Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi cá nhân, xã hội, vì đó chính là hành trang để đi vào cuộc sống. Sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm là nghĩa vụ của mỗi công dân và toàn xã hội và là vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chiến lược xây dựng và phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục thể chất và thể thao trong trường học trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay là rất cần thiết.
Giáo dục thể chất trong các trường đại học (ĐH), cao đẳng là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu bức bách về sức khỏe và thể chất của lớp người lao động mới phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo đó giờ học nội khoá theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá (còn gọi là hoạt động thể thao ngoại khóa - Luật TDTT - 2006) theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục, bao gồm: Tự luyện tập, luyện tập có hướng dẫn, luyện tập theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho từng lứa tuổi, luyện tập các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù đổng, Đại hội TDTT, sinh viên, học sinh chuyên nghiệp trong và ngoài nước; Luyện tập trong các câu lạc bộ thể dục, thể thao hoặc các trung tâm thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường; Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển TDTT của trường, địa phương, ngành và quốc gia [28]. Có thể thấy đến nay, tại các trường chỉ giảng dạy GDTC nội khóa trong khoảng từ 90 - 150 tiết, mỗi tuần khoảng 3 tiết, gói gọn trong 2 - 3 học kỳ dành cho khối đại học, các khối cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thì thời lượng môn học còn ít hơn nữa. Đặc biệt các hoạt động TDTT ngoại khóa dành cho SV ở các trường thực hiện rất ít, thậm chí một số trường gần như bỏ ngỏ, trong khi nhu cầu được vận động, tập luyện, nhu cầu vui chơi, giao tiếp của SV là rất lớn, GDTC nội khóa chưa thể đáp ứng được. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo chung mà rõ nhất là thể chất sinh viên khi ra trường. Vì vậy tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa sao cho hiệu quả là cần thiết và luôn được sự quan tâm, đầu tư phát triển thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó vai trò quan trọng thuộc về các cơ sở giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của cả nước.
Trường ĐH Nha Trang tiền thân là trường ĐH Thuỷ sản Nha Trang, đây là cái nôi để đào tạo các kỹ sư chuyên ngành về Chế biến thuỷ sản, Nuôi trồng thuỷ sản và Khai thác thuỷ sản. Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, bộ môn GDTC của trường trong thời gian qua đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất cũng như trình độ của các giảng viên (GV) trong bộ môn ngày càng được nâng cao. Trong chương trình đào tạo của trường ĐH Nha Trang, môn học GDTC được nhà trường hết sức coi trọng và trường ĐH Nha Trang là một trong những trường có bề dày phát triển phong trào TDTT trong khu vực Nam trung bộ và Tây nguyên.
Bên cạnh đó, trong những năm qua Bộ môn GDTC của trường cũng đã có một số công trình khoa học do các giáo viên thực hiện nhằm cải tiến công tác GDTC và thể thao cho SV như đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập GDTC của SV ĐH Thủy sản” của Trần Văn Tự năm 1999, “Nghiên cứu thực trạng thể lực SV trường ĐH Nha Trang” các tác giả Nguyễn Hữu Tập và Doãn Văn Hương năm 2001, hoặc “Nghiên cứu đánh giá chất lượng GDTC SV trường ĐH Nha Trang” của Nguyễn Hồ Phong năm 2012.
217 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường đại học Nha trang bằng các hoạt động ngoại khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------- & --------
TRƯƠNG HOÀI TRUNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỂ CHẤT
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------- & --------
TRƯƠNG HOÀI TRUNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỂ CHẤT
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Ngọc Trung
Hướng dẫn 2: TS Khổng Trung Thắng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
CB
Cán bộ
CLB
Câu lạc bộ
CT
Chương trình
ĐC
Đối chứng
ĐH
Đại học
EFA
Exploratory Factor Analysis
(nhân tố khám phá)
GDTC
Giáo dục thể chất
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giảng viên
HS
Học sinh
HDV
Hướng dẫn viên
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin
Hệ số tải nhân tố: 0.5 ≤ KMO ≤ 1
KTC
Kiến thức chung
LI
Lợi ích
SV
Sinh viên
SF 36
The Short Form (36) Health Survey
SEA Games
Đại hội Thể thao Đông Nam Á ( South East Asian Games
TDTT
Thể dục thể thao
TB
Trung bình
TN
Thực nghiệm
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
KÝ HIỆU
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
cm
Centimét
g
gam
kg
Kilôgam
m
Mét
s
Giây
p
Phút
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thống kê thực trạng tham gia các loại hình giải trí trong ngày của SV 65
Bảng 3.2: Kết quả thống kê các môn TDTT ngoại khóa sinh viên Trường ĐH Nha Trang đang tập luyện 66
Bảng 3.3: Kết quả thống kê về mức độ tham gia tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV trường ĐH Nha Trang 72
Bảng 3.4: Thang đo nhận thức của SV về hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐH Nha Trang 73
Bảng 3.5: Kết quả thống kê thực trạng thái độ của SV về hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐH Nha Trang 73
Bảng 3.6: Kết quả thống kê môn TDTT ngoại khóa SV có NC tập luyện 80
Bảng 3.7: Thang đo NC tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐH Nha Trang Sau trang 83
Bảng 3.8: Kết quả Đánh giá, phân loại thể lực SV lứa tuổi 20 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT 87
Bảng 3.9: Thực trạng thể lực của nam SV Trường ĐH Nha Trang (n= 200) 87
Bảng 3.10: Kết quả thực trạng thể lực của nữ SV Trường ĐH Nha Trang (n= 200) 89
Bảng 3.11: Các vấn đề đánh giá trong bộ câu hỏi SF-36 92
Bảng 3.12: Cách tính điểm cho mỗi câu trả lời trong bộ câu hỏi SF-36 92
Bảng 3.13: Độ tin cậy của các yếu tố trong thang điểm SF - 36 94
Bảng 3.14: Kết quả thống kê phân loại chất lượng cuộc sống của SV theo tổng điểm của thang đo SF36 94
Bảng 3.15: Kết quả thống kê sự khác biệt chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo giới tính 95
Bảng 3.16: Sự khác biệt chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo năm học 95
Bảng 3.17: Sự khác biệt chất lượng cuộc sống của SV Trường Đại học Nha Trang theo chi tiêu hàng tháng 96
Bảng 3.18: Sự khác biệt chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo nơi ở hiện tại 96
Bảng 3.19: Đặc điểm nhân khẩu học của các chuyên gia tham gia khảo sát 113
Bảng 3.20: Kết quả lựa chọn của chuyên gia về giải pháp nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa Sau trang 1014
Bảng 3.21: Kết quả phân tích wilcoxon lựa chọn của các chuyên gia về mức độ khả thi của các giải pháp nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa Sau trang 103
Bảng 3.22: Nội dung tổ chức TN các giải pháp Sau trang 121
Bảng 3.23. Thống kê kết quả TN giải pháp Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của SV cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường 123
Bảng 3.24: Thống kê kết quả TN giải pháp Tổ chức thường xuyên các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV trong Nhà trường 124
Bảng 3.25: Thống kê thực trạng đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác TDTT ngoại khóa của trường ĐH Nha Trang 124
Bảng 3.26: Thống kê kết quả TN giải pháp 126
Bảng 3.27: Thực trạng thể chất của SV Nam Trường ĐH Nha Trang ở 2 nhóm trước TN Sau trang 132
Bảng 3.28: Thực trạng thể chất của SV Nữ Trường ĐH Nha Trang ở 2 nhóm trước TN Sau trang 132
Bảng 3.29: Đánh giá, xếp loại thể lực của SV lứa tuổi 19 (Quyết định 53 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 132
Bảng 3.30: Thể chất của SV Nam Trường ĐH Nha Trang ở 2 nhóm sau TN 133
Bảng 3.31: Thể chất của SV Nữ Trường ĐH Nha Trang ở 2 nhóm sau TN 136
Bảng 3.32: So sánh về sức khỏe thể chất sau TN của nhóm SV ĐC và nhóm SV TN 138
Bảng 3.33: So sánh về sức khỏe tinh thần sau TN của nhóm SV ĐC và nhóm SV TN 139
Bảng 3.34: So sánh về phân loại điểm chất lượng cuộc sống sau TN của của nhóm SV ĐC và nhóm SV TN 139
Bảng 3.35: Kết quả thống kê sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo giới tính sau TN Sau trang 143
Bảng 3.36: Kết quả thống kê sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo năm học sau TN Sau trang 143
Bảng 3.37: Kết quả thống kê sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo chi tiêu hàng tháng sau TN Sau trang 143
Bảng 3.38: Kết quả thống kê sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của SV Trường ĐH Nha Trang theo nơi ở hiện tại sau TN Sau trang 143
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Sơ đồ 1.1: Đặc điểm hoạt động TDTT ngoại khóa 41
Sơ đồ 1.2: Tổ chức quản lý TDTT quần chúng ở trường... 41
Biểu đồ 3.1: Kết quả thống kê thực trạng về tình hình học các môn học trong ngày của SV 64
Biểu đồ 3.2: Kết quả thống kê thực trạng Thời điểm tham gia các hoạt động giải trí của SV 65
Biểu đồ 3.3: Kết quả thống kê thực trạng chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 66
Biểu đồ 3.4: Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa các ngày trong tuần của SV trường ĐH Nha Trang 68
Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê thực trạng về thời điểm trong ngày tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 69
Biểu đồ 3.6: Kết quả thống kê thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 69
Biểu đồ 3.7: Kết quả thống kê thực trạng về thời gian dành cho mỗi lần tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 70
Biểu đồ 3.8: Kết quả thống kê thực trạng về địa điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 70
Biểu đồ 3.9: Kết quả thống kê thực trạng về những khó khăn, trở ngại khi tham gia tập luyện TDTD ngoại khóa của SV 71
Biểu đồ 3.10: Kết quả thống kê Nhận thức chung của SV về hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐH Nha Trang 73
Biểu đồ 3.11: Kết quả so sánh Nhận thức của SV về kiến thức chung liên quan đến hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐH Nha Trang 74
Biểu đồ 3.12: Kết quả so sánh Nhận thức của SV về chương trình hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐH Nha Trang 75
Biểu đồ 3.13: Kết quả so sánh Nhận thức của SV về lợi ích của hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐH Nha Trang 76
Biểu đồ 3.14: Kết quả thống kê đánh giá của SV về sự cần thiết của việc nhà trường tổ chức các hình thức sinh hoạt ngoài giờ với nhiều môn TDTT cho SV lựa chọn 79
Biểu đồ 3.15: Kết quả thống kê NC của SV về hình thức tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa 81
Biểu đồ 3.16: Kết quả thống kê NC về thời điểm tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa của SV 82
Biểu đồ 3.17: Kết quả thống kê NC về thời gian cho mỗi lần tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 82
Biểu đồ 3.18: Kết quả thống kê NC về địa điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 83
Biểu đồ 3.19: Thống kê NC tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐH Nha Trang 84
Biểu đồ 3.20: Kết quả thống kê hình thái của SV Trường ĐH Nha Trang 86
Biểu đồ 3.21: Nhịp tăng trưởng thể chất của SV Nam Trường ĐH Nha Trang ở 2 nhóm sau TN 135
Biểu đồ 3.22: Nhịp tăng trưởng thể chất của SV nữ Trường ĐH Nha Trang ở 2 nhóm sau TN 138
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi cá nhân, xã hội, vì đó chính là hành trang để đi vào cuộc sống. Sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm là nghĩa vụ của mỗi công dân và toàn xã hội và là vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước trong chiến lược xây dựng và phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục thể chất và thể thao trong trường học trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay là rất cần thiết.
Giáo dục thể chất trong các trường đại học (ĐH), cao đẳng là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu bức bách về sức khỏe và thể chất của lớp người lao động mới phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo đó giờ học nội khoá theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá (còn gọi là hoạt động thể thao ngoại khóa - Luật TDTT - 2006) theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục, bao gồm: Tự luyện tập, luyện tập có hướng dẫn, luyện tập theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho từng lứa tuổi, luyện tập các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù đổng, Đại hội TDTT, sinh viên, học sinh chuyên nghiệp trong và ngoài nước; Luyện tập trong các câu lạc bộ thể dục, thể thao hoặc các trung tâm thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường; Luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển TDTT của trường, địa phương, ngành và quốc gia [28]. Có thể thấy đến nay, tại các trường chỉ giảng dạy GDTC nội khóa trong khoảng từ 90 - 150 tiết, mỗi tuần khoảng 3 tiết, gói gọn trong 2 - 3 học kỳ dành cho khối đại học, các khối cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thì thời lượng môn học còn ít hơn nữa. Đặc biệt các hoạt động TDTT ngoại khóa dành cho SV ở các trường thực hiện rất ít, thậm chí một số trường gần như bỏ ngỏ, trong khi nhu cầu được vận động, tập luyện, nhu cầu vui chơi, giao tiếp của SV là rất lớn, GDTC nội khóa chưa thể đáp ứng được. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo chung mà rõ nhất là thể chất sinh viên khi ra trường. Vì vậy tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa sao cho hiệu quả là cần thiết và luôn được sự quan tâm, đầu tư phát triển thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó vai trò quan trọng thuộc về các cơ sở giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của cả nước.
Trường ĐH Nha Trang tiền thân là trường ĐH Thuỷ sản Nha Trang, đây là cái nôi để đào tạo các kỹ sư chuyên ngành về Chế biến thuỷ sản, Nuôi trồng thuỷ sản và Khai thác thuỷ sản. Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, bộ môn GDTC của trường trong thời gian qua đã không ngừng phát triển về cơ sở vật chất cũng như trình độ của các giảng viên (GV) trong bộ môn ngày càng được nâng cao. Trong chương trình đào tạo của trường ĐH Nha Trang, môn học GDTC được nhà trường hết sức coi trọng và trường ĐH Nha Trang là một trong những trường có bề dày phát triển phong trào TDTT trong khu vực Nam trung bộ và Tây nguyên.
Bên cạnh đó, trong những năm qua Bộ môn GDTC của trường cũng đã có một số công trình khoa học do các giáo viên thực hiện nhằm cải tiến công tác GDTC và thể thao cho SV như đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập GDTC của SV ĐH Thủy sản” của Trần Văn Tự năm 1999, “Nghiên cứu thực trạng thể lực SV trường ĐH Nha Trang” các tác giả Nguyễn Hữu Tập và Doãn Văn Hương năm 2001, hoặc “Nghiên cứu đánh giá chất lượng GDTC SV trường ĐH Nha Trang” của Nguyễn Hồ Phong năm 2012.
Mặc dù GDTC là một môn học bắt buộc trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao sức khỏe thể chất cho SV, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bộ môn này chưa thực sự được SV chú trọng và còn tồn tại một bộ phận không nhỏ cho rằng TDTT chỉ là môn phụ nên có tâm lý xem nhẹ. Vì thế, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT cho SV là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của SV. Vấn đề quan trọng nhất để hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa được tổ chức có hiệu quả, đó là hoạt động này phải có nội dung và hình thức phù hợp nhằm lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia. Trong đó, việc thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng các vấn đề đang tồn tại trong công tác thể dục thể thao ngoại khóa, để đưa ra ra các biện pháp, giải pháp khắc phục là một trong những vấn đề cần được quan tâm thực hiện trong công tác đào tạo của nhà trường. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, cũng như xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa”.
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển thể chất và công tác thể dục thao ngoại khóa, luận án nghiên cứu lựa chọn một số môn thể thao phù hợp và các giải pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, nhằm đẩy mạnh phong trào hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường ĐH Nha Trang, góp phần nâng cao thể lực và kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên trường ĐH Nha Trang.
Mục tiêu 2: Xây dựng giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động TDTT ngoại khóa.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả thực nghiệm giải pháp ngắn hạn nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động TDTT ngoại khóa.
Giả thuyết khoa học:
Thông qua việc phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và tác dụng của công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa đối với việc rèn luyện và phát triển sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho SV trường ĐH Nha Trang, sẽ giúp việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp có đủ cơ sở khoa học, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện hoạt động TDTT ngoại khóa của SV trường ĐH Nha Trang. Thành công của luận án sẽ là nhân tố quan trọng thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện, góp phần nâng cao được thể lực cũng như kết quả học tập của SV trong thời gian học tập tại nhà trường.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan sử dụng trong quá trình nghiên cứu
1.1.1. Sinh viên
1.1.1.1. Khái niệm sinh viên
Theo tác giả Nguyễn Thạc (1992): “Sinh viên là người học tập tại các trường ĐH, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học” [42]. Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu và khai thác tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ “Students” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp và “Ctudent” trong tiếng Nga [42].
Theo Nguyễn Thị Tứ (2013), thì Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang trong quá trình tích lũy tri thức nghề nghiệp để trở thành những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao để hoạt động, lao động trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội [49].
Tuy có một số khái niệm khác nhau, trong nghiên cứu của luận án, sử dụng khái niệm của tác giả Nguyễn Thạc: “Sinh viên là người học tập tại các trường ĐH, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ” là khái niệm chung sử dụng cho việc nghiên cứu của đề tài.
1.1.1.2. Hoạt động học tập của sinh viên
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập:
Có rất nhiều con đường và cách tiếp cận để tìm kiếm và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tuy nhiên học tập là con đường ngắn nhất để đạt được mục đích 49
Đối với con người thì học tập là một trong những hình thức hoạt động chính, không thể thiếu nhằm tiếp thu, lĩnh hội những thành tựu, tri thức, kinh nghiệm xã hội – lịch sử của xã hội loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. Trong thực tiễn, con người có nhiều cách học khác nhau để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, nhưng thông thường học tập được thường có hai dạng cơ bản: học ngẫu nhiên và học có mục đích.
+ Học ngẫu nhiên: Đây là dạng học được thực hiện một cách không chủ định. Kết quả của hoạt động này chỉ thu được những tri thức rời rạc, không hệ thống, ngẫu nhiên, tiền khoa học. Mục đích của cách học này là nhằm ứng phó với những tình huống, những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển cũng như tác động, cải tạo thế giới hiện thực con người không chỉ dừng lại ở những tri thức kinh nghiệm mà đòi hỏi cần có một hệ thống tri thức khoa học, có tính khái quát cao để áp dụng vào mọi tình huống trong thực tiễn. Để đạt được mục đích này con người cần tiến hành hoạt động học có hiệu quả hơn đó là học có mục đích.
+ Học có mục đích: là một dạng hoạt động đặc thù của con người. Hoạt động học chỉ có thể thực hiện được khi con người phát triển ở một trình độ nhất định, có khả năng điều chỉnh những hành động của mình theo mục đích đã được ý thức. Khả năng này thường bắt đầu hình thành vào lúc 5-6 tuổi.Và khi hoạt động học được tiến hành đúng nghĩa của nó thì mới có thể hình thành hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, cấu trúc tương ứng của hoạt động giúp phát triển toàn diện nhân cách cho con người
Theo A.N.Leonchiev, P.Ia.Ganperin và N.P.Taludina xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bên ngoài và bên trong của hoạt động đó. N.V.Cudomina coi học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của SV được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai [25]
Về phía các tác giả Việt Nam, như tác giả Lê Văn Hồng và Lê Ngọc Lan, khi nghiên cứu về hoạt động học tập đã có quan niệm như sau: hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác và lĩnh hội những tri thức, kỹ xảo mới, những phương thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.[19], [23], 19.
Tóm lại, hoạt động học tập có thể hiểu khái quát như sau: Hoạt động học tập là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người được kết tinh trong nền văn hoá xã hội, qua đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Trong hoạt động nói chung, hoạt động học tập nói riêng thường diễn ra hai quá trình: quá trình nội tâm hoá và quá trình ngoại tâm hoá.
- Quá trình thứ nhất (quá trình nội tâm hoá) là quá trình cá nhân bằng hoạt động tích cực của mình biến những kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người thành vốn kinh nghiệm của chính bản thân.
- Quá trình thứ hai (quá trình ngoại tâm hoá) là quá trình cá nhân sử dụng những tri thức tiếp thu được vận dụng vào hoạt động thực tiễn, làm biến đổi theo hướng tích cực các sự vật hiện tượng phục vụ cho con người.
Hai quá trình này có mối quan hệ qua lại gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động học tập 49.
1.1.1.3. Bản chất của hoạt động học tập
Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tương ứng của nó. Cái đích mà hoạt động học hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ thông qua sự tái tạo của cá nhân.Việc tái tạo này sẽ không thể thực hiện nếu người h