Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và
là cây màu quan trọng nhất được trồng ở tất cả các vùng sinh thái (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Trong thời gian gần đây, do nhu cầu của
nền kinh tế, sản xuất ngô tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng: năm 2005
tổng diện tích 1.052,6 nghìn ha, đến năm 2014 diện tích ngô toàn quốc đạt
1.177,5 nghìn ha, năng suất đạt 44,1 tạ/ha, tổng sản lượng là 5,2 triệu tấn. Tuy
nhiên cho đến nay, lượng ngô sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng trong nước; hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu hàng triệu tấn ngô.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khối lượng ngô nhập khẩu
trong năm 2015 ước đạt 7,6 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,6 tỷ USD, tăng
58,5% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014 (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
Để giải quyết sự thiếu hụt sản lượng ngô, bên cạnh các giải pháp mở rộng
diện tích, tăng vụ trồng thì sử dụng phân bón trong thâm canh tăng năng suất là
một giải pháp quan trọng nhất đối với sản xuất ngô hiện nay của Việt Nam
(Nguyễn Văn Bộ, 2013). Thực tế sản xuất tại các vùng trồng ngô chính của Việt
Nam cho thấy, tỉ lệ sử dụng giống ngô lai mới có tiềm năng năng suất cao chiếm
tỉ lệ rất lớn (có nơi chiếm gần 100%). Những giống ngô mới hiện nay có tiềm
năng năng suất cao, cần được bón đủ lượng đạm, lân và kali; trong đó đạm là yếu
tố dinh dưỡng quan trọng nhất và là yếu tố hạn chế chính đến năng suất ngô tại
các vùng trồng ngô của nước ta.
242 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm viên nén cho ngô tại Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN ĐỨC THIỆN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG
PHÂN ĐẠM VIÊN NÉN CHO NGÔ TẠI THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN ĐỨC THIỆN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG
PHÂN ĐẠM VIÊN NÉN CHO NGÔ TẠI THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh
2. PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được
sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Trần Đức Thiện
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh,
PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô đang công
tác tại Ban Quản lý đào tạo, Khoa Nông học, Bộ môn Cây lương thực, Bộ môn
Canh tác học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện để tôi hoàn thành luận án.
Luận án này được hoàn thành còn có sự giúp đỡ tận tình của nhiều bạn bè,
cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Trần Đức Thiện
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận án .............................................................................................................. x
Thesis abstract ................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ............................................. 5
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ..................................................................... 5
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu ............................. 7
2.2. Một số nghiên cứu về bón đạm cho ngô trên thế giới và Việt Nam ................... 12
2.2.1. Vai trò của dinh dưỡng đạm đối với cây ngô ...................................................... 12
2.2.2. Một số nghiên cứu về bón đạm cho cây ngô trên thế giới và Việt Nam ............. 13
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng đạm hiện nay .............................. 17
2.3.1. Bón đạm đúng liều lượng kết hợp với kiểm soát lượng đạm bón cùng với
quản lý nước ........................................................................................................ 17
2.3.2. Bón phân sâu và chia lượng phân thành nhiều lần bón ....................................... 18
2.3.3. Bón cân đối phân đạm, lân, kali cùng với các nguyên tố trung, vi lượng ........... 20
2.3.4. Biện pháp che phủ đất ......................................................................................... 21
iv
2.3.5. Quản lý dinh dưỡng theo vùng chuyên biệt (Site - Specific Nutrient
Management - SSNM) ........................................................................................ 23
2.3.6. Sử dụng các chất kìm hãm quá trình phân giải urea ........................................... 24
2.3.7. Nghiên cứu, sử dụng phân giải phóng chậm, giải phóng chất dinh dưỡng
có sự điều tiết (SRF/CRF) ................................................................................... 26
2.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan nghiên cứu ................................................. 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 32
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 32
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 32
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 33
3.3. Nội dung nghiấn cứu ........................................................................................... 33
3.3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu ......................................... 33
3.3.2. Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử
dụng đạm của ngô ............................................................................................... 33
3.3.3. Xây dựng mô hình thử nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế ............................. 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 34
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 34
3.4.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng .................................................................. 34
3.4.3. Phương pháp xây dựng mô hình bón phân đạm dạng viên nén cho ngô kết
hợp với biện pháp che phủ cho cây ngô .............................................................. 40
3.4.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................... 40
3.4.5. Phương pháp phân tích và tính toán số liệu ........................................................ 43
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 50
4.1. Hiện trạng sản xuất ngô ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ............................. 50
4.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai ảnh hưởng đến nghiên cứu ......................... 50
4.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu ......................................................... 54
4.2. Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử
dụng đạm cho ngô ............................................................................................... 59
4.2.1. Xác định khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây ngô ........................... 59
4.2.2. Đánh giá hiệu suất sử dụng đạm của giống ngô với các mức đạm khác nhau ........ 63
4.2.3. Xác định liều lượng đạm viên nén phù hợp cho cây ngô .................................... 72
4.2.4. Nghiên cứu sự di động của đạm dạng viên nén khi được bón vào đất ............... 79
4.2.5. Xác định cách bón đạm dạng viên nén thích hợp cho giống C919 ..................... 84
v
4.2.6. Xác định khoảng cách, độ sâu bón phân đạm viên nén cho ngô ......................... 90
4.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ khi sử dụng phân đạm dạng
viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919 .................... 98
4.3. Xây dựng mô hình kỹ thuật sử dụng phân đạm dạng viên nén kết hợp biện
pháp che phủ cho ngô........................................................................................ 102
Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 104
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 104
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 105
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 107
Phụ lục ......................................................................................................................... 121
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CIMMYT International Maize and Wheat Improvement Center -
Trung tâm Cải lương giống ngô và lúa mì quốc tế
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CKTL Chất khô tích lũy
CT Công thức
CTTN Công thức thí nghiệm
CCC Chiều cao cây
CĐB Chiều cao đóng bắp
CEC Cation Exchange Capacity - Dung tích hấp thu
CS Cộng sự
CV Coefficient of Variation – Hệ số biến động
DD Dinh dưỡng
IKS Indigenous Potassium Supply - Khả năng cung cấp
kali của đất
INS Indigenous Nitrogen Supply - Khả năng cung cấp N
của đất
IPS Indigenous Phophorus Supply - Khả năng cung cấp
lân của đất
KUE Potassium Use Efficiency - Hiệu suất sử dụng kali
LSD Least Signification Difference – Sai khác nhỏ nhất có
ý nghĩa
NUE Nitrogen Use Efficiency - Hiệu suất sử dụng đạm
OM Chất hữu cơ tổng số
PUE Phophorus Use Efficiency - Hiệu suất sử dụng lân
SL Số lá
VĐ Vụ đông
VX Vụ xuân
vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới ....................................... 5
giai đoạn 2005 - 2014 .................................................................................... 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô tại một số quốc gia phát triển năm 2014 .................. 6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ........................... 8
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thanh Hoá giai đoạn 2005 - 2015 ....................... 11
Bảng 4.1a. Một số chỉ tiêu khí hậu tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa ...................... 51
Bảng 4.1b. Một số chỉ tiêu khí hậu tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa ...................... 52
Bảng 4.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất vùng nghiên cứu ................................ 53
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Vĩnh Lộc ........................ 54
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng phân bón cho ngô tại vùng nghiên cứu .......................... 55
Bảng 4.5. Lượng N trong thân lá, hạt và hiệu số giữa lượng N bón và lượng N
cây hút .......................................................................................................... 56
Bảng 4.6. Hiệu suất sử dụng phân bón của giống ngô C919........................................ 60
Bảng 4.7. Nhu cầu dinh dưỡng cây hút để tạo 1 tấn ngô hạt ........................................ 61
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến chiều cao cây cuối cùng và số
lá của giống ngô C919 ................................................................................. 63
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích
lũy chất khô của giống ngô C919 ................................................................ 64
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thànhnăng suất và
năng suất giống ngô C919 ............................................................................ 66
Bảng 4.11. Hiệu suất sử dụng đạm của giống ngô C919 ............................................... 68
Bảng 4.12. Hệ số sử dụng đạm (NRE) và nhu cầu N cho 1 tấn ngô hạt ........................ 70
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu quả .............................................. 71
kinh tế của sản xuất ngô ............................................................................... 71
Bảng 4.14. Thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 ................................................. 72
Bảng 4.15. Chỉ số diện tích lá và chất khô tích lũy của giống ngô C919 ....................... 74
Bảng 4.16. Năng suất thực thu và hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của giống ngô
C919 ............................................................................................................. 75
Bảng 4.17. Hệ số sử dụng đạm (NRE) và nhu cầu đạm cho 1 tấn ngô hạt ..................... 77
Bảng 4.18. Hàm lượng đạm có trong hạt và thân lá của giống ngô C919 ở các
mức bón phân đạm ....................................................................................... 78
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế khi trồng giống ngô C919 ở các mức bón đạm dạng
viên nén ........................................................................................................ 79
viii
Bảng 4.20. Một số thông số vật lý nước khi bón phân urê và phân đạm viên nén
vào đất trồng ngô ......................................................................................... 80
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến thời gian sinh trưởng của
giống ngô C919 ............................................................................................ 84
Bảng 4.22. Chỉ số diện tích lá và tổng lượng chất khô tích lũy của giống ngô
C919 ............................................................................................................. 86
Bảng 4.23. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 ........................ 87
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến ................................................. 88
sự tích lũy đạm của giống ngô C919 ........................................................... 88
Bảng 4.25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................... 89
giống ngô C919 ............................................................................................ 89
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của khoảng cách và độ sâu bón đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô thí nghiệm C919 ................................................................... 90
Bảng 4.27. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 ........................ 91
Bảng 4.28. Chỉ số diện tích lá và lượng chất khô tích lũy của giống ngô C919 ............. 94
Bảng 4.29. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của giống ngô C919 ........... 95
Bảng 4.30. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô C919 .................... 97
Bảng 4.31. Thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 .................................................. 98
Bảng 4.32. Chỉ số diện tích lá và chất khô tích lũy của giống ngô C919 ....................... 99
Bảng 4.33. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 ...................... 100
Bảng 4.34. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô C919 .................. 101
Bảng 4.35. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vật liệu che phủ cho ............................ 102
giống ngô C919 .......................................................................................... 102
Bảng 4.36. Mô hình bón phân đạm dạng viên nén kết hợp với .................................... 103
biện pháp che phủ và năng suất ngô .......................................................... 103
Bảng 4.37. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân đạm dạng viên nén cho
ngô C919 .................................................................................................... 103
ix
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
Hình 4.1. Tổng số giờ nắng và nhiệt độ trung bình các năm 2010 - 2014 ...................... 50
Hình 4.2. Tổng lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình các năm 2010 - 2014 ......... 53
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa lượng đạm cây hút và năng suất ngô ................................. 57
Hình 4.4. Lượng đạm cây hút và lượng đạm bón ........................................................... 58
Hình 4.5. Mối quan hệ giữa liều lượng đạm bón với năng suất ngô vụ đông 2010 ........... 67
Hình 4.6. Mối quan hệ giữa liều lượng đạm bón với năng suất ngô vụ xuân năm 2011 ...... 67
Hình 4.7. Sự di động của N trong phân bón sau 5 ngày bón .......................................... 81
Hình 4.8. Sự di động của N trong phân bón sau 20 ngày bón ........................................ 82
Hình 4.9. Sự di động của N trong phân bón sau 40 ngày bón ........................................ 83
Hình 4.10. Sự di động của N trong phân bón sau 60 ngày bón ...................................... 83
x
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Đức Thiện
Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm viên nén cho
ngô tại Thanh Hóa.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng. Mã số: 62 62 01 10.
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục đích nghiên cứu
Xác định khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng NPK của đất, hiệu suất sử
dụng đạm, liều lượng đạm bón dạng viên nén và một số giải pháp kỹ thuật phù hợp
nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô; góp phần hoàn thiện quy trình thâm
canh ngô năng suất cao, chất lượng tốt tại Thanh Hóa.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: (1) Đánh giá hiện trạng sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm
của ngô. (3) Xây dựng mô hình thử nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các số
liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa và các báo cáo sản xuất nông nghiệp
của UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương
pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) với việc sử dụng phiếu điều tra.
+ Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.
+ Phương pháp phân tích và tính toán số liệu: (1) Phương pháp phân tích mẫu
đất và mẫu thân lá. (2) Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. (3) Phân tích sai số
thí nghiệm bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.
- Vật liệu và đối tượng nghiên cứu: Giống ngô lai C919; Các loại phân chuồng,
phân đạm dạng viên nén, đạm urê, lân supe, kali clorua.
3. Kết quả chính và kết luận
1) Việc sử dụng phân bón của các hộ dân tại khu vực nghiên cứu là chưa hợp lý
và cân đối: Để đạt năng suất cao từ 4 tấn/ha trở lên, người dân ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa đã đầu tư một lượng phân bón lớn (tổng lượng N, P, K bón là trên 260
kg/ha), trong đó phân đạm được bón nhiều nhất (trên 180 kg N/ha). Người nông dân đã
xi
quan tâm bón phân chuồng cho ngô tuy nhiên lượng phân không cao. Các hộ dân chủ
yếu chú trọng đến việc tăng lượng đạm bón, trong khi lượng lân, kali bón rất ít; chưa
chú ý đến việc cung cấp một cách cân