tải khối lượng lớn trong thành phố. Tại Hà
Nội, ngoài mạng lưới tuyến xe buýt thông thường, thành phố đã có tuyến BRT-01
hoạt động từ 2017, tuy nhiên tuyến chưa phát huy được hiệu quả theo thiết kế trong
điều