Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với chuối tiêu hồng tại Phú Thọ

Cây chuối (Musa paradisiaca L.) thuộc họ Musaceae, là loại cây ăn quả ngắn ngày, có nguồn gốc nhiệt đới. Chuối có giá trị dinh dưỡng rất cao, được coi là loại quả lý tưởng cho mọi lứa tuổi. So với các loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm cây chuối đều có thể tận dụng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn cho cá, hoặc phơi khô làm chất đốt. Theo thống kê của FAO (2015)[65], sản lượng chuối trên thế giới năm 2013 khoảng 154,03 triệu tấn, đứng đầu là Ấn Độ 29,6 triệu tấn, chiếm 19,2% tổng sản lượng chuối thế giới, tiếp đến là Uganda 12,0 triệu tấn chiếm 7,8%, Trung Quốc 10,4 triệu tấn, chiếm 6,8%, Philippin 9,2 triệu tấn chiếm 6,0%, Ecuador 7,4 triệu tấn chiếm 4,8%, Braxin 7,3 triệu tấn chiếm 4,8%, Indonesia 6,1 triệu tấn chiếm 4,0%,. Việt Nam xếp thứ 16 về sản lượng với gần 1,5 triệu tấn chiếm 1,0%. Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Trong số đó, chuối là cây ăn quả nhiệt đới được trồng khá phổ biến từ hàng ngàn năm nay, có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng ở hầu khắp các vùng trong cả nước. Nguồn gen cây chuối ở nước ta rất đa dạng nhưng chỉ có các giống thuộc nhóm chuối Tiêu có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, cây chuối đã và đang được xác định là cây ăn quả chủ lực, có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Theo số liệu Tổng cục thống kê 2015 [63], sản xuất chuối có xu hướng tăng với tổng diện tích từ 108.100 ha năm 2006 lên 127.300 ha 2014 và tổng sản lượng hàng năm tăng từ 1,4 - 2,2 triệu tấn. Chuối không chỉ là loại cây ăn quả có quy mô sản xuất lớn nhất nước ta mà còn là một trong số ít cây ăn quả có khả năng phát triển sản xuất thành những vùng tập trung quy mô 400 - 500 ha. Phú Thọ là tỉnh sản xuất chuối lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc với diện tích năm 2014 là 3.100 ha, năng suất 22,4 tấn/ha, sản lượng 62,8 nghìn tấn, chiếm 17,3% diện tích, 26,6% sản lượng chuối các tỉnh miền núi phía Bắc và 24,4% diện tích, 3,3% sản lượng chuối so với cả nước (Tổng cục thống kê, 2015)[63]. Nền đất chính ở đây chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất cát pha có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ. Chính những yếu tố thuận lợi trên đã hình thành vùng sản xuất chuối rất tập trung trong tỉnh. Giống chuối trồng ở đây chủ yếu là nhóm chuối Tiêu nhỡ (Tiêu Đài Loan, Tiêu VN1 - 064, Tiêu hồng.). Trong các giống chuối đang trồng ở địa phương, cây chuối Tiêu hồng có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng khỏe, năng suất cao và quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chuối Tiêu hồng đạt chất lượng tốt và mã quả vàng đẹp quanh năm, bên cạnh đó phong tục tập quán của người dân Phú Thọ nói riêng, cả nước nói chung (sử dụng chuối tiêu trong việc thờ cúng, đặc biệt trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), nên 90% diện tích chuối ở khu vực ven sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc đều sử dụng giống chuối Tiêu này để sản xuất.

doc227 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với chuối tiêu hồng tại Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHUỐI TIÊU HỒNG TẠI PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHUỐI TIÊU HỒNG TẠI PHÚ THỌ Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đào Thanh Vân 2. TS Nguyễn Văn Nghiêm THÁI NGUYÊN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Triệu Tiến Dũng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân, TS. Nguyễn Văn Nghiêm, với cương vị là người hướng dẫn khoa học đã có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, phòng Đào tạo, khoa Nông học đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả - Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận án. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Triệu Tiến Dũng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung AVRDC The World Vegetable Research and Development Center (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau màu Thế Giới) BBTV Banana Bunchy Top Virus: bệnh chuối lùn BPKT Biện pháp kỹ thuật CA Controled Asmosphere (Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh) CT Công thức CGIAR Consultative Group on International Agricultural Research: Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế D/R: Chiều dài/ chiều rộng ĐC Đối chứng EU-27 Liên minh chung châu Âu FAO Food and Agriculture Organization: Tổ chức nông lương Thế giới FOC Fusarium oxysporum f. sp. Cubense: Bệnh héo vàng lá IBPGR International Board for Plant Genetic Resources: Ủy ban quốc tế về nguồn gen cây trồng INIBAP International Network for the Improvement of Banana And Plantain: Mạng lưới cải tiến giống chuối ăn tươi và chuối lấy bột quốc tế. KHKT Khoa học kỹ thuật QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCN Trước công nguyên TN Thí nghiệm TV Thời vụ VN1 Vườn tập đoàn chuối miền Bắc Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại và sự phân bố của các chi thuộc Musa 9 Bảng 1.2. Số lượng quả/buồng và cấp buồng cây chuối theo từng tháng thu hoạch 12 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới năm 2013 15 Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng các loại quả năm 2013 20 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất chuối giai đoạn (2010 - 2014) 20 Bảng 1.6. Diện tích, sản lượng chuối phân theo vùng sinh thái giai đoạn (2006 - 2014) 22 Bảng 1.7. Các chỉ tiêu cơ bản để phân loại các dòng chuối của Simmonds và Shepherd (1955) 27 Bảng 1.8. Các bệnh hại chuối ở Việt Nam 46 Bảng 1.9. Các loài sâu hại chuối ở Việt Nam 47 Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân giả của giống chuối Tiêu hồng 68 Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái lá cây chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 70 Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái cụm hoa đực, lá bắc của giống chuối Tiêu hồng 73 Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái buồng và quả giống chuối Tiêu hồng 77 Bảng 3.5. Thành phần sinh hóa quả giống chuối Tiêu hồng 79 Bảng 3.6. Đặc điểm thực vật học giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ và Khoái Châu - Hưng Yên 80 Bảng 3.6a. Một số đặc điểm hình thái màu sắc thân giả, lá của các giống chuối Tiêu 81 Bảng 3.6b. Thời gian từ trồng đến thu hoạch của các giống chuối Tiêu 82 Bảng 3.6c. Số nải, số quả, khối lượng buồng và năng suất của các giống chuối Tiêu 82 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 84 Bảng 3.8. Ảnh hưởng mật độ trồng đến số lá, diện tích lá hoạt động khi trỗ buồng của giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 87 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng đối với chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 88 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 90 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ lớn quả giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 91 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 92 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên chuối Tiêu hồng 93 Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của cây chuối Tiêu hồng ở các mật độ trồng tại Phú Thọ 94 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng (sau trồng 3 tháng) 96 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ (sau trồng 6 tháng) 97 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ (sau trồng 9 tháng) 98 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số lá và diện tích lá khi trỗ buồng của giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 99 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 100 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 102 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến phẩm chất quả giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 104 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế đối với chuối Tiêu hồng trồng tại Phú Thọ 105 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng (sau trồng 3 tháng) 107 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống chuối Tiêu hồng (sau trồng 6 tháng) 108 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng (sau trồng 9 tháng) 109 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến số lá và diện tích lá khi trỗ buồng giống chuối Tiêu hồng vụ 1 111 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến thời gian sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng vụ 1 tại Phú Thọ 112 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến các yếu tố cấu thành năng suất chuối Tiêu hồng 113 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời vụ trồng và tổ hợp phân bón thúc đến phẩm chất quả giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 115 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ Tiêu sinh trưởng của giống chuối tiêu hồng vụ 2 (sau định chồi 3 tháng) 117 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng vụ 2 (sau định chồi 6 tháng) 118 Bảng 3.32. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng vụ 2 (sau định chồi 9 tháng) 119 Bảng 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng cây chuối Tiêu hồng vụ 2 tại Phú Thọ 120 Bảng 3.34. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất chuối Tiêu hồng vụ 2 tại Phú Thọ 121 Bảng 3.35. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến năng suất chuối Tiêu hồng vụ 2 tại Phú Thọ 122 Bảng 3.36. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến kích thước quả chuối Tiêu hồng vụ 2 tại Phú Thọ 124 Bảng 3.37. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng chuối Tiêu hồng vụ 2 tại Phú Thọ 125 Bảng 3.38. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thành phần sâu bệnh hại trên chuối Tiêu hồng 125 Bảng 3.39. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế chuối Tiêu hồng vụ 2 tại Phú Thọ 126 Bảng 3.40. Ảnh hưởng của biện pháp chống đổ đến tỷ lệ đổ và năng suất chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 128 Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của biện pháp chống đổ cho chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ năm 2012 129 Bảng 3.42. Hiệu quả kinh tế của biện pháp chống đổ cho chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ năm 2013 129 Bảng 3.43. Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ tổng hợp tới mật độ sâu đục thân trên chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 131 Bảng 3.44. Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ tổng hợp tới mức độ gây hại của sâu và năng suất chuối Tiêu hồng 132 Bảng 3.45. Ảnh hưởng của thời điểm bao và vật liệu bao buồng đến năng suất chuối Tiêu hồng 134 Bảng 3.46. Ảnh hưởng của thời điểm bao và vật liệu bao buồng đến mức độ gây hại của sâu gặm vỏ quả trên giống chuối Tiêu hồng 136 Bảng 3.47. Ảnh hường các thời điểm bao và vật liệu bao buồng đến chất lượng quả chuối Tiêu hồng 137 Bảng 3.48. Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp áp dụng ở các mô hình sản xuất chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 138 Bảng 3.49. Khả năng sinh trưởng của giống chuối Tiêu hồng tại các mô hình thực nghiệm 139 Bảng 3.50. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chuối Tiêu hồng tại các mô hình thực nghiệm 139 Bảng 3.51. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm (tính cho 01 ha) 140 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ sản lượng chuối thế giới năm 2013 16 Hình 1.2. Xuất khẩu chuối theo vùng trên thế giới giai đoạn (2009 - 2013) 17 Hình 1.3. Biểu đồ nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2013 18 Hình 1.4. Nhu cầu tiêu thụ chuối của Mỹ và Liên minh châu Âu 19 Hình 1.5. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu rau quả 7T/2015 24 Hình 3.1. Đặc điểm hình thái cơ bản giống chuối Tiêu hồng 67 Hình 3.2. Đặc điểm thân giả và mầu sắc thân giả chuối Tiêu hồng 69 Hình 3.3. Hình ảnh ống cuống và rìa cuống lá thứ 3 giống chuối Tiêu hồng 71 Hình 3.4. Dạng lá và mầu sắc mặt trên và mặt dưới của lá giống chuối Tiêu hồng 71 Hình 3.5a. Buồng chuối để tự nhiên 74 Hình 3.5b. Buồng chuối được ngắt bi 74 Hình 3.6. Đặc điểm cụm hoa đực của giống chuối Tiêu hồng 75 Hình 3.7. Đặc điểm hoa đực của giống chuối Tiêu hồng 75 Hình 3.8. Hình dạng bầu nhụy hoa và noãn trước khi phát triển thành quả của giống chuối Tiêu hồng 76 Hình 3.9. Thế và hình dạng buồng chuối Tiêu hồng 78 Hình 3.10. Hình dạng và mầu sắc quả chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 78 Hình 3.11. Chiều cao thân giả giống chuối Tiêu hồng ở các mật độ trồng sau trồng 9 tháng 85 Hình 3.12. Đường kính thân giả giống chuối Tiêu hồng ở các mật độ trồng sau trồng 9 tháng 86 Hình 3.13. Thời gian sinh trưởng giống chuối Tiêu hồng tại các mật độ trồng 89 Hình 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 93 Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ 99 Hình 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ trồng khác nhau đến năng suất chuối Tiêu hồng 103 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chuối (Musa paradisiaca L.) thuộc họ Musaceae, là loại cây ăn quả ngắn ngày, có nguồn gốc nhiệt đới. Chuối có giá trị dinh dưỡng rất cao, được coi là loại quả lý tưởng cho mọi lứa tuổi. So với các loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm cây chuối đều có thể tận dụng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn cho cá, hoặc phơi khô làm chất đốt... Theo thống kê của FAO (2015)[65], sản lượng chuối trên thế giới năm 2013 khoảng 154,03 triệu tấn, đứng đầu là Ấn Độ 29,6 triệu tấn, chiếm 19,2% tổng sản lượng chuối thế giới, tiếp đến là Uganda 12,0 triệu tấn chiếm 7,8%, Trung Quốc 10,4 triệu tấn, chiếm 6,8%, Philippin 9,2 triệu tấn chiếm 6,0%, Ecuador 7,4 triệu tấn chiếm 4,8%, Braxin 7,3 triệu tấn chiếm 4,8%, Indonesia 6,1 triệu tấn chiếm 4,0%,... Việt Nam xếp thứ 16 về sản lượng với gần 1,5 triệu tấn chiếm 1,0%. Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Trong số đó, chuối là cây ăn quả nhiệt đới được trồng khá phổ biến từ hàng ngàn năm nay, có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng ở hầu khắp các vùng trong cả nước. Nguồn gen cây chuối ở nước ta rất đa dạng nhưng chỉ có các giống thuộc nhóm chuối Tiêu có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, cây chuối đã và đang được xác định là cây ăn quả chủ lực, có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Theo số liệu Tổng cục thống kê 2015 [63], sản xuất chuối có xu hướng tăng với tổng diện tích từ 108.100 ha năm 2006 lên 127.300 ha 2014 và tổng sản lượng hàng năm tăng từ 1,4 - 2,2 triệu tấn. Chuối không chỉ là loại cây ăn quả có quy mô sản xuất lớn nhất nước ta mà còn là một trong số ít cây ăn quả có khả năng phát triển sản xuất thành những vùng tập trung quy mô 400 - 500 ha. Phú Thọ là tỉnh sản xuất chuối lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc với diện tích năm 2014 là 3.100 ha, năng suất 22,4 tấn/ha, sản lượng 62,8 nghìn tấn, chiếm 17,3% diện tích, 26,6% sản lượng chuối các tỉnh miền núi phía Bắc và 24,4% diện tích, 3,3% sản lượng chuối so với cả nước (Tổng cục thống kê, 2015)[63]. Nền đất chính ở đây chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất cát pha có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ. Chính những yếu tố thuận lợi trên đã hình thành vùng sản xuất chuối rất tập trung trong tỉnh. Giống chuối trồng ở đây chủ yếu là nhóm chuối Tiêu nhỡ (Tiêu Đài Loan, Tiêu VN1 - 064, Tiêu hồng...). Trong các giống chuối đang trồng ở địa phương, cây chuối Tiêu hồng có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng khỏe, năng suất cao và quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chuối Tiêu hồng đạt chất lượng tốt và mã quả vàng đẹp quanh năm, bên cạnh đó phong tục tập quán của người dân Phú Thọ nói riêng, cả nước nói chung (sử dụng chuối tiêu trong việc thờ cúng, đặc biệt trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), nên 90% diện tích chuối ở khu vực ven sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc đều sử dụng giống chuối Tiêu này để sản xuất. Cũng như các giống chuối Tiêu khác được trồng khắp nơi trên thế giới, chuối Tiêu hồng cũng cần thâm canh để phát huy tiềm năng năng suất, cần đảm bảo nhu cầu nước, dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, cây chuối, cũng có nhiều chủng loại sâu, bệnh gây hại như tuyến trùng, vi khuẩn, nấm, virut và một số sâu hại khác nên dễ dàng bị thoái hóa giống trong sản xuất nếu không có biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Tại Phú Thọ một trong những vùng trồng chuối truyền thống của Việt Nam, giống chuối Tiêu hồng mới được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây, tuy nhiên nội dung nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ điều tra khảo sát, thu thập nguồn gen để bảo tồn và đánh giá khả năng chống chịu với một số sâu, bệnh hại tại một số xã trồng chuối như Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông. Công tác nhân giống và biện pháp kỹ thuật canh tác đối với cây chuối Tiêu hồng gần như chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nghiêm và cs (2010) [23] cho thấy, trên thực tế sản xuất chuối trong những năm gần đây tại các vùng trồng chuối trong cả nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng đã có những bộc lộ tồn tại cơ bản sau: Một số diện tích canh tác chuối Tiêu (Tiêu hồng) hiện có đã bị nhiễm bệnh vàng lá nguyên nhân là do sử dụng cây giống từ các vườn đã bị nhiễm bệnh để mở rộng diện tích sản xuất, trong khi trên địa bàn lại chưa có giống chuối Tiêu hồng sạch bệnh. Về kỹ thuật, mặc dù cây chuối từ lâu đã có mặt trong vườn của gần như hầu hết các gia đình vùng thấp tỉnh Phú Thọ nhưng cho đến tận bây giờ vẫn chưa có một quy trình thâm canh với đầy đủ ý nghĩa của nó, nhất là với một giống còn mới như chuối Tiêu hồng. Các khâu kỹ thuật quan trọng như mật độ, chủng loại, tỷ lệ và liều lượng phân bón, vật liệu chống đổ, bao buồng quả, biện pháp giữ ẩm, cách thức nhận biết và phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, sâu gặm vỏ quả, bệnh héo xanh, héo vàng chưa được xác định và ban hành thành văn bản hướng dẫn một cách chính tắc, người trồng chuối chủ yếu chăm sóc và quản lý vườn theo kinh nghiệm nên hạn chế đến hiệu quả kinh tế và chưa phát huy tối đa tiềm năng sẵn có. Xuất phát từ những lý do trình bày ở trên, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân sản xuất chuối trong cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, thông qua việc nâng cao năng suất chuối Tiêu hồng bằng các giải pháp khoa học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với chuối Tiêu hồng tại tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định và tư liệu hóa các đặc tính thực vật, đặc điểm nông sinh học của giống chuối Tiêu hồng, làm cơ sở khoa học cho việc phân loại, chọn giống, đồng thời góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đóng góp thêm những dữ liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học của chuối Tiêu hồng trồng ở Phú Thọ làm nền tảng cho công tác chọn tạo giống chuối thích hợp ở các vùng sinh thái khác nhau. Thông qua các kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, đề tài luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chuối với các yếu tố tác động từ bên ngoài nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình thâm canh chuối Tiêu hồng bền vững và có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường nông nghiệp. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật: Mật độ trồng; thời vụ trồng, liều lượng phân bón kết hợp với thời vụ; dùng dây nilon để chống đổ cho chuối và sử dụng biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu đục thân chuối; bao buồng để chống sâu gặm vỏ quả bằng túi PE là những khuyến cáo có ý nghĩa cho người trồng chuối, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và mở rộng diện tích trồng chuối tại Phú Thọ và những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự. 4. Điểm mới của đề tài - Mô tả chi tiết và có hệ thống đặc tính thực vật học và đặc điểm nông sinh học của giống chuối Tiêu hồng trồng trong điều kiện sinh thái ở Phú Thọ. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật: thời điểm trồng, khoảng cách - mật độ trồng, tổ hợp phân bón kết hợp với thời vụ, biện pháp chống đổ ngã, phòng trừ sâu đục thân và sâu gặm vỏ quả nhằm nâng cao năng suất chất lượng cho chuối Tiêu hồng trồng ở Phú Thọ. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn quỹ gen phong phú, sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp nước nhà mà một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là kim ngạch xuất khẩu rau quả trong đó sản phẩm quả là chủ yếu trong 3 năm trở lại đây đạt trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong 6 tháng đầu năm năm 2016 đã xuất khẩu trên dưới 1,2 tỷ đô la Mỹ. Riêng với cây chuối, tuy phải đi qua nhiều giai đoạn trầm thăng trong sản xuất, việc xuất khẩu những năm gần đây chủ yếu thực hiện bằng con đường tiểu ngạch với khá nhiều rủi ro hiện hữu nhưng với ưu điểm vượt trội về phổ thích ứng cao, ngắn ngày và năng suất tương đối ổn định, cây chuối nói chung và nhóm chuối Tiêu nói riêng trong đó có giống Tiêu hồng vẫn và sẽ luôn được coi là một trong các cây ăn quả chủ đạo ở Việt Nam. Tại Phú Thọ cây chuối Tiêu hồng đã được trồng từ lâu đời nhưng với diện tích nhỏ và được trồng rải rác trong các vườn hộ gia đình. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập, sự cạnh tranh của thị trường về các mặt hàng nông sản nói chung và cây chuối nói riêng về năng suất, chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Cây chuối Tiêu hồng tại Phú Thọ có nhiều điểm ưu thế hơn so với một số giống chuối Tiêu đang trồng tại địa phương như: khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, năng suất cao, mẫu mã đẹp, đặc biệt về hàm lượng đường
Luận văn liên quan