Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Một nghiên cứu của Đào Duy Huân (2015) về đánh giá NLCT của ngành du lịch thành phố Cần Thơ. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra được ma trận hình ảnh cạnh tranh du lịch của 04 tỉnh: Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre với các nhân tố: (1) Cơ sở hạ tầng; (2)Vị trí địa lý; (3) Tài nguyên thiên nhiên; (4) Di tích lịch sử; (5) Lễ hội truyền thống; (6) Sản phẩm du lịch; (7) Việc đầu tư mở rộng; (8) Quảng bá hình ảnh; (9) Các cơ sở lưu trú; (10) Nhân sự, quản lý. Nghiên cứu chủ yếu đánh giá thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp định tính, khảo sát ý kiên chuyên gia để xây dựng bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thanh Lâm và Nguyễn Quyết Thắng (2018), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu và NLCT của điểm du lịch: trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng, sử dụng bảng khảo sát điều tra 464 người gồm những người làm việc trong ngành du lịch và du khách đã từng đến Bến Tre. Mô hình được xây dựng ở dạng mô hình cấu trúc tuyến tính, gồm 08 yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu và NLCT của điểm đến bao gồm: (1) cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch; (2) môi trường tự nhiên; (3) khả năng đáp ứng của điểm đến; (4) ẩm thực; (5) an ninh và an toàn trong du lịch; (6) con người; (7) giá cả các loại dịch vụ và (8) dừa và sản phẩm từ dừa. Nghiên cứu đã thực hiện qua 03 giai đoạn, sử dụng phương pháp chuyên gia để hoàn thiện thang đo và thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát sơ bộ. Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi, nghiên cứu đã khảo sát 500 người thuộc các DN du lịch và du khách, kết quả có 464 phiếu khảo sát hợp lệ. Nghiên cứu tiến hành các bước phân tích EFA, CFA và phân tích SEM để kiểm định mô hình và các giải thuyết nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu quy mô và thực hiện công phu, có ý nghĩa khoa học cao về NLCT du lịch của một địa phương cấp tỉnh như Bến Tre. Lê Thị Ngọc Anh (2019), nghiên cứu NLCT của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính đã cho phép nghiên cứu thừa kế và đề xuất sơ bộ mô hình đánh giá NLCT của điểm đến Huế gồm 3 nhóm nhân tố cơ bản với 15 tiêu chí đánh giá cùng các chỉ tiêu đánh giá cụ thể của từng tiêu chí. Ba nhóm đó gồm: Tài nguyên và nguồn lực cốt lõi; Hoạt động quản lý điểm đến; Dịch vụ du lịch cơ bản. Kết quả này được dùng để thực hiện phương pháp Delphi nhằm đảm bảo tính khách quan khoa học trong việc xây dựng mô hình đánh giá NLCT của điểm đến Huế. Tổng số mẫu điều tra từ 696 chuyên gia gồm các cán bộ quản lý DN du lịch lữ hành, các nhà quản lý, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn phát triển về du lịch ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, qua các bước phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và các kiểm định cần thiết để xác định các nhân tố cấu thành NLCT của điểm đến Huế. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định đã xác lập được 7 nhân tố, theo đó mô hình đánh giá NLCT điểm đến Huế được hiệu chỉnh gồm 7 nhân tố: 1) Hoạt động quản lý điểm đến; 2) Tài nguyên du lịch nhân văn; 3) Tài nguyên du lịch tự nhiên; 4) Các dịch vụ du lịch cơ bản; 5) Dịch vụ mua sắm; 6) An ninh an toàn điểm đến; 7) Giá cả các dịch vụ du lịch. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài những nhân tố mang tính phổ biến (universal attributes), cần có các thuộc tính được nghiên cứu và kiểm định phù hợp với điều kiện và thực tiễn phát triển của từng địa phương điểm đến. Với mô hình này, các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng để đánh giá NLCT ở các địa phương khác nhau, cung cấp thông tin kiểm chứng góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận, phương pháp luận về đánh giá NLCT điểm đến du lịch địa phương. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn 50% số mẫu dành cho mỗi bước phân tích EFA và CFA. Theo đó, các biến số có thứ tự là số lẻ từ 696 mẫu được lựa chọn ra (348 biến quan sát) để thiết lập mẫu đầu tiên dùng cho bước phân tích nhân rố khám phá EFA, số còn lại 348 quan sát (với số thứ tự là số chẵn) thiết lập mẫu thứ hai dùng để phân tích nhân tố khẳng định. Điều này làm giảm số quan sát và quy mô của nghiên cứu, có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy cũng như tính đại diện cho tổng thể mẫu. Bên cạnh đó, trước khi phân tích nhân tố khẳng định (đối với mô hình chưa được kiểm định) cần thiết phải thực hiện phân tích nhân tố khám phá, chính vì vậy không nhất thiết phải tách mẫu ra hai phần để phân tích riêng EFA và CFA.

pdf291 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NGUYỄN TRẦN THI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NGUYỄN TRẦN THI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành: 9340101 TÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐỖ NGỌC MỸ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Tất cả những phần thông tin tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trần Thi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi nhận được rất nhiều sự hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ từ rất nhiều người. Trước tiên tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Đỗ Ngọc Mỹ là thầy hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Những góp ý, nhận xét và những gợi ý về định hướng nghiên cứu cuẩ Thầy là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi, không chỉ trong việc thực hiện luận án này mà còn trong công việc và cuộc sống hiện nay. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nơi tôi học tập và nghiên cứu, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo của Nhà trường và góp ý, định hướng cho luận án này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và các nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Gia đình của tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo và luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Trần Thi i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................................. viii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ ix TÓM TẮT LUẬN ÁN .................................................................................................... xi ABSTRACT OF THE THESIS ..................................................................................... xii CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ................................................................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1.1. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 1 1.1.2. Về mặt lý luận ....................................................................................................... 3 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................. 5 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 5 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................... 5 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................................... 8 1.5.1. Về mặt học thuật .................................................................................................... 8 1.5.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 8 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 8 1.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 11 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................. 11 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................... 11 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 11 2.1.1. Cạnh tranh ..................................................................................................................... 11 2.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................................................... 11 2.1.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ....................................... 13 2.1.4. Một số quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................... 14 ii 2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ................. 18 2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 18 2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước............................................................................. 30 2.2.3. Một số nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định ..................................................... 36 2.2.4. Nhận định về khoảng trống nghiên cứu .............................................................. 39 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .. 40 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ............................................................................................................................................ 40 2.3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .............................................. 51 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 53 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 55 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 55 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................... 55 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 55 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 57 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .................................................................................. 58 3.3.1. Nghiên cứu định tính điều chỉnh mô hình nghiên cứu ....................................... 58 3.3.2. Nghiên cứu định tính hoàn thiện thang đo ......................................................... 60 3.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ................................................................ 67 3.4.1. Chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ......................................................... 67 3.4.2. Thiết kế bảng hỏi sơ bộ ...................................................................................... 68 3.4.3. Phương pháp đánh giá thang đo sơ bộ................................................................. 68 3.4.4. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach's Alpha ............................................................................................................................. 69 3.4.5. Kết quả đánh giá thang đo sơ bộ bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .......... 75 3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .......................................................... 80 3.5.1. Chương trình nghiên cứu chính thức ................................................................... 80 3.5.2. Phương pháp đánh giá thang đo chính thức ........................................................ 82 3.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ... 83 3.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 87 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 88 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 88 iii GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................... 88 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................... 88 4.1.1. Tài nguyên du lịch ........................................................................................................ 88 4.1.2. Sản phẩm, thị trường du lịch ........................................................................................ 90 4.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ......... 90 4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ..................................................... 91 4.3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO CHÍNH THỨC ................................................ 94 4.3.1. Phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................................. 94 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................................. 100 4.4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)104 4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 108 4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức ................................................................... 108 4.5.2. Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap ..................................... 110 4.5.3. Phân tích tác động trung gian của các nhân tố trong mô hình ................................. 111 4.5.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 112 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định ........................................... 116 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC................................. 122 4.6.1. Cạnh tranh về giá ........................................................................................................ 122 4.6.2. Năng lực marketing .................................................................................................... 124 4.6.3. Năng lực tài chính ....................................................................................................... 125 4.6.4. Năng lực tổ chức, quản lý ........................................................................................... 126 4.6.5. Thương hiệu ................................................................................................................ 127 4.6.6. Phát triển du lịch bền vững ......................................................................................... 128 4.6.7. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ....................................................................... 129 4.6.8. Nguồn nhân lực ........................................................................................................... 131 4.6.9. Môi trường điểm đến .................................................................................................. 133 4.6.10. Trách nhiệm xã hội ................................................................................................... 134 4.6.11. Cơ chế chính sách của địa phương .......................................................................... 136 4.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 138 CHƯƠNG 5 ................................................................................................................. 140 iv KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................................ 140 GIỚI THIỆU CHƯƠNG ............................................................................................. 140 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 140 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .. 142 5.2.1. Hàm ý 1: Phát triển du lịch bền vững ........................................................................ 142 5.2.2. Hàm ý 2: Phát triển thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ................. 153 5.2.3. Hàm ý 3: Nâng cao năng lực marketing các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ..... 154 5.2.4. Hàm ý 4: Phát triển và đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ............ 155 5.2.5. Hàm ý 5: Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch .. 158 5.2.6. Hàm ý 6: Nâng cao năng lực tài chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ........ 160 5.2.7. Hàm ý 7: Nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm du lịch ............. 161 5.2.8. Hàm ý 8: Hoàn thiện cơ chế chính sách của địa phương ......................................... 164 5.3. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 168 5.3.1 Đối với Chính phủ ....................................................................................................... 168 5.3.2 Đối với tỉnh Bình Định ................................................................................................ 168 5.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................. 169 5.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................ 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 2 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 20 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước về NLCT ........................................... 27 Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về NLCT ........................................... 34 Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Định .................................... 39 Bảng 3.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá ............................ 69 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực Marketing ........................ 70 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính .......................... 70 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý ............... 71 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu ................................... 71 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững ............. 71 Bảng 3.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ........... 72 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực .............................. 72 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Môi trường điểm đến ...................... 73 Bảng 3.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Trách nhiệm xã hội ....................... 73 Bảng 3.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cơ chế chính sách của địa phương ..... 74 Bảng 3.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định ................................................ 74 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................................................... 75 Bảng 3.14: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT (ngoại trừ nhân tố Phát triển du lịch bền vững) ........................................................................ 76 Bảng 3.15: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững (lần 1)........................................................ 77 Bảng 3.16: Kết quả ma trận xoay nhân tố 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững (lần 2)........................................................ 78 Bảng 3.17: Kết quả ma trận thành phần của biến trung gian phụ thuộc phát triển du lịch bền vững ................................................................................................................. 79 Bảng 3.18: Kết quả ma trận thành phần của phụ thuộc NLCT của DN KDDL trên địa bàn tỉnh Bình Định ........................................................................................................ 80 Bảng 3.19: Phân bổ mẫu khảo sát ................................................................................. 81 Bảng 3.20: Tổng hợp thang đo chính thức .................................................................... 84 Bảng 4.1: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số lao động ............................................... 92 vi Bảng 4.2: Quy mô doanh nghiệp theo tổng số nguồn vốn ............................................ 92 Bảng 4.3: Loại hình doanh nghiệp ................................................................................ 93 Bảng 4.4: Loại hình kinh doanh .................................................................................... 93 Bảng 4.5: Thời gian làm việc ........................................................................................ 94 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cạnh tranh về giá ............................ 94 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo năng lực marketing ......................... 95 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tài chính .......................... 95 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tổ chức, quản lý ............... 96 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Thương hiệu ................................. 96 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Phát triển du lịch bền vững ........... 96 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch ..................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_nang_luc_canh_t.pdf
  • pdfCV133.pdf
  • pdfThông tin LATS Nguyen Tran Thi.pdf
  • pdfTTLA Nguyen Tran Thi.pdf
Luận văn liên quan