Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển trong những năm gần đây. Trên thế giới có rất nhiều ví dụ điển hình về các quốc gia đang phát triển phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có khả năng cạnh tranh và đã tạo ra được tăng trưởng kinh tế ấn tượng dựa vào xuất khẩu như Hàn Quốc và Đài Loan trong năm 1960; Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Singapore trong năm 1970; Trung Quốc trong những năm 1980; và các nước ở Trung và Nam Mỹ trong năm 1990 như Chile. Do vậy, thúc đẩy xuất khẩu luôn là trọng tâm chính sách của rất nhiều quốc gia trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Thực tế, để đẩy mạnh xuất khẩu, các quốc gia cần nắm bắt và tận dụng những yếu tố tác động tới hoạt động này, với ý nghĩa ấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của những yếu tố đến xuất khẩu của một quốc gia như Rahman, M.,M., (2003), Blomqvist, H., C., (2004), Wei G., Huang J. and Yang J. (2012), Tang (2003) nhìn chung các nghiên cứu này đều chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới xuất khẩu của một quốc gia bao gồm GDP, GDP bình quân đầu người, dân số, khoảng cách địa lý, CPI, FDI, tỷ giá hối đoái. Đó được coi là những yếu tố bên trong nền kinh tế đã được chứng minh thông qua những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chúng đều có tác động tới hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.

pdf211 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRẦN LAN HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRẦN LAN HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC (LỊCH SỬ KINH TẾ) Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ QUỐC HỘI 2. TS. LÊ TỐ HOA HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Lê Quốc Hội Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trần Lan Hương ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Lịch sử kinh tế, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Lê Quốc Hội và TS Lê Tố Hoa – những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thiện Luận án. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Kinh tế học và Bộ môn Lịch sử kinh tế cùng toàn thể các thầy cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trần Lan Hương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của các quốc gia ........................................................................................... 10 1.1.1. Tổng quan khung lý thuyết ........................................................................ 10 1.1.2. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu được áp dụng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .......................................................................... 21 1.1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .......................................................................... 25 1.2. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................. 33 1.2.1. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ...................................................................................................... 33 1.2.2. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước/khu vực ........................................... 34 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU ........................................................................ 36 2.1. Những vấn đề lý luận về xuất khẩu .............................................................. 36 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu trong nền kinh tế ....... 36 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế ..................................................... 38 2.1.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá xuất khẩu của một quốc gia ....................... 40 2.2. Những vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của quốc gia .. 43 2.2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung ....................................................... 44 2.2.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ......................................................... 46 2.2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn ....................................................................... 47 iv Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 51 CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN ................................................................................... 52 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 1997-2003 .............................................................................................. 52 3.1.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 1997-2003 52 3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 1997-2003 ........................................................................................... 57 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 2003-2015 .............................................................................................. 72 3.2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN giai đoạn 2003-2015 . 72 3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 2003-2015 ........................................................................................... 89 3.3. Phân tích định lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN ........................................................................................ 126 3.3.1. Tóm tắt các biến có sử dụng trong mô hình ............................................. 126 3.3.2. Kết quả ước lượng và phân tích ............................................................... 127 3.4. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN ................................................................................................ 134 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 136 CHƯƠNG 4 137GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN ............................................................. 137 4.1. Bối cảnh hội nhập mới của khu vực và những vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN .............................................. 137 4.1.1. Bối cảnh mới của thế giới và khu vực ...................................................... 137 4.1.2. Triển vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 ...................... 138 4.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước hiện nay trong hội nhập AEC ............ 141 4.1.4. Triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN và những cơ hội và thách thức trong giai đoạn tới .................................................. 142 4.2. Quan điểm, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực ASEAN ................................................................................................. 147 4.2.1. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN .... 147 v 4.2.2. Định hướng chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN ...... 148 4.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ................................... 150 4.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy từ phía cung và cầu hàng hóa .......................... 150 4.3.2. Nhóm giải pháp phát huy ảnh hưởng của yếu tố tích cực và hạn chế ảnh hưởng của yếu tố cản trở xuất khẩu ................................................................... 154 4.4. Một số kiến nghị........................................................................................... 170 4.4.1. Đối với các Bộ, ngành liên quan .............................................................. 170 4.4.2. Đối với các tổ chức xúc tiến thương mại, các Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội doanh nghiệp ............................................................................................... 172 4.4.3. Đối với các doanh nghiệp ........................................................................ 173 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 175 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sự phát triển của các học thuyết thương mại quốc tế .................................. 16 Bảng 1.2: Tóm lược các yếu tố tác động đến xuất khẩu từ các nghiên cứu trước đây . 28 Bảng 3.1. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn (1997-2003) .. 52 Bảng 3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong nội khối ASEAN giai đoạn (1997-2007) ............................................................................................................... 53 Bảng 3.3: Điều tra phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm của Việt Nam của các nước ASEAN giai đoạn 1997-2003............................................................................ 68 Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của một số thị trường lớn giai đoạn (2003-2015) .. 73 Bảng 3.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong nội khối ASEAN ............ 75 Bảng 3.6. Chỉ số tập trung thương mại giữa Việt Nam với các đối tác thương mại trên thế giới và trong khu vực ........................................................................................... 82 Bảng 3.7. Chỉ số RCA của Việt Nam, 2000-2015 ...................................................... 85 Bảng 3.8. Tổng hợp lợi thế so sánh của một số nền kinh tế ASEAN .......................... 86 Bảng 3.9. Sự tương đồng xuất khẩu giữa Việt Nam và một số nước ASEAN ............. 88 Bảng 3.10: Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của các nước ASEAN theo ATIGA ................... 106 Bảng 3.11: Bảng so sánh tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam ở thị trường ASEAN và một số thị trường khác năm 2015 .......................................................... 109 Bảng 3.12: Điều tra phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm của Việt Nam của các nước ASEAN giai đoạn 2003-2015.......................................................................... 111 Bảng 3.13: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN ................ 123 Bảng 3.14: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN .................................................................................................... 124 Bảng 3.15: Đóng góp của các yếu tố cho tăng trƣởng xuất khẩu các nhóm ngành của Việt Nam sang ASEAN ........................................................................................... 124 Bảng 3.16. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình ước lượng .......................... 126 Bảng 3.17. Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN .............................................................. 128 Bảng 3.18 : Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố đến KNXK nhóm hàng hóa theo SITC của Việt Nam sang ASEAN bằng phương pháp GLS ............................. 130 vii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. “Mô hình kim cương” về các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia ... 14 Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN ...... 44 Hình 3.1. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 1997-2003 (%) .................................................................................................. 55 Hình 3.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN theo phân loại SITC (%) ................................................................................................................... 56 Hình 3.3: Tỷ giá thực và Cán cân thương mại Việt Nam theo quý giai đoạn 1999 –Q1 2010. .... 58 Hình 3.4. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN giai đoạn 2008-2015 (%) .................................................................................................. 77 Hình 3.5. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN theo phân loại SITC giai đoạn (2003-2015) (%) ......................................................................................... 77 Hình 3.6. Tác động của các yếu tố đến KNXK của Việt Nam sang ASEAN ............ 127 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển trong những năm gần đây. Trên thế giới có rất nhiều ví dụ điển hình về các quốc gia đang phát triển phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có khả năng cạnh tranh và đã tạo ra được tăng trưởng kinh tế ấn tượng dựa vào xuất khẩu như Hàn Quốc và Đài Loan trong năm 1960; Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Singapore trong năm 1970; Trung Quốc trong những năm 1980; và các nước ở Trung và Nam Mỹ trong năm 1990 như Chile. Do vậy, thúc đẩy xuất khẩu luôn là trọng tâm chính sách của rất nhiều quốc gia trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Thực tế, để đẩy mạnh xuất khẩu, các quốc gia cần nắm bắt và tận dụng những yếu tố tác động tới hoạt động này, với ý nghĩa ấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của những yếu tố đến xuất khẩu của một quốc gia như Rahman, M.,M., (2003), Blomqvist, H., C., (2004), Wei G., Huang J. and Yang J. (2012), Tang (2003) nhìn chung các nghiên cứu này đều chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới xuất khẩu của một quốc gia bao gồm GDP, GDP bình quân đầu người, dân số, khoảng cách địa lý, CPI, FDI, tỷ giá hối đoái. Đó được coi là những yếu tố bên trong nền kinh tế đã được chứng minh thông qua những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chúng đều có tác động tới hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Tuy nhiên, xuất khẩu của một quốc gia hiện nay không chỉ đơn giản chịu tác động của những yếu tố bên trong nền kinh tế, có những ngoại ứng cũng tác động mạnh tới quá trình này trong đó phải kể đến xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực dưới nhiều góc độ khác nhau cả song phương lẫn đa phương. Trong đó, các liên kết thương mại khu vực đã trở thành nội dung chủ yếu của tự do hóa thương mại trên thế giới trong những năm vừa qua. Trong xu hướng liên kết kinh tế khu vực ngày càng gia tăng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan như một minh chứng cho quá trình vận động phát triển không ngừng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hội nhập kinh tế trong ASEAN có cả hai mục đích chính trị và kinh tế. Sự phát triển của ASEAN có thể được bắt nguồn từ việc ký kết một thỏa thuận hợp tác kinh tế khu vực ASEAN AFTA, đến việc sáng lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã thống nhất các nước thành viên ASEAN để thiết 2 lập một khu vực thương mại tự do thúc đẩy cạnh tranh kinh tế của khu vực. Thỏa thuận này tăng nhanh trong năm 2003 và với AEC, ASEAN dự kiến sẽ là một thị trường thống nhất và đưa ASEAN trở thành một khu vực sản xuất năng động và cạnh tranh.” Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi Mới vào năm 1986, đánh dấu một giai đoạn mới khi chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, việc xây dựng một chính sách mở cửa và chủ động, tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là trọng tâm của cải cách. Gia nhập ASEAN năm 1995 là bước đi quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam theo đúng chủ trương của Đại hội Đảng thứ VII về "đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia", "tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh" và "gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện". Trải qua 21 năm hội nhập khu vực, Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế ASEAN một cách tích cực, chủ động và cùng các nước thành viên ASEAN xây dựng nền móng quan trọng để Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Đến nay, ASEAN đã trở thành một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Về thương mại, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với ASEAN tăng trưởng bình quân 14,5%/năm trong thời gian qua, từ khoảng 3,3 tỷ USD năm 1995 lên 42,1 tỷ USD năm 2015 (tăng gần 13 lần). ASEAN đã trở thành đối tác thương mại đứng thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc). Về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN, tốc độ tăng trưởng bình quân thời gian qua đạt 17,1%, đưa kim ngạch xuất khẩu từ gần 1 tỷ USD năm 1995 lên 18,3 tỷ USD năm 2015 (tăng hơn 18 lần). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đã đa dạng hơn nhiều, ngoài dầu thô và gạo, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang ASEAN nhiều mặt hàng khác như điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su, v.v Với vai trò và tầm quan trọng ngày càng gia tăng của mối quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN, cần thiết phải có sự nghiên cứu xem xét kỹ ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay mới chỉ đề cập tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với những thị trường lớn trong đó phải kể đến nghiên cứu của Nguyen Bac Xuan (2010) điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các nước từ năm 1991 đến năm 2006. Nghiên cứu của Thai Tri Đo (2006) là về thương mại giữa Việt 3 Nam và 23 quốc gia châu Âu từ năm 1993 đến năm 2004. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác như Nguyen Hai Tho (2013), Dinh Thi Thanh Binh và Hoang Manh Cuong (2012), Nguyen.K.Doanh và Yoon Heo (2004), Vu Thi Hanh (2013) cũng xoay quanh các nhóm thị trường tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có ASEAN mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu, xem xét riêng thị trường này. Trong khi đó, khu vực ASEAN đang nổi lên là một khu vực phát triển năng động và thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN không ngừng được cải thiện trong những năm qua. Đặc biệt, sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức hoạt động cuối năm 2015 đem lại kỳ vọng gia tăng mạnh mẽ trong thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Ngoài ra, có rất ít công trình nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố này đến KNXK của từng nhóm hàng cụ thể của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN như thế nào. Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu một cách tổng quát về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN, những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong đó xem xét kỹ tác động cụ thể của từng yếu tố này đến các nhóm hàng cụ thể của Việt Nam để qua đó có được chính sách xuất khẩu phù hợp trong bối cảnh hội nhập AEC (2015). Xuất phát từ tầm quan trọng của khu vực ASEAN và tính cấp bách của thực tiễn, tác giả
Luận văn liên quan