Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam

1. Đặt vấn đề nghiên cứu Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học công lập là cơ chế, chính sách của Nhà nước mở ra, tạo cơ hội cho các trường đại học công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị; sử dụng có hiệu quả phần vốn ngân sách được giao; phát triển nguồn thu thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị bằng các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết. Cùng với việc khai thác các nguồn thu, nhiều trường đại học công lập cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy trình quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Từ đó, từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công chức trong đơn vị. Phát huy hơn nữa khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công lập, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 77/NQ - CP, thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017. Theo tinh thần của nghị quyết này, về mặt tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam phải chủ động cân đối nguồn thu, nguồn chi theo hướng từ một nguồn thu có sự tài trợ của ngân sách Nhà nước sang cơ chế nguồn thu dựa hoàn toàn vào học phí cũng như nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác của nhà trường.

pdf203 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TÔ HỒNG THIÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh, năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TÔ HỒNG THIÊN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 62.34.03.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS PHẠM VĂN DƢỢC 2. PGS. TS TRẦN PHƢỚC Tp Hồ Chí Minh, năm 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án tiến sỹ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn đầy đủ. Nghiên cứu sinh TÔ HỒNG THIÊN ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời chân thành cám ơn các cá nhân và tổ chức đã động viên và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Về phía cá nhân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Dược và PGS.TS Trần Phước, hai người Thầy hướng dẫn khoa học đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến PGS.TS Võ Văn Nhị, Trưởng khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Thầy đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn nhất trong quá trình thực hiện luận án. Về phía tổ chức, Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô giảng viên Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, đã hỗ trợ, góp ý kiến quý báo để tôi hoàn thiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị đang làm việc tại Phòng Kế hoạch – tài chính, Phòng tài vụ của các trường đại học công lập đã cung cấp cho tôi dữ liệu để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp gần xa và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh TÔ HỒNG THIÊN iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề nghiên cúu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của luận án 4 6. Kết cấu của luận án 5 Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố 7 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài 7 1.1.1. Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án 7 1.1.1.1. Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở doanh nghiệp 7 1.1.1.2. Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở trường đại học 14 1.1.2. Nhận xét về những nghiên cứu đã được công bố ở nước ngoài về HTTT kế toán 16 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước 18 1.2.1. Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án 18 iv 1.2.1.1. Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở doanh nghiệp 18 1.2.1.2. Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở đơn vị HCSN 21 1.2.1.3. Những nghiên cứu đã được công bố về HTTT kế toán ở trường ĐHCL 23 1.2.2. Nhận xét về những nghiên cứu đã được công bố ở trong nước về HTTT kế toán 24 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu 26 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu 26 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả 27 Kết luận chương 1 28 Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết 29 2.1. Lý thuyết nền vận dụng trong luận án 29 2.1.1. Lý thuyết về hệ thống thông tin 29 2.1.1.1. Nội dung lý thuyết về hệ thống thông tin 29 2.1.1.2. Vận dụng lý thuyết về HTTT vào nội dung luận án 29 2.1.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng 30 2.1.2.1. Nội dung lý thuyết thông tin bất cân xứng 30 2.1.2.2. Vận dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng vào nội dung luận án 31 2.1.3. Lý thuyết hành vi quản lý 32 2.1.3.1. Nội dung lý thuyết hành vi quản lý của H. A. Simon 32 2.1.3.2. Vận dụng lý thuyết hành vi quản lý vào nội dung luận án 32 2.1.4. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực 32 v 2.1.4.1. Nội dung lý thuyết phụ thuộc nguồn lực 32 2.1.4.2. Vận dụng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực vào nội dung luận án 33 2.1.5. Lý thuyết ngẫu nhiên 33 2.1.5.1. Nội dung lý thuyết ngẫu nhiên 33 2.1.5.2. Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên vào nội dung luận án 34 2.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 34 2.2.1. Hệ thống thông tin 34 2.2.2. Hệ thống thông tin kế toán 35 2.2.2.1. Một số quan điểm về HTTT kế toán 35 2.2.2.2. Các thành phần của HTTT kế toán 36 2.2.2.3. Vai trò của HTTT kế toán 36 2.2.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 38 2.2.3.1. Khái niệm tổ chức 38 2.2.3.2. Khái niệm tổ chức HTTT kế toán 38 2.2.3.3. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán 38 2.2.3.4. Tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 39 2.2.3.5. Các tiêu chí đánh giá nội dung tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 40 2.3. Tổng quan về trường ĐHCL 45 2.3.1. Khái niệm về trường ĐHCL và mục tiêu giáo dục đại học 45 2.3.1.1. Khái niệm về trường ĐHCL 45 2.3.1.2. Mục tiêu của giáo dục đại học 46 2.3.1.3. Phân bố của các trường ĐHCL ở Việt Nam 46 2.3.2. Tổ chức và quản lý của trường ĐHCL 47 vi 2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý 47 2.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận 47 2.3.3. Cơ chế tự chủ của các trường ĐHCL công lập 47 2.3.3.1. Cơ chế tự chủ đối với các trường ĐHCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư 48 2.3.3.2. Cơ chế tự chủ đối với các trường ĐHCL có nhận tài trợ kinh phí từ NSNN 49 2.3.4. Điểm tương đồng giữa trường ĐHCL tự chủ tài chính và doanh nghiệp 50 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán 50 2.4.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán từ các nghiên cứu trước 50 2.4.2. Quan điểm tiếp cận các nhân tố được tập hợp từ các nghiên cứu trước 55 2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 57 2.4.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết 62 Kết luận chương 2 63 Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu 64 3.1. Khung nghiên cứu chung của luận án 64 3.2. Phương pháp định tính 68 3.2.1. Phương pháp suy diễn 68 3.2.2. Phương pháp chuyên gia 69 3.3. Phương pháp định lượng 70 3.3.1. Thiết kế thang đo 70 vii 3.3.1.1. Thang đo tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 70 3.3.1.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 76 3.3.2. Mô hình nghiên cứu của luận án 83 3.3.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 85 3.3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 91 3.3.4.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát 91 3.3.4.2. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu 91 3.3.4.3. Cách thức thu thập dữ liệu 93 3.3.4.4. Thời gian thu thập dữ liệu 93 3.3.5. Công cụ và quy trình phân tích dữ liệu 93 3.3.5.1. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 93 3.3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 94 3.3.5.3. Phân tích tương quan và hồi quy đa biến 96 Kết luận chương 3 97 Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 98 4.1. Kết quả nghiên cứu 98 4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính 98 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 101 4.1.2.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát 101 4.1.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo 106 4.1.2.3. Phân tích nhân tố 112 4.1.2.4. Đánh giá thang đo tổ chức HTTT kế toán 121 4.1.2.5. Phân tích tương quan và hồi quy 124 viii 4.2. Một số bàn luận từ kết quả nghiên cứu 144 4.2.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và so sánh với kết quả nghiên cứu trước 144 4.2.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 144 4.2.1.2. So sánh với kết quả nghiên cứu trước 149 4.2.2. Bàn về thực trạng tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở VN 150 4.2.3. Bàn về những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 157 Kết luận chương 4 164 Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị 165 5.1. Kết luận 165 5.2. Kiến nghị 166 5.2.1. Về tổ chức HTTT kế toán 166 5.2.1.1. Hệ thống dữ liệu đầu vào 166 5.2.1.2. Hệ thống xử lý dữ liệu 168 5.2.1.3. Hệ thống lưu trữ dữ liệu 170 5.2.1.4. Hệ thống BCTC 171 5.2.2. Về những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán 172 5.2.2.1. Nhóm nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT 173 5.2.2.2. Nhóm nhân tố có mối quan hệ tương quan với tổ chức HTTT kế toán 175 5.3. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai 179 5.3.1. Những hạn chế của luận án 179 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Phần Tiếng Việt: BCTC: Báo cáo tài chính ĐHCL: Đại học công lập ĐVSN: Đơn vị sự nghiệp GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo HCM: Hồ Chí Minh HCSN: Hành chính sự nghiệp HTTT: Hệ thống thông tin kế toán NSNN: Ngân sách Nhà nước Phần Tiếng Nƣớc ngoài: ABC: Activity Based Costing ERP: Enterprise resource planning IPSAS: International Public Sector Accounting Standards IPSASB: International Public Sector Accounting Standards Board x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ HIỆU TÊN BẢNG Trang Bảng 2.1 - Phân bố các trường ĐHCL trong cả nước 46 Bảng 2.2 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán từ các nghiên cứu trước 53 Bảng 3.1 – Thang đo tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 73 Bảng 3.2 - Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam 79 Bảng 4.1 – Kết quả khảo sát chuyên gia 99 Bảng 4.2 - Thống kê mô tả các biến đo lường 103 Bảng 4.3 - Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 107 Bảng 4.4a - KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu 112 Bảng 4.4b - Ma trận xoay của nhân tố 113 Bảng 4.5a - Ma trận xoay của nhân tố khám phá 115 Bảng 4.5b - KMO and Bartlett's Test của các nhân tố khám phá 116 Bảng 4.5c - Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá 117 Bảng 4.6 - Thang đo mới của các nhân tố 118 Bảng 4.7 - Đánh giá độ tin cậy của thang đo mới 120 Bảng 4.8a - KMO and Bartlett's Test của thang đo tổ chức HTTT kế toán 122 Bảng 4.8b – Tổng phương sai trích của thang đo tổ chức HTTT kế toán 122 Bảng 4.9 - Tương quan giữa hệ thống dữ liệu đầu vào và các nhân tố 126 Bảng 4.10a - Kết quả R Square của hệ thống dữ liệu đầu vào 127 Bảng 4.10b - Kiểm định ANOVA hệ thống dữ liệu đầu vào 127 xi Bảng 4.10c - Kết quả hồi quy giữa hệ thống dữ liệu đầu vào và các nhân tố 127 Bảng 4.11 - Tương quan giữa hệ thống xử lý dữ liệu và các nhân tố 128 Bảng 4.12a - Kết quả R Square của hệ thống xử lý dữ liệu 129 Bảng 4.12b - Kiểm định ANOVA của hệ thống xử lý dữ liệu 129 Bảng 4.12c - Kết quả hồi quy giữa hệ thống xử lý dữ liệu và các nhân tố 130 Bảng 4.13 - Tương quan giữa hệ thống lưu trữ dữ liệu và các nhân tố 131 Bảng 4.14a – Kết quả R Square của hệ thống lưu trữ dữ liệu 132 Bảng 4.14b - Kiểm định ANOVA của hệ thống lưu trữ dữ liệu 132 Bảng 4.14c - Kết quả hồi quy giữa hệ thống lưu trữ dữ liệu và các nhân tố 133 Bảng 4.15 - Tương quan giữa hệ thống BCTC và các nhân tố 134 Bảng 4.16a - Kết quả R Square của hệ thống BCTC 135 Bảng 4.16b - Kiểm định ANOVA của hệ thống BCTC 135 Bảng 4.16c - Kết quả hồi quy giữa hệ thống BCTC và các nhân tố 135 Bảng 4.17 - Tương quan giữa các nhân tố và tổ chức HTTT kế toán 137 Bảng 4.18a - Kết quả R Square của tổ chức HTTT kế toán 138 Bảng 4.18b - Kiểm định ANOVA tổ chức HTTT kế toán 139 Bảng 4.18c - Kết quả hồi quy giữa tổ chức HTTT kế toán và các nhân tố 139 Bảng 4.19 - Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 144 Bảng 4.20a - Tóm tắt kết quả nghiên cứu 145 Bảng 4.20b – So sánh kết quả nghiên cứu 149 Bảng 4.21 - Kết quả khảo sát về hệ thống dữ liệu đầu vào 151 Bảng 4.22 - Kết quả khảo sát về hệ thống xử lý dữ liệu 152 Bảng 4.23 - Kết quả khảo sát về hệ thống lưu trữ dữ liệu 153 Bảng 4.24 - Kết quả khảo sát về hệ thống BCTC 154 xii DANH MỤC CÁC HÌNH SỐ HIỆU TÊN HÌNH Trang Hình 1.1 - Mô hình nghiên cứu của Rapina 12 Hình 1.2 - Mô hình của DeLone và McLean 13 Hình 1.3 - Mô hình nghiên cứu của Nunung Nurhayati 14 Hình 2.1 - Biểu đồ phân bố các trường ĐHCL ở Việt Nam 47 Hình 2.2 - Mô hình nghiên cứu của Xu và cộng sự 62 Hình 2.3 - Mô hình nghiên cứu của Komala 63 Hình 3.1 - Khung nghiên cứu chung của luận án 65 Hình 3.2 - Mô hình nghiên cứu của luận án 84 Hình 4.1 - Mô hình nghiên cứu của luận án sau phân tích EFA 123 Hình 4.2 - Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 142 Hình 4.3 - Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán 143 Hình 5.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các trường ĐHCL 178 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường đại học công lập là cơ chế, chính sách của Nhà nước mở ra, tạo cơ hội cho các trường đại học công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị; sử dụng có hiệu quả phần vốn ngân sách được giao; phát triển nguồn thu thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị bằng các hoạt động hợp tác liên doanh, liên kết. Cùng với việc khai thác các nguồn thu, nhiều trường đại học công lập cũng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy trình quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Từ đó, từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên, công chức trong đơn vị. Phát huy hơn nữa khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công lập, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 77/NQ - CP, thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017. Theo tinh thần của nghị quyết này, về mặt tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam phải chủ động cân đối nguồn thu, nguồn chi theo hướng từ một nguồn thu có sự tài trợ của ngân sách Nhà nước sang cơ chế nguồn thu dựa hoàn toàn vào học phí cũng như nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác của nhà trường. Với điều kiện hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi các trường ĐHCL phải nhanh chóng đổi mới các công cụ quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hệ thống thông tin kế toán là một trong những công cụ đắc lực cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời không chỉ phục vụ cho lãnh đạo nhà trường thực hiện chức năng quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị một cách hiệu quả, giúp cho việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tình hình chấp hành 2 chế độ tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn thu; mà còn cung cấp thông tin về tài chính cho các nhà tài trợ nhằm tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất. Tuy nhiên, do nhiều năm phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ phía NSNN nên mọi hoạt động của các trường ĐHCL phải tuân theo các quy định về sử dụng NSNN, không có tính chủ động và chính điều này đã làm cho HTTT kế toán tại các trường ĐHCL kém linh hoạt, thông tin kế toán chủ yếu là phục vụ công tác báo cáo. Để có được thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng trong điều kiện tự chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi các trường ĐHCL phải tổ chức được một HTTT với những nội dung cần thiết và điều quan trọng là phải xác định được những nhân tố tác động đến tổ chức HTTT kế toán, từ đó có những giải pháp cụ thể cho việc tổ chức và hoàn thiện HTTT kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay ở thế giới cũng như ở Việt Nam phần lớn các nghiên cứu đã được công bố tập trung vào khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán ở các đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL. Từ thực tiễn trên cho thấy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các ĐHCL là việc làm cấp thiết và có giá trị thiết thực trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, nhằm giúp các trường ĐHCL có được nguồn tài liệu về tổ chức HTTT kế toán cũng như nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán của đơn vị. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị có liên quan giúp các trường ĐHCL ở Việt Nam tổ chức và hoàn thiện HTTT của đơn vị mình, nhằm hướng tới việc cung cấp thông tin kế toán đáp ứng được yêu cầu thông tin trong điều kiện tự chủ toàn diện về tài chính theo định hướng chung của Nhà nước. 3  Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết: Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam như thế nào? 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tổ chức HTTT kế toán.  Phạm vi nghiên cứu Tổ chức HTTT kế toán là một phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều công việc khác nhau, do vậy trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung vào nội dung tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL bao gồm tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào, tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu, tổ chức hệ thống lưu trữ dữ liệu, tổ chức hệ thống thông tin đầu ra. Riêng hệ thống thông tin đầu ra chỉ nghiên cứu về hệ thống BCTC chứ không nghiên cứu các báo cáo kế toán quản trị. Về phạm vi khảo sát, luận án tiến hành khảo sát những người đang làm công tác kế toán tại các trường ĐHCL trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các trường ĐHCL lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, kế đến là một số trường ĐHCL đại diện ở khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Luận án được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu tổng thể bằng phương pháp nghiên cứu định tính (để khám phá) và nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tổng thể: khảo lược các nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước kết hợp với các cơ sở lý thuyết để xác định nội dung tổ chức HTTT kế toán và tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán. Từ đó, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam (phương pháp suy diễn), đồng thời thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy về kế toán, HTTT kế toán và những người có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý, vận hành HTTT kế toán nhằm khẳng định, điều chỉnh và bổ sung những nhân tố ảnh hưởng, cũng như nội dung tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam (phương pháp chuyên gia). Kiểm định: bằng phương pháp định lượng, luận án thực hiện khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác kế toán tại các trường ĐHCL như: Trưởng, Phó phòng Kế hoạch tài chính, kế toán tổng hợp và chuyên viên kế toán có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, luận án cũng tiến hành xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam. 5. Những đóng góp của luận án Từ kết quả của công trình nghiên cứu trên, luận án đã mang lại những đóng góp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: Ý nghĩa về mặt lý luận: - Hệ thống hóa lý luận về HTTT kế toán, về nội dung tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán. 5 - Trình bày các tiêu chí đánh giá về tổ c
Luận văn liên quan